Bài tiểu luận ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phụcb – Tài liệu text

Bài tiểu luận ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phụcb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.8 KB, 30 trang )

Bạn đang đọc: Bài tiểu luận ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phụcb – Tài liệu text

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA HÓA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phục.

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Hồng Vân
Học viên: Hoàng Việt Phương
Lớp: CH – K24
Chuyên ngành: Hóa phân tích
Hà Nội – 2015

1

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, cùng với vòng quay của bánh xe thời gian
thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai
từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người,
tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh
vật khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người,
là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư
liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Bởi vậy, nếu không có đất đai
thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành
sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày
nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến

đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một
quốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có ghi:“Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất
đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh
quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương
máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay!”
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó
còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của
quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai
còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà
đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua
các thế hệ…
Hiện nay, môi trường sống trên trái đất đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều đó
trở thành mối lo lắng chung cho các quốc gia vì ô nhiễm môi trường làm giảm
chất lượng sống con người và làm biến đổi đặc điểm sinh thái trái đất. Đất đai
cũng bị nhiều bãi rác khổng lồ lấn chiếm. Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu
bị lạm dụng khiến đất ngày càng trở nên bạc màu, mặn hóa, phèn hóa.
Những khu rừng bị chặt phá hoặc khai thác bừa bãi đã khiến cho lượng đất
trống đồi núi trọc tăng cao gây hậu quả khôn lường. Rác thải, chất thải đang
gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ độc hại.Vì vậy, tình trạng ô nhiễm môi
trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng hiện nay đã lên tới mức
báo động, trở thành hiểm họa chung cho toàn cầu. Ở Việt Nam thực tế suy
thoái tài nguyên đất cũng đáng lo ngại và nghiêm trọng nên em lựa chọn đề
tài “Ô nhiễm môi trường đất và các biện pháp khắc phục”
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2

I.ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I.1. Định nghĩa:
Đất là lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất (khoảng dưới 30km), luôn bị biến đổi
tự nhiên dưới tác dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật, của con
người, khi xuất hiện loài người. Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá,
trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu
cấu trúc phẫu diện và độ dày. Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới
dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào
quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai
đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về
sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của
đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá
trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ
và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật
liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá
gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác
phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch
quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu
sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất,
núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy,
sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.
Đối với sản xuất nông-lâm ngiệp, đất là nguyên liệu sản xuất độc đáo, là tư
liệu sản xuất, là đối tượng lao động đặc biệt. Để sử dụng đất được lâu bền
cần phải duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Muốn vậy thái độ của
con người đối với đất cũng phải được “chăm sóc” như đối với thực vật và
động vật. Thực tế con người chỉ quan tâm đến vỏ ngoài trái đất có độ sâu
khoảng 16km.
I.2. Vai trò của đất đối với con người

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó
cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người
và các sinh vật khác trên trái đất. Nếu không có đất đai thì không có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của
cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Đất liền
ở lục địa: 12% đất canh tác; 24% đất trồng cỏ, chăn nuôi; 32% đất ruộng;
32% đất dân cư, đầm lầy, ngập mặn. Hằng năm có 15% diện tích đất trên
thế giới bị suy thoái. Đối với Việt Nam: Tổng số là 33 triệu ha. Trong đó
70% đất đồi núi dốc, 7.2% là đất tốt (đất ba gian), đồng bằng đất phù sa
khoảng 3 triệu ha, khoảng 20% diện tích đất là tốt.
Đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó
còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả
xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh
của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia.
3

Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị
trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể
chuyển nhượng qua các thế hệ.
II.THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT
Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và
các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v… Thành
phần chính của đất được trình bày trong hình sau:
Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể
thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:




Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.
Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh
dưỡng của đất.
Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.
Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.
Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí
hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.
II.1.Chất khoáng trong đất
Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là: khoáng vô cơ,
khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật
hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh.
Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi
quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do
chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không
khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ
thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ,
phôtpho, v.v…
Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ
có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành
phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành
đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất
phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học
trong đất và tác động của con người.
II.2.Nước và khí trong đất

II.2.1.Không khí.
Một loại đất tốt chứa khoảng 25% không khí. Côn trùng, ấu trùng và sinh học
đất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất cũng là nguồn ni tơ khí
quyển quan trọng cho cây trồng.
4

Đất được thông khí tốt có nhiều lỗ rỗng giữa các hạt đất. Nếu lỗ này quá nhỏ
thì không khí sẽ khó thâm nhập vào như loại đất sét, còn các lỗ quá to như
đất cát thì lại chứa quá nhiều không khí có thể làm cho chất hữu cơ bị phẩn
hủy quá nhanh.
lên các luống trồng hay sử dụng các công cụ nặng tác động lên đất và đừng
bao giờ làm đất khi chúng vẫn còn rất ẩm ướt.
II.2.2.Nước.
Đất tốt để trồng thường chứa 25% nước. Cũng như không khí, nước được
giữ trong các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Các lỗ lớn thì khiến cho nước mưa hay
nước tưới di chuyển xuống vùng rễ và vào tận tầng đất cái. Trong đất cát, các
lỗ rỗng lớn cũng khiến cho nước thoát ra ngoài quá nhanh và đất hay bị khô.
Các lỗ rỗng nhỏ khiến nước bị đẩy ngược lại trong quá trình thẩm thấu.
Ở những chỗ đất bị ứ nước, thì nước đã lấp đầy các lỗ rỗng và đẩy
không khí ra ngoài, làm cho các sinh vật đất và rễ cây bị ngạt thở.
Lý tưởng nhất là đất của bạn cần có sự kết hợp của các lỗ rộng lớn và
nhỏ đan xen. Một lần nữa các chất hữu cơ lại đóng vài trò quan trọng vì
nó hấp thu nước và giữ lượng nước đủ cho rễ cây.
Phần rỗng xốp trong đất chứa đầy nước và khí. Độ lớn của các khoảng trống
được quy định bởi mật độ hạt và độ xốp. Dạng đất chứa nhiều khoáng sét
thường có độ rỗng xốp lớn nhất. Đất cát độ rỗng xốp của hạt nhỏ, chứa một
lượng nước ít ỏi. Ngược lại, đất sét chứa rất nhiều nước và nó giữ một lượng
nước ở các lỗ rỗng nhỏ và rất khó thoát ra.
Nước trong đất có thể chảy qua đất nhờ những rãnh nhỏ (đường kính d<10 micromet). Nước giữ trong các lỗ xốp có d<2 micromet thường không sử
dụng được cho cây trồng bởi nó tồn tại dưới dạng hơi nước trong đất. Khi tiếp
xúc với nước thì một phần nhỏ các chất dinh dưỡng của đất bị hòa tan. Khí
trong đất được xác định qua hàm lượng Oxi của chúng cần cho sự phân hủy,
oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Khí trong đất có hàm lượng nước cao hơn
không khí bình thường bởi liên kết của chúng trong các lỗ trống và không gian
trống của đất khác nhau, lượng CO2 trong khí có trong đất lớn gấp 5-100 lần
lượng CO2 có trong khí quyển. Khi quá trình trao đổi chất giữa địa quyển và
khí quyển không đầy đủ thì các khí như NO2, NO, H2, CH4, C2H4, H2S được
sinh ra và có trong thành phần của khí trong đất.
II.3.Những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng trong đất
5

II.3.1.Nhóm đa lượng
1. N (Đạm):
Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây, đạm cần
cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng đặc biệt là giai đoạn cây tăng trưởng
mạnh, rất cần cho các loại cây ăn lá. Đạm là thành phần chính tham gia vào
thành phần chính của clorophin, protit, các axit amin, các enzym và nhiều loại
vitamin trong cây.
Bón đạm thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kích
thước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng năng suất.
– Khi thiếu N, cây sinh trưởng phát triển kém, diệp lục không hình thành, lá
chuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động quang hợp và tích
lũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm năng suất.
– Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà
mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn
công. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng (đặc biệt là rau xanh)
còn gây tác hại lớn tới sức khỏe con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3- thì

khi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin
(của máu) thành dạng met-hemoglobin, làm mất khả năng vận chuyển oxy
của tế bào. Còn nếu ở dạng NO2- chúng sẽ kết hợp với axit amin thứ cấp tạo
thành chất Nitrosamine – là một chất gây ung thư rất mạnh.
2. P (Lân):
Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân có trong thành
phần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây.
Lân tham gia vào thành phần các enzym, các protein, tham gia vào quá trình
tổng hợp các axit amin.
Lân kích thích sự phát triển bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng ra
chung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho
cây chống chịu hạn và ít đổ ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm
và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi,
chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại,

Lân cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu vì
ngoài khả năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn
thúc đẩy khả năng cố định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
– Khi thiếu Lân, lá cây ban đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiện
tượng này bắt đầu từ các lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúa
thiếu P làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt
xanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyển
màu huyết dụ.
– Thừa lân không có biểu hiện gây hại như thừa N vì P thuộc loại nguyên tố
linh động, nó có khả năng vận chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non.
6

3. K (Kali):
Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng
hoá các chất trong cây.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tac động không thuận
lợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều.
Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường khả năng chịu úng, chịu
hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất cho cây.
Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, hương
vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. Kali làm tăng chất bột trong
củ khoai, làm tăng lượng đường trong mía.
Kali cần thiết cho mọi loại cây trồng, nhưng quan trọng nhất đối với nhóm cây
chứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây … Bón K sẽ làm
tăng hiệu quả sử dụng N và P.
– Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo
rũ và khô. Cây lúathiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép
lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngôthiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt
dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt là K có vai trò
quan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây trồng với điều kiện bất
thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh, vì vậy nếu thiếu K sẽ làm
những chức năng này suy giảm đi.
II.3.2. Nhóm vi lượng:
Đây là các chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây trồng cần với số lượng
ít, bao gồm các nguyên tố: kẽm (Zn), sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), bo
(B), molypđen (Mo), Clo (Cl)
1. Vai trò của Đồng (Cu):
Đồng cần thiết cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho một số phản
ứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần của
chúng. Những cây hòa thảo thiếu Đồng có thể không trổ hoa hoặc không hình
thành được hạt. Nhiều loại cây rau biểu hiện thiếu Đồng với lá thiếu sức

trương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trước
khi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được.
– Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộng
lầy thụt. Cây trồng thiếuđồng thường hay có hiện tượng chảy gôm (rất hay
xảy ra ở cây ăn quả), kèm theo các vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họ
hòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá.
2. Vai trò của Bo (B):
Bo cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn,
cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hình
thành nên các phức chất đường/borat có liên quan tới sự vận chuyển đường
và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. B tác động trực tiếp
đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chất

7

khoáng khác, ảnh hưởng rõ rệt nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinh
trưởng và quá trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả.
-Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình
thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên.
3. Vai trò của Sắt (Fe):
Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động như là một chất
mang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên một số hệ thống men hô hấp. Thiếu
Sắt gây ra hiện tượng mầu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ
ràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng giữa mầu vàng. Vì Sắt không
được vận chuyển giữa các bộ phận trong cây nên biểu hiện thiếu trước tiên
xuất hiện ở các lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây.
– Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt, Lá
cây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trong
khi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện trước hếtở các lá

non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu sắt có
thể xảy ra do sự thiếu cân bằng với các kim loại khác như Molipden, Đồng
hay Mangan. Một số yếu tố khác cũng có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lân
trong đất; do pH cao kết hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonat
cao; thiếu sắt do di truyền của cây; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đất
thấp.
4. Vai trò của Mangan (Mn):
Mangan là thành phần của các hệ thống men (enzyme) trong cây. Nó hoạt
hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếp
trong quang hợp, bằng cách hỗ trợ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cường
sự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân và
Canxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiện
tượng thiếu sẽ bắt đầu từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, và
đôi khi xuất hiện nhiều đốm nâu đen. Ở những cây hòa thảo xuất hiện những
vùng mầu xám ở gần cuống lá non.
– Triệu chứng điển hình khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biến
vàng, nhìn toàn bộ lá có màu xanh sáng, về sau xuất hiện các đốm vàng ở
phần thịt lá và phát triển thành các vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếu
Mangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đất
trung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượng
thiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng có thể gây ra bởi
sự mất cân bằng với các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiện
tượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện thời tiết lạnh, trên chân đất giầu
hữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khô
ráo.
5. Vai trò của Molipden (Mo):
Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat. Loại men
này khử Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden có vai trò sống còn trong
việc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi khuẩn Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu.
8

Molipden cũng cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ
trong cây.
– Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây trồng nói chung, đặc biệt của
các cây họ đậu. Hiện tượng thiếu Molipden có biểu hiện chung như vàng lá
và đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu hụt Molipden có thể gây ra triệu chứng thiếu
Đạm trong các cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải có
Molipden để cố định Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khi
pH tăng, điều đó ngược lại với đa số vi lượng khác. Chính vì điều này nên
hiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mo
hơn so với đất nặng.
III.TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤT
III.1.Độ xốp và độ trữ ẩm
III.1.1.Độ xốp của đất: Mỗi loại đất có cấu trúc khác nhau, nên độ xốp khác
nhau và chúng có khả năng trữ ẩm, giữ khí khác nhau. Đặc trưng này rất
quan trọng đối với trồng trọt vì đất ẩm tốt sẽ thuận lợi cho cây trồng phát triển
và giảm được công việc phải tưới nước nhiều. Độ xốp và độ trữ ẩm của đất
được quyết định bởi các yếu tố, ví dụ:



Cấu trúc của các hạt keo đất.
Thành phần của các chất tạo ra keo đất.
Độ mùn của đất.
Một số vi sinh sống trong đất.

Vì thế nên khi các yếu tố này thay đổi thì độ xốp và độ trữ ẩm của đất cũng bị

thay đổi. Vì thế người ta có thể cải tạo đất để làm đất có chất lượng cao phù
hợp cho cây trồng qua việc gia tang các loại phân bón để có năng suất cao
theo ý muốn.
Độ xốp của đất là độ hổng của đất, nó là tổng thể tích những lỗ hổng (hay các
khe nhỏ) trong các hạt keo đất và được tính ra theo % so với tổng thể tích
chung của đất theo công thức sau:
P(%) = (V1/V2).100
Trong đó: P là độ xốp của đất.
V1 là thể tích của lỗ hổng tính theo cm3.
V2 là thể tích của đất tính theo cm3.
Độ xốp của đất có quan hệ tỉ trọng của đất. Loại đất nào có độ xốp cao
thường có tỉ trọng nhỏ hơn.
III.1.2.Độ trữ ẩm của đất: Độ trữ ẩm tối đa của một loại đất là lượng nước
lớn nhất mà loại đất đó giữ lại được sau khi có nước trọng lực chảy qua nó
mà không có hiện tượng dâng mao quản từ các mạch nước ngầm. Các loại
đất xốp lớn thường có độ trữ ẩm cao. Độ trữ ẩm của đất thể hiện khả năng
9

trữ ẩm (giữ nước) của đất, nó là một hằng số đối với mỗi loại đất. Còn độ ẩm
lại là một biến số, nó luôn thay đổi phụ thuộc vào thời tiết, độ ẩm tương đối
của môi trường khí quyển và thời gian phơi đất.
III.2.Độ hút ẩm và hấp thụ khí
Mỗi loại đất có cấu trúc khác nhau nên chúng có khả năng hút ẩm và hút khí
khác nhau. Đặc trưng này rất quan trọng đối với cây trồng vì cây trồng cần
phải hút nước từ đất để phát triển. Đất có độ xốp cao sẽ có khả hút ẩm và hút
khí tốt. Đặc tính này phụ thuộc vào yếu tố sau:



Cấu trúc của các hạt keo đất.
Thành phần cơ giới của đất.
Độ mùn của đất.
Độ chua mặn (muối) của đất.
Một số vi sinh sống trong đất.

III.3.Độ axit và độ chua của đất
Đây là các chỉ tiêu hóa lý quan trọng của đất và có ảnh hưởng quan trọng đối
với cây trồng. Đất có độ axit và độ chua cao sẽ không thích hợp cho cây trồng
lương thực (lúa, ngô,…) hay các cây rau quả. Độ chua của đất là do sự có
mặt của ion H+ và ion Al3+ trong đất tạo ra và được chia làm 2 loại:
 Độ chua hiện tại (độ chua hoạt tính): Là độ chua tạo ra do ion H+ tự do

trong đất và được chiết ra khi lắc chiết mẫu đất với nước cất và xác định
độ chua qua đo pH của dung dịch chiết này. Vì thế ta có giá trị pH của H2O,
người ta dung nước cất để chiết và xác định độ chua này.
 Độ chua tiềm tang (độ chua tổng): Được xác định khi chiết mẫu đất bằng
dung dịch muối kiềm trung tính (KCl). Vì thế có khái niệm pH của KCl. Độ
chua này được chia thành 2 thành phần là:
 Độ chua trao đổi: được xác định khi mẫu chiết đất bằng dung
dịch KCl hay NaCl và đo pH của chúng. Vì thế người ta thường
dung dung dịch KCl 1M để chiết và xác định độ chua này.
 Độ chua thủy phân: Được xác định khi chiết mẫu đất bằng dung
dịch muối như NaCH3COO 1M. Thông thường độ chua thủy phân
có giá trị lớn hơn độ chua trao đổi. Vì lúc này hầu như toàn bộ
lượng ion H+ và Al3+ thủy phân đã được chiết vào dung dịch. Vì
thế người ta thường dùng dung dịch NaCH3COO 1M (có pH=8.2)

để chiết mẫu đất và xác định độ chua này.
IV.SỰ THOÁI HÓA ĐẤT
Đất là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây, nó cung
cấp nước, oxy cũng như dinh dưỡng cho cây trồng.
Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài có liên quan mật thiết với địa hình,
khí hậu, thực vật, động vật, đá mẹ và con người.
IV.1.Nguyên nhân của sự suy thoái đất
10

 Nguyên nhân của thoái hóa đất do tự nhiên gây nên:

+ Sông suối thay đổi dòng chảy, núi lở…; Do thay đổi khí hậu, thời tiết: mưa,
nắng, nhiệt độ, gió, bão…;
+ Mưa liên tục, cường độ lớn: gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núi
và ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽ
tạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn/hữu cơ.
Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên các loại
đất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với các loại thực vật thủy sinh. Cả hai
loại đất suy thoái này đều có hại cho sản xuất, thậm chí không còn khả năng
sản xuất nông nghiệp.
 Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nên
Nhiều hoạt động sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất
+ Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốc
theo phương pháp bản địa: Làm sạch đất (đốt), chọc lỗ bỏ hạt, không có biện
pháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô,
không bón phân, đặc biệt trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba năm
trồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn khả năng sản xuất do đất không còn chất
dinh dưỡng, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, thiếu nước.
+ Trong quá trình trồng trọt, không có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như

bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ
đậu, trồng độc canh.
Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc
canh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc màu hóa hoặc bạc điền
hóa (đất chua, mất phần tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu
cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất,
năng suất cây trồng thấp và bấp bênh.
+ Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi các hoạt động khác của con
người như rác thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải sinh hoạt và công
nghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bị
nhiễm kim loại nặng vượt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn đo lường quốc
gia.
+ Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một số
vùng trồng rau, hiện nay vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xử
lý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất,
do trong phân có chứa các cation Na + tích lũy cao gây thay đổi tính chất vật
lý đất, phá hủy cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoát
nước người dân phải thay đất sau một thời gian canh tác.
+ Đất bị thoái hóa do ô nhiễm các vi sinh vật, tuyến trùng
Hiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều sản phẩm hóa học nên quần
thể vi sinh vật trong đất thay đổi. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị tiêu diệt. Hình
thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng. Nhiều chân đất bị ô nhiễm
các nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất khả năng sản xuất. Trong đó có
các loại như tuyến trùng, nấm (Fusarium sp, Rhizoctonia sp, sclerotium,) vi
khuẩn các loại
IV.2.Một số biện pháp khắc phục sự thoái hóa đất
11

Sự phục hồi đất là cách thức tự trả lại cho đất những tính chất và khả năng

sản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào tình trạng suy thoái. Hay nói cách
khác, đó là những biện pháp khoa học kỹ thuật tác động vào các loại đất đã,
đang bị suy thoái (do quá trình sử dụng đất không hợp lý hoặc do tác động
của môi trường xung quanh gây nên), nhằm tạo cho đất trở lại với những tính
chất và khả năng ban đầu.
 Kiến thiết đồng ruộng
Canh tác đất dốc: Phải đảm bảo chống xói mòn rửa trôi đất, chống hiện
tượng đất bị khô hạn, dẫn đến kết von đá ong hóa. Biện pháp kiến thiết ruộng
trên đất dốc hữu hiệu nhất là làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đường
đồng mức.
 Biện pháp tưới tiêu
Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện
pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì
nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lý
của các loại đất này phần lớn là kém, khả năng giữ nước giữ ẩm kém, nên
cần áp dụng các kỹ thuật tưới đảm bảo đưa lượng nước tưới thấm dần vào
đất( tưới nhỏ giọt), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên bề mặt. Như vậy, vừa
sử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa tăng độ ẩm và giữ ẩm cho
đất và tránh được sự thất thoát nước trên bề mặt, cũng như tránh tạo nên
dòng chảy gây xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.
 Biện pháp sinh học và hữu cơ
Hầu hết các loại đất bị suy thoái đều có đặc điểm đặc trưng là nghèo kiệt chất
hữu cơ trong đất, dẫn đến đất xuất hiện nhiều tính chất lý hóa và sinh học xấu
của đất như mất kết cấu, khả năng giữ ẩm kém, khả năng hấp phụ thấp, hàm
lượng dinh dưỡng đất (độ phì nhiêu đất) thấp. Nguyên nhân chính của nhiều
loại đất bị suy thoái như ngày nay là do bị khai phá mất lớp thảm thực vật ban
đầu (khai hoang phá rừng làm nương rẫy), sử dụng triệt để các nguồn và các
sản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữu
cơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây trồng, không đủ

lượng hữu cơ đã lấy đi của đất. Vì vậy, một trong những biện pháp quan
trọng nhất và được chú ý nhất nhằm phục hồi đất bị suy thoái là biện pháp
sinh học/hữu cơ. Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn trong việc phục hồi
đất đã bị suy thoái bằng biện pháp này đã chứng minh rằng sau một thời gian
ngắn, đất được phục hồi độ phì và khả năng sản xuất rõ rệt. Hơn nữa, với
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, các loại cây trồng và thực
vật sinh trưởng phát triển mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại chất hữu cơ cho
đất, đó là:
– Tàn tích hữu cơ: rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau thu
hoạch.
– Các hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồng
chính và cây cải tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu (lạc dai, điền thanh,
muồng hoa vàng, keo dậu…)
− Các hệ thống nông lâm kết hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổ
sung chất hữu cơ cho nhau và cho đất.
12

− Các phương thức bổ sung chất hữu cơ cho dất như bón phân hữu cơ, phủ
vật liệu hữu cơ cho cây trồng chính, trồng cây phủ đất đa tác dụng cho cây
trồng chính.
– Sử dụng các chế phẩm sinh học, VSV trong sản xuất nông nghiệp
+ Sử dụng các vi sinh vật để cố định N tự do thành đạm dễ tiêu qua 2 con
đường VSV cố định đạm tự do từ khí trời và vi sinh vật cố định đạm qua nốt
sần.
Azospirillum sp lần đầu tiên được phân lập vào năm 1992 được Beirink phân
lập từ đất cát nghèo Nitơ ở Grorssel, tỉnh Gelderland, Hà Lan. Vi khuẩn này
có khả năng cố định đạm, sống tự do hoặc kết hợp với vùng rễ của cây họ
hòa thảo, đặc biệt là vùng rễ của cây cỏ nhiệt đới, lúa nước, lúa mì, ngô
(Boddy et al., 1995). Sự tăng sinh xảy ra dưới cả hai điều kiện hiếu khí và kỵ

khí nhưng thích hợp ở điều kiện vi hiếu khí. Ngoài khả năng cố định đạm,
Azospirillum có khả năng tổng hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
như Auxin và Gibberelin giúp bộ rế cây trồng phát triển tốt hơn, gia tăng diện
tích tiếp xúc của rễ với đất.
+ Sử dụng các VSV phân giải lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu:
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm có khả năng
chuyển lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu. Nhiều nghiên cứu kết luận vi
sinh vật Pseudomonas sp có tác dụng phân giải lân khó tiêu (CaHPO4,
Ca3HPO4, Ca5OHPO4, AlPO4, FePO4) trong đất thành lân dễ tiêu (H3PO4)
cung cấp cho cây.
+ Sử dụng các chế phẩm sinh học để làm gia tăng hiệu quả sử dụng phân
bón, cải tạo đất
+ Sử dụng các biện pháp sinh học trong phòng trừ các loài nấm, vi khuẩn
phát sinh từ đất: Để làm phong phú quần thể các các loài vi sinh có lợi cho
cây trồng người ta sử dụng các loài sinh vật đối kháng như các loài vi khuẩn
có lợi cho cây trồng, các chủng nấm Trichoderma spp có tác dụng đối kháng
với các loài nấm bệnh từ đất như Fusarium sp, Phytophthora sp, Pythium,
Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii.
 Biện pháp truyền thống/bản địa
– Xây bờ đá trên đất dốc.
– Làm đất tối thiểu.
– Làm ruộng bậc thang.
 Biện pháp thâm canh
+ Làm đất thích hợp với từng loại cây trồng: cày, bừa, đánh luống, rạch rãnh
gieo hạt, (trồng cây ăn quả ở vùng đất trũng thấp hoặc trồng cây lấy củ ở
vùng đất có mực nước ngầm nông).
+ Tưới nước theo nhu cầu sử dụng nước của các loại cây trồng hoặc tưới tiêu
nước để cải tạo đất bị thoái hóa (chua hóa, mặn hóa, phèn hóa).
+ Giống cây trồng thích hợp cho các loại đất, giống chịu được các đặc tính
đất bị thoái hóa như chịu chua, chịu thiếu lân, chịu mặn, chịu khô hạn, chịu

ngập úng…
+ Bón phân không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà phải đảm bảo
lượng phân làm tăng độ phì nhiêu đất. Hiệu quả của bón phân phục hồi đất rõ

13

nhất là duy trì và tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, bón vôi khử chua các
loại đất bị chua hóa.
+ Chăm sóc và bảo vệ cây trồng: làm cỏ, sục bùn (đất lúa), xới sáo (đất trồng
cạn), phòng trừ sâu hại và dịch hại thường xuyên, đặc biệt ưu tiên chăm sóc
các loại cây trồng trên những loại đất thoái hóa mạnh, vì trên những loại đất
này, hàm lượng hữu cơ, hoặc dung tích hấp thu, hoặc một số tính chất vật lý
của đất rất thấp/kém, nên các loại cây trồng thường dễ bị tổn thương khi thời
tiết hoặc môi trường sản xuất bị thay đổi đột ngột.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
I. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I.1. Tác động của hệ thống sản xuất đến môi trường đất
Dân số trên trái đất tăng lên, đòi hỏi lượng lương thực, thực phẩm ngày càng
nhiều và con người phải áp dụng những phương pháp để tăng mức sản xuất
và cường độ khai thác độ phì của đất. Những biện pháp phổ biến nhất là:



Tăng cường sử dụng các chất hoá học trong nông, lâm nghiệp như
phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Sử dụng các chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch.

Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại.
Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.

Tất cả các biện pháp này đều tác động mạnh đến hệ sinh thái và môi trường
đất:
Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.

Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu.

Làm mất cân bằng dinh dưỡng.

Làm xói mòn và thoái hoá đất.

Phá huỷ cấu trúc của đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử
dụng các thiết bị, máy móc nặng.

Làm mặn hoá hay chua phèn do chế độ tưới tiêu không hợp lý.
I.2. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất gây ô nhiễm(pollutant). Người ta có thể phân loại
đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo các tác nhân gây ra ô
nhiễm.
Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:


Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

14

Môi trường đất có những đặt thù riêng và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể
có cùng nguồn gốc nhưng lại gây tác động rẩ bất lợi rất khác nhau. Do đó,
phân loại theo các tác nhân gây ô nhiễm sẽ phù hợp hơn đối với môi trường
đất:


Ô nhiễm do tác nhân hóa học
Ô nhiễm do tác nhân sinh học.
Ô nhiễm do tác nhân vật lý.
I.2.1.Ô nhiễm ở khu công nghiệp và đô thị
Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng đến tính chất lý và
hóa học đất.

Những tác động về vật lý đất như: gây xói mòn, nén chặt đất và phá
hủy cấu trú đất do kết quả của các hoạt động xây dựng, sản xuất khai thác
mỏ.
Những tác động về hóa học như: các chất thải rắn, lỏng và khí tác động
đến đất.

Tác động của công nghiệp và đo thị đén đất xảy ra rất mạnh từ cuộc cách
mạng công nghiệp thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt là trong những thập niên gần
đây. Các chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càng
cao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học. Các chất thảiđộc hại có thể được
tích lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm năng đối với môi
trường.
 Có thể phân chia các chất thải ra 4 nhóm chính:




Chất thải xây dựng,
Chất thải kim loại.
Chất thải khí.
Chất thải hóa học và hữu cơ.
I.2.1.1.Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông,
nhựa…trong đất các chất này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau,
nhiều chất rẩ khó bị phân hủy…
I.2.1.2.Chất thải kim loại
Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn, Cd, Cu và Ni)
thường có nhiều ở các khu vực khai thác mỏ, các khu công nghiệp và đô thị.
Kết quả điều tra đất vườn ở 53 thành phố, thị xã ở nước Anh cho thấy hầu hết
có lượng chì tổng số vượt trên 200 mg/kg, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượt
quá 500 mg/kg, các giá trị này cao hơn đất bình thường không bị nhiễm bẩn
(<100 mg/kg).
Nguồn gốc chính của kim loại nặng trong chất thải:
15





Các loại bình điện (pin, ac quy) có mức chất thải kim loại nặng cao
nhất: 93% tổng số lượng thủy ngân, khoảng 45% số lượng Cadmium (Cd).
Sắt phế liệu chứa khoảng 40% số lượng chì (Pb), 30% đồng (Cu), 10%
crôm (Cr).
Các chất thải mịn (<20 mm) chứa 43% Cu thải, 20% Pb và 12% nickel
(Ni).
38% Cd thải và 25% Ni là từ chất dẻo.
Nickel có trong các loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên
10% Ni.
Các tác giả nghiên cứu chủ yếu trên những vùng co vấn đề ô nhiễm chung
quanh các nhà máy lớn có khói, bụi, chất thải gây ô nhiễm, các thành phố lớn,
các sông và cửa sông phải hứng chịu các nguồn chất thải lớn…. Một số tác
giả đi sâu nghiên cứu tác hại trên sức khoẻ con người, gia súc hoặc đi sâu về
cơ chế hấp thu, vận chuyển, tích tụ kim loại nặng.
Teruo Asami (Nhật Bản) phân tích mẫu bụi của 12 thành phố lớn ở Nhật và
nhận thấy hàm lượng kim loại nặng phản ánh đặc tính của thành phố. Ở
Osaka, người ta thấy có hệ thống tương quan cao giữa tỷ lệ bệnh nhân (xác
định) và hàm lượng kim loại nặng được dùng trong công nghiệp sắt, thép.
Người ta thấy rằng, bụi bay trong không khí và bụi lắng ở các khu vực đô thị
chắc chắn chứa nhiều nguy cơ có nhiều độc tiềm tàng kim loại hơn bụi ở khu
vực nông thôn. Do vậy cư dân sống ở những khu vực đô thị phải hứng chịu
nhiều nguy cơ tiềm tàng về kim loại nặng hơn những cư dân sống ở nông

thôn.
Teruo Asami đã thu thập 308 mẫu bụi đường ở 12 thành phố của Nhật Bản,
bao gồm cả Tokyo, Osaca, Kyoto và điều tra mối tương quan giữa hàm lượng
kim loại nặng trong bụi đường và tỷ lệ người mắc bệnh, nhất là ở Osaka là
thành phố lớn thứ nhì và có hầu hết các ngành công nghiệp nặng của Nhật
Bản.
Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong bụi đường (
g/g DM) ở các thành phố, nhất là các thành phố lớn như: Osaka, Tokyo cao
gấp nhiều lần so với đất không ô nhiễm:
Cd : 3,26 so với 0,37; Cu : 258 so với 20,4;
Zn : 1601 so với 65,1; Ni : 96,9 so với 14,8;
Pb : 465 so với 18,1; Cr : 133 so với 27,2.
Hệ số tương quan giữa tỷ lệ bệnh nhân có chứng nhận và hàm lượng kim loại
nặng (
g/g Dm) ở Osaka như sau (n=26):

16

* : ý nghĩa 5%
** : ý nghĩa 1%
*** : ý nghĩa 0,1%
Các kim loại độc hại có thể tồn tại trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, (hấp
phụ, liên kết) với các hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành các chất phức
hợp (chelat).
Khả năng dễ tiêu của chúng đối với thực vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
pH, khả năng trao đổi cation (CEC) và sự phụ thuộc lẫn ngau vào các kim loại
khác. Ở các đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên các phứ hệ hấp phụ.
Các kim loại nặng có khả năng linh động lớn ở đất chua (pH < 5,5). Các kim
loại nặng được tích luỹ trong các cơ thể sinh vật theo các chuỗi thức ăn và

nước uống.
Ảnh hưởng của các kim loại nặng trong đất đối với sức khoẻ con người chưa
được xác đinh một cách rã ràng, nên rất khó xây dựng ngưỡng độc hại chính
xác. Tuy nhiên nhiều nước cũng đã xây dựng tiêu chuẩn độc hại của các
nguyên tố trong đất. Nhưng giá trị này thường khác nhau tuỳ thuộc vào điều
kiện môi trường, các chính sách và luật pháp cụ thể.
Ở Hà Lan, chính phủ đã xây dựng hệ thống gồm 3 mức: giá trị chấp nhận
được hay giá trị nền, giá trị chứng tỏ quá trình nhiễm bẩn đang xảy ra và giá
trị cần thiết phải làm sạch.
Bảng 7.1: Đánh giá mức ô nhiễm bẩn kim loại trong đất ở Hà Lan (Thoromon,
1991).

17

Một nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể là từ các nhà máy nhiệt điện, các khu
vực khai thác than. Nguồn ô nhiễm đất do các chất phóng xạ từ các phế thải
của các cơ sở khai thác chất phóng xạ. Trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các
nhà máy điện nguyên tử, các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị
phóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế. Ở các khu vực nhà máy
điện nguyên tử thường gây ô nhiễm các chất phóng xạ như 137Cs và 134Cs.
Hiện nay, người ta đã phát hiện có hơn 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và
1000 đồng vị phóng xạ nhân tạo. Những chất phóng xạ nguy hiểm nhất
là: 131I, 32F, 60Co, 36S, 45Ca, 235U, 14C, 98Al, 226Ra, 130Ba. Các chất phóng xạ có
khả năng tích luỹ cao trong các đất có CEC lớn, đất gần trung tính và trung
tính, đất giàu khoáng sét và các chất mùn.
Các tác giả đã đưa ra các biện pháp để ngăn ngừa sự thải kim loai nặng vào
môi trường, xưm đây là sự cần thiết về mặt sinh thát và biện pháp kinh tế xã
hội. Theo họ, các chính phủ cần ban hành các biện pháp chiến lược bao gồm:



Ban hành các văn bản pháp luật quy định việc thay thế các chất kim
loại nặng bằng các hợp chất không độc, chẳng hạn thay thế nắp bằng hợp
kim chì của rượu vang bằng vật liệu khác như: sáp, PE hay nhôm.
Phân loại và chọn lọc từ nguồn: thực hiện các chương trình với kết quả
tốt đối với giấy, thuỷ tinh, kim loại,… nhất là đối với các loại pin, bình nhiệt.
Xây dựng các nhà máy chọn và xử lý rác như: ở Pháp có các nhà máy
phân rác, đốt rác.
Các tiến trình lọc, đốt cần ngăn ngừa kim loại nặng thoát ra ở mức thấp
nhất.
I.2.1.3.Chất thải khí
18

– CO là sản phẩm đốt cháy không hoàn toàn carbon (C), 80% Co là từ động
cơ xe hơi, xe máy, hoạt động của các máy nổ khác, khói lò gạch, lò bếp, núi
lửa phun…CO vào cơ thể động vật, người gây nguy hiểm do CO kết hợp với
Hemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất một
phần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hoá thành CO2.
– CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra mưa axít,
làm tăng quá trình chua hoá đất.
I.2.1.4.Chất thải hoá học và hữu cơ
Các chất thải có khả năng gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như: chất tẩy rửa,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhượm, màu vẽ, công nghiệp sản
xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hoá chất.
Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nướ từ cống

rãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuất
nông nghiệp. Trong các loại nước thải này thường bao gồm cả nước thải sinh
hoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều các kim loại nặng.
Bảng 7.2 : Hàm lượng các nguyên tố trong bùn – nước cống rãnh đô thị
(Logan, 1990)
Những chất tẩy rửa của những chất thải bỏ công nghiệp rắn có thể chứa
những sản phẩm hoá học độc hại ở dạng dung dịch. Trong thiên nhiên những
chất này có thể tích luỹ lại bằng nhiều cơ chế khác nhau. Đa số các chất này
được phóng ra mặt đất, một số chất được phóng ra biển, đi vào sông ngòi, hệ
thống nước ngầm, và được tưới cho cây trồng.
Ở TP. Hồ Chí Minh, với dân số gần 7 triệu người, nên hàng ngày thải ra một
lượng rác vô cung lớn, và có thành phần hết sức phức tạp, nguồn gốc khác
nhau từ bùn cống, rừ nước thải, phế thải của nhà máy, trong đó có chứa các
chất như mảnh vụn, kim loại linh tinh, mảnh vỏ đồ hộp, sành sứ, chai lọ. Các
chất thải này thông qua chế biến và đựơc nông dân sử dụng trực tiếp để bón
cho cây trồng.
Ngoài ra các cơ sở sản xuất xi mạ, pin acquy,… cũng đã thải ra một lượng
lớn kim loại nặng vào cống và chính những độc tố náyex đi vào môi trường
nông nghiệp qua việc tưới nước cho cây trồng.
I.2.2.Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Bao gồm các loại chất thải như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sản
phẩm và cây trồng nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng.
I.2.2.1.Ô nhiễm do phân bón
– Phân vô cơ
Để tăng năng suất cây trồng, người ta thường sử dụng các loại phân hoá học
như: đạm (N), lân (P2O5), kali (K2O). Nhưng trong các loại phân vô cơ, đáng
chú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu quả quan trọng nhất cho
19

năng suất cây trồng, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đất
do tồn dư của nó do sử dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tối
đa 30% lượng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi,phần
còn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất.
Khi bón N vào đất thường trong đất tồn tại 2 dạng: NH 4 và NO3-, cây trồng hấp
thu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong ccây sẽ tồn lưu cao
NO3- trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng.
Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3- dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trực
tiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức cho phép của
WHO, nước ngầm chứa > 45 mg/l NO3-, khoong thể dùng làm nước uống.
Quá trình nitrat hoá làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tại
HNO3.
Một số phân bón hoá học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân.
Phân super lân thường có 5% axít tự do (H 2SO4), làm cho môi trường đất
chua. Trong các loại phân lân cũng còn chứa một lượng các kim loại nặng
khác như As, Cd, Pb cũng là nguyên nhân làm tích luỹ các kim loại này trong
đất.
Các phân hoá học khác hầu hết là các dạng muối (NH 4SO4, KCL, K2SO4,
KNO3…) của các axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua.
-Phân hữu cơ
Thông thường phân hữu cơ gồm: phân chuồng, phân xanh, phân ủ. Thành
phần của phân tuỳ thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây ô
nhiễm đất có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến.
Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phân
tươi (phân chuồng, phân bắc) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồng
chứa rất nhiều các vi sinh (Coliform, E.coli, Clostridium perfingens,
Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera), ký sinh trùng (giun đũa) trong sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là trên rau làm cho rau không an toàn, gây độc cho
người sử dụng.
Các loại phân hữu cơ hiện nay, như phân chuồng (heo, gà,…) được nuôi từ

thứ ăn tổng hợp không còn an toàn cho nông sản như trước, vì trong thành
phần của nó có nhiều khoáng vi lượng (Cu, Zn, Fe, Mn, Co,…). Hàm lượng
kim loại nặng chứa trong phân có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồn
lưu trong các loại nông sản phẩm, đặc biệt là các loại rau ăn lá.
Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí, quá trình khử chiếm ưu
thế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độc
H2S, CH4, CO2.
I.2.2.2.Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: thuốc trừ sâu, bệnh (nấm, tuyến trùng…),
thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là các chất hoá học hữu cơ hay
vô cơ. Rất cần thiết để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây trồng, Nhưng vì bản
20

chất của các chất này là diệt sinh học nên ít nhiều đều ảnh hưởng đến môi
trường đất.
Các hoá chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ là
chất độc cho các động vật và con người. Nó có thể tồn tại lâu trong đất, xâm
nhập vào thành phần cây, nhất là tích luỹ ở các bộ phận của cây, con người
sử dụng các sản phẩm này sẽ gây ngộ độc.
Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Sau
khi xâm nhập vào môi trường và tồn tại một thời gian dài trong các dạng cấu
trúc sinh hoá khác nhau hoặc tạo các dạng hợp chất liên kết trong môi trường
đất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. Ví dụ
như DDT sau một thời gian sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần.
Thuốc trừ sâu Aldrin tồn tại lâu dài trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tính
chất của nó độc nhiều lần so với Aldrin.
Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều kim loại nặng như: As, Pb, Hg.
Một số loại thuốc bệnh như: CuSO4, Zineb, Macozeb… chứa các kim loại
nặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài sẽ tồn lưu các kim loại trong

đất.
Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trường
đất làm cho cơ lý hoá tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như phân
bón hoá học. Nhưng khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũng
đồng thời tiêu diệt nhiều vi sinh vật có ích làm các hoạt tính sinh học của đất
bị giảm.
I.2.2.3.Ô nhiễm đất do dầu
Ô nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hoả. Thành phần cơ bản của
dầu mỏ: Carbon 82 – 87%, hydro 11 – 14%,lưu huỳnh 0,1 – 0,5%, oxy và nitơ
< vài phần nghìn.
Dầu và các sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễm
vì:
-Chỉ cần một lớp dầu bao phủ mặt đất, dù rất mỏng (0,2 – 0,5 mm) cũng ssủ
làm cho đất “ngạt thở” vì thiếu không khí, quá trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kết
quả là các loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, cuối cùng dẫn đến
cái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quá trình trao đổi năng lượng mặt trời
của môi trường đất.
-Dầu là chất kỵ nứơc, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môi
trường đất hầu như không còn nước và chiếm hết các khoảng không khí
trong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinh
thái.
-Khi xâm nhập vào đất, dầu làm thay đổi kết cấu và đặc tính lý hoá tính của
đất, khiến các hạt keo đất trơ ra và không còn khả năng hấp thu, trao đổi nữa.
-Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
-Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật.
21

Khắc phục ô nhiễm dầu trong đất có nhiều chác, nhưng có thể có các cách
chủ yếu sau:

1.
2.
3.
4.
5.

Cày xới lên và xử lý tầng đất ô nhiễm để nó tiếp xúc với không khí cho
bay hơi và vi sinh vật phân huỷ .
Xử lý đất bằng hoá chất.
Trồng cây ưa dầu, có khả năng chịu được nồng độ dầu.
Bóc các lớp đất bị ô nhiễm đưa ra xử lý.
Tạo cho đất có khả năng tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khí
hoặc vi sinh vật, hoặc rửa trôi, chuyển hoá.
I.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta hiện nay
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp
sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ
hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản
lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
của
toàn

hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời
công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế – xã hội diễn ra phổ biến
ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra

phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ
yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động
làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại
chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô
nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng
nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho
phép.
Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cả
nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành
lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đến hết năm 2008,
cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm
cụm, điểm công nghiệp được uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ
thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt
15 – 20%, như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có
xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành
vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm
xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20
khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày,
22

các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng,
khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường
lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn
đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn
cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối
hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3

(amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi
sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm
lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như
cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định
nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 – 9 lần… Tác nhân chủ yếu
của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp
nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai.
Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m 3 nước thải
từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công
nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý
nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động
xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận… Có nơi, hoạt động của
các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những
cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất
lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp
ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm
cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng
đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp,
đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói
bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp… Từ đó, gây bất
bình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với
những hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung
đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển
các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và
giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do
các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình
trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng

nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay
cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang
giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động
thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố
rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là đồng
23

bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng ở đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình
thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp
tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng
công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu
tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi
trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một
cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có
những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi
trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô
nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà
còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng
quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại
các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về
nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn… Những năm
gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không
đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ

và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ
một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống
kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra
hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước
thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc.
Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động.
Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới
(WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất,
nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm
đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp
quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức
độ ô nhiễm bụi.
I.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến đời sống xung quanh và
con người.
Đất bị xuống cấp. Một số biểu hiện như:

Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp các chuyển động lớn như lở đất
khi lượng mưa cao, thảm thực vật bị phá hủy, canh tác không hợp lý, chất
dinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng 10
lần lượng dinh dưỡng và bị trôi.

24


Dư thừa muối: đất dư thừa Na+ nhưng lại thiếu các chất dinh
dưỡng cần thiết.

Sự xuống cấp hóa học: liên quan đến sự mất đi những chất dinh
dưỡng cần thiết và cơ bản cũng như sự hình thành các độc tố Al 3+, Fe2+ .. khi
các chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến môi trường.

Sự xuống cấp sinh học: sự gia tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn mà
không có sự bù đắp các chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh chóng nghèo kiệt,
giảm khả năng hấp thụ và giảm khả năng cung cấp N cho sinh vật. Đa dạng
sinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu.

Làm thay đổi thành phần và tính chất của đất; làm chai cứng đất;
làm chua đất; làm thay đổi cân bằng dinh dưỡng giữa đất và cây trồng do
hàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất (chỉ có khoảng 50% nitơ bón trong đất
là được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất).

Gây một số bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùng
mà đa số người dân mắc phải đặc biệt là trẻ em ở các vùng nông thôn.

Các chất phóng xạ, kim loại, nylon, do không phân hủy được nên
gây trở ngại cho đất.

Các phân bón hóa học, thường có một số vết kim loại và hóa chất
như As, Cd, Co, Cu, Pb, Zn … theo thời gian sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làm
đất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác tiếp tục được.

Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tác dụng làm giảm tác động phá
hoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũng
là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vong
cho nhiều loài động vật nhất là loài chim. DDT là một trong những thuốc trừ
sâu gây độc hại cho sinh vật và môi trường. Sử dụng DDT và một số thuốc
trừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị hủy diệt. Nguyên nhân là do

thuốc trừ sâu và diệt cỏ tồn tại lâu trong đất (từ 6 tháng đến 2 năm) và gây
tích tụ sinh học. Trung bình có khoảng 50% lượng thuốc trừ sâu được phun
đã rơi xuống đất, tồn đọng trong đất và bị lôi cuốn vào chu trình: đất-cây-động
vật – người. Một số chất còn bị nghi là nguyên nhân của bệnh ung thư.

II.CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của
con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phải phòng, chống ô nhiễm đất
một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp
các biện pháp sau:
II.1. Phương pháp xử lí tại chỗ:
+Phương pháp bay hơi: gần nhà máy hóa chất và khu công nghiệp, dùng
dong không khí mạnh làm bay hơi các chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụ
bằng than hoạt tính.

25

đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một gia tài của hội đồng, của mộtquốc gia. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam có ghi : “ Đất đai là tài nguyên vương quốc vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuấtđặc biệt, là thành phần quan trọng số 1 của môi trường sống, là địa bànphân bố những khu dân cư, thiết kế xây dựng những cơ sở kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống xã hội, an ninhquốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao sức lực lao động, xươngmáu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày này ! ” Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nócòn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cảxương máu và vốn đất đai mà một vương quốc có được bộc lộ sức mạnh củaquốc gia đó, ranh giới vương quốc bộc lộ chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc. Đất đaicòn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên vật liệu của thị trường nhàđất, nó là gia tài bảo vệ sự bảo đảm an toàn về kinh tế tài chính, hoàn toàn có thể chuyển nhượng ủy quyền quacác thế hệ … Hiện nay, môi trường sống trên toàn cầu đang bị ô nhiễm trầm trọng. Điều đótrở thành mối lo ngại chung cho những vương quốc vì ô nhiễm môi trường làm giảmchất lượng sống con người và làm đổi khác đặc thù sinh thái xanh toàn cầu. Đất đaicũng bị nhiều bãi rác khổng lồ lấn chiếm. Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâubị lạm dụng khiến đất ngày càng trở nên bạc mầu, mặn hóa, phèn hóa. Những khu rừng bị chặt phá hoặc khai thác bừa bãi đã khiến cho lượng đấttrống đồi núi trọc tăng cao gây hậu quả khôn lường. Rác thải, chất thải đanggia tăng cả về số lượng lẫn mức độ ô nhiễm. Vì vậy, thực trạng ô nhiễm môitrường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng lúc bấy giờ đã lên tới mứcbáo động, trở thành mối đe dọa chung cho toàn thế giới. Ở Nước Ta thực tiễn suythoái tài nguyên đất cũng đáng quan ngại và nghiêm trọng nên em lựa chọn đềtài “ Ô nhiễm môi trường đất và những giải pháp khắc phục ” PHẦN II : NỘI DUNGCHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾTI.ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤTI. 1. Định nghĩa : Đất là lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất ( khoảng chừng dưới 30 km ), luôn bị biến đổitự nhiên dưới công dụng tổng hợp của nước, không khí và sinh vật, của conngười, khi Open loài người. Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện kèm theo thời tiết và khí hậu tương tự như nhau đều có cùng một kiểucấu trúc phẫu diện và độ dày. Các nguyên tố hóa học trong đất sống sót dướidạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng dịch chuyển và phụ thuộc vào vàoquá trình hình thành đất. Thành phần hóa học của đất và đá mẹ ở giaiđoạn đầu của quy trình hình thành đất có quan hệ ngặt nghèo với nhau. Vềsau, thành phần hóa học của đất nhờ vào nhiều vào sự tăng trưởng củađất, những quy trình hóa, lý, sinh học trong đất và ảnh hưởng tác động của con người. Sự hình thành đất là một quy trình lâu dài hơn và phức tạp, hoàn toàn có thể chia những quátrình hình thành đất thành ba nhóm : Quá trình phong hóa, quy trình tích luỹvà biến hóa chất hữu cơ trong đất, quy trình chuyển dời khoáng chất và vậtliệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có những yếu tố : Đágốc, sinh vật, chính sách khí hậu, địa hình, thời hạn. Các yếu tố trên tương tácphức tạp với nhau tạo nên sự phong phú của những loại đất trên mặt phẳng thạchquyển. Bên cạnh quy trình hình thành đất, địa hình mặt phẳng toàn cầu còn chịusự tác động ảnh hưởng phức tạp của nhiều hiện tượng kỳ lạ tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún mặt phẳng, ảnh hưởng tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động giải trí của con người. Đối với sản xuất nông-lâm ngiệp, đất là nguyên vật liệu sản xuất độc lạ, là tưliệu sản xuất, là đối tượng người dùng lao động đặc biệt quan trọng. Để sử dụng đất được lâu bềncần phải duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Muốn vậy thái độ củacon người so với đất cũng phải được “ chăm nom ” như so với thực vật vàđộng vật. Thực tế con người chỉ chăm sóc đến vỏ ngoài toàn cầu có độ sâukhoảng 16 km. I. 2. Vai trò của đất so với con ngườiĐất đai là một tài nguyên vạn vật thiên nhiên quý giá của mỗi vương quốc và nócũng là yếu tố mang tính quyết định hành động sự sống sót và tăng trưởng của con ngườivà những sinh vật khác trên toàn cầu. Nếu không có đất đai thì không có bất kỳmột ngành sản xuất nào, con người không hề thực thi sản xuất ra củacải vật chất để duy trì đời sống và duy trì nòi giống đến ngày này. Đất liềnở lục địa : 12 % đất canh tác ; 24 % đất trồng cỏ, chăn nuôi ; 32 % đất ruộng ; 32 % đất dân cư, đầm lầy, ngập mặn. Hằng năm có 15 % diện tích quy hoạnh đất trênthế giới bị suy thoái và khủng hoảng. Đối với Nước Ta : Tổng số là 33 triệu ha. Trong đó70 % đất đồi núi dốc, 7.2 % là đất tốt ( đất ba gian ), đồng bằng đất phù sakhoảng 3 triệu ha, khoảng chừng 20 % diện tích quy hoạnh đất là tốt. Đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nócòn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cảxương máu và vốn đất đai mà một vương quốc có được bộc lộ sức mạnhcủa vương quốc đó, ranh giới vương quốc bộc lộ chủ quyền lãnh thổ của một vương quốc. Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên vật liệu của thịtrường nhà đất, nó là gia tài bảo vệ sự bảo đảm an toàn về kinh tế tài chính, có thểchuyển nhượng qua những thế hệ. II.THÀNH PHẦN CỦA ĐẤTCác thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn vàcác loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng nhỏ, chân đốt v.v… Thànhphần chính của đất được trình diễn trong hình sau : Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thểthấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau : Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân hủy ở mức độ khác nhau. Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung chuyên sâu những chất hữu cơ và dinhdưỡng của đất. Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới. Tầng tích tụ chứa những chất hòa tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên. Tầng đá mẹ bị biến hóa không ít nhưng vẫn giữ được cấu trúc của đá. Tầng đá gốc chưa bị phong hóa hoặc biến hóa. Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện kèm theo thời tiết và khíhậu tương tự như nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày. II. 1. Chất khoáng trong đấtThành phần khoáng của đất gồm có ba loại chính là : khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là những mảnh khoáng vậthoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân hủy thành những khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân hủy bởiquần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ đa phần là muối humat dochất hữu cơ sau khi phân hủy tạo thành. Ngoài những loại trên, nước, khôngkhí, những sinh vật và keo sét ảnh hưởng tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệthống tương tác những vòng tuần hoàn của những nguyên tố dinh dưỡng nitơ, phôtpho, v.v… Các nguyên tố hóa học trong đất sống sót dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơcó hàm lượng dịch chuyển và phụ thuộc vào vào quy trình hình thành đất. Thànhphần hóa học của đất và đá mẹ ở tiến trình đầu của quy trình hình thànhđất có quan hệ ngặt nghèo với nhau. Về sau, thành phần hóa học của đấtphụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của đất, những quy trình hóa, lý, sinh họctrong đất và ảnh hưởng tác động của con người. II. 2. Nước và khí trong đấtII. 2.1. Không khí. Một loại đất tốt chứa khoảng chừng 25 % không khí. Côn trùng, ấu trùng và sinh họcđất cần nhiều không khí để sống. Không khí trong đất cũng là nguồn ni tơ khíquyển quan trọng cho cây cối. Đất được thông khí tốt có nhiều lỗ rỗng giữa những hạt đất. Nếu lỗ này quá nhỏthì không khí sẽ khó xâm nhập vào như loại đất sét, còn những lỗ quá to nhưđất cát thì lại chứa quá nhiều không khí hoàn toàn có thể làm cho chất hữu cơ bị phẩnhủy quá nhanh. lên những luống trồng hay sử dụng những công cụ nặng ảnh hưởng tác động lên đất và đừngbao giờ làm đất khi chúng vẫn còn rất khí ẩm. II. 2.2. Nước. Đất tốt để trồng thường chứa 25 % nước. Cũng như không khí, nước đượcgiữ trong những lỗ rỗng giữa những hạt đất. Các lỗ lớn thì khiến cho nước mưa haynước tưới chuyển dời xuống vùng rễ và vào tận tầng đất cái. Trong đất cát, cáclỗ rỗng lớn cũng khiến cho nước thoát ra ngoài quá nhanh và đất hay bị khô. Các lỗ rỗng nhỏ khiến nước bị đẩy ngược lại trong quy trình thẩm thấu. Ở những chỗ đất bị ứ nước, thì nước đã lấp đầy những lỗ rỗng và đẩykhông khí ra ngoài, làm cho những sinh vật đất và rễ cây bị ngạt thở. Lý tưởng nhất là đất của bạn cần có sự phối hợp của những lỗ to lớn vànhỏ xen kẽ. Một lần nữa những chất hữu cơ lại đóng vài trò quan trọng vìnó hấp thu nước và giữ lượng nước đủ cho rễ cây. Phần rỗng xốp trong đất chứa đầy nước và khí. Độ lớn của những khoảng chừng trốngđược pháp luật bởi tỷ lệ hạt và độ xốp. Dạng đất chứa nhiều khoáng sétthường có độ rỗng xốp lớn nhất. Đất cát độ rỗng xốp của hạt nhỏ, chứa mộtlượng nước rất ít. Ngược lại, đất sét chứa rất nhiều nước và nó giữ một lượngnước ở những lỗ rỗng nhỏ và rất khó thoát ra. Nước trong đất hoàn toàn có thể chảy qua đất nhờ những rãnh nhỏ ( đường kính d < 10 micromet ). Nước giữ trong những lỗ xốp có d < 2 micromet thường không sửdụng được cho cây xanh bởi nó sống sót dưới dạng hơi nước trong đất. Khi tiếpxúc với nước thì một phần nhỏ những chất dinh dưỡng của đất bị hòa tan. Khítrong đất được xác lập qua hàm lượng Oxi của chúng cần cho sự phân hủy, oxi hóa những hợp chất hữu cơ. Khí trong đất có hàm lượng nước cao hơnkhông khí thông thường bởi link của chúng trong những lỗ trống và không giantrống của đất khác nhau, lượng CO2 trong khí có trong đất lớn gấp 5-100 lầnlượng CO2 có trong khí quyển. Khi quy trình trao đổi chất giữa địa quyển vàkhí quyển không rất đầy đủ thì những khí như NO2, NO, H2, CH4, C2H4, H2S đượcsinh ra và có trong thành phần của khí trong đất. II. 3. Những chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng trong đấtII. 3.1. Nhóm đa lượng1. N ( Đạm ) : Đạm là chất dinh dưỡng rất thiết yếu và rất quan trọng so với cây, đạm cầncho cây trong suốt quy trình sinh trưởng đặc biệt quan trọng là quy trình tiến độ cây tăng trưởngmạnh, rất cần cho những loại cây ăn lá. Đạm là thành phần chính tham gia vàothành phần chính của clorophin, protit, những axit amin, những enzym và nhiều loạivitamin trong cây. Bón đạm thôi thúc cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, cành lá, làm lá có kíchthước to, màu xanh, lá quang hợp mạnh do đó làm tăng hiệu suất. - Khi thiếu N, cây sinh trưởng tăng trưởng kém, diệp lục không hình thành, láchuyển màu vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, hoạt động giải trí quang hợp và tíchlũy giảm sút nghiêm trọng, dẫn tới suy giảm hiệu suất. - Thừa N sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh màmô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấncông. Ngoài ra sự dư thừa N trong sản phẩmcây trồng ( đặc biệt quan trọng là rau xanh ) còn gây mối đe dọa lớn tới sức khỏe thể chất con người. Nếu N dư thừa ở dạng NO3 - thìkhi vào dạ dày, chúng sẽ vào ruột non và mạch máu, sẽ chuyển hemoglobin ( của máu ) thành dạng met-hemoglobin, làm mất năng lực luân chuyển oxycủa tế bào. Còn nếu ở dạng NO2 - chúng sẽ phối hợp với axit amin thứ cấp tạothành chất Nitrosamine - là một chất gây ung thư rất mạnh. 2. P ( Lân ) : Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây cối. Lân có trong thànhphần của nhân tế bào, rất cần cho sự hình thành những bộ phận mới của cây. Lân tham gia vào thành phần những enzym, những protein, tham gia vào quá trìnhtổng hợp những axit amin. Lân kích thích sự tăng trưởng bộ rễ, làm rễ ăn sâu vào trong đất và lan rộng rachung quanh làm cho cây hút được nhiều chất dinh dưỡng, tạo điều kiện kèm theo chocây chống chịu hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích quy trình đẻ nhánh, nảy chồi, thôi thúc cây ra hoa hiệu quả sớmvà nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây so với những yếu tố không thuận tiện, chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số ít loại sâu bệnh hại, Lân cần cho toàn bộ những loại cây cối nhưng rõ ràng nhất là với cây họ đậu vìngoài năng lực tham gia trực tiếp vào những quy trình sống của cây, chúng cònthúc đẩy năng lực cố định và thắt chặt đạm của vi sinh vật cộng sinh. - Khi thiếu Lân, lá cây khởi đầu có màu xanh đậm, sau chuyển màu vàng, hiệntượng này khởi đầu từ những lá phía dưới trước, và từ mép lá vào trong. Cây lúathiếu P. làm lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín lê dài, nhiều hạtxanh, hạt lép. Cây ngô thiếu P. sinh trưởng chậm, lá có màu lục rồi chuyểnmàu huyết dụ. - Thừa lân không có bộc lộ gây hại như thừa N vì P. thuộc loại nguyên tốlinh động, nó có năng lực luân chuyển từ cơ quan già sang cơ quan còn non. 3. K ( Kali ) : Kali có vai trò hầu hết trong việc chuyển hóa nguồn năng lượng trong quy trình đồnghoá những chất trong cây. Kali làm tăng năng lực chống chịu của cây so với những tac động không thuậnlợi từ bên ngoài, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. Kali làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng cường năng lực chịu úng, chịuhạn, chịu rét. Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp thêm phần làm tăng hiệu suất cho cây. Kali làm tăng lượng đường trong quả làm cho sắc tố quả đẹp tươi, hươngvị quả thơm và làm tăng năng lực dữ gìn và bảo vệ quả. Kali làm tăng chất bột trongcủ khoai, làm tăng lượng đường trong mía. Kali thiết yếu cho mọi loại cây xanh, nhưng quan trọng nhất so với nhóm câychứa nhiều đường hay tinh bột như lúa, ngô, mía, khoai tây ... Bón K sẽ làmtăng hiệu suất cao sử dụng N và P. - Biểu hiện rất rõ khi thiếu K là lá hẹp, ngắn, Open những chấm đỏ, lá dễ héorũ và khô. Cây lúathiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt léplửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. Ngôthiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạtdần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. Điều đặc biệt quan trọng là K có vai tròquan trọng trong việc tạo lập tính chống chịu của cây cối với điều kiện kèm theo bấtthuận ( hạn, rét ) cũng như tính kháng sâu bệnh, thế cho nên nếu thiếu K sẽ làmnhững công dụng này suy giảm đi. II. 3.2. Nhóm vi lượng : Đây là những chất dinh dưỡng khoáng thiết yếu mà cây xanh cần với số lượngít, gồm có những nguyên tố : kẽm ( Zn ), sắt ( Fe ), đồng ( Cu ), mangan ( Mn ), bo ( B ), molypđen ( Mo ), Clo ( Cl ) 1. Vai trò của Đồng ( Cu ) : Đồng thiết yếu cho sự hình thành Diệp lục và làm xúc tác cho 1 số ít phảnứng khác trong cây, nhưng thường không tham gia vào thành phần củachúng. Những cây hòa thảo thiếu Đồng hoàn toàn có thể không trổ hoa hoặc không hìnhthành được hạt. Nhiều loại cây rau biểu lộ thiếu Đồng với lá thiếu sứctrương, rủ xuống và có mầu xanh, chuyển sang quầng mầu da trời tối trướckhi trở nên bạc lá, biến cong và cây không ra hoa được. - Hiện tượng thiếu đồng thường xảy ra trên những vùng đất đầm lây, ruộnglầy thụt. Cây trồng thiếuđồng thường hay có hiện tượng kỳ lạ chảy gôm ( rất hayxảy ra ở cây ăn quả ), kèm theo những vết hoại tử trên lá hay quả. Với cây họhòa thảo, nếu thiếu đồng sẽ làm mất màu xanh ở phần ngọn lá. 2. Vai trò của Bo ( B ) : Bo thiết yếu cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, thiết yếu cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống. Bo cũng hìnhthành nên những phức chất đường / borat có tương quan tới sự luân chuyển đườngvà đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein. B tác động ảnh hưởng trực tiếpđến quy trình phân hóa tế bào, trao đổi hocmon, trao đổi N, nước và chấtkhoáng khác, ảnh hưởng tác động rõ ràng nhất của B là tới mô phân sinh ở đỉnh sinhtrưởng và quy trình phân hóa hoa, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả. - Khi thiếu B thì chồi ngọn bị chết, những chồi bên cũng thui dần, hoa không hìnhthành, tỷ suất đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên. 3. Vai trò của Sắt ( Fe ) : Sắt là chất xúc tác để hình thành nên Diệp Lục và hoạt động giải trí như thể một chấtmang Oxy. Nó cũng giúp hình thành nên 1 số ít mạng lưới hệ thống men hô hấp. ThiếuSắt gây ra hiện tượng kỳ lạ mầu xanh lá cây nhợt nhạt ( bạc lá ) với sự phân biệt rõràng giữa những gân lá mầu xanh và khoảng chừng giữa mầu vàng. Vì Sắt khôngđược luân chuyển giữa những bộ phận trong cây nên bộc lộ thiếu trước tiênxuất hiện ở những lá non gần đỉnh sinh trưởng của cây. - Thiếu sắt nặng hoàn toàn có thể chuyển hàng loạt cây thành màu vàng tới trắng lợt, Lácây thiếu sắt sẽ chuyển từ màu xanh sang vàng hay trắng ở phần thịt lá, trongkhi gân lá vẫn còn xanh. Triệu chứng thiếu sắt Open trước hếtở những lánon, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá già về lá non. Sự thiếu sắt cóthể xảy ra do sự thiếu cân đối với những sắt kẽm kim loại khác như Molipden, Đồnghay Mangan. Một số yếu tố khác cũng hoàn toàn có thể gây thiếu sắt như quá thừa Lântrong đất ; do pH cao tích hợp với giầu Canxi, đất lạnh và hàm lượng Carbonatcao ; thiếu sắt do di truyền của cây ; thiếu do hàm lượng chất hữu cơ trong đấtthấp. 4. Vai trò của Mangan ( Mn ) : Mangan là thành phần của những mạng lưới hệ thống men ( enzyme ) trong cây. Nó hoạthóa một số ít phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây và có vai trò trực tiếptrong quang hợp, bằng cách tương hỗ sự tổng hợp Diệp lục. Mangan tăng cườngsự chín và sự nẩy mầm của hạt khi nó làm tăng sự hữu dụng của Lân vàCanxi. Cũng như sắt, Mangan không được tái sử dụng trong cây nên hiệntượng thiếu sẽ mở màn từ những lá non, với mầu vàng giữa những gân lá, vàđôi khi Open nhiều đốm nâu đen. Ở những cây hòa thảo Open nhữngvùng mầu xám ở gần cuống lá non. - Triệu chứng nổi bật khi cây thiếu Mn là phần gân lá và mạch dẫn biếnvàng, nhìn hàng loạt lá có màu xanh sáng, về sau Open những đốm vàng ởphần thịt lá và tăng trưởng thành những vết hoại tử trên lá. Hiện tượng thiếuMangan thường xảy ra ở những chân đất giầu hữu cơ, hay trên những đấttrung tính hoặc hơi kiềm và có hàm lượng Mangan thấp. Mặc dù hiện tượngthiếu Mangan thường đi với đất có pH cao, nhưng nó cũng hoàn toàn có thể gây ra bởisự mất cân đối với những dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt. Hiệntượng thiếu thường xảy ra rõ nét khi điều kiện kèm theo thời tiết lạnh, trên chân đất giầuhữu cơ, úng nước. Triệu chứng sẽ mất đi khi thời tiết ấm trở lại và đất khôráo. 5. Vai trò của Molipden ( Mo ) : Molipden cần cho sự tổng hợp và hoạt động giải trí của men khử Nitrat. Loại mennày khử Nitrat thành Ammonium trong cây. Molipden có vai trò sống còn trongviệc tổng hợp đạm cộng sinh bởi vi trùng Rhizobia trong nốt sần cây họ đậu. Molipden cũng thiết yếu cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơtrong cây. - Thiếu Mo sẽ ức chế dinh dưỡng đạm của cây cối nói chung, đặc biệt quan trọng củacác cây họ đậu. Hiện tượng thiếu Molipden có biểu lộ chung như vàng lávà đình trệ sinh tưởng. Sự thiếu vắng Molipden hoàn toàn có thể gây ra triệu chứng thiếuĐạm trong những cây họ đậu như đậu tương, cỏ alfalfa, vì vi sinh vật đất phải cóMolipden để cố định và thắt chặt Nitơ từ không khí. Molipden trở nên hữu dụng nhiều khipH tăng, điều đó ngược lại với đa phần vi lượng khác. Chính vì điều này nênhiện tượng thiếu thường xảy ra ở đất chua. Đất nhẹ thường dễ bị thiếu Mohơn so với đất nặng. III.TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA ĐẤTIII. 1. Độ xốp và độ trữ ẩmIII. 1.1. Độ xốp của đất : Mỗi loại đất có cấu trúc khác nhau, nên độ xốp khácnhau và chúng có năng lực trữ ẩm, giữ khí khác nhau. Đặc trưng này rấtquan trọng so với trồng trọt vì đất ẩm tốt sẽ thuận tiện cho cây xanh phát triểnvà giảm được việc làm phải tưới nước nhiều. Độ xốp và độ trữ ẩm của đấtđược quyết định hành động bởi những yếu tố, ví dụ : Cấu trúc của những hạt keo đất. Thành phần của những chất tạo ra keo đất. Độ mùn của đất. Một số vi sinh sống trong đất. Vì thế nên khi những yếu tố này đổi khác thì độ xốp và độ trữ ẩm của đất cũng bịthay đổi. Vì thế người ta hoàn toàn có thể tái tạo đất để làm đất có chất lượng cao phùhợp cho cây cối qua việc gia tang những loại phân bón để có hiệu suất caotheo ý muốn. Độ xốp của đất là độ hổng của đất, nó là tổng thể tích những lỗ hổng ( hay cáckhe nhỏ ) trong những hạt keo đất và được tính ra theo % so với toàn diện và tổng thể tíchchung của đất theo công thức sau : P. ( % ) = ( V1 / V2 ). 100T rong đó : P. là độ xốp của đất. V1 là thể tích của lỗ hổng tính theo cm3. V2 là thể tích của đất tính theo cm3. Độ xốp của đất có quan hệ tỉ trọng của đất. Loại đất nào có độ xốp caothường có tỉ trọng nhỏ hơn. III. 1.2. Độ trữ ẩm của đất : Độ trữ ẩm tối đa của một loại đất là lượng nướclớn nhất mà loại đất đó giữ lại được sau khi có nước trọng tải chảy qua nómà không có hiện tượng kỳ lạ dâng mao quản từ những mạch nước ngầm. Các loạiđất xốp lớn thường có độ trữ ẩm cao. Độ trữ ẩm của đất biểu lộ khả năngtrữ ẩm ( giữ nước ) của đất, nó là một hằng số so với mỗi loại đất. Còn độ ẩmlại là một biến số, nó luôn biến hóa nhờ vào vào thời tiết, nhiệt độ tương đốicủa môi trường khí quyển và thời hạn phơi đất. III. 2. Độ hút ẩm và hấp thụ khíMỗi loại đất có cấu trúc khác nhau nên chúng có năng lực hút ẩm và hút khíkhác nhau. Đặc trưng này rất quan trọng so với cây cối vì cây cối cầnphải hút nước từ đất để tăng trưởng. Đất có độ xốp cao sẽ có khả hút ẩm và hútkhí tốt. Đặc tính này nhờ vào vào yếu tố sau : Cấu trúc của những hạt keo đất. Thành phần cơ giới của đất. Độ mùn của đất. Độ chua mặn ( muối ) của đất. Một số vi sinh sống trong đất. III. 3. Độ axit và độ chua của đấtĐây là những chỉ tiêu hóa lý quan trọng của đất và có ảnh hưởng tác động quan trọng đốivới cây cối. Đất có độ axit và độ chua cao sẽ không thích hợp cho cây trồnglương thực ( lúa, ngô, … ) hay những cây rau quả. Độ chua của đất là do sự cómặt của ion H + và ion Al3 + trong đất tạo ra và được chia làm 2 loại :  Độ chua hiện tại ( độ chua hoạt tính ) : Là độ chua tạo ra do ion H + tự dotrong đất và được chiết ra khi lắc chiết mẫu đất với nước cất và xác địnhđộ chua qua đo pH của dung dịch chiết này. Vì thế ta có giá trị pH của H2O, người ta dung nước cất để chiết và xác lập độ chua này.  Độ chua tiềm tang ( độ chua tổng ) : Được xác lập khi chiết mẫu đất bằngdung dịch muối kiềm trung tính ( KCl ). Vì thế có khái niệm pH của KCl. Độchua này được chia thành 2 thành phần là :  Độ chua trao đổi : được xác lập khi mẫu chiết đất bằng dungdịch KCl hay NaCl và đo pH của chúng. Vì thế người ta thườngdung dung dịch KCl 1M để chiết và xác lập độ chua này.  Độ chua thủy phân : Được xác lập khi chiết mẫu đất bằng dungdịch muối như NaCH3COO 1M. Thông thường độ chua thủy phâncó giá trị lớn hơn độ chua trao đổi. Vì lúc này phần nhiều toàn bộlượng ion H + và Al3 + thủy phân đã được chiết vào dung dịch. Vìthế người ta thường dùng dung dịch NaCH3COO 1M ( có pH = 8.2 ) để chiết mẫu đất và xác lập độ chua này. IV.SỰ THOÁI HÓA ĐẤTĐất là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng tăng trưởng của cây, nó cungcấp nước, oxy cũng như dinh dưỡng cho cây cối. Sự hình thành đất là một quy trình lâu dài hơn có tương quan mật thiết với địa hình, khí hậu, thực vật, động vật hoang dã, đá mẹ và con người. IV. 1. Nguyên nhân của sự suy thoái và khủng hoảng đất10  Nguyên nhân của thoái hóa đất do tự nhiên gây nên : + Sông suối đổi khác dòng chảy, núi lở ... ; Do biến hóa khí hậu, thời tiết : mưa, nắng, nhiệt độ, gió, bão ... ; + Mưa liên tục, cường độ lớn : gây lũ quét, rửa trôi xói mòn trên vùng đồi núivà ngập úng ở vùng thấp trũng. Trên vùng đất dốc xói mòn rửa trôi mạnh sẽtạo nên đất xói mòn trơ sỏi đá hoặc mất lớp đất mặt với tầng mùn / hữu cơ. Ngược lại, tại những vùng thấp trũng ngập nước liên tục sẽ tạo nên những loạiđất lầy thụt, úng trũng, chỉ thích hợp với những loại thực vật thủy sinh. Cả hailoại đất suy thoái và khủng hoảng này đều có hại cho sản xuất, thậm chí còn không còn khả năngsản xuất nông nghiệp.  Nguyên nhân của sự thoái hóa đất do con người gây nênNhiều hoạt động giải trí sản xuất của con người dẫn đến làm thoái hóa đất + Chặt đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây lương thực ngắn ngày trên đất dốctheo giải pháp địa phương : Làm sạch đất ( đốt ), chọc lỗ bỏ hạt, không có biệnpháp chống rửa trôi xói mòn đất vào mùa mưa và giữ ẩm đất vào mùa khô, không bón phân, đặc biệt quan trọng trả lại chất hữu cơ cho đất. Chỉ sau vài ba nămtrồng tỉa, đất bị thoái hóa không còn năng lực sản xuất do đất không còn chấtdinh dưỡng, tầng đất mỏng dính, trơ sỏi đá, thiếu nước. + Trong quy trình trồng trọt, không có giải pháp tu dưỡng, bảo vệ đất nhưbón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh những loài cây phân xanh, cây họđậu, trồng độc canh. Vì vậy, mặc dầu đất phù sa phì nhiêu phì nhiêu, sau một thời hạn canh tác độccanh sẽ dẫn đến đất bị thoái hóa theo con đường bạc mầu hóa hoặc bạc điềnhóa ( đất chua, mất thành phần cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữucơ, mất cấu trúc đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng ), làm giảm năng lực sản xuất, hiệu suất cây cối thấp và bấp bênh. + Đất bị thoái hóa do bị ô nhiễm chất độc bởi những hoạt động giải trí khác của conngười như rác thải hoạt động và sinh hoạt và công nghiệp, nước thải hoạt động và sinh hoạt và côngnghiệp, nước thải của chế biến thực phẩm. Đặc biệt nghiêm trọng khi đất bịnhiễm sắt kẽm kim loại nặng vượt ngưỡng được cho phép của tiêu chuẩn thống kê giám sát quốcgia. + Đất bị thoái hóa theo hướng nhiễm mặn do con người gây nên. Tại một sốvùng trồng rau, lúc bấy giờ vẫn còn có tập quán sử dụng phân cá chưa qua xửlý. Kết quả làm cho đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Khi bón phân cá vào đất, do trong phân có chứa những cation Na + tích góp cao gây biến hóa đặc thù vậtlý đất, tàn phá cấu trúc đoàn lạp làm đất bị chai cứng, bí chặt, không thoátnước người dân phải thay đất sau một thời hạn canh tác. + Đất bị thoái hóa do ô nhiễm những vi sinh vật, tuyến trùngHiện nay, do canh tác độc canh, sử dụng nhiều mẫu sản phẩm hóa học nên quầnthể vi sinh vật trong đất đổi khác. Nhiều loài vi sinh vật có lợi bị hủy hoại. Hìnhthành nhiều quần thể có hại cho đất và cây xanh. Nhiều chân đất bị ô nhiễmcác nguồn bệnh trong đất, làm cho đất mất năng lực sản xuất. Trong đó cócác loại như tuyến trùng, nấm ( Fusarium sp, Rhizoctonia sp, sclerotium, ) vikhuẩn những loạiIV. 2. Một số giải pháp khắc phục sự thoái hóa đất11Sự phục sinh đất là phương pháp tự trả lại cho đất những đặc thù và khả năngsản xuất mà nó từng có trước khi lâm vào thực trạng suy thoái và khủng hoảng. Hay nói cáchkhác, đó là những giải pháp khoa học kỹ thuật ảnh hưởng tác động vào những loại đất đã, đang bị suy thoái và khủng hoảng ( do quy trình sử dụng đất không hài hòa và hợp lý hoặc do tác độngcủa môi trường xung quanh gây nên ), nhằm mục đích tạo cho đất trở lại với những tínhchất và năng lực bắt đầu.  Kiến thiết đồng ruộngCanh tác đất dốc : Phải bảo vệ chống xói mòn rửa trôi đất, chống hiệntượng đất bị khô hạn, dẫn đến kết von đá ong hóa. Biện pháp thiết kế ruộngtrên đất dốc hữu hiệu nhất là làm ruộng bậc thang, trồng cây theo đườngđồng mức.  Biện pháp tưới tiêuXây dựng mạng lưới hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hài hòa và hợp lý. Đây là biệnpháp rất quan trọng trong việc hồi sinh năng lực sản xuất và tăng độ phìnhiêu của đất đã bị thoái hóa. Kỹ thuật tưới tiêu nước cũng rất quan trọng. Nhìn chung, do đặc tính vật lýcủa những loại đất này phần nhiều là kém, năng lực giữ nước giữ ẩm kém, nêncần vận dụng những kỹ thuật tưới bảo vệ đưa lượng nước tưới thấm dần vàođất ( tưới nhỏ giọt ), đồng thời tránh tạo dòng chảy trên mặt phẳng. Như vậy, vừasử dụng được lượng nước hữu hiệu cho cây, vừa tăng nhiệt độ và giữ ẩm chođất và tránh được sự thất thoát nước trên mặt phẳng, cũng như tránh tạo nêndòng chảy gây xói mòn và rửa trôi đất khi tưới.  Biện pháp sinh học và hữu cơHầu hết những loại đất bị suy thoái và khủng hoảng đều có đặc thù đặc trưng là nghèo kiệt chấthữu cơ trong đất, dẫn đến đất Open nhiều đặc thù lý hóa và sinh học xấucủa đất như mất cấu trúc, năng lực giữ ẩm kém, năng lực hấp phụ thấp, hàmlượng dinh dưỡng đất ( độ phì nhiêu đất ) thấp. Nguyên nhân chính của nhiềuloại đất bị suy thoái và khủng hoảng như ngày này là do bị khám phá mất lớp thảm thực vật banđầu ( khai hoang phá rừng làm nương rẫy ), sử dụng triệt để những nguồn và cácsản phẩm hữu cơ của đất trong sản xuất mà không trả lại cho đất lượng hữucơ nào, không bón hoặc bón rất ít phân hữu cơ cho cây xanh, không đủlượng hữu cơ đã lấy đi của đất. Vì vậy, một trong những giải pháp quantrọng nhất và được chú ý quan tâm nhất nhằm mục đích phục sinh đất bị suy thoái và khủng hoảng là biện phápsinh học / hữu cơ. Nhiều hiệu quả nghiên cứu và điều tra và thực tiễn trong việc phục hồiđất đã bị suy thoái và khủng hoảng bằng giải pháp này đã chứng tỏ rằng sau một thời gianngắn, đất được hồi sinh độ phì và năng lực sản xuất rõ ràng. Hơn nữa, vớiđiều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của nước ta, những loại cây xanh và thựcvật sinh trưởng tăng trưởng mạnh, đã tạo sinh khối lớn, trả lại chất hữu cơ chođất, đó là : - Tàn tích hữu cơ : rễ cây, thân lá rụng, rơi vào đất, được để lại đất sau thuhoạch. - Các mạng lưới hệ thống trồng trọt luân canh, xen canh, trồng theo băng giữa cây trồngchính và cây tái tạo đất là cây phân xanh, cây họ đậu ( lạc dai, điền thanh, muồng hoa vàng, keo dậu … ) − Các mạng lưới hệ thống nông lâm tích hợp giữa cây dài ngày và cây ngắn ngày bổsung chất hữu cơ cho nhau và cho đất. 12 − Các phương pháp bổ trợ chất hữu cơ cho dất như bón phân hữu cơ, phủvật liệu hữu cơ cho cây cối chính, trồng cây phủ đất đa tính năng cho câytrồng chính. - Sử dụng những chế phẩm sinh học, VSV trong sản xuất nông nghiệp + Sử dụng những vi sinh vật để cố định và thắt chặt N tự do thành đạm dễ tiêu qua 2 conđường VSV cố định và thắt chặt đạm tự do từ khí trời và vi sinh vật cố định và thắt chặt đạm qua nốtsần. Azospirillum sp lần tiên phong được phân lập vào năm 1992 được Beirink phânlập từ đất cát nghèo Nitơ ở Grorssel, tỉnh Gelderland, Hà Lan. Vi khuẩn nàycó năng lực cố định và thắt chặt đạm, sống tự do hoặc phối hợp với vùng rễ của cây họhòa thảo, đặc biệt quan trọng là vùng rễ của cây cối nhiệt đới gió mùa, lúa nước, lúa mì, ngô ( Boddy et al., 1995 ). Sự tăng sinh xảy ra dưới cả hai điều kiện kèm theo hiếu khí và kỵkhí nhưng thích hợp ở điều kiện kèm theo vi hiếu khí. Ngoài năng lực cố định và thắt chặt đạm, Azospirillum có năng lực tổng hợp những chất điều hòa sinh trưởng thực vậtnhư Auxin và Gibberelin giúp bộ rế cây xanh tăng trưởng tốt hơn, ngày càng tăng diệntích tiếp xúc của rễ với đất. + Sử dụng những VSV phân giải lân khó tiêu thành dạng dễ tiêu : Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu và điều tra và sản xuất ra những loại sản phẩm có khả năngchuyển lân từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu. Nhiều điều tra và nghiên cứu Tóm lại visinh vật Pseudomonas sp có tính năng phân giải lân khó tiêu ( CaHPO4, Ca3HPO4, Ca5OHPO4, AlPO4, FePO4 ) trong đất thành lân dễ tiêu ( H3PO4 ) cung ứng cho cây. + Sử dụng những chế phẩm sinh học để làm ngày càng tăng hiệu suất cao sử dụng phânbón, tái tạo đất + Sử dụng những giải pháp sinh học trong phòng trừ những loài nấm, vi khuẩnphát sinh từ đất : Để làm nhiều mẫu mã quần thể những những loài vi sinh có lợi chocây trồng người ta sử dụng những loài sinh vật đối kháng như những loài vi khuẩncó lợi cho cây xanh, những chủng nấm Trichoderma spp có tính năng đối khángvới những loài nấm bệnh từ đất như Fusarium sp, Phytophthora sp, Pythium, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii.  Biện pháp truyền thống cuội nguồn / địa phương - Xây bờ đá trên đất dốc. - Làm đất tối thiểu. - Làm ruộng bậc thang.  Biện pháp thâm canh + Làm đất thích hợp với từng loại cây xanh : cày, bừa, đánh luống, rạch rãnhgieo hạt, ( trồng cây ăn quả ở vùng đất trũng thấp hoặc trồng cây lấy củ ởvùng đất có mực nước ngầm nông ). + Tưới nước theo nhu yếu sử dụng nước của những loại cây cối hoặc tưới tiêunước để tái tạo đất bị thoái hóa ( chua hóa, mặn hóa, phèn hóa ). + Giống cây cối thích hợp cho những loại đất, giống chịu được những đặc tínhđất bị thoái hóa như chịu chua, chịu thiếu lân, chịu mặn, chịu khô hạn, chịungập úng ... + Bón phân không chỉ cung ứng dinh dưỡng cho cây xanh mà phải đảm bảolượng phân làm tăng độ phì nhiêu đất. Hiệu quả của bón phân hồi sinh đất rõ13nhất là duy trì và tăng cường bón phân hữu cơ cho đất, bón vôi khử chua cácloại đất bị chua hóa. + Chăm sóc và bảo vệ cây cối : làm cỏ, sục bùn ( đất lúa ), xới sáo ( đất trồngcạn ), phòng trừ sâu hại và dịch hại liên tục, đặc biệt quan trọng ưu tiên chăm sóccác loại cây xanh trên những loại đất thoái hóa mạnh, vì trên những loại đấtnày, hàm lượng hữu cơ, hoặc dung tích hấp thu, hoặc 1 số ít đặc thù vật lýcủa đất rất thấp / kém, nên những loại cây cối thường dễ bị tổn thương khi thờitiết hoặc môi trường sản xuất bị đổi khác bất thần. CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ĐẤT TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐBIỆN PHÁP KHẮC PHỤCI. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTI. 1. Tác động của mạng lưới hệ thống sản xuất đến môi trường đấtDân số trên toàn cầu tăng lên, yên cầu lượng lương thực, thực phẩm ngày càngnhiều và con người phải vận dụng những chiêu thức để tăng mức sản xuấtvà cường độ khai thác độ phì của đất. Những giải pháp thông dụng nhất là : Tăng cường sử dụng những chất hóa học trong nông, lâm nghiệp nhưphân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng những chất tăng cường sinh trưởng để có lợi cho việc thu hoạch. Sử dụng công cụ và kỹ thuật văn minh. Mở rộng mạng lưới tưới tiêu. Tất cả những giải pháp này đều tác động ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái và môi trườngđất : Làm đảo lộn cân đối sinh thái xanh do sử dụng thuốc trừ sâu. Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng thuốc trừ sâu. Làm mất cân đối dinh dưỡng. Làm xói mòn và thoái hóa đất. Phá hủy cấu trúc của đất và những tổ chức triển khai sinh học của chúng do sửdụng những thiết bị, máy móc nặng. Làm mặn hóa hay chua phèn do chính sách tưới tiêu không hài hòa và hợp lý. I. 2. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường đấtÔ nhiễm môi trường đất được xem là toàn bộ những hiện tượng kỳ lạ làm nhiễm bẩnmôi trường đất bởi những chất gây ô nhiễm ( pollutant ). Người ta hoàn toàn có thể phân loạiđất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh, hoặc theo những tác nhân gây ra ônhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có : Ô nhiễm đất do những chất thải hoạt động và sinh hoạt. Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp. Ô nhiễm đất do hoạt động giải trí nông nghiệp. 14M ôi trường đất có những đặt thù riêng và 1 số ít tác nhân gây ô nhiễm có thểcó cùng nguồn gốc nhưng lại gây ảnh hưởng tác động rẩ bất lợi rất khác nhau. Do đó, phân loại theo những tác nhân gây ô nhiễm sẽ tương thích hơn so với môi trườngđất : Ô nhiễm do tác nhân hóa họcÔ nhiễm do tác nhân sinh học. Ô nhiễm do tác nhân vật lý. I. 2.1. Ô nhiễm ở khu công nghiệp và đô thịQuá trình tăng trưởng công nghiệp và đô thị cũng ảnh hưởng tác động đến đặc thù lý vàhóa học đất. Những tác động ảnh hưởng về vật lý đất như : gây xói mòn, nén chặt đất và pháhủy cấu trú đất do hiệu quả của những hoạt động giải trí thiết kế xây dựng, sản xuất khai thácmỏ. Những ảnh hưởng tác động về hóa học như : những chất thải rắn, lỏng và khí tác độngđến đất. Tác động của công nghiệp và đo thị đén đất xảy ra rất mạnh từ cuộc cáchmạng công nghiệp thế kỷ XVIII – XIX, đặc biệt quan trọng là trong những thập niên gầnđây. Các chất thải công nghiệp ngày càng nhiều và có độc tính ngày càngcao, nhiều loại rất khó bị phân hủy sinh học. Các chất thảiđộc hại hoàn toàn có thể đượctích lũy trong đất trong thời hạn dài gây ra rủi ro tiềm ẩn tiềm năng so với môitrường.  Có thể phân loại những chất thải ra 4 nhóm chính : Chất thải kiến thiết xây dựng, Chất thải sắt kẽm kim loại. Chất thải khí. Chất thải hóa học và hữu cơ. I. 2.1.1. Chất thải xây dựngChất thải kiến thiết xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, bêtông, nhựa … trong đất những chất này bị biến hóa theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rẩ khó bị phân hủy … I. 2.1.2. Chất thải kim loạiCác chất thải sắt kẽm kim loại, đặc biệt quan trọng là những sắt kẽm kim loại nặng ( Pb, Zn, Cd, Cu và Ni ) thường có nhiều ở những khu vực khai thác mỏ, những khu công nghiệp và đô thị. Kết quả tìm hiểu đất vườn ở 53 thành phố, thị xã ở nước Anh cho thấy hầu hếtcó lượng chì tổng số vượt trên 200 mg / kg, ở nhiều vùng công nghiệp đã vượtquá 500 mg / kg, những giá trị này cao hơn đất thông thường không bị nhiễm bẩn ( < 100 mg / kg ). Nguồn gốc chính của sắt kẽm kim loại nặng trong chất thải : 15C ác loại bình điện ( pin, ac quy ) có mức chất thải sắt kẽm kim loại nặng caonhất : 93 % tổng số lượng thủy ngân, khoảng chừng 45 % số lượng Cadmium ( Cd ). Sắt phế liệu chứa khoảng chừng 40 % số lượng chì ( Pb ), 30 % đồng ( Cu ), 10 % crôm ( Cr ). Các chất thải mịn ( < 20 mm ) chứa 43 % Cu thải, 20 % Pb và 12 % nickel ( Ni ). 38 % Cd thải và 25 % Ni là từ chất dẻo. Nickel có trong những loại thành phần rác, trong đó có 6 loại rác chứa trên10 % Ni. Các tác giả điều tra và nghiên cứu đa phần trên những vùng co yếu tố ô nhiễm chungquanh những nhà máy sản xuất lớn có khói, bụi, chất thải gây ô nhiễm, những thành phố lớn, những sông và cửa sông phải hứng chịu những nguồn chất thải lớn …. Một số tácgiả đi sâu điều tra và nghiên cứu tai hại trên sức khỏe thể chất con người, gia súc hoặc đi sâu vềcơ chế hấp thu, luân chuyển, tích tụ sắt kẽm kim loại nặng. Teruo Asami ( Nhật Bản ) nghiên cứu và phân tích mẫu bụi của 12 thành phố lớn ở Nhật vànhận thấy hàm lượng sắt kẽm kim loại nặng phản ánh đặc tính của thành phố. ỞOsaka, người ta thấy có mạng lưới hệ thống đối sánh tương quan cao giữa tỷ suất bệnh nhân ( xácđịnh ) và hàm lượng sắt kẽm kim loại nặng được dùng trong công nghiệp sắt, thép. Người ta thấy rằng, bụi bay trong không khí và bụi lắng ở những khu vực đô thịchắc chắn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn có nhiều độc tiềm tàng sắt kẽm kim loại hơn bụi ở khuvực nông thôn. Do vậy dân cư sống ở những khu vực đô thị phải hứng chịunhiều rủi ro tiềm ẩn tiềm tàng về sắt kẽm kim loại nặng hơn những dân cư sống ở nôngthôn. Teruo Asami đã tích lũy 308 mẫu bụi đường ở 12 thành phố của Nhật Bản, gồm có cả Tokyo, Osaca, Kyoto và tìm hiểu mối đối sánh tương quan giữa hàm lượngkim loại nặng trong bụi đường và tỷ suất người mắc bệnh, nhất là ở Osaka làthành phố lớn thứ nhì và có hầu hết những ngành công nghiệp nặng của NhậtBản. Kết quả cho thấy hàm lượng sắt kẽm kim loại nặng trong bụi đường ( g / g DM ) ở những thành phố, nhất là những thành phố lớn như : Osaka, Tokyo caogấp nhiều lần so với đất không ô nhiễm : Cd : 3,26 so với 0,37 ; Cu : 258 so với 20,4 ; Zn : 1601 so với 65,1 ; Ni : 96,9 so với 14,8 ; Pb : 465 so với 18,1 ; Cr : 133 so với 27,2. Hệ số đối sánh tương quan giữa tỷ suất bệnh nhân có ghi nhận và hàm lượng kim loạinặng ( g / g Dm ) ở Osaka như sau ( n = 26 ) : 16 * : ý nghĩa 5 % * * : ý nghĩa 1 % * * * : ý nghĩa 0,1 % Các sắt kẽm kim loại ô nhiễm hoàn toàn có thể sống sót trong đất dưới nhiều dạng khác nhau, ( hấpphụ, link ) với những hợp chất hữu cơ, vô cơ hoặc tạo thành những chất phứchợp ( chelat ). Khả năng dễ tiêu của chúng so với thực vật phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như : pH, năng lực trao đổi cation ( CEC ) và sự phụ thuộc vào lẫn ngau vào những kim loạikhác. Ở những đất có CEC cao, chúng bị giữ lại nhiều trên những phứ hệ hấp phụ. Các sắt kẽm kim loại nặng có năng lực linh động lớn ở đất chua ( pH < 5,5 ). Các kimloại nặng được tích góp trong những khung hình sinh vật theo những chuỗi thức ăn vànước uống. Ảnh hưởng của những sắt kẽm kim loại nặng trong đất so với sức khỏe thể chất con người chưađược xác đinh một cách rã ràng, nên rất khó kiến thiết xây dựng ngưỡng ô nhiễm chínhxác. Tuy nhiên nhiều nước cũng đã kiến thiết xây dựng tiêu chuẩn ô nhiễm của cácnguyên tố trong đất. Nhưng giá trị này thường khác nhau tùy thuộc vào điềukiện môi trường, những chủ trương và lao lý đơn cử. Ở Hà Lan, chính phủ nước nhà đã kiến thiết xây dựng mạng lưới hệ thống gồm 3 mức : giá trị chấp nhậnđược hay giá trị nền, giá trị chứng tỏ quy trình nhiễm bẩn đang xảy ra và giátrị thiết yếu phải làm sạch. Bảng 7.1 : Đánh giá mức ô nhiễm bẩn sắt kẽm kim loại trong đất ở Hà Lan ( Thoromon, 1991 ). 17M ột nguồn gây ô nhiễm đất đáng kể là từ những xí nghiệp sản xuất nhiệt điện, những khuvực khai thác than. Nguồn ô nhiễm đất do những chất phóng xạ từ những phế thảicủa những cơ sở khai thác chất phóng xạ. Trung tâm điều tra và nghiên cứu nguyên tử, cácnhà máy điện nguyên tử, những vụ thử hạt nhân, những cơ sở sử dụng đồng vịphóng xạ trong nông nghiệp, công nghiệp và y tế. Ở những khu vực nhà máyđiện nguyên tử thường gây ô nhiễm những chất phóng xạ như 137C s và 134C s. Hiện nay, người ta đã phát hiện có hơn 50 nguyên tố phóng xạ tự nhiên và1000 đồng vị phóng xạ tự tạo. Những chất phóng xạ nguy khốn nhấtlà : 131I, 32F, 60C o, 36S, 45C a, 235U, 14C, 98A l, 226R a, 130B a. Các chất phóng xạ cókhả năng tích góp cao trong những đất có CEC lớn, đất gần trung tính và trungtính, đất giàu khoáng sét và những chất mùn. Các tác giả đã đưa ra những giải pháp để ngăn ngừa sự thải kim loai nặng vàomôi trường, xưm đây là sự thiết yếu về mặt sinh thát và giải pháp kinh tế tài chính xãhội. Theo họ, những chính phủ nước nhà cần phát hành những giải pháp kế hoạch gồm có : Ban hành những văn bản pháp lý lao lý việc sửa chữa thay thế những chất kimloại nặng bằng những hợp chất không độc, ví dụ điển hình thay thế sửa chữa nắp bằng hợpkim chì của rượu vang bằng vật tư khác như : sáp, PE hay nhôm. Phân loại và tinh lọc từ nguồn : triển khai những chương trình với kết quảtốt so với giấy, thủy tinh, sắt kẽm kim loại, … nhất là so với những loại pin, bình nhiệt. Xây dựng những nhà máy sản xuất chọn và giải quyết và xử lý rác như : ở Pháp có những nhà máyphân rác, đốt rác. Các tiến trình lọc, đốt cần ngăn ngừa sắt kẽm kim loại nặng thoát ra ở mức thấpnhất. I. 2.1.3. Chất thải khí18 - CO là loại sản phẩm đốt cháy không trọn vẹn carbon ( C ), 80 % Co là từ độngcơ xe hơi, xe máy, hoạt động giải trí của những máy nổ khác, khói lò gạch, lò nhà bếp, núilửa phun … CO vào khung hình động vật hoang dã, người gây nguy hại do CO tích hợp vớiHemoglobin làm máu không hấp thu oxy, cản trở sự hô hấp. Trong đất mộtphần CO được hấp thu trong keo đất, một phần bi oxy hóa thành CO2. - CO2, SO2, NO2 trong không khí bị ô nhiễm là nguyên do gây ra mưa axít, làm tăng quy trình chua hóa đất. I. 2.1.4. Chất thải hóa học và hữu cơCác chất thải có năng lực gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn như : chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhượm, màu vẽ, công nghiệp sảnxuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại chất thải hữu cơ cũng dẫn đến ô nhiễm đất. Nhiều loại nướ từ cốngrãnh thành phố thường được sử dụng như nguồn nước tưới trong sản xuấtnông nghiệp. Trong những loại nước thải này thường gồm có cả nước thải sinhhoạt và công nghiệp, nên thường chứa nhiều những sắt kẽm kim loại nặng. Bảng 7.2 : Hàm lượng những nguyên tố trong bùn - nước cống rãnh đô thị ( Logan, 1990 ) Những chất tẩy rửa của những chất thải bỏ công nghiệp rắn hoàn toàn có thể chứanhững loại sản phẩm hóa học ô nhiễm ở dạng dung dịch. Trong vạn vật thiên nhiên nhữngchất này hoàn toàn có thể tích góp lại bằng nhiều chính sách khác nhau. Đa số những chất nàyđược phóng ra mặt đất, một số ít chất được phóng ra biển, đi vào sông ngòi, hệthống nước ngầm, và được tưới cho cây xanh. Ở TP. Hồ Chí Minh, với dân số gần 7 triệu người, nên hàng ngày thải ra mộtlượng rác vô cung lớn, và có thành phần rất là phức tạp, nguồn gốc khácnhau từ bùn cống, rừ nước thải, phế thải của xí nghiệp sản xuất, trong đó có chứa cácchất như mảnh vụn, sắt kẽm kim loại linh tinh, mảnh vỏ đồ hộp, sành sứ, chai lọ. Cácchất thải này trải qua chế biến và được nông dân sử dụng trực tiếp để bóncho cây cối. Ngoài ra những cơ sở sản xuất xi mạ, pin acquy, … cũng đã thải ra một lượnglớn sắt kẽm kim loại nặng vào cống và chính những độc tố náyex đi vào môi trườngnông nghiệp qua việc tưới nước cho cây xanh. I. 2.2. Ô nhiễm đất do hoạt động giải trí nông nghiệpBao gồm những loại chất thải như : phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tàn tích sảnphẩm và cây xanh nông nghiệp, chất thải gia súc và tàn tích rừng. I. 2.2.1. Ô nhiễm do phân bón - Phân vô cơĐể tăng hiệu suất cây cối, người ta thường sử dụng những loại phân hóa họcnhư : đạm ( N ), lân ( P2O5 ), kali ( K2O ). Nhưng trong những loại phân vô cơ, đángchú ý nhất là phân N, một loại phân mang lại hiệu suất cao quan trọng nhất cho19năng suất cây xanh, tuy nhiên nó cũng rất dễ gây ô nhiễm cho môi trường đấtdo tồn dư của nó do sử dụng với liều lượng cao. Khi bón N, cây sử dụng tốiđa 30 % lượng phân bón vào đất. Còn lại, phần thì vị rửa trôi làm mất đi, phầncòn lại trong đất sẽ gây ô nhiễm đất. Khi bón N vào đất thường trong đất sống sót 2 dạng : NH 4 và NO3 -, cây xanh hấpthu cả 2 dạng này, nếu cây hấp thu nhiều N, trong ccây sẽ tồn lưu caoNO3 - trong lá, quả, hạt quá mức sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Lượng N tồn dư trong đất dạng NO3 - dễ bị rửa trôi xuống sông, suối hoặc trựctiếp đi xuống nước ngầm gây ô nhiễm nước ngầm. Theo mức được cho phép củaWHO, nước ngầm chứa > 45 mg / l NO3 -, khoong thể dùng làm nước uống. Quá trình nitrat hóa làm tăng tính chua của môi trường đất do trong đất tồn tạiHNO3. Một số phân bón hóa học khác gây ô nhiễm môi trường đất như phân lân. Phân super lân thường có 5 % axít tự do ( H 2SO4 ), làm cho môi trường đấtchua. Trong những loại phân lân cũng còn chứa một lượng những sắt kẽm kim loại nặngkhác như As, Cd, Pb cũng là nguyên do làm tích góp những sắt kẽm kim loại này trongđất. Các phân hóa học khác hầu hết là những dạng muối ( NH 4SO4, KCL, K2SO4, KNO3 … ) của những axít, do đó khi bón vào đất làm cho đất chua. – Phân hữu cơThông thường phân hữu cơ gồm : phân chuồng, phân xanh, phân ủ. Thànhphần của phân tùy thuộc vào nguồn chế biến. Nguồn phân hữu cơ gây ônhiễm đất hoàn toàn có thể do cách sử dụng, nguồn sử dụng để chế biến. Phân chuồng nếu không được ủ đúng kỹ thuật, như nông dân sử dụng phântươi ( phân chuồng, phân bắc ) ngâm ủ, nông dân sử dụng tưới trên cây trồngchứa rất nhiều những vi sinh ( Coliform, E.coli, Clostridium perfingens, Streptococcus, Salmonella, Vibrio cho lera ), ký sinh trùng ( giun đũa ) trong sảnxuất nông nghiệp, đặc biệt quan trọng là trên rau làm cho rau không bảo đảm an toàn, gây độc chongười sử dụng. Các loại phân hữu cơ lúc bấy giờ, như phân chuồng ( heo, gà, … ) được nuôi từthứ ăn tổng hợp không còn bảo đảm an toàn cho nông sản như trước, vì trong thànhphần của nó có nhiều khoáng vi lượng ( Cu, Zn, Fe, Mn, Co, … ). Hàm lượngkim loại nặng chứa trong phân hoàn toàn có thể là nguồn xâm nhập vào đất trồng và tồnlưu trong những loại nông sản phẩm, đặc biệt quan trọng là những loại rau ăn lá. Sử dụng nhiều phân hữu cơ trong điều kiện kèm theo yếm khí, quy trình khử chiếm ưuthế, sẽ tạo ra nhiều axít hữu cơ làm đất chua, đồng thời tạo ra nhiều chất độcH2S, CH4, CO2. I. 2.2.2. Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vậtThuốc bảo vệ thực vật gồm có : thuốc trừ sâu, bệnh ( nấm, tuyến trùng … ), thuốc diệt cỏ, chất kích thích sinh trưởng đều là những chất hóa học hữu cơ hayvô cơ. Rất thiết yếu để diệt sâu, bệnh, cỏ dại bảo vệ cây cối, Nhưng vì bản20chất của những chất này là diệt sinh học nên không ít đều ảnh hưởng tác động đến môitrường đất. Các hóa chất này gây ô nhiễm môi trường đất và hoạt tính của chúng sẽ làchất độc cho những động vật hoang dã và con người. Nó hoàn toàn có thể sống sót lâu trong đất, xâmnhập vào thành phần cây, nhất là tích góp ở những bộ phận của cây, con ngườisử dụng những loại sản phẩm này sẽ gây ngộ độc. Đặc tính của thuốc trừ sâu bệnh là tính bền trong môi trường sinh thái. Saukhi xâm nhập vào môi trường và sống sót một thời hạn dài trong những dạng cấutrúc sinh hóa khác nhau hoặc tạo những dạng hợp chất link trong môi trườngđất. Các hợp chất mới này thường có độc tính cao hơn bản thân nó. Ví dụnhư DDT sau một thời hạn sử dụng có tạo ra DDE, độc hơn DDT gấp 2-3 lần. Thuốc trừ sâu Aldrin sống sót vĩnh viễn trong đất bị phân thành Dieldrin, mà tínhchất của nó độc nhiều lần so với Aldrin. Các thuốc bảo vệ thực vật thường chứa nhiều sắt kẽm kim loại nặng như : As, Pb, Hg. Một số loại thuốc bệnh như : CuSO4, Zineb, Macozeb … chứa những kim loạinặng như Zn, Cu, Mn sử dụng nhiều và lâu dài hơn sẽ tồn lưu những sắt kẽm kim loại trongđất. Tác hại khác của thuốc trừ sâu bệnh là sự xâm nhập của nó vào môi trườngđất làm cho cơ lý hóa tính đất giảm sút, mức độ gây hại tương tự như như phânbón hóa học. Nhưng năng lực diệt khuẩn cao nên thuốc trừ sâu bệnh cũngđồng thời hủy hoại nhiều vi sinh vật có ích làm những hoạt tính sinh học của đấtbị giảm. I. 2.2.3. Ô nhiễm đất do dầuÔ nhiễm đất do hydrocarbures từ nguồn dầu hỏa. Thành phần cơ bản củadầu mỏ : Carbon 82 – 87 %, hydro 11 – 14 %, lưu huỳnh 0,1 – 0,5 %, oxy và nitơ < vài phần nghìn. Dầu và những loại sản phẩm của dầu khí đổ trên mặt đất sẽ làm cho đất bị ô nhiễmvì : - Chỉ cần một lớp dầu bao trùm mặt đất, dù rất mỏng dính ( 0,2 – 0,5 mm ) cũng ssủlàm cho đất “ ngạt thở ” vì thiếu không khí, quy trình trao đổ khí bị cắt đứt. Kếtquả là những loài động, thực vật và vi sinh vật đều thiếu oxy, ở đầu cuối dẫn đếncái chết. Lớp dầu này cũng ngăn cản quy trình trao đổi nguồn năng lượng mặt trờicủa môi trường đất. - Dầu là chất kỵ nước, khi thấm vào đất, dầu đẩy nước ra ngoài làm cho môitrường đất phần đông không còn nước và chiếm hết những khoảng chừng không khítrong đất làm cho đất giảm thiểu oxy và nước, gây tổn thương cho hệ sinhthái. - Khi xâm nhập vào đất, dầu làm biến hóa cấu trúc và đặc tính lý hóa tính củađất, khiến những hạt keo đất trơ ra và không còn năng lực hấp thu, trao đổi nữa. - Dầu thấm qua đất xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. - Dầu là hợp chất hữu cơ cao phân tử có đặc tính diệt sinh vật. 21K hắc phục ô nhiễm dầu trong đất có nhiều chác, nhưng hoàn toàn có thể có những cáchchủ yếu sau : 1.2.3. 4.5. Cày xới lên và giải quyết và xử lý tầng đất ô nhiễm để nó tiếp xúc với không khí chobay hơi và vi sinh vật phân hủy. Xử lý đất bằng hóa chất. Trồng cây ưa dầu, có năng lực chịu được nồng độ dầu. Bóc những lớp đất bị ô nhiễm đưa ra giải quyết và xử lý. Tạo cho đất có năng lực tự làm sạch, hoặc bằng tiếp xúc không khíhoặc vi sinh vật, hoặc rửa trôi, chuyển hóa. I. 3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở nước ta hiện nayMột yếu tố nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước lúc bấy giờ làtình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do những hoạt động giải trí sản xuất và sinhhoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, rình rập đe dọa trực tiếpsự tăng trưởng kinh tế tài chính - xã hội bền vững và kiên cố, sự sống sót, tăng trưởng của những thế hệhiện tại và tương lai. Giải quyết yếu tố ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩymạnh CNH, HĐH lúc bấy giờ không chỉ là yên cầu cấp thiết so với những cấp quảnlí, những doanh nghiệp mà đó còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của cả mạng lưới hệ thống chính trị vàcủatoànxãhội. Trong những năm đầu thực thi đường lối thay đổi, vì tập trung chuyên sâu ưu tiên pháttriển kinh tế tài chính và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triểnkinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rờicông tác bảo vệ môi trường với sự tăng trưởng kinh tế tài chính - xã hội diễn ra phổ biếnở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến thực trạng gây ô nhiễm môi trường diễn raphổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủyếu là hoạt động giải trí sản xuất của nhà máy sản xuất trong những khu công nghiệp, hoạt độnglàng nghề và hoạt động và sinh hoạt tại những đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường gồm có 3 loạichính là : ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ônhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại những đô thị lớn, khu công nghiệp và làngnghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn chophép. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 20/4/2008 cảnước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng nhà nước quyết định hành động thànhlập trên địa phận 56 tỉnh, thành phố thường trực TW. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng chừng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trămcụm, điểm công nghiệp được ủy ban nhân dân những tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương quyết định hành động xây dựng. Theo báo cáo giải trình giám sát của Ủy ban Khoahọc, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ những khu công nghiệp có hệthống xử lí nước thải tập trung chuyên sâu ở 1 số ít địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt15 - 20 %, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp cóxây dựng mạng lưới hệ thống xử lí nước thải tập trung chuyên sâu nhưng phần nhiều không vận hànhvì để giảm ngân sách. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động giải trí có trạmxử lí nước thải tập trung chuyên sâu ( chiếm 42 % số khu công nghiệp đã quản lý và vận hành ) và 20 khu công nghiệp đang thiết kế xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, 22 những khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng chừng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải ô nhiễm khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trườnglưu vực mạng lưới hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, những cơ quan chuyên mônđều có chung nhìn nhận : nguồn nước thuộc lưu vực sông TP HCM - Đồng Naihiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồncấp nước hoạt động và sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phốihợp với Công ty Cấp nước TP HCM thực thi năm 2008 cho thấy, lượng NH3 ( amoniac ), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ ( đặc biệt quan trọng là ô nhiễm dầu và visinh ) tăng cao tại hầu hết những rạch, cống và những điểm xả. Có khu vực, hàmlượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn được cho phép ( nhưcửa sông Thị Tính ) ; hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy địnhnhiều lần ; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần ... Tác nhân chủ yếucủa thực trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệpnằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải đảm nhiệm khoảng chừng 48.000 m 3 nước thảitừ những cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu côngnghiệp, khu công nghiệp đang hoạt động giải trí nhưng chỉ có 21 khu có mạng lưới hệ thống xử lýnước thải tập trung chuyên sâu, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác độngxấu đến chất lượng nước của những nguồn tiếp đón ... Có nơi, hoạt động giải trí củacác xí nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp đã phá vỡ mạng lưới hệ thống thủy lợi, tạo ra nhữngcánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rấtlớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết những khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đápứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo lao lý. Thực trạng đó làmcho môi trường sinh thái ở một số ít địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộngđồng dân cư, nhất là những hội đồng dân cư lân cận với những khu công nghiệp, đang phải đương đầu với thảm họa về môi trường. Họ phải sống chung với khóibụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp ... Từ đó, gây bấtbình, dẫn đến những phản ứng, đấu tranh kinh khủng của người dân đối vớinhững hoạt động giải trí gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành những xungđột xã hội nóng bức. Cùng với sự sinh ra ồ ạt những khu, cụm, điểm công nghiệp, những làng nghề thủcông truyền thống cuội nguồn cũng có sự phục sinh và tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ. Việc phát triểncác làng nghề có vai trò quan trọng so với sự tăng trưởng kinh tế tài chính - xã hội vàgiải quyết việc làm ở những địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường docác hoạt động giải trí sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tìnhtrạng ô nhiễm không khí, đa phần là do nguyên vật liệu sử dụng trong những làngnghề là than, lượng bụi và khí CO, CO 2, SO2 và Nox thải ra trong quá trìnhsản xuất khá cao. Theo thống kê của Thương Hội Làng nghề Nước Ta, hiện naycả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống lịch sử, đanggiải quyết việc làm cho khoảng chừng 11 triệu lao động, gồm có cả lao độngthường xuyên và lao động không tiếp tục. Các làng nghề được phân bốrộng khắp cả nước, trong đó những khu vực tập trung chuyên sâu tăng trưởng nhất là đồng23bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9 % cả nước. Hìnhthức những đơn vị chức năng sản xuất của làng nghề rất phong phú, hoàn toàn có thể là mái ấm gia đình, hợptác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụngcông nghệ thủ công lỗi thời, chắp vá, mặt phẳng sản xuất eo hẹp, việc đầutư thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý nước thải ít được chăm sóc, ý thức bảo vệ môitrường sinh thái xanh của người dân làng nghề còn kém, cạnh bên đó lại thiếu mộtcơ chế quản trị, giám sát của những cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa cónhững chế tài đủ mạnh so với những hộ làm nghề thủ công bằng tay gây ô nhiễm môitrường và cũng chưa nhất quyết vô hiệu những làng nghề gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, nên thực trạng ô nhiễm môi trường tại những làng nghềngày càng trầm trọng và lúc bấy giờ đã ở mức “ báo động đỏ ”. Hoạt động gây ônhiễm môi trường sinh thái tại những làng nghề không chỉ tác động ảnh hưởng trực tiếpđến đời sống, hoạt động và sinh hoạt và sức khỏe thể chất của những người dân làng nghề màcòn tác động ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứngquyết liệt của bộ phận dân cư này, làm phát sinh những xung đột xã hội nóng bức. Bên cạnh những khu công nghiệp và những làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tạicác đô thị lớn, thực trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là những ô nhiễm vềnước thải, rác thải hoạt động và sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn ... Những nămgần đây, dân số ở những đô thị tăng nhanh khiến mạng lưới hệ thống cấp thoát nước khôngđáp ứng nổi và xuống cấp trầm trọng nhanh gọn. Nước thải, rác thải hoạt động và sinh hoạt ( vô cơvà hữu cơ ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳmột giải pháp xử lí nào ngoài việc luân chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thốngkê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở những thành phố lớn thải rahàng nghìn tấn rác ; những cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nướcthải ô nhiễm ; những phương tiện đi lại giao thông vận tải thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng chừng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Thành Phố Hà Nội vàthành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3 ; bầu khí quyển của thành phố Hà Nộivà thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một hiệu quả nghiên cứu và điều tra mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới ( WB ), trên 10 tỉnh thành phố Nước Ta, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và TP.HN là những địa phận ô nhiễmđất nặng nhất. Theo báo cáo giải trình của Chương trình môi trường của Liên hợpquốc, thành phố TP.HN và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mứcđộ ô nhiễm bụi. I. 4. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến đời sống xung quanh vàcon người. Đất bị xuống cấp trầm trọng. Một số bộc lộ như : Dễ bị xói mòn do nước, khi gặp những hoạt động lớn như lở đấtkhi lượng mưa cao, thảm thực vật bị tàn phá, canh tác không hài hòa và hợp lý, chấtdinh dưỡng bị mất do trầm tích và bị rửa trôi theo dòng nước, gấp khoảng chừng 10 lần lượng dinh dưỡng và bị trôi. 24D ư thừa muối : đất dư thừa Na + nhưng lại thiếu những chất dinhdưỡng thiết yếu. Sự xuống cấp trầm trọng hóa học : tương quan đến sự mất đi những chất dinhdưỡng thiết yếu và cơ bản cũng như sự hình thành những độc tố Al 3 +, Fe2 + .. khicác chỉ tiêu này quá cao hoặc quá thấp đều gây tác động ảnh hưởng đến môi trường. Sự xuống cấp trầm trọng sinh học : sự ngày càng tăng tỉ lệ khoáng hóa của mùn màkhông có sự bù đắp những chất hữu cơ sẽ làm cho đất nhanh gọn nghèo kiệt, giảm năng lực hấp thụ và giảm năng lực cung ứng N cho sinh vật. Đa dạngsinh vật trong môi trường đất bị giảm thiểu. Làm biến hóa thành phần và đặc thù của đất ; làm chai cứng đất ; làm chua đất ; làm biến hóa cân đối dinh dưỡng giữa đất và cây cối dohàm lượng nitơ còn dư thừa trong đất ( chỉ có khoảng chừng 50 % nitơ bón trong đấtlà được thực vật sử dụng, số còn lại là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất ). Gây một số ít bệnh truyền nhiễm, bệnh do giun sán, ký sinh trùngmà hầu hết người dân mắc phải đặc biệt quan trọng là trẻ nhỏ ở những vùng nông thôn. Các chất phóng xạ, sắt kẽm kim loại, nylon, do không phân hủy được nêngây trở ngại cho đất. Các phân bón hóa học, thường có 1 số ít vết sắt kẽm kim loại và hóa chấtnhư As, Cd, Co, Cu, Pb, Zn … theo thời hạn sẽ tích tụ trên lớp đất mặt làmđất bị chai xấu, thoái hóa, không canh tác liên tục được. Việc sử dụng thuốc trừ sâu có tính năng làm giảm tác động ảnh hưởng pháhoại của sâu bệnh, tăng sản lượng cây cối. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu cũnglà một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật và tử vongcho nhiều loài động vật hoang dã nhất là loài chim. DDT là một trong những thuốc trừsâu gây ô nhiễm cho sinh vật và môi trường. Sử dụng DDT và 1 số ít thuốctrừ sâu khác đã làm cho nhiều loài chim và cá bị diệt trừ. Nguyên nhân là dothuốc trừ sâu và diệt cỏ sống sót lâu trong đất ( từ 6 tháng đến 2 năm ) và gâytích tụ sinh học. Trung bình có khoảng chừng 50 % lượng thuốc trừ sâu được phunđã rơi xuống đất, tồn dư trong đất và bị hấp dẫn vào quy trình : đất-cây-độngvật - người. Một số chất còn bị nghi là nguyên do của bệnh ung thư. II.CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤTMột khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có mối đe dọa vô cùng lớn so với đời sống củacon người cũng như những sinh vật, vì thế cần phải phòng, chống ô nhiễm đấtmột cách tích cực. Muốn triển khai điều đó, tất cả chúng ta cần triển khai tổng hợpcác giải pháp sau : II. 1. Phương pháp xử lí tại chỗ : + Phương pháp bay hơi : gần nhà máy sản xuất hóa chất và khu công nghiệp, dùngdong không khí mạnh làm bay hơi những chất ô nhiễm có trong đất, hấp thụbằng than hoạt tính. 25

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay