Tiểu luận thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại việt nam – Tài liệu text

Tiểu luận thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.22 KB, 30 trang )

Bạn đang đọc: Tiểu luận thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại việt nam – Tài liệu text

N

ước là nguồn tài nguyên quý giá mà con người có thể sử dụng và sử
dụng ở nhiều mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các loại
hoạt động nông- công- ngư nghiệp.dân dụng, giải trí và môi trường.
Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước mà chủ yếu là nước ngọt.

Trong khi trên Trái Đất 97% là nước mặn, còn lại 3% là nước ngọt. Hiện nay
nguồn tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt bởi nhiều lý do, tuy nhiên lý do quan
trọng nhất vẫn là hoạt động của con người.
Việc sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng ảnh
hưởng không chỉ tới đời sống xã hội của con người mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ
sinh vật trên Trái Đất. Hiểu rõ được tầm quan trọng của nước và việc sử dụng
nước bừa bãi của con người nhóm chúng em đã thực hiện đề tài” Thực trạng ô
nhiễm môi trường nước tại Việt Nam”. Với mục tiêu chỉ rõ cho con người thấy
được hành động sai trái của mình và tầm quan trọng của nước, góp phần nâng cao
nhận thức trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này.

11

I. KHÁI QUÁT VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.1. Khái niệm ô nhiễm nước
– Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị
các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và
cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
– Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho
các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng
xấu đến đời sống con người và sinh vật.
1.2. Phân loại ô nhiễm môi trường nước
– Theo nguồn gốc gây ô nhiễm thì ô nhiễm môi trường nước gồm 2 loại:

+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước các chất thải bẩn, các sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
+Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vào môi trường nước.
– Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước:
+ ô nhiễm vô cơ
+ô nhiễm hữu cơ
+ ô nhiễm hóa chất
+ô nhiễm sinh học
+ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Ngoài ra thì còn có: Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.
1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hoá
học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho
nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh
vật trong nước.

22

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí
độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là
nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyên
nhân từ các loại nước,chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà
chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào

nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân
cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân,sinh
vật trong khu vực.
1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới đời sống con người
Đầu tiên là các loại bệnh tật về đường ruột; các bệnh về da, các bệnh ung thư,
các dị tật bẩm sinh; các bệnh hô hấp và các bệnh tim mạch, cao huyết áp do ô
nhiễm vi sinh vật
– Hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liên
tục trong đất, nước, không khí và môi trường.
– Các kim loại nặng:
Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là
những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là
nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư,
đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.
Các kim loại nặng trong nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người là Ag, Hg, Pb,
Asen, Zn…
– Các hợp chất hữu cơ
Các hợp chất hữu cơ tổng hợp bao gồm các chất nhiên liệu,chất màu, thuốc trừ
sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Các
chất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt là các hidrocacbnon
thơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
33

Đây chính là nguyên nhân gây nhiễm độc mãn tính và các bệnh hiểm nghèo như
ung thư bàng quang, ung thư phổi …
Tất cả các nguyên nhân này đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con
người, trong khi đó ý thức giữ vệ sinh môi trường của con người chưa được nâng
lên.

II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam

Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các
đô thị chưa đông lắm nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủ
yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược và
phân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loại
nước thải khác nhau. làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô
thị. Nước cống từ nước thải sinh hoạt cộng với nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các đô thị ở nước ta.
Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa
qua xử lý gì cả, vì nước ta chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như
tên gọi.
44

Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu
Long, ven biển miền Trung
2.1.1 Ở đô thị và các khu công nghiệp
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc
thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm
nước là vấn đề rất đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường

nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước
thải, khí thải và chất thải rắn. Sự phát triển của các nhà máy, nhà xưởng sản xuất,
đặc biệt là các nhà máy chế biến khoáng sản trong các khu công nghiệp ngày càng
nhanh tuy nhiên lại ít có nhà máy, xưởng sản xuất nào chịu đầu tư công nghệ mới
mà sử dụng công nghệ cũ cộng thêm vấn đề ý thức kém trong chấp hành các qui
định về bảo vệ môi trường, làm ảnh hưởng đến người dân khu vực xung quanh các
khu công nghiệp đó. Theo khảo sát vào cuối năm 2013 hơn 50% nhà máy, xí
nghiệp không có hệ thống xử lí chất thải, số còn lại có nhưng để “trưng bày” và
đối phó vì không thường xuyên vận hành, hoặc quá lạc hậu, hư hỏng nên không
thể hoạt động được nữa.
Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước
thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu
cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn
lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần,
H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô
nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp
tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh,
nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước
tính 500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái
Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép,
55

luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành
phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất
giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao,
nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc

Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô
nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử
lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác,
còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ
sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong
thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm
nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là
rất nặng.
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 -400.000
m3/ngày; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải, chiếm 25%
lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải; lượng rác
thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vào các khu đất
ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan, các chất NH4,
NO2, NO3 ở các sông, hồ, mương nội thành đều vượt quá quy định cho phép ở
thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn/ngày; chỉ có 24/142
cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm
thuộc diện phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử
lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho
phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoà tan (DO) đều
vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP.
2.1.2. Ở nông thôn và khu nông nghiệp
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng
66

còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên
thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt
hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.5003.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 380012.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân.
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng
thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt,
thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu
cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các
loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ,
lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một
số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất
hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam.
Sau gần 20 năm mở cửa và đẩy mạnh kinh tế với hơn 64 khu chế xuất và khu công
nghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc. Vấn
đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia còn đang phát triển, và
chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc
gia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào các dòng sông mà không qua xử
lý. Qua thời gian, nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hôm nay, có
thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Việt Nam đã tăng cường
độ kinh khủng và không còn phương cách nào cứu chữa được nữa
Qua báo chí và truyền thanh ở VN từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễmnguồn nước
ở hầu hết sông ngòi VN, đặc biệt ở những nơi có phát triển trọng điểm. Nhiều
dòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được xử dụng như nước
sinh hoạt gia đình. Nay tình trạng hoàn toàn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơi
không thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến có
thể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự phát triển của
từng nơi một. Ðó là:

77

Lưu vực sông Cầu và các phụ lưu qua các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc,
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hải Dương. Lưu vực sông Nhuệ, sông Ðáy chảy qua các
tỉnh Hòa Bình, TP Hà Nội,Hà Tây, Hà Nam, Nam Ðịnh, và Ninh Bình. Lưu vực
sông Ðồng Nai, sông Sài Gòn gồm các tỉnh Lâm Ðồng, Ðắc Lắc,Ðắc Nông, Bình
Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Ðồng Nai (Biên Hòa), TP HCM,Bà Rịa-Vũng Tàu,
Ninh Thuận, và Bình Thuận. Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm các tỉnh
thuộc ÐBSCL.
2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam
2.2.1 Ô nhiễm tự nhiên
– Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và
các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm ượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng
hoá được.
– Do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo
các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm
bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển
dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối
khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các
chất kim loại nặng…
– Do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh
vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân
hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước
ngầm, gây ô nhiễm. hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thể
làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh,
mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất
trước đây đã được cất giữ. Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông
nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu

dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá
chất.

88

Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính
gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân
bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại
nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự
nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không
giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.
2.2.2 Ô nhiễm nhân tạo
A, Từ hoạt động sinh hoạt của con người
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater): là nước thải phát sinh từ các hộ gia
đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình
sinh hoạt, vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh
học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các
chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung
mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải đô thị (municipal wastewater): là loại nước thải tạo thành do sự gộp
chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương
mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào
hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lư chung. Thông thường ở các đô thị có
hệ thống cống thải, khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ
trở
thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản

của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà quay trở
lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô
nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây
thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ, trung bình
mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom
99

đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh,
kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận
tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy,
cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy như
một hệ thống WC.
Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý
triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư,
hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.
Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT TP.HCM (22/10/2002) trung bình
mỗi ngày sông Đồng Nai và Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ô
nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn
sau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưng
chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô
nhiễm nguồn nước.
B, Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh
hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản

giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải
của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ;
nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại
nặng, sulfua,…
Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một
cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô
thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người
trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô
nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học),
BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng). Ví dụ: Tính PE của nguồn
nước thải có lưu lượng là 200 m3/ngày, nồng độ BOD5 của nước thải là 1200
mg/L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong một ngày là 50
10

g/người.ngày. Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải này
tương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người. Có nhiều hoạt động
sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó chủ yếu là:
– Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chế
xuất đã đi vào hoạt động ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệ
thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ cũ, có khu công nghiệp
thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng nước thải công
nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước
thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm
lượng các chất gây ônhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát
nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.
– Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn lớn
nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể có các
hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ở
các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axít, với

khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung
quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây
lũ lụt. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải
hàng năm, không được quản lý và xử lý, gây ônhiễm môi trường.
– Hiện tượng ô nhiễm và lắng đọng trầm tích ở các sông và biển do khai thác
khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa
đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng
đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn
nước dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở từ các mái dốc không có rừng bao
phủ làm cáccon sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ lụt. Khai thác
khoáng sản gần các lưu vực sông, đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm
những nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt.
– Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biến các
loại kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môi trường bị
ảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor, Sunfuadioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các
kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra
môi trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn
11

độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc
hại này hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và
ảnh hưởng tới nguồn nước. Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này
có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84
lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong
vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm
công
nghiệp tập trung là rất lớn.
Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất
đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng

yêu cầu bảo vệ môi trường.
C, Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa,
từ việc làm vệ sinh phòng… cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân,
người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Nước thải y tế có
khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải
được xả
ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nước
thải BV: ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động
thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế
phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh,
các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn
đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề
mặt) ở xưởng giặt của BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của
công trình xử lý nước thải BV.
Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh,
nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây
nhiễm của các BV khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố
cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi
trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể

12

dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được
tưới bằng nước thải.
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác
trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể
và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh

mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt
hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 – 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép,
với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại
liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần
tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có
hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không
chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các
khu dân cư.
Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp
nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh. à
trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ
ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. D, Từ hoạt động sản xuất
nông- ngư nghiệp
Hoạt động nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua
xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ
sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại
có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử
dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor… Trong quá
trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử
dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt… Đa số vỏ chai
thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán
phế liệu…
13

Hoạt động ngư nghiệp
Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi
trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ
nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước
trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy
không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất
thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất
tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất.
Chất thải ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các
chất hữu cơ khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản
phát sinh trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy
nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao
gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần,
phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu.
Một thực trạng đang xảy ra với các cơ sở nuôi trồng thủy sản là hiện tượng thức ăn
nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi trường, ở
các doanh nghiệp và cá nhân, nước ta có nghề nuôi cá lồng trên biển đang
phát triển rất mạnh. Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hết
sức phức tạp. Mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống biển
một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. Lượng thức ăn này một
phần do cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi sang khu vực
biển gần đó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc
băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng
chục nghìn ô lồng.
E, Một số nguyên nhân khác
– Sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ
tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa
cao. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có
trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa

thấy rõ ô nhiễm môi trườngnước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng
ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền
14

vững của đất nước Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu
(chẳng hạn như chưa có các quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác
quản lý và bảo vệ nguồn nước).
– Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa
đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược,
quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và cỏc vựng
lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý
và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi
cho bảo vệ môi trường nước.
– Ngân sách đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp (một số nước ASEAN
đã đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1% GDP, còn ở Việt Nam mới chỉ
đạt 0,1%).
– Các chương trình giáo dục cộng đồng về môi trường nói chung và môi trường
nước nói riêng quá ít. Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nước còn thiếu về số
lượng, yếu về chất lượng (Hiện nay ở Việt Nam trung bình cứkhoảng 3 cán bộ
quản lý môi trường/1 triệu dân, trong khi đó ở một số nước ASEAN trung bình là
70 người/1 triệu dân)
– Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các
nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường
nước và sức khoẻ nhân dân.
2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống- xã hội và môi
trường sinh thái
Nguồn nước đóng vai trò rất quan trọng đối với hầu hết các hoạt động của con
người. Hàng ngày con người khai thác và sử dụng 1 lượng lớn nước phục vụ cho
các hoạt động khác nhau như dùng trong sinh hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp,

trong công nghiệp… Nguồn nước cũng có 1 vai trò quan trọng trong việc điều hòa
khí hậu, duy trì đa dạng sinh học… Vì vậy nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ gây
tác động bất lợi đến cho sức khỏe con người và cả môi trường sinh thái xung
quanh.
2.3.1. Sức khỏe con người
a. Do kim loại trong nước:
15

*Trong nước nhiễm chì
Chì có tính độc cao đối với cả con người. Người bị nhiễm độc chì có thể ảnh
hưởng đến 1 số cơ quan trong cơ thể như dạ dày, ruột non, cơ quan sinh sản…
Các triệu chứng khi bị ngộ độc chì: đau bụng trên, táo bón, nôn mửa, ở trên lợi
của người bị nhiễm độc chì thấy 1 đường xanh đen do chì sunfua đọng lại.
*Trong nước nhiễm thủy ngân
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thuỷ ngân ít
bị phân huỷ sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi
và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thuỷ ngân hơn 100 lần trong nước;
cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg.
Nhiễm độc thủy ngân kinh niên có thể gây tác động nghiêm trọng tới hệ thần
kinh và thận, gây ung thư và biến đổi gene.
Các triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân: khi bị nhiễm độc thủy ngân thì có
triệu chứng ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nôn và có cảm giác đau thắt ở ngực…
*Trong nước nhiễm Asen
Asen gây ra 3 tác động chính đến sức khỏe của con người: làm đông keo
protein, tạo phức với AsenIII và phá hủy quá trình photpho hóa.
Các triệu chứng của nhiễm độc asen như: ở thể cấp tính gây ho, tức ngực và
khó thở, mất thăng bằng, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinh
niên thì ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móng tay…
*Trong nước nhiễm Crom

Hợp chất CR+ rất độc, có thể gây ra ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non,
viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim..
b. Vi khuẩn trong nước thải
Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người
và động vật như tả, thương hàn .. gây ra các bệnh như bệnh đường ruột, các bệnh
do kí sinh trùng, vi khuẩn, nấm mốc, các bệnh do trung gian(sốt rét..)
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh
cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy,
ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt.
16

Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
2.3.2. Môi trường sinh thái
2.3.2.1. Nước và sinh vật nước
– Nước ngầm: các chất thải nặng thải ra từ trong sinh hoạt, sản suất lắng xuống đấy
sông, hồ. 1 phần chất thải này được các sinh vật tiêu thụ, phần còn lại thấm xuống
mạch nước bên dưới lòng đất (nước ngầm) làm ảnh hưởng đến nguồn nước này
theo chiều hướng xấu. Ngoài ra việc người dân xây dựng các hầm chứa chất thải,
chon chất thải xuống lòng đất cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm khan
hiếm.
– Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến mất cân bằng giữa lượng
chất thải ra môi trường và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này dẫn đến 1 số
lượng chất thải không được phân hủy vẫn lưu lại trong nước, lâu ngày làm nguồn
nước không được trong sạch, chất lượng giảm sút.
– Sinh vật nước: Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thủy sinh đặc biệt
là ở song, hồ. Nước bị ô nhiễm, thủy sinh sống trong nước lâu ngày hấp thụ các
chất độc hại dẫn đến biến đổi cơ thể hay có thể là chết đi. Ở các đại dương cũng bị

ảnh hưởng bởi ô nhiễm, làm cho các sinh vật biển không có nơi sống, 1 số vùng
có nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt.
+Thủy triều đen: Tình trạng chất lượng nước hồ giảm đột ngột nghiêm trọng và
tình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970.Hiện tượng này
được các nhà khoa học gọi tên là “thủy triều đen”. Phân tích các mẫu nước hồ lấy
từ nhiều nước trên thế giới cho thấy hiện tượng “thủy triều đen” thường xảy trong
hồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ bắt đầu phân hủy dưới tác
dụng của các vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăng
nồng độ các gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng tình trạng thiếu ôxy trong
nước và lây lan hợp chất sunfua, biến nước hồ có màu đen và mùi hôi. Trong quá
trình thay đổi chất lượng nước, các hoạt động của con người như thải chất thải
công nghiệp và sinh hoạt vào hồ cũng có thể tạo ra “thủy triều đen”.
+Thủy triều đỏ: Thủy triều đỏ là do sự phát triển cực thịnh của những loài tảo nhỏ
li ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàng
thẫm

->

đỏ

như
17

pha

máu

Thông thường, thuỷ triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn tảo độc có tên gọi
dinoflagellates và cyanobacteria, chúng sinh sôi nảy nở và chết đi với tốc độ cực

nhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng .
2.3.2.2. Đất và các loại thực vật
-Đất: nước bị ô nhiễm mang nhiều chất độc hại thấm vào đất làm thay đổi đặc
tính của đất, làm khả năng giữ nước và thoát nước của đất bị thay đổi, gây ra hiện
tượng “nước phèn” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất (đóng phèn), làm cho đất
bị chua hóa.
– Các loại thực vật : các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không chỉ gây ảnh
hưởng cho đát mà còn ảnh hường đến các loài thực vật, sinh vật sống trong đất.
+Các ion sắt II và MnII ở nồng độ cao là các chất độc hại đối với thực vật.
+Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ các khu công nghiệp thải ra thấm vào đất có
tính độc với các loại thực vật ở mức độ trung bình.
+Các chất ô nhiễm làm giảm quá trình phân hủy chất của 1 số vi sinh vật trong đất.
+Là nguyên nhân làm giảm khả năng chống chịu của cây cối, làm cây cối không
phát triển được, có thể bị thối gốc mà chết.
2.3.2.3. Không khí
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến đất, nước, các loại thực vật
hay thủy sinh mà còn ảnh hưởng đến không khí. Các chất độc hại trong khí thảikhi nước bị bốc hơi- theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn ngày
càng tăng lên. Một số chất khí độc hại được hình thành từ việc phân hủy các hợp
chất hữu cơ có trong nước thải như CO2,SO2,CO… làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến bầu khí quyển của chúng ta.
III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI
VIỆT NAM
3.1 Biện pháp chung
Căn cứ để lựa chọn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là các công ước quốc tế liên
quan; luật quốc gia và quyền hạn được định ra các quy định riêng của địa phương
phù hợp với các văn bản pháp quy đó để áp dụng có hiệu quả trong điều kiện thực
tế của khu vực. Những biện pháp chung sau cần phải được xem xét thực hiện:
1. Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt thì việc đầu tiên cần làm là Việt Nam
phải tham gia đầy đủ vào các công ước quốc tế liên quan như Marpol (cả 6 phụ
18

lục), Basel và các nghị định thư, CLC 1992 và Fund 1992, Công ước về hệ thống
chống hà của tàu vì chúng tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai các kế hoạch về
kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không chỉ đối với các đối tượng trong nước mà
với cả những đối tượng nước ngoài tham gia hoạt động giao thông trên tuyến
đường thủy của Việt Nam. Đối với các công ước chưa có hiệu lực như bunker
2001, quản lý nước dằn và cặn bùn tàu v.v thì căn cứ vào các tiêu chuẩn của chúng
để ban hành các văn bản của địa phương với những tiêu chuẩn tương đương với
quy định của những công ước này và phù hợp với điều kiện của khu vực.
2. Xây dựng và triển khai các kế hoạch ứng phó với các sự cố môi trường, nhất là
sự cố tràn dầu, để đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năng
thành thục của các bộ phận liên quan và duy trì tốt mối quan hệ, thông tin liên lạc
giữa các bên liên quan.
3. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo những quy định đã được
ban hành được thực thi nghiêm túc, khắc phục tình trạng thực hiện một cách đối
phó hay gian dối. Có chế tài xử phạt với mức xử lý đủ sức răn đe đối với những vi
phạm.
4. Do hoạt động phòng chống ô nhiễm là phi lợi nhuận và cần nguồn tài chính lớn
nên cần tập trung đầu tư trang thiết bị cho một trung tâm dịch vụ công của khu vực
(Trong trường hợp này nên chọn Trung tâm ứng cứu dầu tràn khu vực phía Nam
NASOS) đáp ứng được những đòi hỏi của các quy định quốc gia và quốc tế và phù
hợp với quy mô hoạt động giao thông thủy cũng như lưu lượng hàng hóa, hành
khách thông qua các cảng trong khu vực.
5. Khuyến khích sự tham gia của các đơn vị nghiên cứu về môi trường, tổ chức phi
chính phủ vào việc phản biện các dự án giao thông đường thủy có tác động tới môi
trường.
6. Có cơ chế thích đáng để khuyến khích xã hội hóa việc đầu tư vào công tác ứng
cứu, xử lý sự cố môi trường trong đó bao gồm chính sách về hỗ trợ tài chính từ
nguồn thu phí, cho vay vốn ưu đãi, ưu tiên tham gia một số dịch vụ liên quan để bù

lỗ cho hoạt động bảo vệ môi trường.7 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
trong cộng đồng những người hoạt động trong lĩnh vực để nâng cao nhận thức về
môi trường và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Huấn luyện những người trực

19

tiếp tham gia vào các kế hoạch ứng phó khẩn cấp để nâng cao kỹ năng thực thi
công việc khi có sự cố xảy ra.
8. Di dời các cảng, xí nghiệp đóng, sửa chữa tàu ra khỏi trung tâm và xa khu vực
dân cư.
9. Giám sát và đánh giá mức độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợp
lý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại. Áp dụng biện pháp kinh tế vào vấn đề bào vệ
môi trường là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
10. Cần củng cố và cải tiến cơ cấu quản lý giữa các ban ngành để tránh tình trạng
chồng chéo chức năng và quyền hạn. phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạo
hành động giữa các bộ – ngành, các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa
phương trong công tác quản lý và đánh giá tác động môi trường trong vùng nước
cảng, trên cơ sở đó tham mưu cho các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch bảo vệ môi
trường.
3.2 Biện pháp cụ thể
3.2.1 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do rác thải
– Việc cải tiến phương tiện thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc xử lý rác
tại nguồn, tại từng hộ gia đình, từng cá nhân trong khi môi trường đang có ô nhiễm
nghiêm trọng nhất là vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp…
+ Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây có thể đem chế biến thành phân
bón, ủ kín phân huỷ nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên.
+ Rác vô cơ, rác khó phân huỷ trong thùng rác màu đỏ có thể thu hồi lại để tái chế,
hay xử lý tuỳ theo từng loại rác…
+ Rác độc hại trong thùng rác màu vàng có thể xử lý riêng bằng các phương pháp

phù hợp…
+ Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, mà
lắng lọc dùng xử lý hoá chất để thu hồi lại…
+Việc sử dụng thùng rác 3R- W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệt
cả về kinh tế và phương pháp xử lý.- Tuy đã có những quy định rất cụ thể về việc
thải rác đối với các phương tiện thủy khi hoạt động trên tuyến nhưng việc thực
hiện các quy định này mới chỉ áp dụng triệt để đối với các tàu lớn và tàu nước
ngoài tới khu vực. Trong thời gian tới, kiến nghị một số giải pháp sau:

20

– Nghiên cứu lựa chọn địa điểm để xây dựng một trung tâm chứa và xử lý rác thải
riêng cho các hoạt động giao thông vận tải thủy.
– Bắt buộc các tàu nhỏ có số nhân viên từ 3 người trở lên phải áp dụng những biện
pháp quản lý rác thải bao gồm việc thu gom và phân loại như quy định của phụ lục
V của Marpol.
– Cấm đốt rác trên tàu khi tàu đang chạy, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến để
hạn chế ô nhiễm không khí do khí thải và bay bụi từ việc đốt.
– Áp dụng biện pháp tính phí “không phân biệt” – Bất cứ tàu nào ghé cảng đều
phải trả phí thu gom rác dù có tạo ra rác hay không và đưa ra quy trình thông báo
sử dụng thiết bị tiếp nhận rác của cảng. Muốn vậy thì cần phải thay đổi cách tính
cảng phí để tích hợp loại phí thu gom rác vào và phải đầu tư các thiết bị tiếp nhận
các loại rác khác nhau để thực thi công việc một cách linh hoạt và hiệu quả.
3.2.2 Biện pháp giảm thải ô nhiễm do tràn dầu
Do lượng dầu thông qua các cảng trên tuyến TP.Hồ Chí Minh- Vũng Tàu là rất
lớn, cộng với số lượng tàu lưu thông trên tuyến cũng cao nhất nước nên nguy cơ
gây ô nhiễm dầu là lớn nhất và cần phải đặc biệt ưu tiên phòng chống.
– Cần thẩm định và triển khai ngay kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố dầu tràn như
đề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh.

– Tăng cường hệ thống báo hiệu an toàn hàng hải trên toàn tuyến, đưa vào sử dụng
hệ thống VTS đã lắp đặt để tăng độ an toàn lưu thông tàu thuyền trên tuyến. Kiểm
tra giám sát chặt chẽ của các phương tiện thủy, đặc biệt là các phương tiện thủy nội
địa về việc lưu thông, neo đậu, an toàn trang thiết bị và con người điều khiển
phương tiện.
– Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho một đơn vị hạt nhân trên tuyến để có đủ
năng lực xử lý sự cố tràn dầu ở cấp độ cấp II.
– Các tàu chở dầu khi vào các cảng trên tuyến bắt buộc phải có đủ các giấy chứng
nhận an toàn theo quy định và phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân
sự đối với ô nhiễm dầu với mức tương đương với công ước LLMC.
– Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ra
từ các tàu có thể thực hiện theo hai giai đoạn:
i. Giai đoạn một: áp dụng cho tất cả các tàu dầu khi bơm nhận, trả hàng cũng như
cho tất cả các tàu khi nhận nhiên liệu tại cầu hay ở nơi neo, đậu phao.
21

ii. Giai đoạn hai: áp dụng cho tất cả các tàu khi nằm cầu hay neo đậu trên tuyến.
– Các tàu phải duy trì các kế hoạch ứng cứu sự cố đến khi công tác bơm nhận, trả
dầu kết thúc.
– Khi có sự cố tràn dầu cần áp dụng các quy trình như đề xuất của Chi cục bảo vệ
môi trường thành phố.
3.2.3 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do hàng độc hại
Hàng hóa độc hại chở trên tàu bao gồm hai nhóm chính là chất độc lỏng chở xô và
chất có hại đóng trong bao gói. Các biện pháp kiến nghị bao gồm:
– Tàu chở loại hàng này phải có giấy chứng nhận phù hợp đặc biệt, phải báo trước
cho chính quyền cảng về thời gian tàu tới cảng và phải có giấy chứng nhận bảo
hiểm trách nhiệm dân sự đối với sự cố gây ô nhiễm với mức tương đương với công
ước LLMC.
– Cấm thải cặn hàng và nước có lẫn hàng lỏng độc hại xuống sông trên tuyến và

vùng nước của cảng. Khi cần thải cặn hàng hoặc nước lẫn hàng bắt buộc phải sử
dụng các thiết bị tiếp nhận từ trên bờ. Đơn vị làm dịch vụ thu gom chất thải của
loại hàng này phải có đủ năng lực và có giấy phép của cơ quan chức năng.
– Hàng độc hại chở trong bao gói phải có đầy đủ ký mã hiệu thể hiện đầy đủ đặc
tính của hàng. Các thông tin về hàng gồm danh mục, số lượng và vị trí xếp trên tàu
phải được gửi cho chính quyền cảng trước khi tàu tới khu vực đón trả hoa tiêu tại
Vũng Tàu.
– Cấm vứt bỏ, đốt rác, vật liệu bao gói, chèn lót có lẫn hàng độc hại khi tàu di
chuyển, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến. Cặn hàng và các vật liệu chèn lót,
bao gói có lẫn hàng phải được thu gom và báo cho chính quyền cảng biết để được
đưa đi xử lý theo đúng quy trình và quy định của pháp luật về môi trường.
3.2.4 Biện pháp giảm thải ô nhiễm nguồn nước
Các nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên trái đất này là có hạn. Tổng số nước
ngọttrên trái đất ước tính chỉ còn chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đó
được coi là đủcho đến năm 1990 khi nhân loại có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm
2025 nhân loại sẽ thêm3 tỉ người nữa, thành 6 tỉ người thì nguồn nước lấy đâu
cho đủ?Trên thế giới không phải nước nào cũng may mắn đựơc trời cho đủ nước
ngọt để dùng. Nước Singapore hoàn toàn không có nước ngọt, phải mua nước
của Malaysia về chếbiến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về
22

nguồn nước. Trong khi đó côngnghiệp ngày càng phát triển thì lượng nước dùng
trong côn nghiệp càng nhiều, nướcthảicông nghiệp càng làm cho ao hồ, sông
ngòi bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn,chăn nuôi và trồng trọt. Đồng thời chất
thải của vật nuôi vừa làm ô nhiểm nguồn nước, vừa làm gia tăng khímethane làm
tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ấm dần do hiểm họa hâm nóng toàn cầu.Làm
băng tan, làm khí hậu thay đổi thất thường, chỗ gây lũ lụt, chỗ gây hạn hát.
– Giải pháp kỹ thuật.
Thực hiện quy hoạch chất lượng nước: mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều có

mụcđích sử dụng riêng biệt và đòi hỏi chất lượng nguồn nước khác nhau. Vì vậy
nội dung cơbản của quy hoạch chất lượng nước là:
(*) Tiến hành xác định mục đích sử dụng cho các sông, thậm chí cho từng đoạn
sông.Việc xác định mục đích sử dụng cho các dòng sông do các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền ở địa phương và TW quyết định dựa trên việc khảo sát
chi tiết kỹ lưỡng các nguồn ô nhiễm hiện tại, các loại sử dụng nước hiện tại và
tương lai trên cơ sở bảo đảmcông bằng giữa các hộ dùng nước ở thượng lưu và
hạ lưu.
(*) Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng loại hình sử
dụng nước.
(*) Đề xuất các biện pháp nhằm đạt được chất lượng nước phù hợp với tiêu
chuẩn đã quy định đối với mục đích sử dụng đã đề ra.
– Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước:
(*) Xây dựng mạng lưới monitoring chất lượng nước trong vùng. Monitoring là
một công cụ không thể thiếu được trong quản lý chất lượng nước nói chung và
đánh giá tình hình ô nhiễm nguồn nước nói riêng. Monitoring chất lượng nước là
công cụ quan trọng để thu thập số liệu nhằm hiểu được tình trạng chất lượng
nước, phát hiện xu thế biến đổi chất lượng nước, mối quan hệ nguyên nhân – hậu
quả và trên cơ sở đó đề ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ chất lượng nước. Về
nguyên tắc có 2 loại monitoring chất lượng nước: Monitoring chất lượng nước
một mục tiêu và monitoring chất lượng nước đa mục tiêu. Hầu hết nguồn nước
các sông suối ở nước ta không chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp mà còn là nguồn cung cấp nước cho dân sinh trong vùng như ăn uống,

23

sinh hoạt, giải trí, nuôi trồng thuỷ sản… nên mạng lưới monitoring chất lượng
nước kiến nghị là mạng lưới monitoring chất lượng nước đa mục tiêu.
(*) Xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước. Trong công tác quản lý và bảo

vệ tài nguyên nước ngoài yếu tố số lượng thì các thông tin về chất lượng nước
ngày càng có vị trí quan trọng. Nhưng rất đáng tiếc trên thực tế số liệu lại nằm rải
rác ở nhiều nơi, số liệu nhiều khi chồng chéo và không được cập nhật kịp thời.
Mặt khác, nhu cầu về thong tin chất lượng nước ngày càng trở nên cấp thiết và
đa dạng. Các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch… rất
cần số liệu về chất lượng nước để có những quyết định cho sản xuất hiện tại và
phát triển trong tương lai. Những cơ quan nghiên cứu cần số liệu toàn diện về
nước để dự báo diễn biến ô nhiễm nước. Các nhà quản lý
tài nguyên nước cần tài liệu tổng hợp về nước để hoạch định chính sách, chiến
lược, xây dựng các hệ thống văn bản pháp chế về khai thác, bảo vệ phát triển bền
vững tài nguyên nước. Vì vậy, việc xây dựng ngân hàng dữ liệu chất lượng nước
là một yêu cầu cấp thiết trong công tác quản lý và bảo vệ chất lượng nước. Ở đây
ngân hàng dữ liệu không phải chỉ là nơi thuần tuý lưu trữ số liệu mà đó chính là
một mô hình có chức năng tập hợp, cập nhật và xử lý số liệu nhằm đưa ra các
thông tin thoả mãn các yêu cầu đa dạng của người sử dụng.
– Các biện pháp tài chính
Nước qua công trình hoặc qua xử lý có giá trị sử dụng (nước được coi là hàng
hoá) chính vì vậy phải nhanh chóng xây dựng các chính sách tài chính về nước
nhằm gắn chặt giữa công tác đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nước
với nghĩa vụ đóng góp tài chính phục vụ cho việc quản lý khai thác, duy tu bảo
dưỡng, tu bổ nâng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. Theo
Luật Tài nguyên nước quy định: Tổ chức cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên
nước có nghĩa vụ tài chính và đóng góp công sức, kinh phí cho việc xây dựng
công trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục
hậu quả do nước gây ra.
+ Thuế các loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước: Thuế vật tư đối với ô nhiễm đa
diện nghĩa là ô nhiễm xảy ra nhưng rất khó thậm chí không thể xác định được
nguồn gây ô nhiễm, chẳng hạn như ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp,
ở đây chúng ta rất khó xác định người cụ thể gây ô nhiễm. Nhưng rõ ràng các vật
24

tư nông nghiệp họ dung là những tác nhân gây ô nhiễm đáng kể, như phân hoá
học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giải
quyết là đánh thuế các loại vật tư gây ô nhiễm. Nguyên tắc được sử dụng ở đây là
nông dân vẫn có quyền sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu nhưng họ phải có trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trường
do việc sử dụng hoá chất nông nghiệp gây ra, và như vậy nếu thuế đủ cao để việc
tăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng hoá chất nông nghiệp giảm đi hoặc tìm
biện pháp thay thế như áp dụng IPM, bón phân hợp lý và như vậy sẽ giảm ô
nhiễm.
+ Phí xả nước thải vào nguồn nước: Phí xả nước thải đối với nguồn ô nhiễm
điểm. Việc thực hiện loại phí này phản ánh rõ ràng nguyên tắc “ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền” ở đây không chỉ các cơ sở sản xuất xả chất thải phải chịu
phí mà cả những ai gây ô nhiễm cũng phải chịu phí kể cả các hộ gia đình xả nước
thải sinh hoạt của mình.
– Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luật
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ biến Luật
Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của các địa phương
về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác thanh
tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài nguyên
nước.Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về pháp
luật quy định đối với tài nguyên nước. Những biến động tự nhiên cùng với sự
phát triển kinh tế – xã hội ngày càng phát triển đang tạo ra những thay đổi lớn về
tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng cả về chất và lượng. Nhận thức được
những thay đổi hiện tại cũng như dự đoán thay đổi trong tương lai là hết sức cần
thiết để phối hợp giữa các ngành, các cấp trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài
nguyên nước của lưu vực sông Hồng một cách hợp lý và bền vững.
Trên đây là một số biện pháp giảm ô nhiễm đang được được nhà nước quan tâm và
được áp dụng một cách rộng rãi thông qua nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường

và những kinh nghiệm thực tế chống ô nhiễm công nghiệp ở nước ta.

25

+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên : do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưavào môi trường nước những chất thải bẩn, những sinh vật có hại kể cả xác chết củachúng. + Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự tạo : quy trình thải những chất độc hại chủ yếudưới dạng lỏng như những chất thải hoạt động và sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thôngvào môi trường nước. – Theo thực chất những tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra những loại ô nhiễm nước : + ô nhiễm vô cơ + ô nhiễm hữu cơ + ô nhiễm hóa chất + ô nhiễm sinh học + ô nhiễm bởi những tác nhân vật lý. Ngoài ra thì còn có : Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển. 1.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nướcÔ nhiễm nước là sự biến hóa theo chiều xấu đi của những đặc thù vật lý – hoáhọc – sinh học của nước, với sự Open những chất lạ ở thể lỏng, rắn làm chonguồn nước trở nên ô nhiễm với con người và sinh vật. Làm giảm độ phong phú sinhvật trong nước. 22N ước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra đa phần ở những khu vực nước ngọtvà những vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượngcác chất hữu cơ quá dư thừa làm cho những quần thể sinh vật trong nước không thểđồng hóa được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm bất ngờ đột ngột, những khíđộc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái và khủng hoảng thủy vực. Ở những đại dương lànguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là những sự cố tràn dầu. Ô nhiễm nước có nguyênnhân từ những loại nước, chất thải công nghiệp được thải ra lưu vực những con sông màchưa qua xử lí đúng mức ; những loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ngấm vàonguồn nước ngầm và nước ao hồ ; nước thải hoạt động và sinh hoạt được thải ra từ những khu dâncư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng tác động đến sức khỏe thể chất của dân cư, sinhvật trong khu vực. 1.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước tới đời sống con ngườiĐầu tiên là những loại bệnh tật về đường ruột ; những bệnh về da, những bệnh ung thư, những dị tật bẩm sinh ; những bệnh hô hấp và những bệnh tim mạch, cao huyết áp do ônhiễm vi sinh vật – Hóa chất bảo vệ thực vật và trong chất thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn liêntục trong đất, nước, không khí và môi trường. – Các sắt kẽm kim loại nặng : Các sắt kẽm kim loại nặng có trong nước là thiết yếu cho sinh vật và con người vì chúng lànhững nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại lànguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên do gây nên những làng ung thư. Các sắt kẽm kim loại nặng trong nước tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất con người là Ag, Hg, Pb, Asen, Zn … – Các hợp chất hữu cơCác hợp chất hữu cơ tổng hợp gồm có những chất nguyên vật liệu, chất màu, thuốc trừsâu, thuốc kích thích tăng trưởng, những phụ gia trong dược phẩm thực phẩm. Cácchất này thường độc và có độ bền sinh học khá cao, đặc biệt quan trọng là những hidrocacbnonthơm gây ô nhiễm môi trường mạnh, gây tác động ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất con người. 33 Đây chính là nguyên do gây nhiễm độc mãn tính và những bệnh hiểm nghèo nhưung thư bàng quang, ung thư phổi … Tất cả những nguyên do này đều gây tác động ảnh hưởng xấu đi đến sức khỏe thể chất của conngười, trong khi đó ý thức giữ vệ sinh môi trường của con người chưa được nânglên. II. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM2. 1. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt NamNước ta có nền công nghiệp chưa tăng trưởng mạnh, những khu công nghiệp và cácđô thị chưa đông lắm nhưng thực trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi với cácmức độ nghiêm trọng khác nhauNông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất dùng tưới lúa và hoa màu, chủyếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông dược vàphân bón hóa học càng góp thêm phần ô nhiễm môi trường nông thôn. Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một loạinước thải khác nhau. làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Nước dùng trong hoạt động và sinh hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và những đôthị. Nước cống từ nước thải hoạt động và sinh hoạt cộng với nước thải của những cơ sở tiểu thủcông nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của những đô thị ở nước ta. Điều đáng nói là những loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưaqua giải quyết và xử lý gì cả, vì nước ta chưa có mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý nước thải nào đúng nghĩa nhưtên gọi. 44N ước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước hoạt động và sinh hoạt hay công nghiệp và nôngnghiệp. Việc khai thác tràn ngập nước ngầm làm cho hiện tượng kỳ lạ nhiễm mặn vànhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển sông Hồng, sông Tỉnh Thái Bình, sông CửuLong, ven biển miền Trung2. 1.1 Ở đô thị và những khu công nghiệpHiện nay ở Nước Ta, mặc dầu những cấp, những ngành đã có nhiều nỗ lực trong việcthực hiện chủ trương và pháp lý về bảo vệ môi trường, nhưng thực trạng ô nhiễmnước là yếu tố rất đáng quan ngại. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự ngày càng tăng dân số gây áplực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng chủ quyền lãnh thổ. Môi trườngnước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nướcthải, khí thải và chất thải rắn. Sự tăng trưởng của những xí nghiệp sản xuất, nhà xưởng sản xuất, đặc biệt quan trọng là những nhà máy sản xuất chế biến tài nguyên trong những khu công nghiệp ngày càngnhanh tuy nhiên lại ít có nhà máy sản xuất, xưởng sản xuất nào chịu góp vốn đầu tư công nghệ tiên tiến mớimà sử dụng công nghệ tiên tiến cũ cộng thêm yếu tố ý thức kém trong chấp hành những quiđịnh về bảo vệ môi trường, làm tác động ảnh hưởng đến người dân khu vực xung quanh cáckhu công nghiệp đó. Theo khảo sát vào cuối năm 2013 hơn 50 % nhà máy sản xuất, xínghiệp không có mạng lưới hệ thống xử lí chất thải, số còn lại có nhưng để “ tọa lạc ” vàđối phó vì không tiếp tục quản lý và vận hành, hoặc quá lỗi thời, hư hỏng nên khôngthể hoạt động giải trí được nữa. Ví dụ : ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nướcthải thường có độ pH trung bình từ 9-11 ; chỉ số nhu yếu ôxy sinh hóa ( BOD ), nhucầu ôxy hóa học ( COD ) hoàn toàn có thể lên đến 700 mg / 1 và 2.500 mg / 1 ; hàm lượng chất rắnlơ lửng … cao gấp nhiều lần số lượng giới hạn được cho phép. Hàm lượng nước thải của những ngành này có chứa xyanua ( CN – ) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn được cho phép nên đã gây ônhiễm nặng nề những nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở những khu công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệptập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ướctính 500.000 m3 / ngày từ những xí nghiệp sản xuất giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố TháiNguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ những cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, 55 luyện kim màu, khai thác than ; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thànhphố Thái Nguyên chiếm khoảng chừng 15 % lưu lượng sông Cầu ; nước thải từ sản xuấtgiấy có pH từ 8,4 – 9 và hàm lượng NH4 là 4 mg / 1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi không dễ chịu … Khảo sát 1 số ít làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở BắcNinh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3 / ngày không qua giải quyết và xử lý, gây ônhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở những đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố TP.HN và thànhphố Hồ Chí Minh. Ở những thành phố này, nước thải hoạt động và sinh hoạt không có mạng lưới hệ thống xửlý tập trung chuyên sâu mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp đón ( sông, hồ, kênh, mương ). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không giải quyết và xử lý nước thải, hầu hết những bệnh viện và cơsở y tế lớn chưa có mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý nước thải ; một lượng rác thải rắn lớn trongthành phố không thu gom hết được … là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễmnước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong những kênh, sông, hồ ở những thành phố lớn làrất nặng. Ở thành phố Thành Phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 – 400.000 m3 / ngày ; hiện mới chỉ có 5/31 bệnh viện có mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý nước thải, chiếm 25 % lượng nước thải bệnh viện ; 36/400 cơ sở sản xuất có giải quyết và xử lý nước thải ; lượng rácthải sinh hoại chưa được thu gom khoảng chừng 1.200 m3 / ngày đang xả vào những khu đấtven những hồ, kênh, mương trong nội thành của thành phố ; chỉ số BOD, oxy hòa tan, những chất NH4, NO2, NO3 ở những sông, hồ, mương nội thành của thành phố đều vượt quá lao lý được cho phép ởthành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000 tấn / ngày ; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có giải quyết và xử lý nước thải ; khoảng chừng 3.000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễmthuộc diện phải sơ tán. Không chỉ ở TP. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở những đô thị khác như Hải Phòng Đất Cảng, Huế, TP. Đà Nẵng, Tỉnh Nam Định, Thành Phố Hải Dương … nước thải hoạt động và sinh hoạt cũng không được xửlý độ ô nhiễm nguồn nước nơi đảm nhiệm nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn chophép ( TCCP ), những thông số kỹ thuật chất lơ lửng ( SS ), BOD ; COD ; Ô xy hòa tan ( DO ) đềuvượt từ 5-10 lần, thậm chí còn 20 lần TCCP. 2.1.2. Ở nông thôn và khu nông nghiệpVề thực trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiệnnay Nước Ta có gần 76 % dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng66còn lỗi thời, phần nhiều những chất thải của con người và gia súc không được giải quyết và xử lý nênthấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho thực trạng ô nhiễm nguồn nước về mặthữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo giải trình của Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn, số vi trùng Feca coliform trung bình biến hóa từ 1.5003.500 MNP / 100 ml ở những vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 380012.500 MNP / 100ML ở những kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật, cácnguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng tác động lớn đến môi trườngnước và sức khỏe thể chất nhân dân. Theo thống kê của Bộ Thủy sản, tổng diện tích quy hoạnh mặt nước sử dụng cho nuôi trồngthuỷ sản đến năm 2001 của cả nước là 751.999 ha. Do nuôi trồng thủy hải sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quá trình kỹ thuật nên đã gây nhiều ảnh hưởng tác động tiêucực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách cácloại hóa chất trong nuôi trồng thủy hải sản, thì những thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm những chất hữu cơ, làm tăng trưởng mộtsố loài sinh vật gây bệnh và Open 1 số ít tảo độc ; thậm chí còn đã có tín hiệu xuấthiện thủy triều đỏ ở 1 số ít vùng ven biển Nước Ta. Sau gần 20 năm Open và tăng cường kinh tế tài chính với hơn 64 khu công nghiệp và khu côngnghiệp, cộng thêm hàng trăm ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn nước. Vấnđề chất thải là một yếu tố nan giải so với những vương quốc còn đang tăng trưởng, vàchất thải lỏng trong trường hợp Nước Ta đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốcgia hiện tại vì chúng đã được thải hồi thẳng vào những dòng sông mà không qua xửlý. Qua thời hạn, rủi ro tiềm ẩn ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến thời điểm ngày hôm nay, cóthể nói rằng thực trạng ô nhiễm trên những dòng sông ở Nước Ta đã tăng cườngđộ kinh điển và không còn phương cách nào cứu chữa được nữaQua báo chí truyền thông và truyền thanh ở việt nam từ hơn hai năm qua, tin tức ô nhiễmnguồn nướcở hầu hết sông ngòi việt nam, đặc biệt quan trọng ở những nơi có tăng trưởng trọng điểm. Nhiềudòng sông trước kia là nơi giặt giũ tắm rữa, và nước sông được xử dụng như nướcsinh hoạt mái ấm gia đình. Nay thực trạng trọn vẹn khác hẳn. Người dân ở nhiều nơikhông thể dùng những nguồn nước sông này nữa. Những nơi được đề cập đến cóthể được chia ra từng khu vực khác nhau từ Bắc chí Nam tùy theo sự tăng trưởng củatừng nơi một. Đó là : 77L ưu vực sông Cầu và những phụ lưu qua những tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thành Phố Bắc Ninh và Thành Phố Hải Dương. Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy chảy qua cáctỉnh Hòa Bình, TP Thành Phố Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Tỉnh Nam Định, và Tỉnh Ninh Bình. Lưu vựcsông Đồng Nai, sông Hồ Chí Minh gồm những tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, BìnhPhước, Tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai ( Biên Hòa ), TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, và Bình Thuận. Lưu vực Tiền Giang và Hậu Giang gồm những tỉnhthuộc ĐBSCL. 2.2 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam2. 2.1 Ô nhiễm tự nhiên – Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra hầu hết ở những khu vực nước ngọt vàcác vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm ượng cácchất hữu cơ quá dư thừa làm cho những quần thể sinh vật trong nước không hề đồnghoá được. – Do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nước cuốn theocác chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn … hoặc do sự phun trào của núi lửa làmbụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biểndâng cao vào sâu gây ô nhiễm những dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muốikhoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và cácchất sắt kẽm kim loại nặng … – Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão … hoặc do những loại sản phẩm hoạt động giải trí sống của sinhvật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phânhủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nướcngầm, gây ô nhiễm. hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Lụt lội có thểlàm nước mất sự trong sáng, khuấy động những chất dơ trong mạng lưới hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải ô nhiễm từ nơi đổ rác, và cuốn theo những loại hóa chấttrước đây đã được cất giữ. Nước lụt hoàn toàn có thể bị ô nhiễm do hóa chất dùng trong nôngnghiệp, kỹ nghệ hoặc do những tác nhân ô nhiễm ở những khu phế thải. Công nhân thudọn lân cận những công trường thi công kỹ nghệ bị lụt hoàn toàn có thể bị mối đe dọa bởi nước ô nhiễm hoáchất. 88 Ô nhiễm nước do những yếu tố tự nhiên ( núi lửa, xói mòn, bão, lụt, … ) hoàn toàn có thể rấtnghiêm trọng, nhưng không tiếp tục, và không phải là nguyên do chínhgây suy thoái và khủng hoảng chất lượng nước toàn thế giới. Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cânbằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quy trình tuần hoàn và thời hạn trả lạinguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tựnhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hài hòa và hợp lý, khônggiữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có. 2.2.2 Ô nhiễm nhân tạoA, Từ hoạt động giải trí hoạt động và sinh hoạt của con ngườiNước thải hoạt động và sinh hoạt ( domestic wastewater ) : là nước thải phát sinh từ những hộ giađình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa những chất thải trong quá trìnhsinh hoạt, vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải hoạt động và sinh hoạt là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinhhọc ( cacbohydrat, protein, dầu mỡ ), chất dinh dưỡng ( photpho, nitơ ), chất rắn và vitrùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng cácchất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chungmức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Nước thải đô thị ( municipal wastewater ) : là loại nước thải tạo thành do sự gộpchung nước thải hoạt động và sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của những cơ sở thươngmại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vàohệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lư chung. Thông thường ở những đô thị cóhệ thống cống thải, khoảng chừng 70 % đến 90 % tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽtrởthành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bảncủa nước thải đô thị cũng gần tương tự như nước thải hoạt động và sinh hoạt. Ở nhiều vùng, phân người và nước thải hoạt động và sinh hoạt không được giải quyết và xử lý mà quay trởlại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện kèm theo để lây lan và gây ônhiễm môi trường. Nước thải không được giải quyết và xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gâythiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật hoang dã và cây cối không hề sống sót. Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Cần Thơ, trung bìnhmỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom99đổ vào bãi rác chỉ khoảng chừng 60 %, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có hóa chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết những sông, kênh trên địa phậntỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông vận tải đường thủy và tranh thủ sử dụng khoảng chừng sông nhỏ hẹp ấy nhưmột mạng lưới hệ thống WC.Các bãi rác là nơi tiềm ẩn sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lýtriệt để thì nước từ những bãi rác theo nước mưa, chảy vào những ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm. Theo báo cáo giải trình mới nhất của Sở KHCN và MT TP. Hồ Chí Minh ( 22/10/2002 ) trung bìnhmỗi ngày sông Đồng Nai và Hồ Chí Minh phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ônhiễm từ nước thải hoạt động và sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao ( tiêu chuẩnsau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước. Còn tại những khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn nhưngchỉ thu gom và đưa ra những bãi rác được trên 60 % tổng lượng chất thải nên đã gây ônhiễm nguồn nước. B, Từ những hoạt động giải trí công nghiệpNước thải công nghiệp ( industrial wastewater ) : là nước thải từ những cơ sở sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải vận tải đường bộ. Khác với nước thải sinhhoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bảngiống nhau, mà phụ thuộc vào vào ngành sản xuất công nghiệp đơn cử. Ví dụ : nước thảicủa những nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn những chất hữu cơ ; nước thải của những xí nghiệp sản xuất thuộc da ngoài những chất hữu cơ còn có những kim loạinặng, sulfua, … Người ta thường sử dụng đại lượng PE ( population equivalent ) để so sánh mộtcách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đôthị. Đại lượng này được xác lập dựa vào lượng thải trung bình của một ngườitrong một ngày so với một tác nhân gây ô nhiễm xác lập. Các tác nhân gây ônhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD ( nhu yếu oxy hóa học ), BOD5 ( nhu yếu oxy sinh hóa ), SS ( chất rắn lơ lửng ). Ví dụ : Tính PE của nguồnnước thải có lưu lượng là 200 m3 / ngày, nồng độ BOD5 của nước thải là 1200 mg / L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong một ngày là 5010 g / người. ngày. Như vậy, xét so với thông số kỹ thuật BOD5, nước thải của nguồn thải nàytương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người. Có nhiều hoạt độngsản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong đó đa phần là : – Do những hoạt động giải trí sản xuất : Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp, khu chếxuất đã đi vào hoạt động giải trí ở nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế xuất có hệthống giải quyết và xử lý nước thải. Nhiều nhà máy sản xuất vẫn dùng công nghệ tiên tiến cũ, có khu công nghiệpthải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua giải quyết và xử lý. Chất lượng nước thải côngnghiệp đều vượt quá nhiều lần số lượng giới hạn được cho phép. Đặc biệt là nướcthải những ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàmlượng những chất gây ônhiễm cao, không được giải quyết và xử lý thải trực tiếp vào mạng lưới hệ thống thoátnước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng. – Do khai thác tài nguyên : Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn vất vả lớnnhất là giải quyết và xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này hoàn toàn có thể có cáchóa chất ô nhiễm mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất thải ởcác mỏ thường có những hợp chất sulfid-kim loại, chúng hoàn toàn có thể tạo thành axít, vớikhối lượng lớn chúng hoàn toàn có thể gây hại so với đồng ruộng và nguồn nước ở xungquanh. Bùn từ những khu mỏ chảy ra sông suối hoàn toàn có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gâylũ lụt. Một lượng chất thải rất lớn gồm có chất thải rắn, nước thải và bùn thảihàng năm, không được quản trị và giải quyết và xử lý, gây ônhiễm môi trường. – Hiện tượng ô nhiễm và ngọt ngào trầm tích ở những sông và biển do khai tháckhoáng sản cũng hoàn toàn có thể rình rập đe dọa đến đa dạng sinh học trong những thủy vực, đe dọađến sức khỏe thể chất của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng tác động đến những cộngđồng sống nhờ vào vào nguồn nước. Các chất thải hoàn toàn có thể làm bẩn những nguồnnước dự trữ khác như những túi nước ngầm. Xói lở từ những mái dốc không có rừng baophủ làm cáccon sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng năng lực lũ lụt. Khai tháckhoáng sản gần những lưu vực sông, đặc biệt quan trọng là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêmnhững rủi ro tiềm ẩn tai nạn đáng tiếc do bị ngập lụt. – Từ những lò nung và chế biến kim loại tổng hợp : Trong quy trình sản xuất và chế biến cácloại sắt kẽm kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và kadmium, môi trường bịảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor, Sunfuadioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như cáckim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ramôi trường. Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn11độc hại cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở những chất độchại này hoặc chúng xâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề vàảnh hưởng tới nguồn nước. Hàm lượng nước thải của những ngành công nghiệp nàycó chứa xyanua ( CN – ) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn được cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề những nguồn nước mặt trongvùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở những khu công nghiệp, khu công nghiệp, cụmcôngnghiệp tập trung chuyên sâu là rất lớn. Điều nguy khốn hơn là trong số những cở sở sản xuất công nghiệp, những khu chế xuấtđa phần chưa có trạm giải quyết và xử lý nước thải, khí thải và mạng lưới hệ thống hạ tầng đáp ứngyêu cầu bảo vệ môi trường. C, Từ y tếNước thải bệnh viện gồm có nước thải từ những phòng phẫu thuật, phòng xétnghiệm, phòng thí nghiệm, từ những Tolet, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng … cũng hoàn toàn có thể từ những hoạt động giải trí hoạt động và sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên thao tác trong BV. Nước thải y tế cókhả năng Viral rất mạnh những vi trùng gây bệnh, nhất là so với nước thảiđược xảra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Đặc tính của nướcthải BV : ngoài những yếu tố ô nhiễm thường thì như chất hữu cơ, dầu mỡ độngthực vật, vi trùng, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc trưng như những phếphẩm thuốc, những chất khử trùng, những dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, những đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quy trình chẩnđoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng thoáng rộng những chất tẩy rửa ( chất hoạt động giải trí bềmặt ) ở xưởng giặt của BV cũng tạo rủi ro tiềm ẩn làm xấu đi mức độ hoạt động giải trí củacông trình giải quyết và xử lý nước thải BV.Điểm đặc trưng của nước thải BV là sự Viral rất mạnh những vi trùng gây bệnh, nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lâynhiễm của những BV khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tốcơ bản có năng lực gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môitrường. Đặc biệt nguy hại khi nước thải bị nhiễm những vi trùng gây bệnh có thể12dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật hoang dã qua nguồn nước, qua những loại rau đượctưới bằng nước thải. Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và những mầm bệnh sinh học kháctrong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, những loại hóa chất ô nhiễm từ cơ thểvà chế phẩm điều trị, thậm chí còn cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danhmục chất thải nguy cơ tiềm ẩn, gây nguy hại cho người tiếp xúcTheo hiệu quả nghiên cứu và phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặthữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 – 1.000 lần tiêu chuẩn được cho phép, với nhiều loại vi trùng như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bạiliệt, những loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lầntiêu chuẩn được cho phép. Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu cóhàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được giải quyết và xử lý đúng mức, khôngchỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong cáckhu dân cư. Sau khi hòa vào mạng lưới hệ thống nước thải hoạt động và sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắpnơi, xâm nhập vào những loại thủy hải sản, vật nuôi, cây xanh, nhất là rau thủy canh. àtrở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơung thư và những bệnh hiểm nghèo khác cho người dân. D, Từ hoạt động sản xuấtnông – ngư nghiệpHoạt động nông nghiệpCác hoạt động giải trí chăn nuôi gia súc : phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không quaxử lý đưa vào môi trường và những hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp khác : thuốc trừsâu, phân bón từ những ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa những chất hóa học độc hạicó thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quy trình sản xuất nông nghiệp, hầu hết nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệthực vật ( BVTV ) gấp ba lần liều khuyến nghị. Chẳng những thế, nông dân còn sửdụng cả những loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor … Trong quátrình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo lãnh lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ dữ gìn và bảo vệ thuốc, thuốc khi mua về chưa sửdụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng hoạt động và sinh hoạt … Đa số vỏ chaithuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bánphế liệu … 13H oạt động ngư nghiệpNước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều điều kiện kèm theo thuận tiện cho ngành nuôitrồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do những hồnuôi trồng thủy hải sản gây ra không phải là nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nướctrong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủykhông được giải quyết và xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chấtthải nuôi trồng thủy hải sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, những chấttồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và những loại khoáng chất. Chất thải ao nuôi công nghiệp hoàn toàn có thể chứa đến trên 45 % Nitrogen và 22 % là cácchất hữu cơ khác, là nguồn hoàn toàn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sảnphát sinh trong môi trường nước. Bên cạnh đó, những xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy món ăn hải sản, tuynhiên trong quy trình chế biến đã thải ra môi trường hàng loạt lượng nước thải, baogồm cả hóa chất, chất dữ gìn và bảo vệ. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi không dễ chịu. Một tình hình đang xảy ra với những cơ sở nuôi trồng thủy hải sản là hiện tượng kỳ lạ thức ănnuôi trồng thủy hải sản gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi trường, ởcác doanh nghiệp và cá thể, nước ta có nghề nuôi cá lồng trên biển đangphát triển rất mạnh. Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hếtsức phức tạp. Mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống biểnmột lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn những loại. Lượng thức ăn này mộtphần do cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi sang khu vựcbiển gần đó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơcbăm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi … Tất cả đều tống xuống hàngchục nghìn ô lồng. E, Một số nguyên do khác – Sự ngày càng tăng dân số, mặt trái của quy trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạtầng yếu kém, lỗi thời : nhận thức của người dân về yếu tố môi trường còn chưacao. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền sở tại, cơ quan quản trị, tổ chức triển khai và cá thể cótrách nhiệm về trách nhiệm bảo vệ môi trường nước chưa thâm thúy và không thiếu ; chưathấy rõ ô nhiễm môi trườngnước là loại ô nhiễm gây nguy hại trực tiếp, hàngngày và khó khắc phục so với đời sống con người cũng như sự tăng trưởng bền14vững của quốc gia Các pháp luật về quản trị và bảo vệ môi trường nước còn thiếu ( ví dụ điển hình như chưa có những lao lý và quy trình tiến độ kỹ thuật ship hàng cho công tácquản lý và bảo vệ nguồn nước ). – Cơ chế phân công và phối hợp giữa những cơ quan, những ngành và địa phương chưađồng bộ, còn chồng chéo, chưa lao lý nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng. Chưa có kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và cỏc vựnglãnh thổ lớn. Chưa có những pháp luật hài hòa và hợp lý trong việc góp phần kinh tế tài chính để quản lývà bảo vệ môi trường nước, gây nên thực trạng thiếu vắng kinh tế tài chính, thu không đủ chicho bảo vệ môi trường nước. – giá thành góp vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường nước còn rất thấp ( 1 số ít nước ASEANđã góp vốn đầu tư ngân sách cho bảo vệ môi trường là 1 % GDP, còn ở Nước Ta mới chỉđạt 0,1 % ). – Các chương trình giáo dục hội đồng về môi trường nói chung và môi trườngnước nói riêng quá ít. Đội ngũ cán bộ quản trị môi trường nước còn thiếu về sốlượng, yếu về chất lượng ( Hiện nay ở Việt Nam trung bình cứkhoảng 3 cán bộquản lý môi trường / 1 triệu dân, trong khi đó ở một số ít nước ASEAN trung bình là70 người / 1 triệu dân ) – Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật, cácnguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng tác động lớn đến môi trườngnước và sức khỏe thể chất nhân dân. 2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nước đến đời sống – xã hội và môitrường sinh tháiNguồn nước đóng vai trò rất quan trọng so với hầu hết những hoạt động giải trí của conngười. Hàng ngày con người khai thác và sử dụng 1 lượng lớn nước ship hàng chocác hoạt động giải trí khác nhau như dùng trong hoạt động và sinh hoạt, tưới tiêu trong nông nghiệp, trong công nghiệp … Nguồn nước cũng có 1 vai trò quan trọng trong việc điều hòakhí hậu, duy trì đa dạng sinh học … Vì vậy nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì sẽ gâytác động bất lợi đến cho sức khỏe thể chất con người và cả môi trường sinh thái xungquanh. 2.3.1. Sức khỏe con ngườia. Do sắt kẽm kim loại trong nước : 15 * Trong nước nhiễm chìChì có tính độc cao so với cả con người. Người bị nhiễm độc chì hoàn toàn có thể ảnhhưởng đến 1 số cơ quan trong khung hình như dạ dày, ruột non, cơ quan sinh sản … Các triệu chứng khi bị ngộ độc chì : đau bụng trên, táo bón, nôn mửa, ở trên lợicủa người bị nhiễm độc chì thấy 1 đường xanh đen do chì sunfua đọng lại. * Trong nước nhiễm thủy ngânLà chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thủy ngân ítbị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật trải qua chuỗivà lưới thức ăn. Rong biển hoàn toàn có thể tích tụ lượng thủy ngân hơn 100 lần trong nước ; cá thu hoàn toàn có thể chứa đến 120 ppm Hg / kg. Nhiễm độc thủy ngân kinh niên hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tác động nghiêm trọng tới hệ thầnkinh và thận, gây ung thư và đổi khác gene. Các triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân : khi bị nhiễm độc thủy ngân thì cótriệu chứng ho, khó thở, thở gấp, sốt, buồn nôn và có cảm xúc đau thắt ở ngực … * Trong nước nhiễm AsenAsen gây ra 3 tác động ảnh hưởng chính đến sức khỏe thể chất của con người : làm đông keoprotein, tạo phức với AsenIII và tàn phá quy trình photpho hóa. Các triệu chứng của nhiễm độc asen như : ở thể cấp tính gây ho, tức ngực vàkhó thở, mất cân đối, đau đầu, nôn mửa, đau bụng đau cơ. Nếu nhiễm độc kinhniên thì tác động ảnh hưởng đến da như đau, sưng tấy da, vệt trắng trên móng tay … * Trong nước nhiễm CromHợp chất CR + rất độc, hoàn toàn có thể gây ra ung thư phổi, gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim .. b. Vi khuẩn trong nước thảiVi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải hoạt động và sinh hoạt của con ngườivà động vật hoang dã như tả, thương hàn .. gây ra những bệnh như bệnh đường ruột, những bệnhdo kí sinh trùng, vi trùng, nấm mốc, những bệnh do trung gian ( sốt rét .. ) Hậu quả chung của thực trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc những bệnhcấp và mạn tính tương quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư … ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngàycàng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi hoạt động và sinh hoạt. 16N goài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho những ngành sản xuấtkinh doanh, những hộ nuôi trồng thủy hải sản. 2.3.2. Môi trường sinh thái2. 3.2.1. Nước và sinh vật nước – Nước ngầm : những chất thải nặng thải ra từ trong hoạt động và sinh hoạt, sản suất lắng xuống đấysông, hồ. 1 phần chất thải này được những sinh vật tiêu thụ, phần còn lại thấm xuốngmạch nước bên dưới lòng đất ( nước ngầm ) làm ảnh hưởng tác động đến nguồn nước nàytheo khunh hướng xấu. Ngoài ra việc người dân thiết kế xây dựng những hầm chứa chất thải, chon chất thải xuống lòng đất cũng làm tác động ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm khanhiếm. – Nước mặt : Do nhiều nguyên do khác nhau dẫn đến mất cân đối giữa lượngchất thải ra môi trường và những sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này dẫn đến 1 sốlượng chất thải không được phân hủy vẫn lưu lại trong nước, lâu ngày làm nguồnnước không được trong sáng, chất lượng giảm sút. – Sinh vật nước : Ô nhiễm nước tác động ảnh hưởng trực tiếp đến những loài thủy sinh đặc biệtlà ở tuy nhiên, hồ. Nước bị ô nhiễm, thủy sinh sống trong nước lâu ngày hấp thụ cácchất ô nhiễm dẫn đến biến hóa khung hình hay hoàn toàn có thể là chết đi. Ở những đại dương cũng bịảnh hưởng bởi ô nhiễm, làm cho những sinh vật biển không có nơi sống, 1 số vùngcó nhiều loài sinh vật biển chết hàng loạt. + Thủy triều đen : Tình trạng chất lượng nước hồ giảm bất ngờ đột ngột nghiêm trọng vàtình trạng cá chết hàng loạt trong nhiều ngày kể từ thập niên 1970. Hiện tượng nàyđược những nhà khoa học gọi tên là “ thủy triều đen ”. Phân tích những mẫu nước hồ lấytừ nhiều nước trên quốc tế cho thấy hiện tượng kỳ lạ “ thủy triều đen ” thường xảy tronghồ nước vào mùa thu. Khi đó, chất hữu cơ dưới đáy hồ mở màn phân hủy dưới tácdụng của những vi sinh vật, làm thiếu ôxy dưới đáy hồ, giảm hàm lượng pH và tăngnồng độ những gốc axít kali nitrat. Chu kỳ này làm tăng thực trạng thiếu ôxy trongnước và lây lan hợp chất sunfua, biến nước hồ có màu đen và mùi hôi. Trong quátrình biến hóa chất lượng nước, những hoạt động giải trí của con người như thải chất thảicông nghiệp và hoạt động và sinh hoạt vào hồ cũng hoàn toàn có thể tạo ra “ thủy triều đen ”. + Thủy triều đỏ : Thủy triều đỏ là do sự tăng trưởng cực thịnh của những loài tảo nhỏli ti, thủy triều đỏ làm nước biển đổi màu từ trong xanh đến vàng nhạt -> vàngthẫm -> đỏnhư17phamáuThông thường, thủy triều đỏ được tạo ra bởi một khối lượng lớn tảo độc có tên gọidinoflagellates và cyanobacteria, chúng sinh sôi nảy nở và chết đi với vận tốc cựcnhanh, nó làm nước đại dương bị nhiễm độc nặng. 2.3.2. 2. Đất và những loại thực vật-Đất : nước bị ô nhiễm mang nhiều chất ô nhiễm thấm vào đất làm đổi khác đặctính của đất, làm năng lực giữ nước và thoát nước của đất bị biến hóa, gây ra hiệntượng “ nước phèn ” dẫn đến đóng thành váng trên mặt đất ( đóng phèn ), làm cho đấtbị chua hóa. – Các loại thực vật : những chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không chỉ gây ảnhhưởng cho đát mà còn ảnh hường đến những loài thực vật, sinh vật sống trong đất. + Các ion sắt II và MnII ở nồng độ cao là những chất ô nhiễm so với thực vật. + Cu trong nguồn nước ô nhiễm từ những khu công nghiệp thải ra thấm vào đất cótính độc với những loại thực vật ở mức độ trung bình. + Các chất ô nhiễm làm giảm quy trình phân hủy chất của 1 số vi sinh vật trong đất. + Là nguyên do làm giảm năng lực chống chịu của cây cối, làm cây cối khôngphát triển được, hoàn toàn có thể bị thối gốc mà chết. 2.3.2. 3. Không khíÔ nhiễm môi trường nước không chỉ tác động ảnh hưởng đến đất, nước, những loại thực vậthay thủy sinh mà còn ảnh hưởng tác động đến không khí. Các chất ô nhiễm trong khí thảikhi nước bị bốc hơi – theo hơi nước vào không khí làm cho tỷ lệ bụi bẩn ngàycàng tăng lên. Một số chất khí ô nhiễm được hình thành từ việc phân hủy những hợpchất hữu cơ có trong nước thải như CO2, SO2, CO. .. làm ảnh hưởng tác động nghiêm trọngđến bầu khí quyển của tất cả chúng ta. III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠIVIỆT NAM3. 1 Biện pháp chungCăn cứ để lựa chọn những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm là những công ước quốc tế liênquan ; luật vương quốc và quyền hạn được định ra những pháp luật riêng của địa phươngphù hợp với những văn bản pháp quy đó để vận dụng có hiệu suất cao trong điều kiện kèm theo thựctế của khu vực. Những giải pháp chung sau cần phải được xem xét thực thi : 1. Để phòng ngừa ô nhiễm môi trường tốt thì việc tiên phong cần làm là Việt Namphải tham gia rất đầy đủ vào những công ước quốc tế tương quan như Marpol ( cả 6 phụ18lục ), Basel và những nghị định thư, CLC 1992 và Fund 1992, Công ước về hệ thốngchống hà của tàu vì chúng tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành những kế hoạch vềkiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không chỉ so với những đối tượng người tiêu dùng trong nước màvới cả những đối tượng người dùng quốc tế tham gia hoạt động giải trí giao thông vận tải trên tuyếnđường thủy của Nước Ta. Đối với những công ước chưa có hiệu lực thực thi hiện hành như bunker2001, quản trị nước dằn và cặn bùn tàu v.v thì địa thế căn cứ vào những tiêu chuẩn của chúngđể phát hành những văn bản của địa phương với những tiêu chuẩn tương tự vớiquy định của những công ước này và tương thích với điều kiện kèm theo của khu vực. 2. Xây dựng và tiến hành những kế hoạch ứng phó với những sự cố môi trường, nhất làsự cố tràn dầu, để bảo vệ phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năngthành thục của những bộ phận tương quan và duy trì tốt mối quan hệ, thông tin liên lạcgiữa những bên tương quan. 3. Tăng cường mạng lưới hệ thống kiểm tra, trấn áp để bảo vệ những lao lý đã đượcban hành được thực thi trang nghiêm, khắc phục thực trạng thực thi một cách đốiphó hay gian dối. Có chế tài xử phạt với mức giải quyết và xử lý đủ sức răn đe so với những viphạm. 4. Do hoạt động giải trí phòng chống ô nhiễm là phi doanh thu và cần nguồn kinh tế tài chính lớnnên cần tập trung chuyên sâu góp vốn đầu tư trang thiết bị cho một TT dịch vụ công của khu vực ( Trong trường hợp này nên chọn Trung tâm ứng cứu dầu tràn khu vực phía NamNASOS ) phân phối được những yên cầu của những pháp luật vương quốc và quốc tế và phùhợp với quy mô hoạt động giải trí giao thông vận tải thủy cũng như lưu lượng sản phẩm & hàng hóa, hànhkhách trải qua những cảng trong khu vực. 5. Khuyến khích sự tham gia của những đơn vị chức năng nghiên cứu và điều tra về môi trường, tổ chức triển khai phichính phủ vào việc phản biện những dự án Bất Động Sản giao thông vận tải đường thủy có tác động ảnh hưởng tới môitrường. 6. Có chính sách thích đáng để khuyến khích xã hội hóa việc góp vốn đầu tư vào công tác làm việc ứngcứu, xử lý sự cố môi trường trong đó gồm có chủ trương về tương hỗ kinh tế tài chính từnguồn thu phí, cho vay vốn khuyễn mãi thêm, ưu tiên tham gia 1 số ít dịch vụ tương quan để bùlỗ cho hoạt động giải trí bảo vệ môi trường. 7 Tăng cường công tác làm việc tuyên truyền, giáo dụctrong hội đồng những người hoạt động giải trí trong nghành để nâng cao nhận thức vềmôi trường và nghĩa vụ và trách nhiệm phải bảo vệ môi trường. Huấn luyện những người trực19tiếp tham gia vào những kế hoạch ứng phó khẩn cấp để nâng cao kiến thức và kỹ năng thực thicông việc khi có sự cố xảy ra. 8. Di dời những cảng, xí nghiệp sản xuất đóng, sửa chữa thay thế tàu ra khỏi TT và xa khu vựcdân cư. 9. Giám sát và nhìn nhận mức độ ô nhiễm sau sự cố để có cơ sở đòi bồi thường hợplý do việc gây ô nhiễm và thiệt hại. Áp dụng giải pháp kinh tế tài chính vào yếu tố bào vệmôi trường là “ người gây ô nhiễm phải trả tiền ”. 10. Cần củng cố và nâng cấp cải tiến cơ cấu tổ chức quản trị giữa những ban ngành để tránh tình trạngchồng chéo công dụng và quyền hạn. phải có sự phối hợp và thống nhất chỉ đạohành động giữa những bộ – ngành, những cơ quan chức năng từ TW đến địaphương trong công tác làm việc quản trị và nhìn nhận ảnh hưởng tác động môi trường trong vùng nướccảng, trên cơ sở đó tham mưu cho những cấp có thẩm quyền lập kế hoạch bảo vệ môitrường. 3.2 Biện pháp cụ thể3. 2.1 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do rác thải – Việc nâng cấp cải tiến phương tiện đi lại thu rác có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giải quyết và xử lý ráctại nguồn, tại từng hộ mái ấm gia đình, từng cá thể trong khi môi trường đang có ô nhiễmnghiêm trọng nhất là yếu tố giải quyết và xử lý rác thải hoạt động và sinh hoạt, rác thải công nghiệp … + Rác hữu cơ trong thùng rác màu xanh lá cây hoàn toàn có thể đem chế biến thành phânbón, ủ kín phân hủy nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên nhiên. + Rác vô cơ, rác khó phân hủy trong thùng rác màu đỏ hoàn toàn có thể tịch thu lại để tái chế, hay giải quyết và xử lý tùy theo từng loại rác … + Rác ô nhiễm trong thùng rác màu vàng hoàn toàn có thể giải quyết và xử lý riêng bằng những phương phápphù hợp … + Nước thải thu được trong thùng màu xám không đổ xuống ao hồ sông ngòi, màlắng lọc dùng giải quyết và xử lý hóa chất để tịch thu lại … + Việc sử dụng thùng rác 3R – W có ưu điểm hơn so với sử dụng túi nilon riêng biệtcả về kinh tế tài chính và chiêu thức giải quyết và xử lý. – Tuy đã có những pháp luật rất đơn cử về việcthải rác so với những phương tiện đi lại thủy khi hoạt động giải trí trên tuyến nhưng việc thựchiện những pháp luật này mới chỉ vận dụng triệt để so với những tàu lớn và tàu nướcngoài tới khu vực. Trong thời hạn tới, đề xuất kiến nghị một số ít giải pháp sau : 20 – Nghiên cứu lựa chọn khu vực để thiết kế xây dựng một TT chứa và giải quyết và xử lý rác thảiriêng cho những hoạt động giải trí giao thông vận tải vận tải đường bộ thủy. – Bắt buộc những tàu nhỏ có số nhân viên cấp dưới từ 3 người trở lên phải vận dụng những biệnpháp quản trị rác thải gồm có việc thu gom và phân loại như lao lý của phụ lụcV của Marpol. – Cấm đốt rác trên tàu khi tàu đang chạy, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến đểhạn chế ô nhiễm không khí do khí thải và bay bụi từ việc đốt. – Áp dụng giải pháp tính phí “ không phân biệt ” – Bất cứ tàu nào ghé cảng đềuphải trả phí thu gom rác dù có tạo ra rác hay không và đưa ra tiến trình thông báosử dụng thiết bị tiếp đón rác của cảng. Muốn vậy thì cần phải biến hóa cách tínhcảng phí để tích hợp loại phí thu gom rác vào và phải góp vốn đầu tư những thiết bị tiếp nhậncác loại rác khác nhau để thực thi việc làm một cách linh động và hiệu suất cao. 3.2.2 Biện pháp giảm thải ô nhiễm do tràn dầuDo lượng dầu thông qua những cảng trên tuyến TP.Hồ Chí Minh – Vũng Tàu là rấtlớn, cộng với số lượng tàu lưu thông trên tuyến cũng cao nhất nước nên nguy cơgây ô nhiễm dầu là lớn nhất và cần phải đặc biệt quan trọng ưu tiên phòng chống. – Cần thẩm định và đánh giá và tiến hành ngay kế hoạch khẩn cấp ứng phó sự cố dầu tràn nhưđề xuất của Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh. – Tăng cường mạng lưới hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn hàng hải trên toàn tuyến, đưa vào sử dụnghệ thống VTS đã lắp ráp để tăng độ bảo đảm an toàn lưu thông tàu thuyền trên tuyến. Kiểmtra giám sát ngặt nghèo của những phương tiện đi lại thủy, đặc biệt quan trọng là những phương tiện đi lại thủy nộiđịa về việc lưu thông, neo đậu, bảo đảm an toàn trang thiết bị và con người điều khiểnphương tiện. – Tăng cường góp vốn đầu tư cơ sở vật chất cho một đơn vị chức năng hạt nhân trên tuyến để có đủnăng lực xử lý sự cố tràn dầu ở Lever cấp II. – Các tàu chở dầu khi vào những cảng trên tuyến bắt buộc phải có đủ những giấy chứngnhận bảo đảm an toàn theo lao lý và phải có giấy ghi nhận bảo hiểm nghĩa vụ và trách nhiệm dânsự so với ô nhiễm dầu với mức tương tự với công ước LLMC. – Biện pháp sử dụng phao quây và lực lượng trực ứng cứu phòng ngừa dầu tràn ratừ những tàu hoàn toàn có thể thực thi theo hai tiến trình : i. Giai đoạn một : vận dụng cho tổng thể những tàu dầu khi bơm nhận, trả hàng cũng nhưcho tổng thể những tàu khi nhận nguyên vật liệu tại cầu hay ở nơi neo, đậu phao. 21 ii. Giai đoạn hai : vận dụng cho toàn bộ những tàu khi nằm cầu hay neo đậu trên tuyến. – Các tàu phải duy trì những kế hoạch ứng cứu sự cố đến khi công tác làm việc bơm nhận, trảdầu kết thúc. – Khi có sự cố tràn dầu cần vận dụng những quá trình như yêu cầu của Chi cục bảo vệmôi trường thành phố. 3.2.3 Biện pháp giảm thải ô nhiễm môi trường nước do hàng độc hạiHàng hóa ô nhiễm chở trên tàu gồm có hai nhóm chính là chất độc lỏng chở xô vàchất có hại đóng trong bao gói. Các giải pháp đề xuất kiến nghị gồm có : – Tàu chở loại hàng này phải có giấy ghi nhận tương thích đặc biệt quan trọng, phải báo trướccho chính quyền sở tại cảng về thời hạn tàu tới cảng và phải có giấy ghi nhận bảohiểm nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự so với sự cố gây ô nhiễm với mức tương tự với côngước LLMC. – Cấm thải cặn hàng và nước có lẫn hàng lỏng ô nhiễm xuống sông trên tuyến vàvùng nước của cảng. Khi cần thải cặn hàng hoặc nước lẫn hàng bắt buộc phải sửdụng những thiết bị đảm nhiệm từ trên bờ. Đơn vị làm dịch vụ thu gom chất thải củaloại hàng này phải có đủ năng lượng và có giấy phép của cơ quan chức năng. – Hàng ô nhiễm chở trong bao gói phải có vừa đủ ký mã hiệu bộc lộ rất đầy đủ đặctính của hàng. Các thông tin về hàng gồm hạng mục, số lượng và vị trí xếp trên tàuphải được gửi cho chính quyền sở tại cảng trước khi tàu tới khu vực đón trả hoa tiêu tạiVũng Tàu. – Cấm vứt bỏ, đốt rác, vật tư bao gói, chèn lót có lẫn hàng ô nhiễm khi tàu dichuyển, neo đậu hay nằm cầu trên toàn tuyến. Cặn hàng và những vật tư chèn lót, bao gói có lẫn hàng phải được thu gom và báo cho chính quyền sở tại cảng biết để đượcđưa đi giải quyết và xử lý theo đúng tiến trình và lao lý của pháp lý về môi trường. 3.2.4 Biện pháp giảm thải ô nhiễm nguồn nướcCác nhà khoa học đã cho biết nước ngọt trên toàn cầu này là có hạn. Tổng số nướcngọttrên toàn cầu ước tính chỉ còn chưa đến một tỉ ki-lô-mét khối. Số nước đóđược coi là đủcho đến năm 1990 khi trái đất có 3 tỉ người. Dự kiến đến năm2025 trái đất sẽ thêm3 tỉ người nữa, thành 6 tỉ người thì nguồn nước lấy đâucho đủ ? Trên quốc tế không phải nước nào cũng suôn sẻ được trời cho đủ nướcngọt để dùng. Nước Nước Singapore trọn vẹn không có nước ngọt, phải mua nướccủa Malaysia về chếbiến. Một số nước ở Cận Đông cũng xảy ra tranh chấp về22nguồn nước. Trong khi đó côngnghiệp ngày càng tăng trưởng thì lượng nước dùngtrong côn nghiệp càng nhiều, nướcthảicông nghiệp càng làm cho ao hồ, sôngngòi bị ô nhiễm, làm giảm lượng nước ăn, chăn nuôi và trồng trọt. Đồng thời chấtthải của vật nuôi vừa làm ô nhiểm nguồn nước, vừa làm ngày càng tăng khímethane làmtăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ấm dần do mối đe dọa hâm sôi toàn thế giới. Làmbăng tan, làm khí hậu biến hóa thất thường, chỗ gây lũ lụt, chỗ gây hạn hát. – Giải pháp kỹ thuật. Thực hiện quy hoạch chất lượng nước : mỗi một dòng sông hay đoạn sông đều cómụcđích sử dụng riêng không liên quan gì đến nhau và yên cầu chất lượng nguồn nước khác nhau. Vì vậynội dung cơbản của quy hoạch chất lượng nước là : ( * ) Tiến hành xác lập mục tiêu sử dụng cho những sông, thậm chí còn cho từng đoạnsông. Việc xác lập mục tiêu sử dụng cho những dòng sông do những cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền ở địa phương và TW quyết định hành động dựa trên việc khảo sátchi tiết kỹ lưỡng những nguồn ô nhiễm hiện tại, những loại sử dụng nước hiện tại vàtương lai trên cơ sở bảo đảmcông bằng giữa những hộ dùng nước ở thượng lưu vàhạ lưu. ( * ) Xây dựng những tiêu chuẩn chất lượng nước thích hợp cho từng mô hình sửdụng nước. ( * ) Đề xuất những giải pháp nhằm mục đích đạt được chất lượng nước tương thích với tiêuchuẩn đã lao lý so với mục tiêu sử dụng đã đề ra. – Xây dựng mạng lưới hệ thống thông tin chất lượng nước : ( * ) Xây dựng mạng lưới monitoring chất lượng nước trong vùng. Monitoring làmột công cụ không hề thiếu được trong quản trị chất lượng nước nói chung vàđánh giá tình hình ô nhiễm nguồn nước nói riêng. Monitoring chất lượng nước làcông cụ quan trọng để tích lũy số liệu nhằm mục đích hiểu được thực trạng chất lượngnước, phát hiện xu thế biến hóa chất lượng nước, mối quan hệ nguyên do – hậuquả và trên cơ sở đó đề ra những giải pháp thích hợp để bảo vệ chất lượng nước. Vềnguyên tắc có 2 loại monitoring chất lượng nước : Monitoring chất lượng nướcmột tiềm năng và monitoring chất lượng nước đa tiềm năng. Hầu hết nguồn nướccác sông suối ở nước ta không chỉ ship hàng cho sản xuất nông nghiệp và côngnghiệp mà còn là nguồn phân phối nước cho dân số trong vùng như siêu thị nhà hàng, 23 hoạt động và sinh hoạt, vui chơi, nuôi trồng thủy hải sản … nên mạng lưới monitoring chất lượngnước yêu cầu là mạng lưới monitoring chất lượng nước đa tiềm năng. ( * ) Xây dựng ngân hàng nhà nước tài liệu chất lượng nước. Trong công tác làm việc quản trị và bảovệ tài nguyên quốc tế yếu tố số lượng thì những thông tin về chất lượng nướcngày càng có vị trí quan trọng. Nhưng rất đáng tiếc trên thực tiễn số liệu lại nằm rảirác ở nhiều nơi, số liệu nhiều khi chồng chéo và không được update kịp thời. Mặt khác, nhu yếu về thong tin chất lượng nước ngày càng trở nên cấp thiết vàđa dạng. Các ngành kinh tế tài chính như nông nghiệp, công nghiệp, thủy hải sản, du lịch … rấtcần số liệu về chất lượng nước để có những quyết định hành động cho sản xuất hiện tại vàphát triển trong tương lai. Những cơ quan nghiên cứu và điều tra cần số liệu tổng lực vềnước để dự báo diễn biến ô nhiễm nước. Các nhà quản lýtài nguyên nước cần tài liệu tổng hợp về nước để hoạch định chủ trương, chiếnlược, kiến thiết xây dựng những mạng lưới hệ thống văn bản pháp chế về khai thác, bảo vệ tăng trưởng bềnvững tài nguyên nước. Vì vậy, việc kiến thiết xây dựng ngân hàng nhà nước tài liệu chất lượng nướclà một nhu yếu cấp thiết trong công tác làm việc quản trị và bảo vệ chất lượng nước. Ở đâyngân hàng tài liệu không phải chỉ là nơi thuần túy tàng trữ số liệu mà đó chính làmột quy mô có tính năng tập hợp, update và xử lý số liệu nhằm mục đích đưa ra cácthông tin thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu phong phú của người sử dụng. – Các giải pháp tài chínhNước qua khu công trình hoặc qua giải quyết và xử lý có giá trị sử dụng ( nước được coi là hànghoá ) chính thế cho nên phải nhanh gọn kiến thiết xây dựng những chủ trương kinh tế tài chính về nướcnhằm gắn chặt giữa công tác làm việc góp vốn đầu tư thiết kế xây dựng, khai thác sử dụng tài nguyên nướcvới nghĩa vụ và trách nhiệm góp phần kinh tế tài chính ship hàng cho việc quản trị khai thác, trùng tu bảodưỡng, trùng tu tăng cấp và phòng chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra. TheoLuật Tài nguyên nước pháp luật : Tổ chức cá thể khai thác, sử dụng tài nguyênnước có nghĩa vụ và trách nhiệm kinh tế tài chính và góp phần công sức của con người, kinh phí đầu tư cho việc xây dựngcông trình bảo vệ, khai thác sử dụng tài nguyên nước, phòng chống và khắc phụchậu quả do nước gây ra. + Thuế những loại vật tư gây ô nhiễm nguồn nước : Thuế vật tư so với ô nhiễm đadiện nghĩa là ô nhiễm xảy ra nhưng rất khó thậm chí còn không hề xác lập đượcnguồn gây ô nhiễm, ví dụ điển hình như ô nhiễm do hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp, ở đây tất cả chúng ta rất khó xác lập người đơn cử gây ô nhiễm. Nhưng rõ ràng những vật24tư nông nghiệp họ dung là những tác nhân gây ô nhiễm đáng kể, như phân hoáhọc, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ … Vì vậy, trong trường hợp này có một cách giảiquyết là đánh thuế những loại vật tư gây ô nhiễm. Nguyên tắc được sử dụng ở đây lànông dân vẫn có quyền sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nhưng họ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với hậu quả gây ô nhiễm môi trườngdo việc sử dụng hóa chất nông nghiệp gây ra, và như vậy nếu thuế đủ cao để việctăng giá vật tư làm cho họ phải sử dụng hóa chất nông nghiệp giảm đi hoặc tìmbiện pháp thay thế sửa chữa như vận dụng IPM, bón phân hài hòa và hợp lý và như vậy sẽ giảm ônhiễm. + Phí xả nước thải vào nguồn nước : Phí xả nước thải so với nguồn ô nhiễmđiểm. Việc thực thi loại phí này phản ánh rõ ràng nguyên tắc “ ai gây ô nhiễm người đó phải trả tiền ” ở đây không chỉ những cơ sở sản xuất xả chất thải phải chịuphí mà cả những ai gây ô nhiễm cũng phải chịu phí kể cả những hộ mái ấm gia đình xả nướcthải hoạt động và sinh hoạt của mình. – Giải pháp tuyên truyền giáo dục về pháp luậtTiến hành những hình thức trao đổi trực tiếp với những địa phương để phổ cập LuậtTài nguyên nước và xem xét tình hình thực thi. Lấy quan điểm của những địa phươngvề những nội dung cần lao lý trong những văn bản dưới luật. Xây dựng tổ chức triển khai thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác làm việc thanhtra pháp chế, giải quyết và xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp lý về tài nguyênnước. Thông qua những phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về phápluật pháp luật so với tài nguyên nước. Những dịch chuyển tự nhiên cùng với sựphát triển kinh tế tài chính – xã hội ngày càng tăng trưởng đang tạo ra những biến hóa lớn vềtài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng cả về chất và lượng. Nhận thức đượcnhững biến hóa hiện tại cũng như Dự kiến đổi khác trong tương lai là rất là cầnthiết để phối hợp giữa những ngành, những cấp trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tàinguyên nước của lưu vực sông Hồng một cách hài hòa và hợp lý và bền vững và kiên cố. Trên đây là một số ít giải pháp giảm ô nhiễm đang được được nhà nước chăm sóc vàđược vận dụng một cách thoáng đãng trải qua nghiên cứu và điều tra yếu tố ô nhiễm môi trườngvà những kinh nghiệm tay nghề thực tiễn chống ô nhiễm công nghiệp ở nước ta. 25

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay