Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.19 MB, 124 trang )
đẹp trai chẳng lâu gì lắm nên đẹp trai thật là một hạt ngọc trong đời”. Thời
của “hạt ngọc” ấy là thời của sức mạnh và vẻ đẹp thể hiện trên từng đường nét
khỏe khoắn thanh tú của cơ thể.
Dưới con mắt “xanh non”, “biếc rờn” của Xuân Diệu, cuộc đời mở ra
trước mắt biết bao tươi đẹp, từ những hình ảnh thiên nhiên, nụ cười xuân,
khúc nhạc thơm, vầng trăng náo nức, buổi chiều ngẩn ngơ…Đến hình ảnh của
giang sơn tuổi nhỏ luôn đem đến cho con người bao niềm vui khích lệ. Khác
với các tác giả cùng thời – Chế Lan Viên muốn chối bỏ hiện tại để quay về
quá khứ, tìm lại một thời dĩ vãng vàng son, Huy Cận trốn mình trong “nỗi sầu
vạn cổ”, Xuân Diệu xem thế giới là nơi hội tụ của niềm vui, nơi mà sự sống
biểu hiện mức hoàn thiện và gợi cảm nhất. Xuân Diệu yêu đời, yêu người, ca
ngợi cuộc sống dồn tụ ở mùa xuân, mùa của thiên nhiên, những dấu hiệu của
sự sống dang lên, và tương ứng tuổi trẻ, tuổi thanh xuân là mùa xuân của đời
người. Hình ảnh một con người trẻ trung (trẻ người và trẻ lòng) được Xuân
Diệu khắc họa đậm nét trong câu chuyện Đẹp trai. Xoay quanh nét đẹp của
tuổi thanh xuân, của cuộc đời trai trẻ trong mỗi con người, ông nghiệm thấy:
“ngắm lại tuổi xuân thật chẳng dài, tuổi đẹp trai chẳng lâu gì lắm nên sắc đẹp
trai thật là một hạt ngọc trong đời”. Thời của “hạt ngọc” ấy là thời của sức
mạnh và vẻ đẹp thể hiện trên từng đường nét khỏe khoắn, thanh tú của cơ thể.
Khi nói về tuổi trẻ, người ta thường nhắc đến tuổi hai mươi và coi đó
như một mốc son trong cuộc đời trai trẻ của mỗi con người. Tuổi hai mươi
với nhiều hoài bão, dự định. Tuổi hai mươi với vẻ đẹp cường tráng, đúng độ
rực rõ nhất. Song riêng Xuân Diệu lại cho chúng ta một cách nhìn mới mẻ, về
sự rực rõ của tuổi thanh xuân. Đó là tuổi mười chín: “Mười chín tuổi mặt trời
đang óng ả, ánh sáng ca lanh lảnh tiếng đời ngân,…mười chín tuổi thanh tân,
gánh nhẹ nhõm trên thân hình măng mọc”. Tuổi mười chín đẹp biết bao, óng
ả biết bao, vừa chứa đựng sự thanh tân, vừa chứa đựng sự khỏe mạnh, tuổi
của sự “giòn dã”. Tác giả nhắc đi nhắc lại cái tuổi bước sang mười chín, “đêm
tan, rõ ràng là một buổi rạng ngày. Tuổi mười tám đã dương tráng, nhưng
76
chưa được dòn dã, đến mười chín tuổi thì thực sự dòn dã mà đang còn nụ hoa,
cái tuổi đó là tuổi đẹp trai nhất”.
Vẻ đẹp đó vừa kết tụ ở hình tượng nghệ thuật vừa mang hơi dương ấm
ấm của mùa xuân, vừa rực rỡ như ánh mặt trời. Bởi “con trai đẹp giòn; núi
khảng khái, không lả lướt bằng song. Người con trai đẹp là sống.”
Một phát hiện mới của Xuân Diệu và có lẽ cũng chính là lý do chính để
ông chọn tuổi mười chín thay vì hai mươi vì ẩn chứa sau vẻ đẹp cường tráng rất
đàn ông của tuổi thanh xuân là vẻ đẹp tâm hồn thanh khiết, vô tư trong sáng
“chưa hề oán hận”. Đó là sự kết hợp hoàn hảo trong một con người của “ một
thân thể khỏe mạnh, tươi giòn và tâm hồn thanh cao bộc lộ tính cách đàn ông”
“đôi mày to mạnh, chưa cứng rắn như mày đàn ông, còn sót lại chút óng tơ của
mi tuổi nhỏ, cái mũi thẳng, miệng đẹp đẽ tươi cười, dưới cằm đã lộ chiều quả
quyết” (Đẹp trai).
Dường như vẻ đẹp cường tráng, sức thanh xuân của tuổi trẻ của người
trai trẻ được Xuân Diệu cảm nhận bằng chính những biến đổi trải nghiệm qua
thời trai trẻ của ông và những xúc cảm mà ông đã từng được chiêm nghiệm.
Vì thế con người trẻ không phải hẳn là họ có tuổi trẻ. Xuân Diệu còn đưa ra
một quan niệm và cách hiểu sâu xa, thấm thía hơn rất nhiều. Ông lý giải vẻ
đẹp của con người không hẳn là ở tuổi trẻ mà vẻ đẹp là ở sự sống.
Xuân Diệu cho rằng tuổi thanh xuân là tuổi đẹp nhất trong mỗi cuộc
đời con người. Quý mỗi giây, mỗi phút cuộc đời nên hòa trộn trong tâm hồn
đầy chất thơ ấy là sự quan sát, theo dõi từng bước phát triển của cơ thể con
người và ông thấy cái đẹp và cái mạnh trong mỗi con người cứ lớn dần theo
năm tháng, một quy luật tất yếu của tự nhiên, vẻ đẹp trẻ trung ấy sẽ một đi
không trở lại.
“Mười bốn tuổi chỉ là một thằng con nít; mười sáu tuổi còn rụt rè như
con gái; mười bảy, rồi mười tám, lúc ấy hơi dương mới ấm áp như mùa xuân
mới về. Bước sang mười chín đêm tan, rõ ràng là một buổi rạng ngày…rồi
sang hai mươi…; hăm hai rực rỡ hoàn toàn; hăm bốn: cái đẹp hóa thành cái
manh, hăm sáu: đó là tuổi một người đàn ông” (Đẹp trai).
77
Vẻ đẹp cường tráng của tuổi thanh xuân được kết tụ ở hình tượng nghệ
thuật vừa mang hơi dương ấm áp của mùa xuân, vừa đẹp rực rỡ, như ánh mặt
trời. Cuối cùng Xuân Diệu đưa ra một kết luận: “người con trai đẹp như chim
kêu, có mặt trời súc tích ở trong cửa sổ…con trai đẹp giòn; núi khảng khái,
không lả lướt bằng sông…người con trai đẹp là sống”. Ca ngợi cái đẹp ở tuổi
sung sức ấy Xuân Diệu thấy thân thể con người còn là “một tòa thiên thể, một
lầu sức lực” và ông nói rõ thêm “nghĩa là một kho khoái trá” (Thân thể). Vậy
là với Xuân Diệu tuổi mười chín, hai mươi là tuổi để con người hào hứng
bước ra cuộc sống và hưởng thụ mọi cái đẹp cùng sự lạc thú trong đời.
Như vậy, trong quan niệm của Xuân Diệu cái đẹp nhất của cuộc đời
con người là tuổi thanh xuân và chính ở tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại ấy,
con người thể hiện một vẻ đẹp hoàn thiện cả về hình thể và sự phong phú
trong tâm hồn.
Không chỉ chú ý ca ngợi vẻ đẹp đầy nam tính của người con trai, một
lần nữa ta lại thấy những lời say sưa ca ngợi vẻ đẹp đầy nữ tính của người con
gái. Xuân Diệu nâng niu, trân trọng, sánh ngang nó với vẻ đẹp của thiên
nhiên: “con gái đẹp như hoa, con gái đẹp mềm mại, con gái đẹp như bướm
lượn, có uyển chuyển mà không có reo ca” (Đẹp trai).
Mê cái đẹp, say cái đẹp, Xuân Diệu ca ngợi cái đẹp ở nhiều góc độ khác
nhau và ta cũng như được thấy hình ảnh của chính tác giả: “Nhà thi sĩ ấy là một
chàng trai trẻ, hiền hậu và say mê, tóc như mây, vương trên đài trán thơ ngây,
mắt như bao lưu luyến mọi người và miệng cười mở rộng như một tấm lòng ân
ái…” [25,200]. Với Xuân Diệu tuổi thanh xuân đẹp biết bao, nó chứa đựng niềm
vui và hứa hẹn cho những ngày hiện tại. Vì thế ở Xuân Diệu, gắn bó với cuộc
đời là gắn bó với tuổi thanh xuân, nó là “xuân vĩnh viễn” “xuân không mùa”.
Văn xuôi trữ tình Xuân Diệu không nói nhiều đến tương lai cũng không
tìm về quá khứ mà luôn thiết tha với hiện tại, với cái bây giờ. Sự thiết tha với
hiện tại của Xuân Diệu như một dòng cảm xúc chảy tràn trên những trang văn
của ông. Hiện tại trong quan niệm của Xuân Diệu đó là những gì đẹp nhất, rực
rỡ và viên mãn nhất. Vì thế, ông nhìn hai bàn tay tinh hoa của hai cánh tay, như
78
đôi cánh thiên nhiên, sinh động duyên dáng như cánh bướm, cánh hoa : Một đóa
linh động. Đóa hoa thần diệu! Biết xòa ra, khép vào và cầm nắm, mơn
man…đập như cánh chim…” (Đôi bướm). Hơn thế nữa Xuân Diệu còn nhìn
cuộc đời với đôi mắt thật lãng mạn, nhìn những đóa hồng nhung thành những
cặp môi hôn và gọi là những “đóa hôn” (Đóa hồng nhung). Rõ hơn bất cứ nghệ
sĩ lãng mạn nào, Xuân Diệu rất quý vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp của sự hòa
nhập thiên nhiên với con người và cuộc sống. Xuân Diệu muốn sống mãi với
tuổi trẻ, tình yêu và mùa xuân. Ông muốn níu màu hiện tại, thiết tha với hiện tại,
ca ngợi hết cái thời đáng sống ấy chỉ có ở trong cuộc đời thực.
Ca ngợi cái đẹp thể hiện niềm thiết tha với thực tại nhưng Xuân Diệu
luôn nhận thấy tuổi trẻ rồi cũng qua đi vì “ thời gian cứ đẩy sau lưng, cuộc đời
kéo trước mặt”…“thời gian lạnh lắm cái gì vào đó mà còn được đâu”. Ông
luôn lo lắng nhận ra từng giây, từng phút thời gian gian đang mau chóng lấy
đi cái đẹp: “cái đẹp mau biến hóa lắm thay”, nên Xuân Diệu càng thiết tha với
nó muốn nó tồn tại mãi trước sự trôi chảy của thời gian, ông luôn luôn vội
vàng giục giã “gấp đi em, mau đi em” (Giao lại).
Ca ngợi cái đẹp như một chủ đề lặp đi lặp lại trong văn xuôi Xuân Diệu
thời kì này. Viết theo mạch cảm xúc nên văn xuôi của ông thường đắm chìm
trong tâm trạng ngẩn ngơ, nuối tiếc vẻ đẹp hiện tại. Ông kêu gọi “và các anh,
các bạn, sao không ráng lùi lại thời kỳ tự phá, giữ lại cho lâu những bắp thịt
của ngực nở, của tay cứng, của chân vâm! Ta sẽ thấy chán chường, ta sẽ già”.
(Thân thể)
Ước ao thời hiện tại đừng qua đi, để cho tuổi của sự hùng dũng còn mãi
và những bắp thịt của ngực, của tay còn mãi, để “tuổi trẻ chẳng bao giờ thành
tuổi già”. Nhưng đó chỉ là ước muốn không thể thành hiện thực vì thời gian sẽ
chẳng chiều được lòng thi nhân, tuổi trẻ rồi cũng đi qua, “như đã tàn rồi, không
trở lại nữa”. Nhận thức rõ ràng điều đó nên Xuân Diệu không trốn chạy cuộc
sống mà bám riết vào cuộc sống trần thế, đem hết mình ra để mà sống. Chính
những dòng này, tư tưởng này bộc lộ rõ hơn ở đâu hết điều làm nên sự phong
phú đến tràn đầy, sự tươi mới đáng ngạc nhiên của hồn thơ Xuân Diệu. Ở Xuân
79
Diệu cuộc sống quý giá vô ngần, phải sống thể nào với hiện tại để từng giây phút
trôi qua, không phải nuối tiếc ân hận. Muốn tận hưởng cái đẹp, tận hưởng một
cách trọn vẹn hạnh phúc ở đời, con người cần trẻ trung khỏe mạnh, cả về thể xác
lẫn tâm hồn, phải thức nhọn mọi giác quan mà “say”, mà “thâu” mà “ôm” trọn
cái đẹp của cuộc đời vào tấm lòng trẻ trung của mình bởi tuổi trẻ là tối cao.
2.5.2 Quan niệm về sự sống
Với Xuân Diệu, “sự sống chẳng bao giờ chán nản” từ thơ đến văn xuôi,
ông luôn thể hiện cái tôi trữ tình, khao khát được giao hòa, giao cảm, gắn kết
với cuộc đời, đồng thời phải sống hết mình với nó.
Luôn bám riết lấy sự sống nên cuộc sống trong sáng tác của Xuân Diệu
phải là cuộc sống mạnh mẽ của một con tim tràn đầy, nóng bỏng, căng phồng
niềm khao khát sống, thèm sống, được sống: “con người ấy uống cạn một
cách vồ vậy cái ly tràn đầy sự sống”. Yêu đời ham sống, ông luôn tìm kiếm và
phát hiện cho được cái đẹp và niềm vui trong cuộc sống.
Những quan niệm về thời gian, tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc như trên
là những biểu hiện cụ thể, thiết yếu của cuộc sống con người. Nói đến sự sống,
Xuân Diệu không nói đến một sự sống chung chung mà là sự sống của một cá
thể con người. Không những thế, sự sống còn được thể hiện trong cái cõi sống
của con người. Và bao trùm lên tất cả, đó là sự sống trên thế giới này.
Toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu có một tư tưởng chi phối,
đó là niềm khát khao, giao cảm với cuộc đời, và đó cũng là triết lý sống của
ông. Cho nên, nếu thơ là nguồn cảm hứng tất bật giúp ông làm chiếc cầu nối
giao cảm trực tiếp với cuộc đời trần thế, Xuân Diệu muốn thả tâm hồn sôi nổi
và tinh tế của mình để tìm đến với những tâm hồn bè bạn, ở mọi chân trời góc
bể, ở mọi thế hệ, ở mọi thời khắc thì các sáng tác văn xuôi lại giúp Xuân Diệu
có được mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ để cắm rễ sự sống được thiết tha hơn,
tận hưởng hơn. Có lẽ, trong các nhà Thơ mới chưa có ai bộc lộ lòng ham sống
đến mức thiết tha, cuồng nhiệt như Xuân Diệu:
“Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
80
Hai tay chín móng bám vào đời”
(Hư vô)
Với ông, cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi người ta biết sống mạnh
mẽ, “Sống toàn tim! Toàn trí! Sống toàn hồn! sống toàn thân! Và thực sự
nhọn giác quan”. Không phải ngẫu nhiên mà trong thơ Xuân Diệu đầy ắp
những từ “sống”, “sự sống”, “sống, tất cả sống, chẳng bao giờ đủ chất chen
kho mộng chắc với tình bền”. Vì thế, trong văn xuôi, Xuân Diệu không chịu
sống bình thường, tầm thường. Con người Xuân Diệu gắn bó mật thiết sâu
nặng với đời, bám riết vào sự sống. Một trái tim đa cảm, khát sống và yêu quý
sự sống, song với Xuân Diệu, cái tôi cá nhân phải được tồn tại một cách đầy ý
nghĩa trong cuộc sống. Đó là ý tưởng mà Xuân Diệu kiên định theo đuổi suốt
cả đời mình, Ông khẳng định sự sống của cái “tôi” ấy trong quan hệ hòa hợp
với đời. Có thể nói, suốt cuộc đời Xuân Diệu là một cuộc hành trình đi tìm sự
đồng điệu trong tâm hồn người với đời, nhưng hành trình ấy không phải là
đứng đợi mà là cuộc tìm kiếm say mê và không ít đau đớn.
Trong cuộc tìm kiếm đó Xuân Diệu đã rút ra cho mình một quan niệm
sống đẹp, sống hết mình cho cuộc sống, thể hiện khát vọng sống nhiệt thành,
mãnh liệt cao độ, không chấp nhận cuộc sống lạnh lùng, hờ hững, mờ mịt,
đơn điệu.
Xuân Diệu tìm thấy mạch nguồn của sự sống ngay trong chính hiện tại,
trong từng giây phút ta thở và trong từng thời khắc ta sống. Cái đẹp của cuộc
đời chính là được sống và sống sao cho có ý nghĩa ở đời. Vì thế ông đưa tư
tưởng và triết lý về cuộc sống của mình thông qua hình tượng các nhân vật
trong Tỏa nhị kiều. Hai nàng Quỳnh và Giao là hai con người. Họ sống nhưng
lại không phải là sống bởi họ “là hai cái cây, họ ngây ngây, thơ thơ” (chứ
không được ngây thơ), họ lặng lẽ và ngơ ngác, “ấy là hai hột cơm”.
Nếu hiểu một cách nào đó thì cuộc đời của họ cũng có bi kịch. Bi kịch
ở chỗ không sao thoát khỏi cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt tù túng của chính
mình. Hay có thể nói họ chết chìm trong chính cuộc sống mà chính họ tạo ra.
Một cuộc sống chẳng có điều gì để đau buồn, chẳng có điều gì để mơ ước để
81
hy vọng. Họ không thay đổi, không buồn thay đổi mà cũng chẳng thể thay đổi
cái nhịp điệu tẻ ngắt đến phát sầu như thế.
Mà bản thân trái tim luôn khao khát yêu đương, luôn đập nhịp đập đến
cháy bỏng với cuộc đời như Xuân Diệu thì không thể chấp nhận điều đó.
Cuộc sống đơn điệu tù đọng của hai cô gái, hai nàng Kiều là cuộc sống không
có linh hồn. Xuân Diệu muốn, Xuân Diệu ước, Xuân Diệu thầm mong “giá họ
đàng điếm, hung dữ, trơ trẽn, lẳng lơ thì tôi sẽ vui khi thấy họ có việc” đằng
này họ “ngồi trong một buổi chiều rất đỗi ngẩn ngơ, một buổi chiều triền
miên của sự vật và linh hồn. Một buổi chiều trong nhà và trong tâm lý” (Tỏa
nhị kiều).
Và cách miêu tả của ông về cuộc sống của Quỳnh, Dao, Phan và
những con người ấy chính là cách mà Xuân Diệu đã đứng lên tuyên chiến
môt cách quyết liệt với lối sống “mòn” và cái cảm giác “đìu hiu của cái ao
đời bằng phẳng”.
Vì thế, Xuân Diệu thương, thương thay cho hai cô, cho cái ao đời bằng
phẳng vô vọng vô nghĩa lý của hai cô. Chỉ qua hình mẫu hai nàng Kiều ấy thôi
nhưng ý nghĩa nhân văn thì vô cùng sâu xa mà triết lý nhân sinh về cuộc đời về
con người mới thật sâu sắc. Chúng tôi đánh giá cao Xuân Diệu ở chỗ, chính
ông chứ không phải ai khác đã cất lên một tiếng nói về cách sống về “phương
pháp” sống trên đời. Cuộc sống bên ngoài thật sôi động và rộn ràng sẽ không
thể có những con người thờ ơ, sống hoài sống phí đến như vậy.
Ông khao khát trái tim luôn được đốt cháy lên bằng ngọn lửa tình yêu
cuộc sống. Vì thế, ngay từ khi còn rất trẻ, chàng trai Xuân Diệu đã tuyên
chiến một cách quyết liệt với lối sống “mòn” mà ông đã hình ảnh hóa là “Nỗi
đìu hiu của cái Ao đời bằng phẳng” (Tỏa nhị Kiều). Xuân Diệu lớn tiếng bộc
lộ triết lý sống của mình:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
Đây quả là một thái độ nhân sinh tích cực. Thái độ dứt khoát không
chấp nhận lối sống tẻ nhạt, đơn điệu, mù tối, vô danh vô nghĩa, một cuộc sống
82
kéo dài lê thê, trì trệ. Đó không phải sống mà là sự tồn tại sinh học! “Một phút
huy hoàng” đó không phải chỉ để thỏa mãn cái “tôi” khép kín, chỉ biết cho
mình. Nó toát lên một khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được giao hòa,
cảm thông. Bởi không thì cuộc đời sẽ “buồn le lói” biết bao nhiêu! Cho nên,
nhà thơ trải đi những hạt “Phấn thông vàng”, “gửi hương” của lòng mình
“cho gió” bốn phương với mong mỏi đến được với những tâm hồn đồng điệu,
đồng cảm…
Như một tất yếu, con người khát vọng, khát yêu, khát khao giao cảm ấy
đã trở thành một nhà thơ tình, một nhà thơ tình mà cho đến nay, sau cả thế kỷ
nào ai đã vượt qua! Bởi một sự thật là trên đời này có gì khiến cho con người
cảm thấy được sống đầy đủ, ý nghĩa và mãnh liệt bằng tình yêu! Hơn nữa, có
gì tuyệt vời, có niềm giao cảm nào làm ngây ngất chính con người bằng tình
yêu! Xuân Diệu không bằng lòng với thứ tình yêu mờ nhạt bằng cách huy
động cả tâm hồn lẫn thể xác, mọi giác quan để tận hưởng nó, đến mức độ ham
hố, vồ vập luôn “thèm muốn vô biên tuyệt đích”. Có thể nói, đây là lần đầu
tiên ở Việt nam, tình yêu được quan niệm một cách táo bạo nhưng chân thành
và mới mẻ đến thế. Tình yêu đó vừa trần tục nhưng cũng lại vừa lý tưởng, bởi
nó đòi hỏi sự giao hòa một cách tuyệt đối giữa hai tâm hồn, hai cá thể con
người bằng xương bằng thịt.
Trong quan điểm sống của Xuân Diệu thời kỳ trước cách mạng bộc lộ
rõ triết lý hưởng thụ. Trong các sáng tác văn xuôi, Xuân Diệu cũng gửi gắm
khát vọng hưởng thụ này. Ở truyện Người học trò tốt (trong tập Phấn thông
vàng), Xuân Diệu đã sáng tạo nên hình tượng một cậu học trò chăm chỉ – ông
Huyện Tư. Tư đã “bóp nghẹt thương nhớ”, “bóp nghẹt thanh xuân”, trước
mọi thú vui. Và rồi, ngày trở thành ông huyện Tư cũng là ngày anh “hết muốn
mọi thứ”, “ái tình đã ngoan ngoãn vâng theo chịu nén bề, đã tàn rồi, không
nở lại nữa”. Trước hiện thực ấy, Xuân Diệu buông những lời ngán ngẩm:
“Thanh xuân đã qua bên cạnh chàng… và khi chàng thành công là lúc chàng
thất bại hẳn”. Bởi cuộc đời này buồn chán hơn, vô nghĩa hơn khi người ta
không có tình yêu, không biết yêu…
83
Như vậy, trong quan điểm về lẽ sống và cách hưởng thụ cuộc sống của
Xuân Diệu, chúng ta còn nhìn thấy khao khát của bản thân Xuân Diệu và
những người thanh niên tri thức “thế hệ 1930” ấy. Họ có một sự thức tỉnh về
ý thức cá nhân lớn hơn với nhu cầu tự khẳng định mình, tìm lấy chỗ đứng
trong xã hội.
84
Chƣơng 3
TRUYỆN NGẮN XUÂN DIỆU NHÌN TỪ MỘT SỐ
PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT
3.1 Kết cấu
3.1.1 Khái niệm kết cấu
Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những
chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận…Tất cả những yếu tố, bộ
phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó
nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định…gọi là kết cấu. Nói cách
khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm
văn học. “Kế t cấ u là phương tiê ̣n cơ bản và tấ t yế u của khái quát nghê ̣ thuâ ̣t ,
đảm nhiê ̣m các chức năng rấ t đa da ̣ng : bô ̣c lô ̣ tố t chủ đề và t ư tưởng của tác
phẩ m; triể n khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện ; cấ u trúc hơ ̣p lý hê ̣ thố ng tính
cách; tổ chức điể m nhin
̀ trầ n thuâ ̣t của tác giả ; tạo ra tính toàn vẹn của tác
phẩ m như là mô ̣t hiê ̣n tươ ̣ng thẩ m mỹ ; [24,131-132]. Mô ̣t kế t cấ u nhuầ n nhi ,̣
hài hòa sẽ trở thành một phương tiê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t đắ c du ̣ng góp phầ n thể hiê ̣n
bề sâu, tầ ng sâu nô ̣i dung tác phẩ m và tài năng, phong cách của nhà văn. Như
vâ ̣y, kế t cấ u của truyê ̣n ngắ n trữ tình là mô ̣t phư ơng diê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t cho phép
các nhà văn đi sâu khá m phá đời số ng bên trong của con ng ười một cách đầy
đủ sâu sắ c mà đô ̣c đáo.
Kế t cấ u tr ước hết là một yếu tố của hình thức nên vai trò của nó đ ược
thể hiê ̣n trong viê ̣c thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ đố i với các yế u tố của nô ̣i dung như
chủ đề, tư tưởng, tính cách, cố t truyê ̣n và các yế u tố ngoài cố t truyê ̣n. Xét đến
cùng, kế t cấ u tuân thủ những yêu c ầu tố i cao của nô ̣i dung mà nó thể hiê ̣n. Là
toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác p hẩ m, kế t cấ u không chỉ là sự
tiế p nố i bề mă ̣t tổ chức các bô ̣ phâ ̣n chư ơng, đoa ̣n mà bao hàm sự liên kế t bên
trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm
Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện
nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố…trong tác phẩm tự sự
85
và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều. Nó cũng không phải là
bố cục. Bố cục là sự sắp xếp các phần, các chương, các đoạn, các khổ
thơ…Ðây chỉ là sự tổ chức hình thức bên ngoài của tác phẩm. Nói cách khác
bố cục mới chỉ là kết cấu bề mặt của tác phẩm. Thuật ngữ kết cấu rộng và
phức tạp hơn nhiều. Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp các yếu tố của tác phẩm,
kết cấu còn bao hàm sự liên kết bên trong, những mối liên hệ qua lại giữa các
yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm, trong đó có cả yếu tố của
bố cục.
3.1.2 Kết cấu trong truyện ngắn trữ tình của Xuân Diệu
Trong các loại kết cấu, khảo sát trong truyện ngắn của Xuân Diệu có thể
nhận thấy: Hầu hết truyện ngắn Xuân Diệu đều được cấu từ từ hình thái của
truyện ý tưởng có kết cấu tâm lý; kết cấu theo dòng tâm trạng của nhân vật trữ
tình. Đây là sự sáng tạo độc đáo của Xuân Diệu. Nói là sáng tạo bởi thời bấy
giờ đã mấy ai viết loại truyện ngắn này. Ông không đi theo kiểu truyện mà các
nhà văn thường thể hiện. Truyện theo một ý nghĩa thông thường là loại “tác
phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó – qua con người,
hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể truyện nào đó”. Các truyện của
Xuân Diệu viết “không theo phép cũ” tức là không theo những quy định
nghiêm ngặt của tác phẩm tự sự truyền thống. Và ông gọi đó là “lối tiểu thuyết
ý tưởng (roman á idées)”. Xuân Diệu có chủ kiến khi sáng tác loại truyện này.
Ông viết “Ở lối truyện ý tưởng, truyện là một cái cớ để cởi mở tấm lòng” [2,8].
Và với hình thái truyện ý tưởng, với kết cấu tâm lý, Xuân Diệu đã dễ
dàng hơn trong việc trình bày các quan điểm, tư tưởng của mình.Trong tất cả
các truyện của mình, điều mà Xuân Diệu quan tâm không phải là câu chuyện
diễn ra như thế nào mà là ông đã nghĩ về nó ra sao. Các sự kiện, nhân vật,
tình tiết đều được xây dựng, khắc họa sao cho có thể phô diễn một trạng
huống nhân thế nhất định. Ông luôn luôn chọn một cách đi, một điểm nhìn
phù hợp để dẫn dắt người đọc vào niềm cảm xúc mà ông gửi gắm trong tác
phẩm.
86