Điều kiện để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm:
- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại
- Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải nguy hại (trừ trường hợp cơ sở sản xuất có hoạt động đồng xử lý chất thải nguy hại) thuộc các quy hoạch có nội dung về quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt theo quy định của pháp luật.
- Các hệ thống, thiết bị xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng), bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ tạm thời hoặc trung chuyển, phương tiện vận chuyển (nếu có) phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có các công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.
- Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu
- Có quy trình vận hành an toàn các phương tiện, hệ thống, thiết bị thu gom, vận chuyển (nếu có) và xử lý (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng) chất thải nguy hại.
- Có phương án bảo vệ môi trường
- Có kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và phục hồi môi trường khi chấm dứt hoạt động
Thêm vào đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quản lý chất thải nguy hại cần đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý liên quan đến điều kiện cấp phép xử lý chất thải nguy hại gồm:
- Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2018/NĐ-CP.
- Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải nguy hại.
- Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lý chất thải nguy hại H, trừ các phương tiện vận chuyển đường biển, đường sắt, đường hàng không.
- Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2018/NĐ-CP.
- Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lý chất thải nguy hại phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn
Hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại bao gồm:
- Đơn đăng ký theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
- 01 (một) bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là báo cáo ĐTM) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế quy định tại Phụ lục 5 (B.1) ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
- 01 (một) bản sao văn bản về quy hoạch có nội dung quản lý, xử lý chất thải do cơ quan có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên phê duyệt.
- Các giấy tờ pháp lý đối với trạm trung chuyển chất thải nguy hại ban hành kèm theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT.
- Kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại /TT-BTNMT. Kế hoạch vận hành thử nghiệm được đóng quyển riêng với bộ hồ sơ đăng ký.
Nộp hồ sơ : Bộ Tài nguyên và Môi trường
Thời hạn Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 ( ba ) năm kể từ ngày cấp .