I. Dây điện chính:
01. Cụm dây từ mâm điện (6 dây):
– Đen 2 kẻ đỏ (giắc đực): lửa cuộn nổ
– Vàng (giắc đực): lửa cuộn đèn, cấp cho đèn pha
– Trắng (giắc đực): lửa cuộn đèn, cấp cho sạc
– Xanh da trời 2 kẻ trắng (giắc đực): lửa cuộn điều khiển, tín hiệu định tầm nổ
– Xanh lá cây (giắc cái): mát
– Xanh lá cây nhạt 2 kẻ đỏ (giắc cái): tín hiệu Mo (mát)
02. Cụm dây trong gáo đèn pha (16 dây):
* Các dây rời (11 dây):
– Xanh lá cây (giắc cái chia 4): mát
– Xanh lá cây (giắc đực): mát khóa điện (dành riêng)
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc cái): lửa ra phanh trước
– Đỏ (giắc cái): lửa ác quy trước khi qua khoá điện
– Cam (giắc đực): lửa nhan trái sau
– Xanh nhạt (giắc đực): lửa nhan phải sau
– Nâu (giắc đực): lửa đèn hậu
– Xanh lá cây nhạt 2 kẻ đỏ (giắc đực): tín hiệu Mo (mát)
– Đen (giắc cái chia 3): lửa ác quy cấp cho công tắc phanh sau, phanh trước, rơ le nháy (xi nhan), đèn Mo (3 dây đen giắc đực nối với giắc cái chia ba gồm: lửa vào công tắc phanh trước, lửa vào công tắc còi, lửa vào đèn Mo)
– Đen (giắc đực): lửa ắc quy lấy từ khóa điện (nối với dây đen của khóa điện)
– Đen 2 kẻ trắng (giắc cái): nối với IC
Ghi chú: Hai dây đen nối với nhau tại khu vực gần cụm dây IC
* Cụm dây nối với cùm công tắc (5 dây):
– Vàng: lửa pha
– Xám: lửa ra rơ le nháy, cấp cho xi nhan ua cùm công tắc
– Trắng 2 kẻ đen: nối với dây cùng màu ở sạc
– Xanh lá cây: mát
– Xanh lá cây nhạt: lửa còi
Ghi chú: Các dây mát ở cụm dây trong gáo đèn pha được nối với dây mát chính tại vị trí gần cụm dây IC. Vì vậy nếu thiếu mát, ta chỉ cần xem đứt dây mát ở đâu thì nối lại hoặc câu từ các dây mát khác sang, nhưng phải đảm bảo dây mát khóa điện phải được cắm chắc chắn (vì nếu tuột thì máy đang nổ không tắt được).
03. Cụm dây IC (5 dây):
– Đen 2 kẻ đỏ: lửa cuộn nổ cấp cho IC (40 V)
– Đen 2 kẻ vàng nhạt: lửa ra IC, cấp cho Mobin
– Đen 2 kẻ trắng: nối với khoá điện
– Xanh da trời 2 kẻ trắng: tín hiệu định tầm nổ
– Xanh lá cây 2 kẻ trắng: mát IC
04. Cụm dây Mobin (2 dây):
– Đen 2 kẻ vàng nhạt (giắc cái): lửa ra IC, cấp cho Mobin
– Xanh lá cây (giắc cái bẹt): mát
05. Cụm dây còi (2 dây):
– Xanh lá cây nhạt (giắc cái bẹt): lửa còi
– Xanh lá cây (giắc cái bẹt): mát
06. Cụm dây sạc và lân cận (5 dây):
* Cụm dây sạc (3 dây):
– Đỏ: lửa ra sạc, cấp cho ác quy
– Trắng: lửa vào sạc
– Trắng 2 kẻ đen: mát
* Dây lẻ (2 dây) bắt chung ốc với sạc:
– Xanh lá cây: mát
– Xanh lá cây 2 kẻ trắng: mát vào IC (dành riêng)
07. Cụm dây nối ác quy (2 dây):
– Đỏ (giắc cái): lửa ác quy
– Xanh da trời (giắc cái): mát ác quy (nối với dây mát chính ở gần cụm dây rơ le nháy)
08. Cụm dây rơ le nháy (2 dây):
– Đen (giắc cái bẹt): lửa vào rơ le nháy
– Xám (giắc cái bẹt): lửa ra rơ le nháy, cấp cho xi nhan
09. Cụm dây công tắc phanh sau (2 dây):
– Đen (giắc cái): lửa vào công tắc phanh (nối với dây lửa ắc quy đã qua khóa điện gần khu vực cụm dây công tắc phanh sau)
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc đực): lửa ra công tắc phanh, cấp cho đèn phanh (ở đèn hậu) (nối với dây lửa phanh chính ở khu vực gần cụm dây công tắc phanh sau)
10. Cụm dây đèn hậu (7 dây):
– Cam (giắc cái): lửa nhan trái sau
– Xanh nhạt (giắc cái): lửa nhan phải sau
– Nâu (giắc cái): lửa đèn hậu
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc cái): lửa đèn phanh (ở đèn hậu)
– Xanh lá cây (giắc cái chia 3): mát
II. Khóa điện (04 dây):
– Đỏ (giắc đực): lửa ác quy vào khóa điện
– Đen (giắc cái): lửa ác quy ra khóa điện
– Đen 2 kẻ trắng (giắc đực): nối với IC
– Xanh lá cây (giắc cái): mát (mát khóa điện cần nối riêng cho ổn định)
* Khảo sát tín hiệu khóa điện:
– Tắt: dây đen 2 kẻ trắng nối với dây xanh lá cây, dây đỏ không nối với dây đen
– Mở: dây đen 2 kẻ trắng không nối với dây xanh lá cây, dây đỏ nối với dây đen
III. Cùm công tắc (11 dây):
* Các dây rời (6 dây):
– Cam (giắc cái chia 3): lửa nhan trái
– Xanh nhạt (giắc cái chia 3): lửa nhan phải
– Nâu (giắc cái chia 2): lửa đèn táp lô, đèn hậu
– Đen (giắc đực): lửa còi
– Xanh da trời (giắc đực): lửa pha xa (Hi)
– Trắng (giắc đực): lửa pha gần (Lo)
* Cụm dây (5 dây):
– Vàng: lửa pha
– Xám: lửa ra rơ le nháy (để cấp cho xi nhan thông qua cùm công tắc)
– Trắng 2 kẻ đen: nối với dây cùng màu ở cụm dây sạc
– Xanh lá cây: mát
– Xanh lá cây nhạt: lửa còi
Ghi chú: Dây trắng 2 kẻ đen nối với dây xanh lá cây ở cùm công tắc khi tắt đèn pha
IV. Đồng hồ (6 dây):
– Xanh lá cây nhạt 2 kẻ đỏ (giắc cái): tín hiệu Mo (mát)
– Đen (giắc đực): lửa đèn Mo
– Nâu (giắc đực): lửa đèn táp lô
– Xanh lá cây (giắc đực): mát đèn táp lô
– Cam (giắc đực): lửa nhan trái, nối với đèn báo xi nhan (trên đồng hồ)
– Xanh nhạt (giắc đực): lửa nhan phải, nối với đèn báo xi nhan (trên đồng hồ)
Ghi chú: Đèn báo xi nhan (trên đồng hồ) chỉ cần nối với 2 đầu dây lửa xi nhan trái phải là hoạt động, ko cần dây mát
V. Đèn pha (3 dây):
– Xanh da trời (giắc cái): lửa pha xa (Hi)
– Trắng (giắc cái): lửa pha gần (Lo)
– Xanh lá cây (giắc đực): mát
VI. Đèn hậu (3 dây):
– Nâu (giắc đực): lửa đèn hậu
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc đực): lửa đèn phanh
– Xanh lá cây (giắc đực): mát
VII. Xi nhan trái trước và sau (2 dây):
– Cam (giắc đực): lửa nhan trái
– Xanh lá cây (giắc đực): mát
VIII. Xi nhan phải trước và sau (2 dây):
– Xanh nhạt (giắc đực): lửa nhan phải
– Xanh lá cây (giắc đực): mát
IX. Công tắc phanh sau (2 dây):
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc cái): lửa ra công tắc phanh, cấp cho đèn phanh
– Đen (giắc đực): lửa vào công tắc phanh
X. Công tắc phanh trước (2 dây):
– Xanh lá cây 2 kẻ vàng (giắc đực): lửa ra công tắc phanh, cấp cho đèn phanh
– Đen (giắc đực): lửa vào công tắc phanh
XI. Mobin (2 dây):
– Đen 2 kẻ vàng nhạt (giắc đực): lửa ra IC, cấp cho Mobin
– Xanh lá cây (giắc đực bẹt): mát
XII. Mâm điện (6 dây):
– Đen 2 kẻ đỏ (giắc cái): lửa cuộn nổ (35 – 40V), cấp cho Mobin qua IC
– Vàng (giắc cái): lửa ra cuộn đèn, cấp cho đèn pha
– Trắng (giắc cái): lửa cuộn đèn, cấp cho sạc
– Xanh da trời 2 kẻ trắng (giắc cái): lửa cuộn điều khiển, tín hiệu định tầm nổ (0,8 – 1,2V), cấp cho IC
– Xanh lá cây (giắc đực): mát
– Xanh lá cây nhạt 2 kẻ đỏ (giắc đực): tín hiệu Mo (mát)
XIII. Sạc 6V (3 dây):
– Trắng: lửa vào sạc, có tác dụng sạc ắc quy
– Đỏ: lửa ra sạc, cấp cho ác quy
– Trắng 2 kẻ đen: mát vào sạc, có tác dụng ổn áp
* Vị trí các cực sạc 6V (đặt sạc sao cho các chân hướng về người quan sát, tạo thành hình chữ U):
– Cực bên dưới: lửa vào sạc, nối với dây trắng
– Cực bên trái: lửa ra cấp cho ác quy, nối với dây đỏ
– Cực bên phải: mát, nối với dây trắng 2 kẻ đen
* Nguyên lý hoạt động của xạc 6V:
– Dây trắng có tác dụng sạc ắc quy (qua dây đỏ). Khi điện áp dây trắng lớn hơn điện áp giới hạn (khoảng 7V), dòng điện thừa thoát ra mát để ổn áp cho dây trắng và dây vàng.
– Khi nối mát, điện áp dây vàng và dây trắng đạt tối đa là 6,9V. Khi không nối mát, điện áp dây vàng và dây trắng không được ổn áp.
– Vỏ sạc chỉ có tác dụng bảo vệ, không nối với mạch chỉnh lưu của sạc.
XIV. Sạc 12V (4 dây):
– Trắng: lửa vào sạc, có tác dụng sạc ắc quy và ổn áp cho cuộn đèn
– Đỏ: lửa ra sạc, cấp cho ác quy
– Trắng 2 kẻ đen: mát vào sạc, có tác dụng ổn áp
– Vàng: nối với dây lửa đèn pha
* Vị trí các cực sạc 12V (khi chỗ bắt ốc quay lên trên và các cực hướng về phía người quan sát):
– Cực bên trái phía dưới: lửa vào sạc, nối với dây trắng
– Cực bên trái phía trên: lửa ra sạc cấp cho ác quy, nối với dây đỏ
– Cực bên phải phía dưới: mát, nối với dây trắng 2 kẻ đen
– Cực bên phải phía trên: nối với dây vàng
* Nguyên lý hoạt động của xạc 12V:
– Dây vàng không có tác dụng sạc ắc quy. Khi điện áp dây vàng lớn hơn điện áp giới hạn (13,8V), dòng diện thừa thoát ra mát để ổn áp cho dây vàng.
– Dây trắng có tác dụng sạc ắc quy (qua dây đỏ). Khi điện áp dây trắng lớn hơn điện áp giới hạn (13,8V), dòng điện thừa thoát ra mát để ổn áp cho dây trắng.
– Khi nối mát, điện áp dây vàng và dây trắng đạt tối đa là 13,8V. Khi không nối mát, điện áp dây vàng và dây trắng không được ổn áp.
– Vỏ sạc chỉ có tác dụng bảo vệ, không nối với mạch chỉnh lưu của sạc.
XV. Công suất các loại bóng đèn 6V:
– 3W (zin): bóng táp lô, bóng Mo, bóng báo xi nhan (trên đồng hồ)
– 6W: bóng đèn hậu, phanh
– 8W (zin): bóng xi nhan
– 25W/35W: bóng đèn pha
B- Kỹ thuật đấu nối:
– Khi đấu dây điện, các cụ cố gắng về nguyên bản từ màu dây, giắc (đực, cái) để việc tháo lắp, thay thế thiết bị được dễ dàng, nhanh chóng, khoa học.
– Về kỹ thuật nối dây, các cụ nối các dây cùng màu với nhau; các đầu dây nên tạo giắc kim loại (nếu bị hỏng) đực hoặc cái như lúc mới sản xuất để tăng độ bền, thẩm mỹ và dễ dàng tháo lắp, thay thế thiết bị điện (xi nhan, đồng hồ, khoá điện…); các đoạn dây đứt ngang chừng các cụ nối lại (hàn thiếc thì càng tốt), dùng ống gen bọc ngoài cho bền và thẩm mỹ (nếu dùng băng dính thì nhanh bị bong, keo chảy ra dây rất bẩn); sử dụng kìm chuyên dụng để nối các giắc kim loại để cắm giắc đực cái với nhau, vừa dễ làm vừa đỡ đau tay; khi tháo lắp nhiều lần nên dùng kìm kẹp giắc cái để lỗ nhỏ lại, khi cắm giắc đực sẽ chặt hơn.
– Giắc kim loại, đầu dây điện cũ, gống gen, kìm có thể mua ở chợ giời, cửa hàng phụ tùng xe máy, cửa hàng bán đồ điện.
Những hình ảnh anh Nam Nguyễn đã chụp lại :
This slideshow requires JavaScript .
Advertisement