Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa

ngày 24 tháng 2 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam”, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Quyết định xác định các yêu cầu của Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết TW5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và nay là Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Ngọc Hồi đã đạt được rất nhiều kết quả to lớn và quan trọng, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa trên địa bàn cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đó là, một số tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ triệt để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tại chỗchưa được đẩy mạnh, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc có nguy cơ bị mai một dần; cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở còn thiếu, chưa được đào tạo chuyên sâu. Các nghệ nhân dân gian phần lớn tuổi đã già, sức khoẻ yếu nên việc truyền dạy cho lớp trẻ gặp khó khăn, chính sách hỗ trợ nghệ nhân dân gian chưa được quan tâm đúng mức; các hình thức hoạt động văn hoá còn sơ cứng, giản đơn và chưa rộng khắp; kinh phí phân bổ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc còn hạn chế, chưa kịp thời. Công tác xã hội hoá cho các hoạt động văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tuyên truyền, giáo dục văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS chưa thật sự sâu sắc…

Thời gian tới, để đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW của Trung ương về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” thiết nghĩ các cấp, ngành cần quan tâm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các sản phẩm văn hóa thông qua các hội thi, liên hoan, giao lưu văn hóa, văn nghệ gắn với hoạt động du lịch nhằm phát huy tối đa giá trị của các di sản văn hóa; quan tâm có chính sách công nhận và đãi ngộ cho các nghệ nhân dân gian, nhất là đối với các nghệ nhân dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn như Xê Đăng, Giẻ Triêng, Brâu. Chú trọng công tác điều tra, sưu tầm, phục dựng các lễ hội truyền thống gắn việc phục hồi và lưu giữ cho thế hệ sau biết và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tăng cường công tác sưu tầm các hiện vật về văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn để phục vụ bảo quản và trưng bày nhằm giới thiệu rộng rãi đến nhân dân và khách du lịch trong và ngoài nước.

Source: https://vvc.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay