/ vi / tin-tuc / thong-tin-suc-khoe / suc-khoe-tong-quat / quy-trinh-thay-bang-vet-thuong /
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn – Bác sĩ Ngoại tiêu hóa – Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Thay băng, rửa vết thương đúng cách sẽ giúp vết thương được vệ sinh sạch sẽ, phòng ngừa nhiễm khuẩn và nhanh chóng hồi phục. Tùy từng loại vết thương sẽ có nguyên tắc và quy trình thay băng vết thương nhất định.
1. Phân loại vết thương
Có nhiều loại vết thương với đặc điểm, tính chất cũng khác nhau. Dựa vào phân loại vết thương sạch hay vết thương bị nhiễm khuẩn sẽ có kỹ thuật thay băng, rửa vết thương khác nhau.
Với vết thương sạch ( không nhiễm khuẩn ) :
- Vết thương sạch là vết thương không bị nhiễm khuẩn, không có dịch, mủ viêm;
- Với vết thương không phải khâu: Vết thương không bị sưng tấy, không có mủ, lên da non, tiến triển tốt.
- Vết thương khâu: Mép của vết khâu phẳng, không bị sưng tấy các chân khâu, không có dịch, không nóng rát, đỏ, bứt rứt,
Vết thương bị nhiễm khuẩn:
- Vết thương không phải khâu: Xung quanh vết thương bị tấy đỏ, trong vết thương chảy dịch, mủ, nhiều tổ chức khu vực bị hoại tử. Với những vết thương sâu, mức độ tổn thương rộng nguy cơ cao dễ bị nhiễm khuẩn.
- Vết thương có khâu: Đường khâu bị viêm, sưng đỏ, xung quanh vết thương, vùng vết thương cảm giác đau, nóng rát. Ngoài đau nhức vết thương, vết thương bị nhiễm khuẩn còn có thể khiến bệnh nhân bị sốt cao.
2. Quy trình thay băng rửa vết thương
2.1 Trước khi thay băng, rửa vết thương
- Thông báo bệnh nhân trước khi thực hiện thay băng, rửa vết thương;
- Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương;
- Nhân viên y tế cần rửa tay sát khuẩn, sử dụng găng tay y tế thực hiện;
- Sửa soạn dụng cụ cần thiết để thay, rửa vết thương.
2.2 Thực hành kỹ thuật
Quy trình thay băng, rửa vết thương không bị nhiễm khuẩn:
- Để bệnh nhân ngồi/nằm ở tư thế thuận lợi;
- Điều dưỡng viên đeo găng tay để thực hiện, đặt gối kê tay/chân nếu vết thương ở các chi, trải tấm lót hoặc tấm nilon xuống phía dưới vết thương;
- Tháo băng cũ nhẹ nhàng để tránh gây đau đớn cho bệnh nhân hoặc làm cho vết thương chảy máu. Nếu trong băng cũ có dịch hoặc máu khô dính vào vết thương, sử dụng bông thấm nước, rửa vết thương cho ẩm, dễ bong rồi mới từ từ tháo băng;
- Vứt gạc cũ vào đúng vị trí;
- Đánh giá tình trạng của vết thương;
- Dùng gạc củ ấu để thấm dung dịch để rửa vết thương, rửa từ trong vết thương ra bên ngoài chỗ da lành. Thấm nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh;
- Sử dụng miếng gạc nhỏ hoặc bông khô thấm nhẹ nhàng trên mặt vết thương cho khô;
- Sử dụng miếng gạc vô khuẩn mới đắp lên bề mặt vết thương rồi băng lại;
- Với vết thương có khâu, sau 1 thời gian thay băng, rửa vết thương thường xuyên, vết thương ăn da non, khô bề mặt, không chảy dịch, mủ;
- Sau 5 ngày có thể cắt chỉ vết thương vùng đầu, mặt. Sau khoảng 7 ngày cắt chỉ vết thương ở những vùng khác của cơ thể;
- Cách cắt chỉ: Dùng kẹp Kocher, luồn mũi kéo chạm sát mặt da, cắt phần chỉ để lộ, rút chỉ theo phía đối diện phía chỉ đã cắt.
Quy trình thay băng vết thương nhiễm khuẩn :
Vết thương có khâu:
- Bước chuẩn bị trước khi tiến hành thay rửa vết thương và tháo băng gạc cũ giống với vết thương không nhiễm khuẩn;
- Quan sát vết thương nếu có dấu hiệu viêm nhiễm như sưng nề, tấy đỏ, chân chỉ rất căng,… cần dùng dung dịch sát khuẩn rửa phía ngoài vết thương;
- Sử dụng kẹp Kocher và kéo cong nhọn: Cắt một nốt nhỏ, để lại một nốt vùng viêm nhiễm, dùng mũi kẹp Kocher tách nhẹ mép vết thương;
- Gắp gạc củ ấu, ấn nhẹ nhàng theo chiều dọc của vết thương để cho dịch ở bên trong vết thương chảy ra;
- Dùng dung dịch để vết thương cho đến khi sạch;
- Dùng 1 miếng gạc khác thấm cho vết thương khô;
- Đắp gạc mới lên vết thương. Sử dụng băng vết thương bằng băng cuộn hoặc loại băng dính tùy theo vị trí vết thương.
Vết thương không khâu:
- Sau khi tháo bỏ băng, gạc cũ, dùng gạc lau rửa, thấm bớt dịch, mủ trong vết thương. Sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc dung dịch oxy già để lau vết thương cho sạch;
- Dùng kéo cắt bỏ vùng tổ chức hoại tử, bị dập nát. Nếu vết thương phức tạp, ở vị trí khó nhìn cần tháo mủ, dị vật ra;
- Vết thương nhiễm khuẩn rộng sẽ lâu lành, vì vậy cần dùng phương pháp tưới ướt liên tục (phương pháp Carrel). Dung dịch để tưới là loại dung dịch dakin, nước boric 3%, bạc nitrat 0,2%;
- Rửa vết thương nhẹ nhàng, khi bề mặt không còn mủ, dịch là được. Với những vết thương sâu có thể đặt meche để dẫn lưu dịch, mủ ra;
- Dùng miếng bông, gạc nhỏ mới để thấm khô vết thương;
- Đắp gạc lên vết thương rồi dùng băng cuộn hoặc băng dính để băng vết thương.
3. Lưu ý trong quá trình thực hiện thay băng, rửa vết thương
- Sát khuẩn, vô trùng trong quá trình thay băng hoặc cắt chỉ;
- Nên thay băng các vết thương vô khuẩn trước khi thay những vết thương khác;
- Chú ý luôn quan sát tình trạng vết thương khi thay băng.
Trong trường hợp vết thương bị nhiễm trùng, người bệnh có biểu hiện sốt cao thì cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu cả nước, được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương….Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh. Đặc biệt, với không gian được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, Vinmec đảm bảo sẽ mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm nhất.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải ứng dụng MyVinmec
để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và
đặt tư vấn từ xa qua video
với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.