( KTSG Online ) – Một tháng qua là khoảng chừng thời hạn khó khăn vất vả và áp lực đè nén với những nhà đầu tư đang nắm giữ CP ngành ngân hàng nhà nước. Nhiều người không hiểu vì sao 1 số ít mã sàn chứng khoán cứ cắm đầu. Điều này dẫn chứng thêm cho trạng thái hiệu suất cao kém ( weak form ) của kinh doanh thị trường chứng khoán Nước Ta .
Trong bài viết tựa đề Tin đồn và tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam trên KTSG sáng mai (13-10), theo tác giả là TS. Võ Đình Trí, một điều lạ mà quen ở thị trường Việt Nam là có nhiều tin đồn sau đó đều đúng, đặc biệt là những sự kiện lớn và quan trọng. Vì vậy, sức ảnh hưởng của tin đồn ngày càng lớn và hệ lụy của nó càng khó kiểm soát.
Thách thức “bủa vây” ngành chứng khoán! (Đăng Linh): Theo FiinRatings, 5 rủi ro mà ngành chứng khoán đang đối mặt đó là: rủi ro thanh khoản; rủi ro từ danh mục tự doanh; rủi ro từ việc kiểm soát tín dụng; rủi ro lãi suất, tỷ giá và rủi ro chính sách.
Tin xấu đồng loạt tấn công VN-Index! (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán tuần trước với 4/5 phiên lao dốc. VN-Index tính chung cả tuần giảm tới 8,5%.
Ngỡ ngàng khi ứng dụng tích lũy chưa được cấp phép (Trịnh Hoàng): Nhà đầu tư chứng khoán chắc chắn có sự thận trọng hơn với các ứng dụng trước những cảnh báo. Nhưng câu hỏi là: vì sao sau nhiều năm các ứng dụng hoạt động công khai thì đến nay UBCKNN mới phát giác và ra thông báo?
Tỷ giá, trái phiếu doanh nghiệp, kinh tế tài chính – ngân hàng nhà nước liên tục là những yếu tố “ nóng ” đang được chăm sóc :
Đô la Mỹ tăng giá và nguy cơ khủng hoảng châu Á (Trần Quốc Hùng): Đô la Mỹ tăng giá và kinh tế thế giới có thể suy thoái là những thử thách cho các nước khu vực châu Á trong việc ổn định kinh tế trong khu vực.
Chính sách tỷ giá hối đoái cần linh hoạt hơn (PGS.TS. Phạm Thế Anh): Đã đến lúc Việt Nam nên cân nhắc một chế độ tỷ giá linh hoạt hơn. Đó có thể là cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý tương tự như sự lựa chọn của các nước trong khu vực từ sau khủng hoảng kinh tế tài chính 1997-1998.
Nguồn cung ngoại tệ cải thiện, vì sao Ngân hàng Nhà nước vẫn tăng giá đô la Mỹ? (Thụy Lê): Động thái tăng giá bán ra đô la Mỹ từ cuối tháng 9-2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có lẽ nhằm hạn chế nhu cầu đô la từ các ngân hàng cũng như triệt tiêu tâm lý đầu cơ trên thị trường ngoại hối.
Vòng xoáy rủi ro trái phiếu doanh nghiệp (Triêu Dương): Những cảnh báo rủi ro của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang dần trở thành hiện thực khi các vi phạm liên quan thị trường này bị phanh phui ngày càng nhiều.
Từ lý thuyết đến chính sách (Nguyễn Vũ): Làm sao để buộc mọi người chấp nhận quy luật lợi nhuận cao đi liền với rủi ro cao để buộc họ chấp nhận thiệt hại tương xứng với độ liều lĩnh của họ. Đây là điều mà các quy định hiện thời chưa bao quát hết.
Cụm nội dung nhân Ngày Doanh nhân Nước Ta 13-10 gồm những đề tài :
Tản mạn triết lý doanh nhân (LS. Nguyễn Tiến Lập): Thay vì nhận thức kinh doanh chỉ vì tiền và dựa trên “quan hệ” thì phải coi kinh doanh là sự nghiệp để cống hiến dựa trên tự do sáng tạo và cạnh tranh.
Lạm bàn về doanh nhân (Thanh Đào): Nếu thực sự muốn đề cao tinh thần doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp của những người dám dấn thân làm giàu cho bản thân và xã hội thì chí ít hãy tạo một môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, minh bạch.
Cuộc chuyển giao thế hệ trong các gia tộc kinh doanh tại Việt Nam (Hồ Nguyên Thảo): 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất đóng góp khoảng 25% GDP của Việt Nam. Việc chuyển giao khối tài sản lớn đó cho các thế hệ kế tiếp là yếu tố mấu chốt cho giai đoạn phát triển mới của các gia tộc và doanh nghiệp gia đình này.
Bầu Đức ngày trở lại (Hải Lý): Trong lễ ra mắt sản phẩm Bapi heo ăn chuối, khuôn mặt bầu Đức trông như giãn ra, tươi tắn, ít vết nhăn hơn. Ông hồ hởi thông báo tổng nợ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai còn 8.000 tỉ đồng, đã giảm nhiều so với thời “nợ đỉnh” với 28.000 tỉ đồng.
Các dòng thời sự kinh tế tài chính – xã hội khác :
Hãy giải quyết công bằng về giá điện trước (mục Ý kiến): Người dùng điện sinh hoạt đã chịu đựng sự thiếu công bằng từ hàng chục năm nay. Vì vậy, trước khi tăng giá điện sinh hoạt, hãy tính lại giá điện bán cho sản xuất, ít nhất cũng phải bằng giá thành.
Vì sao thu nhập của dân cư ít hơn chi tiêu? (Bùi Trinh): Dân cư có thể có nguồn thu nhập ngoài sản xuất, song thu nhập từ sản xuất vẫn là nguồn cơ bản và bền vững. Nhìn ở góc độ này thì trong chín tháng đầu năm 2022, người dân có bớt khó khăn hơn một chút.
Thấy gì ở dòng người xếp hàng mua xăng? (Trần Hương Giang): Hiện tượng người dân xếp hàng dài ở các cây xăng bán lẻ những ngày vừa qua là dịp để nhìn lại những bất cập trong cách thức quản lý kinh tế vi mô trong nước để tìm giải pháp khắc phục.
Phải xem là chuyện cấp bách để tích cực giải quyết (Thư Kỳ): Lượng xăng nhập khẩu quí 3 giảm gần một nửa (40%) so với quí 2 nên thiếu xăng là tất yếu. Vì sao các công cụ phòng ngừa rủi ro giảm giá xăng chưa được triển khai ở Việt Nam?
Du lịch miền Tây – 10 năm… vẫn như cũ (Gia Nghi): Trừ đảo Phú Quốc, du lịch tại miền Tây dường như cứ mãi giậm chân tại chỗ, doanh thu rất thấp, thiếu vắng sự đầu tư, lạc hậu so với nhu cầu.
Gạo ông Cua ST24, ST25 đã được bảo hộ tại Úc: Bài học về đăng ký nhãn hiệu (Ngân Trần): Ba nhãn hiệu Gạo Ông Cua ST24, ST25 đã chính thức được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Úc. Những bài học và kinh nghiệm nào được rút ra sau vụ lùm xùm đăng ký nhãn hiệu này?
Chú mèo Zesa và dòng kem Âu cho làn da châu Á (Duy Ái): Sau gián đoạn do dịch bệnh, Hồng Trang từ Đức trở về nước lần này trong sự náo nức khi mang theo kem hiệu Zesa – dòng kem dưỡng da cho người Việt do công ty của cô sản xuất, để kiểm nghiệm thực tế.
Lương giám đốc kiêm chủ công ty sao không được tính vào chi phí? (LS. Nguyễn Ngọc Thuận): Nếu chi phí tiền lương của chủ doanh nghiệp được ghi nhận với tư cách là giám đốc công ty TNHH MTV thì cần được xem là chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khi hai bánh có “ưu thế” hơn bốn bánh (Anh Vũ): Trong khi ở Việt Nam, xe gắn máy luôn bị “đe dọa xóa bỏ” thì ở nhiều nơi mà ô tô rất phổ biến như Mỹ, châu Âu…, xe cá nhân cỡ nhỏ như xe đạp điện, mô tô điện nay lại được “chuộng” dùng trong thành phố.
Để mỗi cuộc gặp gỡ trở nên ý nghĩa (Lê Trang – Lê Hoài Ân): Gặp gỡ nhau cà phê hay hẹn nhau ăn trưa đã trở thành thói quen của nhiều người, nhưng không phải ai cũng có thể tạo ra những cuộc gặp gỡ mang lại những giá trị hữu ích.
Nhận diện lại con người (Nguyễn An Nam): Từ Patrick Modiano của Nobel văn chương năm 2014 đến Annie Ernaux của Nobel văn chương 2022, là chuỗi những cuộc kiếm tìm căn tính con người, soi tìm nhân diện, qua đó, cho thấy một tiến trình tinh thần khá thú vị.
Nhỏ và thấp (Huỳnh Văn Mỹ): Trên con đường vươn tới thăng tiến, ai cũng muốn bỏ lại phía sau những gì thuộc về “nhỏ và thấp”. Nhưng nghĩ về chúng để có viễn kiến, để lập trình cho sự thăng tiến là điều cần thiết, nhất là cho những toan tính có quan hệ với thiên nhiên.
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2022: Việt Nam yếu nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng (Lê Thiên Hương): Theo báo cáo năm 2022 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về chỉ số đổi mới sáng tạo, Việt Nam vẫn trong chiều hướng tụt hạng.
Quảng cáo cho máy xem (Thư Kỳ): Một tỷ lệ rất lớn các quảng cáo trên Internet chỉ có máy xem, nhất là loại quảng cáo trên các trang web không có uy tín hay trên các mạng xã hội.
Quy tắc 90 ngày để giữ nhân viên lâu dài (Ngọc Thanh): Hầu hết tình trạng thôi việc xảy ra trước khi nhân viên chạm mốc ba tháng đầu tiên. Trên thực tế, ai đó đạt mốc ba tháng, thì họ sẽ ở lại ít nhất một năm…
Credit Suisse – vì đâu nên nỗi? (Nguyễn Vũ): Chính những lời đồn làm cho giá cổ phiếu của Credit Suisse tụt dốc không phanh chứ tình hình tài chính của nó thì không đến nỗi nào. Nhưng vì sao thiên hạ lại đồn tiếng xấu cho ngân hàng này?
Những lựa chọn của Mỹ sau quyết định của OPEC+ (Lạc Diệp): Việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác quyết định cắt giảm sản lượng khai thác khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp nhiều bất lợi. Nhà Trắng sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn để ứng phó thách thức này.
Các tản văn Dây khoai rũ trước hiên nhà của Trần Thanh Bình; Thương nhớ cá cờ của Vũ Thị Huyền Trang.
Mời những bạn đón xem !