Kỹ Năng Giải Quyết Vấn đề & Ra Quyết định
Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định là một kỹ năng rất cần thiết không chỉ cho công việc mà còn cho cuộc sống. Bởi vì cuộc sống là một chuỗi tiếp diễn của rất nhiều vấn đề từ đơn giản, đến phức tạp đòi hỏi ta đưa ra những giải pháp. Nhằm giúp bạn trang bị những những hành trang cần thiết để có thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất, SmartSkills đã thiết kế khóa học Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.
MỤC TIÊU KHOÁ HỌC
Sau khi hoàn tất khóa học này, học viên có thể:
– Xác định được thế nào là vấn đề cần giải quyết
– Phân tích và xác định được nguyên nhân của vấn đề
– Đưa ra những giải pháp có thể và quyết định xem giải pháp nào là tốt nhất
– Thực thi giải pháp bạn đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó
– Nắm rõ và sử dụng hiệu quả các công cụ giúp giải quyết vấn đề
ĐỐI TƯỢNG THAM DỰ: Quản lý cấp cơ sở trở lên
THỜI LƯỢNG ĐÀO TẠO: 2 ngày
PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
– Truyền đạt lý thuyết
– Bài tập tình huống (Case Study)
– Thảo luận nhóm, học viên thuyết trình
– Thực hành bằng vai diễn (roleplay)
– Kèm cặp kỹ năng (Coaching and Feedback)
CHỨNG NHẬN ĐẠT ĐƯỢC
Sau khi hoàn tất khóa học, học viên sẽ được SmartSkills cấp chứng nhận hoàn tất khóa học.
NỘI DUNG KHOÁ HỌC
Phần 1: GIỚI THIỆU CHUNG
– Định nghĩa “Vấn đề”
– Phân loại vấn đề
– Những sai lầm thường gặp khi giải quyết vấn đề
– Các kiểu tư duy giải quyết vấn đề
– Ra quyết định – một vai trò trọng yếu của nhà quản lý
Phần 2: QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
– Bước 1: Nhận diện vấn đề
• Mối quan hệ giữa mục tiêu và vấn đề
• Sử dụng chuẩn mực để tìm ra vấn đề
• Đó có phải là vấn đề?
• Vấn đề có đáng giải quyết không?
– Bước 2: Xác định chủ sở hữu vấn đề
• Thế nào là chủ sở hữu vấn đề?
• Đó có thực sự là vấn đề của tôi?
• Tôi có năng lực hay quyền hạn để giải quyết không?
– Bước 3: Xác định nguyên nhân và bản chất của vấn đề
• Sự khác biệt giữa “triệu chứng” và “nguyên nhân”
• Thu thập và phân tích thông tin
• Biểu đồ xương cá
• Công cụ 5W
• Brainstorming
• Mindmap
• Phân tích SWOT
– Bước 4: Chọn giải pháp (Ra quyết định)
• Thế nào là một giải pháp tốt
• Làm gì khi không có giải pháp tốt nhất?
• Những yếu tố ràng buộc giải pháp: quyền hạn, thời gian, nguồn lực, luật pháp, văn hóa, đạo đức…
• Nguyên tắc “khẩn cấp” và “quan trọng”
• Các cấp độ mục tiêu để lựa chọn giải pháp: PHẢI – NÊN – THÍCH
• Các phương pháp ra quyết định: Độc đoán – Phát biểu cuối cùng – Nhóm tinh hoa – Cố vấn – Luật đa số – Nhất trí
– Bước 5: Thực thi giải pháp
• Lên kế hoạch
• Thực hiện giải pháp
– Bước 6: Theo dõi và đánh giá giải pháp
• Theo dõi tiến trình
• Nhìn lại và điều chỉnh