Phố Lò Đúc – Chu du 1000+1 nơi với NCCông

Phố Lò Đúc dài gần 1,2km, từ ngã năm Hàn Thuyên – Phan Chu Trinh – Hàm Long – Lê Văn Hưu đến ngã tư Trần Khát Chân – Kim Ngưu. Nay thuộc: 4 phường Phạm Đình Hổ, Ngô Thì Nhậm, Đồng Nhân, Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Cách BĐX Bờ Hồ: 2km (hướng 5h). Trạm bus lân cận: Đd 29 Hàn Thuyên (xe 23), 135, 172 Lò Đúc (04, 18, 30, 36, 42, 44)

Lược sử

Thời Pháp thuộc, lúc mới mở đường thì dân gian gọi đoạn đầu phố phía bắc là phố Lò Đúc, đoạn giữa là Cây đa Nhà Bò, đoạn dưới là phố Lò Lợn ( rue de I’Abattoire ). Về sau người Pháp gọi chung là boulevard Armand Rousseau ( quốc lộ Ác-măng Rút-xô ). Thời Lê, đoạn đầu phố từng có một phường đúc thuộc làng Đức Bác. Hiện nay, trong ngõ 95B – dân gọi từ xưa là ngõ chùa Tổ Ông – vẫn còn ngôi chùa cổ với điện thờ tổ nghề đúc đồng là thiền sư Nguyễn Minh Không 阮 明 空 ( 1076 – 1141 ) .
Hồi đầu, đoạn dưới là một con phố vắng nằm ở đông-nam nội thành của thành phố Hà Nội cũ và nối với Ô Đống Mác ( năm 1866 đổi tên là Ô Lãng Yên ). Nhiều tài liệu cho rằng cửa ô Đống Mác xưa có tên dân dã là Ông Mạc, tức ông Mạc Đĩnh Chi ( 1272 – 1346 ), thi đỗ Trạng nguyên năm 1304 dưới đời vua Trần Anh Tông. Tương truyền ông đã chọn nơi này để dựng lều tranh, sinh sống ngay trước cửa thành Vạn Xuân .

Tiền đường chùa Tổ Ông. Photo ©NCCong 2015

Đoạn trên của phố Lò Đúc chạy qua đất các thôn: Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác, Yên Nội, Thọ Lão, Hoa Viên, vốn thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Đến giữa thế kỷ XIX, ba thôn Hữu Vọng, Hương Thái, Đức Bác hợp thành thôn Hương Viên và hai thôn Yên Hội, Thọ Lão sáp nhập thành thôn Cảm Hội; tổng Hậu Nghiêm cũng đổi thành tổng Thanh Nhàn.

Cho đến gần cuối thế kỷ XX, những con cò trắng đậu trên ngọn cây sao đen cao vút là hình ảnh không thể tách rời phố Lò Đúc. Dân sở tại nói phải mặc áo mưa để tránh phân cò rơi. Do sự ô nhiễm gia tăng, ngày nay đàn cò đã di cư đi nơi khác, chỉ còn gần sáu mươi cây to, thân thẳng tắp và đã trên trăm năm tuổi. Cây sao đen có nguồn gốc từ phương nam, được mang ra Hà Nội trồng thử lần đầu ở đây, sau này đã được Công ty Công viên Cây xanh Hà Nội trồng thêm ở một số tuyến phố nữa, nhưng không đâu đẹp bằng ở phố Lò Đúc.

 

Cây đa Nhà Bò

Kỷ niệm về phố Lò Đúc còn gắn với cây đa cổ thụ đứng trước cửa Nhà hộ sinh B ở số 141. Khu vực xung quanh nơi đây ngày xưa từng là lò mổ bò và trang trại nuôi bò của người Pháp, vì thế mà có tên cây đa Nhà Bò. Cây này rất nổi tiếng và hầu hết những người cư ngụ lâu đời ở khu phố đều chào đời ở Nhà hộ sinh B.

Một di tích khác từ thời Pháp là nhà máy của Hãng rượu Fontaine cũ, chiếm diện tích rất rộng giữa 4 phố Lò Đúc, Hòa Mã, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ. Hiện nay đó là trụ sở của Công ty CP Cồn rượu Hà Nội, kiến trúc không có gì đặc biệt. Trên phố còn có một số kiến trúc kiểu Pháp đẹp hơn nhiều, nổi bật là các tòa nhà của Viện Vệ sinh Dịch tễ và Tổng công ty Lâm nghiệp VN.

Vào thập niên 1990 tại Hà Nội, hầu hết những rạp chiếu phim thuộc chiếm hữu của Nhà nước rơi vào tình cảnh ế khách. Rạp Mê Linh ở 88 phố Lò Đúc bị ngừng hoạt động, sau đó cho thuê làm vũ trường. Mãi đến năm năm trước mới Phục hồi rạp nhưng có kinh doanh thương mại thêm cả quán bar và phòng tập thể hình .

Ngã ba Nguyễn Cao – Lò Đúc. Photo ©NCCong 2017

Ngày nay phố Lò Đúc và những con ngõ nhỏ của nó còn nổi tiếng với giới siêu thị nhà hàng nhờ có nhiều món ăn ngon như : bánh mì kẹp, kem cân, xôi nấm, cháo nấm, lẩu ếch, lẩu nấm, lẩu sườn sụn, phở tái, bò cuộn, bò nướng, riêu cua, bún thang, bún gà, ba chỉ nướng …

Một số địa điểm

  • Trường Tiểu học và THCS Lê Ngọc Hân: số 41 Lò Đúc.
  • Rạp Mê Linh: số 88 Lò Đúc.
  • Kinh Đô Tower: số 93 Lò Đúc.
  • Công ty CP Cồn rượu Hà Nội (Hãng rượu Fontaine cũ): số 94 Lò Đúc.
  • Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam: số 127 Lò Đúc.
  • Viện Vệ sinh Dịch tễ (Phòng tiêm chủng, xét nghiệm): số 131 Lò Đúc.
  • Trung tâm Nghiên cứu, Sản xuất Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế: số 135 Lò Đúc.

Di tích lân cận

©NCCông 2011-2019, Lo Duc street

Source: https://vvc.vn
Category : Gia Dụng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay