1. ĐẠI CƯƠNG
– Điện tim đồ là hình ảnh hoạt động điện học của tim được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da.
– Đánh giá toàn bộ hoạt động điện học của tim, các rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền và bệnh lý động mạch vành tim.
2. CHỈ ĐỊNH
– Tất cả các bệnh nhân đã được biết bệnh tim mạch.
– Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện bệnh tim mạch.
– Tất cả các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch.
– Trước phẫu thuật.
– Theo dõi điều trị.
– Khám sức khỏe ở người trên 40 tuổi.
3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định.
4. CHUẨN BỊ
4.1. Người bệnh
– Giải thích cho người bệnh về cách tiến hành kỹ thuật.
– Nằm yên tĩnh, không cử động.
– Nếu người bệnh kích thích vật vã thì phải dùng thuốc an thần.
4.2. Địa điểm
– Phòng ghi điện tim thoáng mát, có hệ thông dây chống nhiễu.
– Đảm bảo nguồn điện ổn định.
– Ghi điện tim tại khoa Chẩn đoán chức năng, đảm bảo các thông số kỹ thuật.
4.3. Dụng cụ, phương tiện
– Máy điện tim đồ có đủ dây dẫn và bản điện cực.
– Có hệ thống chống nhiễu tốt.
– Các chất dẫn điện (gel) hoặc nước muối sinh lý 0,9%.
– Giường bệnh: 01 chiếc.
– Bông gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi điện tim đồ.
– Giấy ghi điện tim đồ tiêu chuẩn: 25 mm/s; 50 mm/s; 100 mm/s.
– Giấy dán kết quả điện tim đồ.
5. THỰC HIỆN CÁC BƯỚC KỸ THUẬT
– Bước 1:
Tiếp đón, nhận giấy chỉ định và hướng dẫn người bệnh quy trình thực hiện để người bệnh phối hợp làm xét nghiệm, rửa tay thường quy trước khi thực hiện kỹ thuật.
– Bước 2:
Nhập ID, họ tên, tuổi, giới tính, cài đặt chế độ ghi cho trẻ em (<16 tuổi) hoặc người lớn (≥16 tuổi).
– Bước 3:
Để bệnh nhân nằm ngửa tư thế thoải mái, bộc lộ vùng ngực, cổ tay, cổ chân 2 bên, quan sát da vị trí lắp điện cực còn nguyên vẹn không, vệ sinh sạch vùng da mắc điện cực.
– Bước 4: Xác định vị trí và đặt các điện cực chi:
o Điện cực chi (đỏ): Cổ tay phải
o Điện cực chi (vàng): Cổ tay trái
o Điện cực chi (xanh): Cổ chân trái
o Điện cực chi (đen): Cổ chân phải
– Bước 5: Xác định vị trí và đặt các điện cực trước tim:
o Điện cực V1 (đỏ): Liên sườn 4 cạnh ức phải
o Điện cực V2 (vàng): Liên sườn 4 cạnh ức trái
o Điện cực V3 (xanh): Giữa điện cực V2 và điện cực V4
o Điện cực V4 (nâu): Điểm cắt đường giữa đòn trái – Liên sườn 5 bên trái
o Điện cực V5 (đen): Điểm cắt đường ngang qua V4 – Đường nách trước bên trái
o Điện cực V6 (tím): Điểm cắt đường ngang qua V4 – Đường nách giữa bên trái
– Bước 6:
Kiểm tra tín hiệu điện tim, thử test trước khi ghi điện tim đồ: 1 mV tương ứng 10 mm, phát hiện điện cực nhiễu, bật nút chống nhiễu.
– Bước 7:
o Bấm nút ghi tự động (Analysis- Automatic), hoặc ghi bằng tay (Manual).
o Ghi DII kéo dài (nếu cần): Theo dõi trên màn hình các sóng điện tim, nếu thấy sóng bất thường xuất hiện: Bấm nút ghi bằng tay (Manual), ghi liên tục khoảng 30 – 60s.
o Tháo các điện cực ghi, kết thúc ghi ECG.
– Bước 8:
o Đánh giá sơ bộ kết quả bản ghi, đảm bảo đúng thông số kỹ thuật.
o Chuyển bác sỹ đọc và kết luận, vào sổ hồ sơ lưu trữ.
6. MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
– Nhiễu sóng: Bệnh nhân bị lạnh, run hoặc điện cực khô gel
Cách khắc phục: ủ ấm cho bệnh nhân, thêm gel vào vùng đặt điện cực
– Không có sóng : do rơi điện cực hoặc dây dẫn bị đứt
Cách khắc phục: kiểm tra lại điện cực bị ngắt kết nối
– Nhiễu điện : giao thoa điện từ những thiết bị trong phòng
Cách khắc phục : kiểm tra những thiết bị khác trong phòng
– Đường đẳng điện giao động : thành ngực di động nhiều do hô hấp hoặc gắn lên xương .
Cách khắc phục : không để dây cáp căng hoặc bảo BN thở nhẹ và kiểm tra lại vị trí đặt điện cực
7. TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Không có tai biến và biến chứng .
8. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC SAU THỰC HIỆN KỸ THUẬT
Không cần theo dõi và chăm nom sau triển khai kỹ thuật
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Học viện Quân y. Giáo trình Chẩn đoán công dụng. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. 2013 .
– Quyết định số 3983 / QĐ-BYT. Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch. Bộ Y Tế. 03/10/2014 .
– Phạm Mạnh Hùng. Những yếu tố cơ bản về điêm tim đồ trong thực hành thực tế lâm sàng. Viện Tim Mạch Nước Ta, TP. Hà Nội. 1997
– Fred M. Kusumoto – ECG Interpretation_ From Pathophysiology to Clinical Application-Springer US. Physics of electrocardiography, 2009 .
– John R. Hampton. The ECG Made Easy 6th Edition. Churchill Livingstone. 2003.
PGS.TS. Lê Văn Quân, TS. Phạm Ngọc Thảo
Bộ môn-Khoa chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Quân y 103