Kết luận này mới được Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) đưa ra. EEA ước tính khoảng 113 triệu người trên khắp châu Âu bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn của phương tiện giao thông trong suốt thời gian dài.
22 triệu người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn đường sắt, 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn hàng không. Ở hầu hết các quốc gia châu Âu, hơn 50% người dân thành thị bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn trên các đường phố, trên 55 decibel, cả ngày lẫn đêm, cao hơn mức khuyến nghị là 53 decibel mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra. Đó là chưa kể thực tế, ô nhiễm tiếng ồn được dự báo sẽ ngày một tăng do phát triển đô thị và nhu cầu đi lại ngày càng lớn trong tương lai. Do đó, EEA cho rằng mục tiêu đặt ra trong năm 2020 về việc giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, cũng như việc hướng đến các đề xuất của WHO về mức độ ô nhiễm tiếng ồn sẽ không thể đạt được.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm tiếng ồn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, đặc biệt là tiếng ồn buổi đêm bởi nó sẽ phá vỡ giấc ngủ. Tiếng ồn lặp đi lặp lại được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch và tâm sinh lý cũng như giảm hiệu suất nhận thức. Theo EEA, ô nhiễm tiếng ồn là nguyên nhân khiến 12.000 người chết yểu, là một trong những tác nhân gây rối loạn nhận thức ở 12.500 trẻ em ở châu lục này.
Chính vì vậy, giới chức EEA cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu cần nỗ lực giảm thiểu tiếng ồn. Theo đó, cần chú trọng giải quyết việc đi lại ở các đô thị, ngừng đi lại bằng xe cộ, thay vào đó là các hình thức đi lại rèn luyện thân thể như đi xe đạp và đi bộ cũng như đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng. EEA cho biết hiện một số biện pháp giúp cải thiện chất lượng không khí tại những thành phố châu Âu cũng đã bắt đầu được thực thi
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!