III. Các ví dụ về hệ sinh thái – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 807.8 KB, 36 trang )

1.1. Rừng quốc gia Cúc Phương. Rừng Cúc

Phương là một bộ phận rất nhỏ của khu sinh học rừng

mưa nhiệt đới, ở độ cao trung bình 300 – 400m so với

mực nư-ớc biển trong đai khí hậu nhiệt đới gió mùa

Đông nam châu Á. Những nét nổi bật của hệ sinh thái

rừng quốc gia Cúc Phư-ơng được biểu hiện như sau:

Thành phần sinh giới rất đa dạng, gồm 1944 loài

thuộc 908 chi của 229 họ thực vật; 71 loài và phân loài

thú, trên 320 loài và phân loài chim, 33 loài bò sát, 16

loài ếch nhái, hàng ngàn loài chân khớp và những loài

động vật không xương sống khác, sống ở các sinh

cảnh khác nhau. Trong chúng, nhiều loài còn sót lại từ

kỷ thứ Ba như cây Kim giao (Podocarpus fleuryi),

những loài có ý nghĩa trong nghiên cứu tiến hóa như

dương xỉ thân gỗ (Cyathea podophylla) và C.

contaminans); nhiều loài động vật đặc hữu (Endemic)

như gấu ngựa (Selenarctos thibetanus), vượn đen

(Hylobates concolor), vọc quần đùi trắng

(Trachipethecus francoisi delacouri), cá niếc hang

Thảm rừng gồm nhiều tầng, tầng vư-ợt tán với cây

cao 15 – 30 m hay 40 – 50m, điển hình là chò chỉ

(Parashorea chinensis), gội nếp (Aglaia gigantea), vù

hư-ơng (Ciannamomum balansae), lát hoa (Chukrasia

tabularis), mun (Diospyros mun) v.v. Những hiện

tượng sinh thái tiêu biểu của rừng mư-a nhiệt đới thể

hiện rất rõ ở đây như- sự đa dạng của cây leo thân gỗ

(20 loài), nhiều cây sống phụ sinh, khí sinh (các loài

cây thuộc họ Lan (Orchidaceae), nhiều cây “bóp cổ”

thuộc chi Đa (Ficus), chi Chân chim (Schefflera). .. ,

nhiều cây ký sinh thuộc họ Tầm gửi (Loranthaceae),

nhiều cây có rễ bạnh lớn như sấu cổ thụ

(Dracontomelum duperreanum)… Do cây sống chen

chúc, đan xen nhau nên có nhiều loài động vật sống

trên tán cây (khỉ, voọc, sóc bay, cầy bay)…Thân cây,

hốc cây còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng,

ếch nhái, bò sát… Thảm rừng lá mục chứa đựng nhiều

3.1.2. Hồ tự nhiên là một ví dụ điển hình cho các hệ sinh thái

ở nước: tất nhiên cũng như các hệ sinh thái trên cạn, hồ

nhận nguồn vật chất từ bên ngoài do sự bào mòn từ mặt đất

sau các trận mưa… và năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.

Khí dioxyt cacbon (CO2), muối khoáng và nước là

nguyên liệu thiết yếu cho các loài thực vật ở nước hấp thụ

để tạo nên nguồn thức ăn sơ cấp là tinh bột thông qua quá

trình quang hợp. Những loài động vật thủy sinh, chủ yếu là

giáp xác thấp (Cladocera, Copepoda)… sử dụng thực vật

sống trôi nổi (thực vật phù du: Phytoplankton), cá trắm cỏ …

ăn cỏ nước để tạo nên nguồn thức ăn động vật đầu tiên cho

các sinh vật ăn thịt khác và người. Tất cả nhũng chất bài

tiết, chất trao đổi và xác sinh vật bị phân hủy bởi vô số các vi

sinh vật yếm khí hay kỵ khí đến giai đoạn khoáng hóa cuối

cùng.

• Biển, đại dương là những hệ sinh thái

khổng lồ. Trong thiên nhiên ta còn gặp

những hệ sinh thái cực bé

(Microecosystem) như trường hợp các

detrit đã đề cập đến ở trên.

3.2. Các hệ sinh thái nhân tạo

Các hệ sinh thái nhân tạo tức là những hệ

sinh thái do con người tạo ra. Chúng cũng rất

đa dạng về kích cỡ, về cấu trúc. .., lớn như

các hồ chứa, đồng ruộng, nương rẫy canh tác,

các thành phố, đô thị… và nhỏ như những hệ

sinh thái thực nghiệm (một bể cá cảnh, một hệ

sinh thái trong ống nghiệm…). Nhiều hệ có cấu

trúc đa dạng chẳng kém các hệ sinh thái tự

nhiên (như thành phố, hồ chứa…) song cũng

có những hệ có cấu trúc đơn giản, trong đó,

quần xã sinh vật với loài ưu thế được con

người lựa chọn cho mục đích sử dụng của

mình, chẳng hạn như đồng ruộng, nương rẫy. .

. Những hệ như thế thường không ổn định.

4. Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật và môi trường.

• Giữa môi trường và quần xã sinh vật có mối

liên quan chặt chẽ trên cơ sở tương tác lẫn

nhau thông qua các “mối liên hệ ngược”.

• Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong những

đặc tính quan trọng của mối tương tác đó là tỷ

lệ giữa sinh khối và “giá thể” hay sinh cảnh

của quần xã. Tỷ lệ này càng nhỏ, trong điều

kiện cân bằng ổn định thì tác động của quần xã

lên sinh cảnh càng yếu và tính ổn định của môi

trường hướng đến việc làm tăng độ bền vững

của toàn hệ thống càng kém hiệu quả.

Theo quy luật, thành phần không sống (hay giá thể) trong

thủy quyển lớn hơn nhiều lần so với các hệ sinh thái trên cạn.

Sinh vật lượng trung bình của sinh vật trên cạn đạt đến 12 – 13

kg/m2, còn ở dưới nước chỉ khoảng 10g/m2 (tính theo khối

lượng khô), nghĩa là nhỏ hơn 1000 lần.

Điều khác biệt ở chỗ, trên cạn sinh vật phân bố theo chiều

thẳng đứng chỉ vào khoảng mấy chục mét, còn ở dưới nước

chúng lặn xuống sâu đến hàng trăm thậm chí hàng ngàn mét từ

mặt xuống đáy.

Trong giới hạn của thủy quyển, mật độ chất sống tăng khi

dung tích thủy vực giảm; ở đại dương trong một mét khối nước

chứa trung bình 20mg sinh khối (khối lượng ẩm), còn trong các

hồ lớn phần mười gam, trong hồ chứa vài chục gam, trong ao

nuôi đến kilogam. Nói một cách khác, các thủy vực càng nhỏ,

hẹp… thì vai trò của thành phần sống trong hệ sinh thái càng

cao và tác động của nó lên sinh cảnh càng mạnh.

Source: https://vvc.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay