*Giá Khuyến mãi đặc biệt: 499,000 đồng/ Khách
*Liên hệ tư vấn đặt tour: Ms. Ngọc Thúy (0968 994 780) & Ms. Xuân Thủy (0903 770 432)
SÁNG: TP. HỒ CHÍ MINH– 3 KHÁCH SẠN CỔ GIỮA LÒNG THÀNH PHỐ- CỘT CỜ THỦ NGỮ- DẤU TÍCH CỔNG THÀNH ÔNG DÈM- LĂNG TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT
07h00: Xe và Hướng dẫn viên đón du khách tại Văn phòng Lữ hành Saigontourist (102 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
07h05: Quý khách dùng điểm tâm sáng tại Café de la hien (Window Café) thuộc Khách sạn Continental Sài Gòn, quán cà phê nổi tiếng một thời Sài Gòn xưa, từng là địa điểm tập trung của giới thượng lưu, quý tộc và hầu hết là khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn. Quý khách tiếp tục thưởng thức cà phê và ngắm nhìn đường phố buổi sáng như trải nghiệm một nét văn hóa rất riêng của Sài Gòn xưa. Sau đó bắt đầu chương trình tham quan.
08h00: Quý khách khám phá vẻ đẹp kiến trúc lộng lẫy của Khách sạn Continental Saigon– Khách sạn cổ nhất, sang trọng đầu tiên nhất và quy mô hoành tráng nhất Sài Gòn xưa. Khách sạn mang “Lịch sử của Sài Gòn”.
09h15: Đoàn tham quan Cột cờ Thủ Ngữ 157 tuổi mang trong mình giá trị lịch sử, là nhân chứng cho sự phát triển liên tục của vùng đất Gia Định-Sài Gòn. Cột cờ Thủ Ngữ trở thành cột mốc đánh dấu hình ảnh một Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 chuyển mình hiện đại, là biểu tượng mang dấu ấn lịch sử của vùng đất Sài Gòn- TP. Hồ Chí Minh.
09h45: Rời công viên Cột cờ Thủ Ngữ, xe đưa đoàn đi ngang qua các công trình nổi tiếng khác được xây dựng cùng thời gian và xung quanh khu vực khách sạn cổ Continental Palace như: Nhà hát lớn (xây dựng từ 1898-1900), Tòa thị chính (1898-1909), Nhà thờ Đức Bà (1877-1880) và Bưu điện thành phố (1886-1891). Đoàn dừng chân tìm hiểu Dấu tích Cổng Thành Ông Dèm với hai khối nhà kiến trúc Pháp sừng sửng do Pháp xây dựng cách đây hơn 145 năm, trên khu vực Cổng thành Gia Định xưa, nơi chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của Sài Gòn.
10h30: Quý khách viếng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Lăng Ông Bà Chiểu), di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, là nơi an táng lăng mộ và thờ tự Tả quân Lê Văn Duyệt, từng làm Tổng trấn thành Gia Định xưa. Ông là một tài năng lớn về quân sự, chính trị, kinh tế, người đã có công khai phá, mở rộng và bảo vệ vùng đất phương Nam. Lăng Ông là chứng nhân lịch sử của vùng đất Sài Gòn-Gia Định xưa.
11h30: Đoàn tiếp tục hành trình đến với khu vực Chợ Lớn, được hình thành từ thế kỷ 17 khi cộng đồng người Hoa đến định cư và xây dựng một đô thị sầm uất. Chợ Lớn là một thành phố tách bạch với Sài Gòn trước khi được hợp nhất vào năm 1956. Ngày nay, khu vực Chợ Lớn tương ứng với các quận 5, 6 và một phần quận 11.
12h00: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng địa phương.
CHIỀU: CHÙA BÀ THIÊN HẬU- CHÙA ÔNG- TP. HỒ CHÍ MINH
13h00: Sau bữa trưa, quý khách tham quan Chùa Bà Thiên Hậu (Hội Quán Tuệ Thành), được xem như ngôi nhà tâm linh có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa cộng đồng người Hoa đang sinh sống trên địa bàn thành phố. Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1760 và được công nhận là “Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia” vào năm 1993. Sau hơn 260 năm tồn tại, Chùa Bà Thiên Hậu vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo dù trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Tại tiền điện có bia đá ghi truyền thuyết về Thiên Hậu Thánh Mẫu và bức tranh lớn vẽ cảnh Bà hiển linh trên sóng nước. Đặc biệt, có tấm bia “Xưởng thiết kế cơ khí xa bi ký” (Văn bia ghi việc đề xướng lập ra cơ khí Thủy xa- xe máy nước để chữa cháy) lắp vào năm Mậu Tuất Quang Tự năm thứ 24 (1898). Đây là một đóng góp quan trọng vào việc tạo nên cuộc sống bình an cho cộng đồng người Hoa tại vùng đất Chợ Lớn xưa. Hiện nay, xe chữa cháy cổ được trưng bày tại Bảo tàng TP. Hồ Chí Minh.
13h45: Đoàn viếng thăm Chùa Ông (Hội Quán Nghĩa An), ngôi chùa linh thiêng có lịch sử hơn 200 năm, vốn là Hội quán của cộng đồng người Hoa gốc Triều Châu. Kiến trúc và trang trí ở chùa thể hiện rõ nét phong cách Trung Hoa qua thiết kế, cách bài trí các tượng, phù điêu bằng gốm trên mái ngói hay các tượng kỳ lân, diềm gỗ… Trước đây, dọc theo dãy hành lang hai bên sân Thiên Tỉnh có đặt các bia đá ghi niên đại trùng tu chùa và tên tuổi những người đóng góp vào việc trùng tu đó. Trong số bia ân nhân ấy có một thạch bia chữ lớn nêu rõ bà Đỗ Thị, phu nhơn Tả Quân Lê Văn Duyệt, cúng hai trăm quan tiền xây dựng “Thất Phủ Quan Võ Miếu” năm 1819. Tuy nhiên, sau nhiều lần trùng tu, các bia đá đã được di dời ra phía trước cổng chính chùa. Riêng tấm bia ghi nhận công đức của bà Đỗ Thị Phận được di dời đến trưng bày tại Bảo Tàng TP. Hồ Chí Minh.
14h30: Xe đưa đoàn về điểm đón ban đầu. Kết thúc chương trình.
*Ghi chú:
– Điểm tham quan có thể sắp xếp lại cho phù hợp mà vẫn bảo đảm đầy đủ nội dung của từng chương trình.