Hiện nay, ớt chánh Phong là một giống ớt mà rất nhiều bà con ưa chuộng lựa chọn. Bởi giống ớt này cho quả có chất lượng cao, thị trường trong và ngoài nước đều ưa chuộng.
Ớt Chánh Phong là loại giống ớt có màu sắc đẹp, hương vị rất cay, và giá trị dinh dưỡng cũng khá cao. Ớt được sử dụng để làm muối sấy, ớt bột, ớt dầm giấm, tương ớt… Do đó, cây ớt Chánh Phong đã trở thành một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Cây ớt chánh phong rất dễ trồng, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để thu hoạch với năng suất cao thì bạn cần nắm được kỹ thuật trồng ớt chánh phong đúng cách. Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh sẽ chia sẻ về kỹ thuật trồng ớt chánh phong năng suất cao. Bạn hãy tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Kỹ thuật trồng ớt chánh phong
1. Chuẩn bị đất trồng :
Với đất trồng ớt, cần phải đảm bảo yêu cầu như sau:
– Đất phải thoát nước tốt, có bờ bao chống lũ.
– Đất phải được làm sạch cỏ, bón vôi, cày ải phơi đất từ 10 – 15 ngày. Lưu ý, khi bón vôi không nên bón chung với các loại phân hóa học.
– Lên liếp: Bạn cần lên liếp với chiều rộng từ 1,0-1,2m, cao 20-30cm, khoảng cách 2 liếp khoảng 0,3-0,4 m. Trong mùa mưa liếp cao ở giữa và hai bên thấp dần.
2. Sử dụng màng phủ nông nghiệp :
Việc sử dụng màng phủ nông nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích như: hạn chế được côn trùng và bệnh hại, ngăn ngừa cỏ dại nhờ màng phủ ngăn cản được ánh sáng mặt trời, điều hòa được độ ẩm giữ được cấu trúc mặt đất, hạn chế bớt độ phèn, tăng nhiệt độ cho đất.
Khi sử dụng màng phủ thì mặt líp phải tương đối bằng phẳng, tuỳ theo chiều rộng của líp mà sử dụng màng phủ 1,2m hay 1,6m.
– Cách đậy màng phủ:
+ Mùa nắng: Vào mùa nắng, sau khi phơi đất, lên líp, bạn cần tưới nước cho đất đủ ẩm và bón phân lót trước khi đậy màng phủ lên.
+ Mùa mưa: Bạn hãy để mặt líp ráo mới tiến hành đậy màng phủ.
Bạn hãy kéo màng phủ theo chiều dài líp, 2 bên mép ngoài được giữ cố định bằng cách dùng dây nilon căng ngang mặt líp và dùng que ghim cố định màng phủ tránh gió tốc. Để hiệu quả cao, bạn nên phủ kín chân líp.
Khi phỉ xong, bạn hãy đục lỗ màng phủ: Tuỳ theo mật độ trồng mà có thể đục hàng đơn hay hàng đôi. Dùng lon có đường kính từ khoảng 5-7 cm, cắt bỏ miệng lon đốt than nóng để đục lỗ màng phủ.
3. Trồng và chăm nom cây :
Mật độ trồng tùy thuộc vào giống cây, mùa vụ. Thông thường, khoảng cách trồng tốt nhất là cây cách cây 40-50 cm, hàng cách hàng 30 cm, tương đương 3.500–5.000 cây/1.000 m2.
Lưu ý:
– Bạn nên trồng cây con vào buổi chiều mát. Cầm thây nhẹ tay để tránh làm vở bầu. Trồng xong hãy lắp đất vừa ngang miệng bầu.
– Rải Vibasu 10H (0,5-1 kg/1.000m2) ngay tại lỗ trồng. Điều này sẽ giúp tránh dế hay sâu ăn tạp hại cây con.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt đúng cách
Chăm sóc cây sau trồng
1. Bón phân :
- Với trường hợp sử dụng màng phủ:
Bạn hãy bón lót ngay sau khi tưới đẫm xong hoặc tháo nước ra thì tiến hành bón lót. Bón lót với lượng phân bón nhiều vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại canh tranh.
Sau đó, bạn hãy bón thúc. Bón bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc ớt.
- Trường hợp không sử dụng màng phủ:
Loại và lượng phân bón có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây ớt.
Bạn hãy Phun Super Cal khi cây cho trái non, có thể phun định kỳ từ 7-10 ngày/lần.
Ớt chánh phong thường bị thối chóp đuôi trái do thiếu canxi. Do đó, bạn hãy kiểm tra thường xuyên, nếu phát hiện có vài trái non bị thối đuôi thì phun bổ sung phân siêu Canxi hoặc Clorua canxi hay Canxi Bo định kỳ 7-10 ngày/lần.
2. Tưới nước :
Ở giai đoạn đầu, bạn nên tưới nước đủ ẩm. Cây ớt chánh phong chỉ cần nhiều nước nhất vào lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Vào giai đoạn này, nếu thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít.
Nếu bạn trồng trên chân đất lúa thì tưới thấm là phương pháp hiệu quả nhất. Tùy theo độ ẩm đất có thể tưới khoảng 3-5 ngày/lần. Vào mùa mưa bạn cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu cây dễ bị bệnh và chết.
3. Bấm ngọn và tỉa nhánh :
Sau khi cây con đem ra trồng khoảng 15-20 ngày thì bạn hãy tiến hành bấm ngọn để cây phân nhánh tốt.
Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng, các lá dưới cũng nên tỉa bỏ để ớt được phân tán rộng.
Bên cạnh đó, bạn hãy kết hợp làm giàn. Bởi giàn sẽ giúp giữ cây đứng vững hơn, dễ thu hái trái, kéo dài thời gian thu hoạch, cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất.
Vào giai đoạn cây ớt khoảng 40 – 45 ngày tuổi thì bạn hãy dùng cọc cắm dọc theo hàng ớt khoảng 3m/cọc, sau đó dùng dây gân căng dọc theo hàng ớt.
Như vậy, kỹ thuật trồng ớt chánh phong cũng khá đơn giản. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm vững kỹ thuật trồng ớt chánh phong hiệu quả cho năng suất cao. Chúc bạn thành công!