Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc

PTO- Di sản văn hóa đất Tổ là một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời giữa di tích bất động sản và di tích động sản (di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể); giữa môi trường nhân văn và môi trường thiên nhiên (di sản thiên nhiên).

Nội dung chính

  • I. Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa (Chuẩn)
  • II. Bài văn mẫuNghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa (Chuẩn)
  • Video liên quan
Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc
Thông qua Lễ hội đường phố, nét đẹp văn hóa vùng đất Tổ được quảng bá rộng rãi hơn. Ảnh: PHƯƠNG THANH

Di sản văn hóa không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ, mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Di sản văn hóa là một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt, huy động được nhiều sự đóng góp của nhân dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị. Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đã ban hành các văn bản về quản lý di sản. Nhiều đề tài khoa học, nhiều dự án quy hoạch được thực hiện; nhiều loại hình văn hóa, văn nghệ, nghệ thuật truyền thống, diễn xướng dân gian được khôi phục, bảo tồn, khai thác và phát huy; một số di sản văn hóa phi vật thể nằm ở tầng sâu của văn hóa dân gian đã được nghiên cứu, khôi phục và trở thành di sản văn hóa thế giới như: Hát Xoan Phú Thọ; Ca trù Việt Nam và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương… Hiện nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng còn nhiều bất cập. Nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình di sản văn hóa phi vật thể và sự xuống cấp của các di tích lịch sử vẫn còn ở mức báo động; việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống còn nhiều hạn chế, hiện tượng thương mại hóa trong lễ hội chưa được ngăn chặn một cách có hiệu quả; sự hạn hẹp về kinh phí để bổ sung hiện vật cho bảo tàng; nạn trộm cắp, buôn bán cổ vật vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng lấn chiếm di tích, danh lam, thắng cảnh; hiện tượng xây dựng trái phép, tu bổ di tích sai nguyên tắc chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời… Trong khi cuộc sống xã hội ngày càng sôi động, thì không gian dành cho các loại hình văn hóa truyền thống ngày càng thu hẹp hoặc bị thay đổi. Giới trẻ hiện nay số đông không hiểu hết giá trị của các di sản văn hóa, mà có xu hướng ưa chuộng những hình thức nghệ thuật mới, hiện đại, ít quan tâm tìm hiểu cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy được các giá trị của di sản văn hóa đã có lúc trở thành nguy cơ tiềm ẩn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh không ai có thể giữ gìn di sản văn hóa tốt hơn, hiệu quả hơn  chính chủ nhân của các loại hình di sản văn hóa ấy. Di sản văn hóa không thể đứng ngoài sinh hoạt của cộng đồng dân cư, hoặc đứng ngoài không gian văn hóa của nó. Ðể có thể duy trì sức sống cho di sản văn hóa vốn đã được nhân loại tôn vinh, thì trước hết, các di sản văn hóa ấy phải được bảo tồn như nó vốn có, phải được “sống”, được tôn vinh, được người dân thừa nhận ngay trong chính đời sống của cộng đồng. Cho nên, cần ứng xử với di sản văn hóa bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp, bằng cái cảm sự tinh túy các di sản văn hóa. Muốn có được điều ấy, chúng ta cần tăng cường giáo dục thẩm mỹ, giáo dục sự hiểu biết các tri thức văn hóa nói chung và di sản văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó khơi dậy và nhân lên niềm đam mê, ý thức bảo vệ di sản trong thế hệ trẻ. Phương thức giáo dục của chúng ta từ xưa đến nay là gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với địa phương. Nội dung các môn học đều có đề cập đến giáo dục giá trị truyền thống (hay giáo dục di sản). Trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, có 2 nội dung liên quan đến bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa: Tổ chức đời sống văn hóa tinh thần trong nhà trường gắn với việc khai thác văn hóa dân gian; chăm sóc di sản gắn với tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa. Có nghĩa là bao gồm cả việc giáo dục di sản và giáo dục thông qua di sản, làm cho học sinh hiểu biết về di sản, từ đó có tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, đất nước. Những hoạt động giáo dục di sản cho thế hệ trẻ cũng đã được ngành Giáo dục và toàn xã hội quan tâm, tuy nhiên phải thừa nhận rằng, hoạt động giáo dục di sản chưa thu hút được sự quan tâm đầy đủ của các cấp quản lý, của các ngành, các nhà trường và của toàn xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục di sản cũng như các điều kiện dành cho nó (kinh phí, thời gian, nhân lực…) chưa được đầu tư đúng mức. Các nội dung giáo dục di sản cũng chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm của từng địa phương, chưa khai thác sâu và rộng, nói cách khác là tiềm năng của di sản chưa được phát huy. Các hoạt động vẫn chỉ mang tính phong trào, vận động. Việc phối hợp các lực lượng giáo dục di sản cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để việc giáo dục di sản cho thế hệ trẻ phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện đầy đủ của các cơ quan chức năng. Trước hết cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của giáo dục di sản. Các hoạt động giáo dục di sản văn hóa rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em học sinh là ham tìm tòi, khám phá, trải nghiệm; giảm thiểu sự hàn lâm hóa kiến thức trong dạy học. Chính việc giáo dục di sản sẽ làm tăng thêm vốn hiểu biết của học sinh về văn hóa, xã hội, bồi đắp thêm lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc. Cũng thông qua giáo dục di sản, sẽ huy động mọi lực lượng trong xã hội cùng tham gia vào bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. Các ngành liên quan cần phối hợp xây dựng và ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về giáo dục di sản, như hướng dẫn tổ chức học tập ở các bảo tàng, di tích, thư viện, danh lam thắng cảnh;  biên soạn tài liệu giới thiệu di sản vật thể và phi vật thể một cách hoàn chỉnh; lập website về di sản; tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục di sản; từng bước đưa nội dung giáo dục di sản vào đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm, trường văn hóa nghệ thuật, Trường Đại học Hùng Vương. Cần nâng cao chất lượng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Khuyến khích các địa phương tiếp tục chủ động, sáng tạo những mô hình mới, sáng kiến mới trong giáo dục di sản và tổ chức tổng kết, phổ biến các kinh nghiệm hay, lời nói phải… Vẫn biết rằng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ của toàn dân, toàn xã hội song ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội Di sản văn hóa các cấp sẽ có vai trò to lớn trong việc phổ biến, giáo dục khoa học nâng cao trách nhiệm của nhân dân và huy động nguồn lực trong cộng đồng tham gia sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc. Bằng các giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ như: Kiểm kê phổ thông di sản văn hóa, lựa chọn, lập hồ sơ xếp hạng di sản văn hóa; khai quật các di tích khảo cổ học; trùng tu, tôn tạo, khôi phục di tích lịch sử; nghiên cứu, sưu tầm, xây dựng các sưu tập hiện vật trưng bày trong bảo tàng; nghiên cứu giá trị khoa học các di sản; tổ chức lễ hội truyền thống; tuyên truyền, quảng bá, phát huy giá trị di sản văn hóa; nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục, truyền dạy và phổ biến; lập quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử… nhằm đưa tài nguyên di sản văn hóa thành những sản phẩm văn hóa tinh thần độc đáo của nhân dân; đồng thời đưa tiềm năng giá trị di sản văn hóa thành những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng thực sự hấp dẫn du khách, làm cho những di sản văn hóa không những chỉ là  tài sản vô giá của dân tộc mà còn trở thành tài nguyên để phát triển du lịch bền vững, đồng nghĩa với việc phát triển kinh  tế – xã hội; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Di sản văn hóa là một bộ phận rất quan trọng của nền văn hóa dân tộc; là chứng tích cho sự phát triển của cộng đồng. Nhân dân lao động vừa là chủ nhân, vừa là lực lượng nòng cốt để xây dựng nên kho tàng di sản văn hóa ấy. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là trách nhiệm của toàn dân và của cả xã hội. Giáo dục ý thức và trách nhiệm về di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” do ngành VH,TT&DL, ngành GD&ĐT và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Thế hệ trẻ là chủ nhân của đất nước, là người sở hữu các di sản văn hóa. Giáo dục di sản văn hóa và giáo dục thông qua các di sản văn hóa cho thế hệ trẻ là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phạm Bá Khiêm

Các bạn học sinh hãy cùng chúng tôi làm bài nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa để tìm hiểu về tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa cũng như trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc nhé!

Đề bài: Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa

I. Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa (Chuẩn)

1. Mở bài

· Mỗi một dân tộc đều có một lịch sử với những truyền thống văn hóa tốt đẹp.
· Di sản văn hóa là những điều quý báu mà mỗi con người phải có ý thức giữ gìn và bảo vệ.

2. Thân bài

a. Thế nào là di sản văn hóa?
· Là những di sản vật chất và những di sản tinh thần chứa đựng nét đẹp tinh thần mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên.

b. Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa:
· Biểu hiện của lòng yêu đất nước.
· Bảo vệ di sản văn hóa là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa tại đây

II. Bài văn mẫuNghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa (Chuẩn)

Mỗi một dân tộc trên quốc tế đều có một quy trình lịch sử dân tộc của riêng mình. Đó là quy trình thiết kế xây dựng và hình thành các truyền thống lịch sử văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh thiết kế xây dựng và bảo vệ quốc gia. Trong lịch sử vẻ vang tăng trưởng, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Nước Ta ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà tất cả chúng ta trân trọng .Vậy di sản văn hoá là gì ? Đó là những tài sản vật chất và gia tài ý thức tiềm ẩn nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công thiết kế xây dựng và vun đắp lên. Đó hoàn toàn có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ truyền kiếp, hay là một khu công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ … Những di sản văn hoá xuất hiện ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự chăm sóc của toàn bộ mọi người .Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của quốc gia, của dân tộc, bởi đây là bộc lộ rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê nhà mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống lịch sử, yêu câu hát dân ca, liên hoan của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng ý thức của dân tộc. Mà nền tảng niềm tin là linh hồn của dân tộc, là truyền thống văn hoá. Nếu mất đi truyền thống đó tức là mất đi nền tảng truyền thống cuội nguồn, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, yên cầu con người phải biết giữ truyền thống dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo quốc gia, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho quốc gia có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự mê hoặc cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự liên kết các thế hệ con người Nước Ta. Sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để quốc gia luôn tăng trưởng bền vững và kiên cố .Trong thời hạn vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta chăm sóc, nó biểu lộ ở các chủ trương bảo tồn và tăng trưởng. Chúng ta hoàn toàn có thể thấy các khu công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích lịch sử thành Nội Huế hay khu vườn của ba đồng đội Tây Sơn ở Tỉnh Bình Định … Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Nước Ta đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích lịch sử hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai lầm đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi sống sót theo thời hạn .Tuổi trẻ thời điểm ngày hôm nay cần nhận thức thâm thúy về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà thứ nhất, tất cả chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. phương pháp bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì triển khai những việc làm đơn cử, hữa ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị .

Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành.

———————- HẾT ——————–

https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-giu-gin-bao-ve-di-san-van-hoa-45919n.aspx
Việt Nam là dân tộc có bề dày lịch sử, vì vậy để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, mỗi người cần có trách nhiệm, ý thức giữ gìn, bảo tồn. Bàn về văn hóa Việt Nam, bên cạnh bàiNghị luận về vấn đề giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa, các em có thể tham khảo thêm:Nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Nghị luận xã hội Giữ lấy truyền thống dân tộc, Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, Nghị luận về câu nói Dân tộc ta chủ yếu sống bằng tình thương.

Source: https://vvc.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay