Hoa mai trong sương sớm

Đã 8 năm trôi qua, cái ngày biến một gia đình hạnh phúc trở nên tan thương cũng qua đi. Những nổi đau trong quá khứ khi được nhắc lại có chặn lòng? Và rồi tương lai có tươi sáng hay cuối con đường đó lại là một màu xám xịt?

Đầu những năm 2012, khởi nguồn của bảo tố.

Như mọi buổi sáng bình thường của ngày đầu xuân cái khí trời se lạnh, phủ một màng sương mỏng bao trùm cả xóm nhỏ. Trong làn sương mờ ảo, mặt trời vẫn chưa ló dạng đã có vài người mặc kín để che đi cái lạnh rồi thong dong đi bộ hay tập thể dục trên con đường mòn. Tiếng thở hồng hộc, cùng những bước chân nghe xào xạc. Điểm vào vài tiếng gáy báo hiệu ngày mới của anh trống. Lâu lâu lại một vài tiếng hằng học oan oản của lũ chó. Ấy thế mà lại tạo nên âm hưởng đậm chất ngày mới trên đất quê.

Như mọi qua đình, nhà tôi bật cái đèn lên và bắt đầu bình minh bằng việc thổi cơm sáng. Mẹ tôi lủi thủi bắt nồi cơm, rồi đi giặt mớ quần áo bẩn ngày hôm qua. Tôi cùng bà quơ tay múa chân vài động tác dưỡng sinh, rồi quay ra tưới  đám hoa trước nhà. Mặt trời vừa lên. Ánh sáng sẵn sàng lóe sáng, chiếu rộng khắp khu vườn. Những hạt nước dưới ánh mặt trời phản chiếu lấp lánh như những viên pha lê trong trẻo, tinh khôi.

Thế rồi, trong ngôi nhà nhỏ cách nhà tôi chỉ một hàng rào hoa dâm bụt, đang có một cơn đại hồng thủy cuồn cuộn. Giờ đây, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được nổi đau chính họ phải gánh lấy. Một gia đình hôm qua vẫn rộn ràng tiếng cười. Giờ đây khuôn mặt ai cũng đượm nét bùn. Thi thoảng, những dòng lệ cứ thế mà lặng lẻ tuôn rơi. Những ngày đầu họ sống trong tăm tối, căn nhà chẳng thấy mở cửa khi nào. Nếu có lở bước ra đường thì cũng cúi mặt đi như người vô hồn, vật vờ không đáp lời nào. Độ mười ngày sau khi mọi chuyện được đồn đoán khắp nơi người ta mới vở lẻ. Vợ ông vừa sinh đứa con thứ năm. Thế nhưng, chẳng biết mặt vuông hay tròn thế mà người mẹ nhẫn tâm bán đi đứa trẻ. Kể từ đó, bà ta cũng bật vô âm tính.

Đấy là nhà ông Mai Văn Thọ 42 tuổi. Gia đình thuộc hộ nghèo trong xã. Nhà đông con, vợ lại có tính cờ bạc, nhà chỉ nhờ cậy vào mỗi ông là trụ cột. Cả gia sản sáu người có được lúc bấy giờ chỉ là căn nhà nhỏ vỏn vẹn 20m2 . Được xây cất sau khi hai vợ chồng lấy nhau. Ngoài ra, cả nhà cũng không có điện sài. Chỉ có cây đèn dầu với ánh sáng yếu ớt. Từ ngày vợ bán con, rồi dứt áo ra đi không một câu từ biệt, ông dần lao vào rượu chè. Từ đó, trở thành nô lệ của men nồng. Từ sáng đến tối người ta chưa thấy ông tỉnh bao giờ. Đêm về thì buông lời chửi rủa, than trách số trời đến gần sáng mới thôi. Ngày qua ngày cứ thế mà sống, mà quên.

Thấy được những khó khăn của chú xã đoàn đã cấp sổ hộ nghèo, tài trợ nhiều nguồn kinh phí như trao tặng tiền, gạo ngày lễ tết. Ngoài ra, trường tiểu học, trung học trong xã cũng cho các con chú được giảm hơn 50% tiền học phí và miễn phí 100% tiền học phụ đạo tại trường. Là người tắt lửa tối đèn, kề cạnh nhau gia đình tôi đã cho nhà chú sử dụng điện miễn phí. Hỗ trợ dây câu dẫn vào nhà ông. Cũng khá thân thiết nên bố mẹ và bà tôi luôn yêu quý các con chú, có gì ngon cũng gọi xuống cho ăn lấy thảo. Chúng tôi cũng thường xuyên đèo chúng nó đi học. Thủ thỉ tâm tình thế là chúng tôi lại có thêm vài người thân khác dòng.

Nhưng rồi, chứng nghiệm rượu cũng không thể nào vứt bỏ được như nổi đau ngày ấy. Chú chẳng tha thiết làm ăn, có được đòng trợ cấp nào là tiêu pha vào rượu. Bầy con thơ  vừa phải đi học vừa đi làm để kiếm từng đồng đi chợ. Được mọi người khuyên ngăn, rồi cả nhắc nhở, nặng nề hơn có người dọa sẽ cắt sổ hộ nghèo nếu không bỏ rượu phấn đấu làm ăn. Nhưng rồi dâm ba bữa sau người ta lại trở về với dục vọng ấy.

Dường như rất bế tắc, nhưng không thể chịu thua. Chúng tôi quyết định nhờ vả các em_con của chú. Với mong muốn chú hiểu được tấm lòng con cái, và những tổn thương con chú đã chịu đựng khi gia đình tan nát to lớn như thế nào để tu tâm dưỡng tính, chí thú làm ăn. Mọi chuyện cũng dần cải thiện hơn, mặc dù con số bỏ ra là vài năm nhưng những thay đổi của chú và sự nên người của cả bốn đứa con chú là niềm tin đối với ban lãnh đạo xã và những người luôn yêu thương chú như gia đình tôi.

Đúng là mỗi nhà mỗi cảnh, chúng ta không được phép lựa chọn nơi mình sinh ra, nhưng chúng ta được sống như những gì chúng ta muốn. Trải qua 8 năm dài giờ đây, người cha ấy đã làm ông của những đứa cháu nhỏ. Rượu vẫn không bỏ được dứt nhưng chú đã bớt đi nhiều, rồi có cả công việc ổn định. Anh lớn trong nhà đã lập gia đình, mọi thứ như phép thử và phép thử ấy giờ đây đã êm ả và hạnh phúc.

Cả một xóm làng, cả một xã đoàn đã luôn cố gắng để nhìn thấy ngày hôm nay. Con người ta chỉ cần có tình yêu thương mọi thứ sẽ được cảm hóa. Nổi đau sẽ được thời gian xoa dịu bằng những niềm vui lớn hơn.

 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay