Công tác quản trị chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều chưa ổn như tỷ suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chưa cao, chưa được phân loại tại nguồn, tỷ suất tái chế còn thấp, phương pháp giải quyết và xử lý hầu hết là chôn lấp không hợp vệ sinh … đã trở thành yếu tố nổi cộm, bức xúc ở nhiều địa phương .
Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình. Ảnh tư liệu: Minh Đức/TTXVN
Bài 1: Gia tăng chất thải rắn gây áp lực lớn đến môi trường
Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt đã và đang gia tăng về cả số lượng, thành phần và tính chất, gây áp lực rất lớn đến môi trường. Ước tính, hiện nay trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm.
Những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia công bố năm 2020 cho thấy, phân tích thành phần trong chất thải chỉ ra sự thay đổi lối sống của cư dân đô thị, nếu trước đây, chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao từ 80-96% thì đến năm 2017 giảm xuống còn 50-70%; thành phần giấy và kim loại trong chất thải rắn sinh hoạt thay đổi tuỳ thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hướng tăng dần… Bên cạnh đó, nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế như vải, da, cao su có tỷ lệ thấp thì nay có chiều hướng tăng qua các năm. Ngoài ra, sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần chất thải rắn sinh hoạt là một trong những vấn nạn đối với xử lý chất thải rắn sinh hoạt của Việt Nam.
Số liệu thống kê thành phần chất thải rắn sinh hoạt của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009-2017 cho thấy thành phần thực phẩm của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thay đổi theo chiều hướng giảm dần từ 74,3% xuống 59,2%. Trong khi đó, thành phần nhựa tăng từ 5,5% lên 13,9%. Điều này phù hợp với xu hướng tăng tỷ lệ tiêu thụ nhựa trên đầu người của Việt Nam từ 33kg/năm 2010 lên 41kg/năm 2015 vì sự tiện ích và giá thành rẻ của các sản phẩm nhựa. Tuy nhiên, do giá trị kinh tế thấp nên một số loại nhựa thải không được thu mua, tồn tại từ 16-16,4% trong các bãi chôn lấp, 13,7% trong nhà máy compost.
Giai đoạn 2010-2015, ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tăng trưởng cao nhất Việt Nam với mức tăng từ 16-18%/năm. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2018, sản lượng sản xuất ngành nhựa tăng 7%, đạt 8,3 triệu tấn/năm, trong đó sản xuất nhựa bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị của ngành đạt tới 36%.
Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa, trong đó 450 doanh nghiệp sản xuất bao bì đã tạo ra lượng chất thải nhựa hàng ngày, bao gồm cả túi nilon khó phân hủy chiếm khối lượng khá lớn do được cung cấp miễn phí từ các cửa hàng. Chất thải nhựa phát sinh chủ yếu từ các hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Gần 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và sau đó thải bỏ nhưng chỉ một phần được thu hồi-tái chế.
Theo một nghiên cứu năm 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam về hành vi người tiêu dùng nhựa sử dụng 1 lần tại 9 tỉnh, thành phố cho thấy, Việt Nam phát sinh khoảng 22 triệu tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó 10% là chất thải nhựa. Tốc độ gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt giai đoạn 2021-2030 trung bình 6%/năm, dân số tăng và mức tiêu dùng bình quân đầu người tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế kéo theo sự gia tăng chất thải nhựa do tiêu dùng nhiều hơn nên xả thải nhựa dùng một lần nhiều hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra việc thiếu hiểu biết về các nguy hại của nhựa dùng một lần với sức khỏe và làm cản trở việc thực hiện các hành vi tích cực…
Nhiều chương trình được lan tỏa
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghi Yên, Nghệ An. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Giai đoạn “ô nhiễm trắng” đã trở thành vấn nạn toàn cầu, con người đã nhận ra sự nguy hiểm, bắt đầu thay đổi, có ý thức chống rác thải nhựa. Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc. Sau 2 năm, nhiều hành động cụ thể, nhiều chương trình được lan tỏa, đặc biệt tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2019-2025, với mục đích đẩy mạnh bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng đưa nội dung giáo dục về giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy.
Các tập đoàn sản xuất, phân phối bán lẻ lớn đã hình thành các Liên minh chống rác thải nhựa, Liên minh tái chế bao bì Việt Nam với 40 doanh nghiệp lớn như: TH Group, Coca-Cola, La Vie, Nestle, Nutifood… tham gia vào các chương trình tái chế rác thải nhựa. Thỏa thuận thiết lập hợp tác công-tư về xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam đã được nhiều đơn vị tham gia thực hiện.