Bài này viết về họ người Đông Á. Đối với nước chư hầu, xem Hoàng ( nước )
Hoàng hay Huỳnh (chữ Hán: 黃) là một họ ở Việt Nam, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan và Triều Tiên. Họ Hoàng trong tiếng Trung có thể phiên âm Latinh thành Huang, Wong, Vong, Bong, Ng, Uy, Wee, Oi, Oei or Ooi, Ong, Hwang, hay Ung theo phương ngữ từng vùng. Họ Hoàng trong tiếng Triều Tiên được phiên âm thành Hwang.
Ở miền Trung ( từ Huế và một phần nhỏ Quảng Trị trở vào ) và miền Nam Nước Ta, do kỵ húy chúa Nguyễn Hoàng nên họ Hoàng được đọc chệch thành Huỳnh từ hàng trăm năm nay. [ 1 ] Nhiều người Hoa khi ĐK hộ tịch, không dùng phiên âm Hán-Việt để ghi tên mình ra chữ Quốc ngữ, mà dùng phiên âm trực tiếp từ một phương ngôn tiếng Hoa nào đó. Vì thế, tại Nước Ta họ Hoàng còn có một biến thể khác là Vòng hoặc Voòng .
Họ Hoàng là họ phổ biến thứ 7 ở Trung Quốc. Tổng số người họ Hoàng ở Trung Quốc và Đài Loan ước tính 29 triệu người, ngoài ra còn có hơn hai triệu người Hoa kiều mang họ này. 4,3 triệu người Việt và 1 triệu người Triều Tiên có họ Hoàng. Điều tra dân số năm 2000 của Hàn Quốc cho thấy đây là họ của 644.294 người, xếp thứ 17.[2]
Lưu ý phân biệt họ Hoàng (黃) và họ Hoàng Phủ (皇甫), tránh nhầm lẫn là cùng một họ, do chữ Quốc ngữ chỉ biểu âm, không biểu rõ nghĩa như chữ Hán và chữ Nôm.
Người Nước Ta nổi tiếng[sửa|sửa mã nguồn]
Thời phong kiến[sửa|sửa mã nguồn]
Nhà hoạt động chính trị Hoàng Văn Thụ.
Chính trị và quân sự chiến lược[sửa|sửa mã nguồn]
- Hoàng Văn Thụ, nhà hoạt động chính trị trong phong trào cộng sản
- Hoàng Kim Giao, liệt sĩ, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
- Hoàng Văn Hoan, nhà chính trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội VNDCCH
- Hoàng Minh Giám, nhà chính trị, cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoàng Minh Giám.
- Hoàng Xuân Hãn, giáo sư toán học, kỹ sư, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa giáo dục Việt Nam
- Hoàng Thúc Trâm, nhà sử học, hiệu Hoa Bằng
- Hoàng Thị Nga, nữ Tiến sĩ Vật lý đầu tiên người Việt Nam, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Khoa học, Đại học Quốc gia Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Hoàng Tụy, giáo sư toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I, giải thưởng Constantin Caratheodory[5]
- Hoàng Xuân Sính, giáo sư toán học, nhà giáo nhân dân
- Hoàng Như Tiếp, kiến trúc sư, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I
Giáo sư bác sĩ Hoàng Tích Trý.
- Hai anh em Hoàng Tích Trý, giáo sư, bác sĩ vi trùng học, cố Bộ trưởng Bộ Y tế, và Hoàng Tích Mịnh, bác sĩ, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Hoàng Thủy Nguyên, con trai Hoàng Tích Trý, cũng là bác sĩ, nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học Y Dược.
- Hoàng Đình Cầu, giáo sư bác sĩ phẫu thuật Việt Nam
Văn học và ngôn ngữ học[sửa|sửa mã nguồn]
- Hoàng Kiều, tức Kieu Hoang, tỷ phú Mỹ gốc Việt[6][7]
- Hoàng Chúc, tức Chuc Hoang, doanh nhân Pháp gốc Việt
Thời phong kiến[sửa|sửa mã nguồn]
- Huỳnh Thị Cúc, một trong Tây Sơn ngũ phụng thư, nữ tướng nhà Tây Sơn
- Huỳnh Tường Đức, tên thật của Nguyễn Huỳnh Đức, là danh tướng, công thần khai quốc triều Nguyễn
- Huỳnh Công Giản, võ quan của chúa Nguyễn
- Huỳnh Mẫn Đạt, nhà thơ, quan nhà Nguyễn
Chính trị và quân sự chiến lược[sửa|sửa mã nguồn]
Văn học và ngôn ngữ học[sửa|sửa mã nguồn]
Người Trung Quốc nổi tiếng[sửa|sửa mã nguồn]
Người Triều Tiên nổi tiếng[sửa|sửa mã nguồn]
Bài cụ thể : Hwang
Nhân vật khác[sửa|sửa mã nguồn]
- Hoàng Chi Phong, Joshua Wong, một trong những người đứng đầu cuộc biểu tình tại Hồng Kông 2014, còn được gọi là “Cách mạng dù”
- Hoàng Kim Huy, tổng thống Singapore
- Carol Huynh, vận động viên đấu vật đoạt huy chương vàng người Canada
Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]