Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
I/ GIỚI THIỆU CHUNG :
– Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta, nhất là phải sinh hoạt qua đêm, vừa là nhà vừa là nơi hội họp, sinh hoạt. Do đó hội thi dựng lều nhanh, trang trí lều đẹp… cũng là một trong những nội dung lớn và không kém phần hấp dẫn khi đi trại.
– Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng cũng đa dạng tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành hai dạng sau đây :
+ Lều đặc dụng: gồm có các loại lều dùng cho chữ thập đỏ, cho các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất các loại lều này cách dụng của nó phải theo qui trình của người thiết kế.
+ Lều bạt: thường có 2 mái, 2 cửa ra vào, thời gian sử dụng ít ngày, là nơi trú tạm cho nên cần phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.
II/ CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT CỦA LỀU BẠT VÀ CÔNG DỤNG CỦA NÓ :
1/ Tấm lều :
– Chất liệu : thường là tấm nhựa, vải, ny-lon.
– Hình dáng : hình chữ nhật hoặc hình vuông.
– Kích thước : lớn hay nhỏ lệ thuộc vào số người ở trong đó. Thí dụ: 3m x 4m có thể ở từ 5-7 người, 4m x 6m có thể ở 8-10 người.
– Công dụng : tạo thành hai mái che cho lều để che nắng, gió, mưa …
2/ Tấm trải (tấm bạt):
– Chất liệu : nhựa, vải, nylon, chiếu, đệm, giấy.
– Hình dáng : tương đương với tấm lều.
– Công dụng : dùng để trải dưới tấm lều.
3/ Cột chính :
– Vật liệu : có thể bằng sắt, nhôm, thép… nhưng để tiện cho việc di chuyển nên thường sử dụng bằng tầm vông vừa nhẹ vừa bền. Mỗi lều bạt phải có từ 2 cột chính trở lên. Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho cột lều cũng được.
– Kích thước : chiều cao của cột lệ thuộc vào kích thước của tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của cột phải từ 1,6m -1,8m; nếu tấm lều là 4m x 6m thì cột phải 1,8m-2,0m.
– Công dụng : cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ và sinh hoạt trong lều.
4/ Cọc phụ :
– Vật liệu : sắt, thép, nhôm, gỗ… Lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều. Cũng có thể là một gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây… mỗi lều bạt phải có từ 6-8 cọc.
– Hình dáng và kích thước : có một đầu nhọn để đóng xuống đất, 1 đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 – 30cm, nếu độ rắn ít thì 30 – 40cm, nếu là nền xi-măng thì có thể dùng cọc bằng đinh 10- 15cm, nếu là nơi bãi biển thì nên dùng cọc gỗ dài hơn 40cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm.
– Công dụng : giữ cho lều được cố định mái, trên các đầu cột chính thông qua các dây lều.
5/ Dây cột lều :
– Vật liệu : dây nylon, nhựa, bố thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon… tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.
– Số lượng dây bằng số lượng cọc. Dây chính dài khoảng 14m, dây phụ dài khoảng 1,8m – 2m.
6/ Búa đóng cọc :
– Vât liệu: có thể dung búa gỗ nhưng nên dung búa sắt có 1 đầu bằng để đóng, 1 đầu bền dùng để chặt, phát quang, tạo cọc…
7/ Cuốc, xẻng :
– Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đắp nền trại… nên sử dụng cuốc đa dụng.
III/ TRÌNH TỰ DỰNG VÀ THÁO LỀU :
Để dựng được lều nhanh, gọn các bạn nên tuân thủ các bước sau đây:
1/ Chọn đất:
– Nếu đất trại do ban tổ chức qui định thì phải tự khắc phục những hạn chế đã có như: vệ sinh, phát quang, nhặt sỏi đá trước khi dựng lều.
– Nếu đất trại do tự chọn thì nên chọn đất có các điều kiện sau:
+ Bằng phẳng, cao ráo.
+ Không kiến, sỏi, mảnh vụn.
+ Không quá gần cây cao.
+ Phải thoáng gió nếu mùa hè và kín gió nếu mùa đông.
+ Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).
+ Gần lều ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.
+ Phải có nơi tiện lợi cho bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp…
2/ Chọn hướng lều :
– Mỗi lều bạt có 2 cửa, tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng dẫn sau đây:
+ Hướng do ban tổ chức quy định.
+ Hướng về cột cờ trại (nếu có).
+ Hướng về lều ở của ban tổ chức.
+ Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.
– Nếu ban tổ chức không qui định, cho tự chọn thì nên:
+ Nên tránh gió ( nếu mùa lạnh), đón gió ( nếu mùa hè).
+ Nên tránh nắng ( nếu mùa nóng), đón nắng ( nếu mùa lạnh).
3/ Dựng lều : Trải bạt -> trải lều -> sắp xếp cột chính -> cọc phụ -> dây cột -> đóng cọc.
Với đội hình 8 người :
1. Trải tấm bạt.
2. Căng dây chính thẳng theo hướng đã chọn.
3. Trải tấm lều.
4. Đặt 2 cột chính trùng dây chính, vị trí 1 và 2 cột cứng bằng nút thuyền chài vào đầu gậy chính; bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đồng thời cột nút thuyền chài vào bốn góc lều và làm nút tăng đưa.
5. Vị trí 1, 2, A1, A2 cùng với bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đánh dấu và đóng cọc. A1 và A2 phải thẳng hàng nhau. (như hình 4)
6. Vị trí 1 và 2 dựng gậy chính thẳng góc với mặt đất, Vị trí A1, A2 kéo căng dây chính sao cho lều thẳng sau đó khoá lại.
7. Bốn vị trí B1, B2, B3, B4 kéo căng dây. Vị trí 1 và 2 canh chỉnh lều cho cân đối không bị chùng, sau đó tất cả các vị trí khóa lại.
8. Đào rãnh thoát nước
9. Trang trí.
Với đội hình 2 người :
Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác:
1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây chính buộc vào.
3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B2 (hai bên cột số 1) và kéo dây buộc vào.
4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
5. Trại sinh Y đóng cọc A2 và kéo dây chính buộc vào.
6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B3, B4 (hai bên cột số 2) và kéo dây góc lều buộc vào.
7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút.
* Lưu ý:
– Các cọc phải đóng nghiêng 450 so với mặt đất và phải hướng vào tâm lều. Nếu gặp cọc lớn, ngắn và gặp đất cứng, ta có thể đóng vuông góc với mặt đất. Nếu đất quá mềm ta có thể đóng thêm cọc phụ để khóa lại.
– Các cọc phải được đóng sát đất và lấp lại (nếu cọc sắt) để tránh thương tích.
– Vị trí A1, A2, 1, 2 phải thẳng hàng với nhau.
– Các cọc B1, B2, B3, B4 tạo thành hình chữ nhật quanh lều.
– Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất.
– Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dưng lều xong vì lúc này chỉ mới cột dây tạm.
– Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng cột chính.
– Khi lều thẳng xong thì các cọc phụ phải đóng sâu xuống đất (tránh va vấp), các dây cột xong phải thâu lại cho gọn đẹp.
*Tiêu chuẩn của một cái lều :
– Thao tác nhanh chóng; dễ dựng, dễ sửa, dễ dọn.
– Buộc đúng nút dây.
– Có mỗi dây căng cho một cọc lều.
– Mái lều căng thẳng, không bị chùng, không nếp nhăn.
– Các vị trí cọc phải ngay hàng thẳng lối.
– Cân đối, đẹp mắt.
– Có rãnh thoát nước.
4/ Đào rãnh thoát nước, vệ sinh, trang trí lều :
– Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10 – 15cm, rộng 20cm.
+ Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều.
+ Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều.
+ Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước.
+ Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.
* Lưu ý : Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.
– Vệ sinh: cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát quang cây cỏ xung quanh lều tránh rắn, rết, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét…
– Trang trí: ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí trại như: phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác… nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào…
5/ Tháo và xếp lều :
Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.
+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.
+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều)
+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa)
+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên.
+ Tháo dây chính và nhổ hai cọc đầu lều.
+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.
+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).
+ Dùng dây bó chặt lều lại.
* Lưu ý:
Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên tháo tất cả các dây cột cũng như đồ trang trí.
IV/ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẦN XỬ LÝ KHI DỰNG LỀU :
1/ Căng mái lều :
– Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn… trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây hoặc dùng một cái tăng-đưa bằng gỗ.
– Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.
2/ Cọc lều bị nhổ bật lên :
– Trường hợp gặp đất mềm, cọc hay bị nhổ bật lên khi ta căng dây, ta hãy chèn thêm đá.
– Khi cắm trại ở bờ biển, ta không tìm ra đá, thì hãy đóng thêm các cọc phụ hoặc hàng cọc neo.
3/ Muốn nâng cao cọc lều :
– Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất để làm chân đế.
4/ Nước chảy vào hai đầu võng :
– Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất.
5/ Nước chảy vào trong lều :
– Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều.
6/ Mái lều bị dột :
– Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô.
7/ Góc lều không có khuy cột :
– Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt.
8/ Cọc nhổ không lên :
– Trước khi ra về, chúng ta phải nhổ tất cả các cọc lều để khỏi gây tai nạn cho người đến sau. Trường hợp đất cứng hay cọc đóng quá sâu không nhổ lên được, chúng ta dùng phương pháp đòn bẩy như hình 14.
* Lưu ý :
– Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế dựng lều sẽ được nhanh, đúng kĩ thuật, lều sẽ chắc chắn… và cũng thật nhanh khi tháo gỡ.
– Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.
Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây chỉ nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất, khi hết sử dụng phải nhổ lên tránh va vấp cho người khác.
– Nên bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. Thí dụ: giỏ xách thì để xung quanh lều, dép giày để bên ngoài cửa lều, khoảng giữa lều để sinh hoạt, nghỉ ngơi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỔNG TRẠI THAM KHẢO:
Lều Trại
Muốn may lều ,trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10.
Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt.
Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylong dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc,…
Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetated’alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vào vải rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.
Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất.
Loại này về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.
Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nón, chúng ta nên dằn thêm một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta hay đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.
Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta là: lều dành cho bao nhiêu người. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại này kích thước tương ứng với cột lều 1,60m.
Ghi chú: Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.
Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở 2 đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.
VỊ TRÍ DỰNG LỀU:
– Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.
– Chọn nơi đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.
– Tránh hướng gió thốc vào lều.
– Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.
– Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về sẽ trở tay không kịp.
– Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các Đội độc lập.
Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, các bạn phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, nên các bạn phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng.
* Với đội hình 8 người:
– Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo. Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.
– Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc để căng nóc lều. Hai cọc này đóng cách chân cột lều 1m60 (tương ứng với chiều cao của lều). Kéo thật căng dây lều và cột bằng nút quai chèo (hay nút căng lều, nút một vòng hai khóa),…
– Bốn trại sinh đang đứng ở 4 vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột bằng nút căng lều (tendeur) (hoặc nút quai chèo hay một vòng 2 khóa). Phải kéo góc 45* cho mái chèo thật căng.
– Bốn trại sinh đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.
Lưu ý:
– Các cọc phải đóng 45* nghiêng ra phía ngoài.
– Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo thành một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.
– Hai cột lều 1, 2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.
– Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45*.
– Tiêu chuẩn đặt ra là dựng mỗi cái lều không quá 5 phút.
* Đội hình hai người:
Với 2 trại sinh X và Y ta lần lượt thao thác:
– X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.
– Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.
– Y lần lượt đóng các cọc B1 và B3 kéo dây buộc vào.
– X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.
– Y đóng cọc A2 và kéo dây buộc vào.
– Y lần lượt đóng các cọc góc B2 và B4 kéo dây buộc vào.
– X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.
Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng cái lều trong vòng 10 phút.
* TIÊU CHUẨN CỦA MỘT CÁI LỀU:
– Thao tác nhanh chóng.
– Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn.
– Buộc đúng nút dây.
– Cân đối, đẹp mắt.
– Có rãnh thoát nước.
* CÁC VẬT DỤNG CẦN THIẾT:
Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.
Dây: thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo,… nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: dây dù đẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon,… tuyệt đối không dùng dây kẽm hoặc dây loại nhỏ khó nhìn thấy vì trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.
Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre, gỗ, sắt théo tự chế,… Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu là có một bộ cọc tốt
Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều để không hở chân lều lên vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy thấp quá. Thường thì chúng ta sử dụng gậy 1m60 cho lều đội.
Dùi cui (vồ): đây là một vật dụng mà cái trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui, hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác thì khó mà hoàn thành nhanh được.
Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẻo cán cho vừa tay cầm.
Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc, xẻng hay cuốc chim để đào rảnh thoát nước.
Chuẩn bị thực phẩm cho một cuộc trại
Những trại sinh nào nhận trách nhiệm làm bếp, phải hiểu giá trị dinh dưỡng của những thức ăn thông thường và nhớ kỹ hai phương châm: Tiết kiệm và vệ sinh. Trại là cơ hội tốt nhất để các trại sinh thực tập và thể hiện tài năng bếp núc của mình. Đây là một trách nhiệm nặng nhọc, âm thầm nhưng không kém phần lý thú. Chúng ta đừng vội vã khui đồ hộp ra ăn khi thức ăn bị nấu hỏng. Hãy để cho trại sinh tự xoay sở, cho các em phát huy óc tháo vát, lòng tự tin… Đồ hộp chỉ nên dùng trong các kỳ trại dài ngày hoặc trường hợp bất khả kháng, không thể mua được thực phẩm tươi sống. Ở trại, chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng. Không nên làm những món cầu kỳ, tỉa bông, tỉa hoa… xào nấu linh đình.
Tiêu chuẩn người làm bếp: Những người nhận trách nhiệm làm bếp, phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:
1. Biết thảo thực đơn cho tổ, đội trong 3 ngày trại
2. Biết đi chợ
3. Biết chọn lựa và bảo quản thực phẩm
4. Chế tạo được các kiểu bếp thông thường
5. Biết nhóm lửa và bảo quản củi
6. Biết khử trùng nước
7. Biết nấu cơm và một số món ăn thông thường ở trại
8. Biết vệ sinh khu vực bếp
Thảo thực đơn:
Trước tiên chúng ta phải nắm rõ: chúng ta có bao nhiêu tiền, cho bao nhiêu người ăn, trong bao nhiêu ngày. Sau đó chúng ta mới dự kiến những thực phẩm cần phải mua. Nếu cắm trại nhiều ngày mà ở xa chợ, hai ba ngày mới có thể đi một lần, người làm bếp phải biết những thức ăn nào để lâu mà không cần chế biến (trứng, lạp xưởng, cá khô, đồ hộp…), những thức ăn có thể để lâu nhưng phải chế biến (tôm rim, mắm chưng, ruốc xào, chà bông…), những thứ nào phải ăn ngay (thịt cá, rau cải…). Dựa vào đó ta thảo một thực đơn cho đội thật dễ dàng. Nếu tài chính rộng rãi, ta có thể mua gà vịt mang theo, vừa để được lâu, vừa có thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng.
Đi chợ:
Ít có trại sinh nào “hân hạnh” được mẹ sai đi chợ hàng ngày, mà nắm được giá cả và không lúng túng trong khi đi chợ. Hầu hết chúng ta năm thì mười họa mới đặt chân đến chợ một lần. Cho nên trước khi đi chợ, chúng ta phải nhờ những người đi chợ thường xuyên chỉ cho chúng ta biết rõ giá cả của từng loại thực phẩm, khu vực phân bố trong chợ. Vì nếu không biết rõ loại nào bán ở khu vực nào, thì chúng ta sẽ đi vòng vo, vừa mất thì giờ, vừa mệt… Ghi vào giấy, chúng ta cũng chia thành từng nhóm: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ khô hay thực phẩm chế biến sẵn, nhóm rau cải, nhóm gia vị và tạp hóa. Như vậy chúng ta chỉ đi một vòng chợ là có thể mua đầy đủ.
Người làm bếp cũng phải biết ước lượng thực phẩm vừa đủ cho tổ, đội. Không mua quá thừa hoặc quá thiếu, và cũng đừng mua những thực phẩm sang trọng, giá cao (bào ngư, nấm đông cô…).
Chọn lựa và bảo quản thực phẩm:
Khi đi trại dài ngày mà chợ thì ở xa, chúng ta phải biết cách chọn lựa và bảo quản một số thực phẩm trong môi trường tự nhiên để vừa có thức ăn tươi nhiều ngày, vừa bảo đảm vệ sinh sức khỏe… Thông thường, để cho các trại sinh thực tập nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống giúp các em phát huy óc sáng kiến, tháo vát, linh động… người ta không cho mang theo đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng nếu tổ chức trại dài ngày (ở vùng sâu, vùng xa) đồ hộp dành cho những ngày cuối trại thì thật tiện lợi và hợp vệ sinh.
Chọn lựa thực phẩm:
Trước tiên ta nên biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon, thì mới có thể bảo quản lâu được.
– Thịt: Phải có màu đỏ hồng, sớ thịt săn, da mỏng, miếng thịt còn ươn ướt. Nếu ngả sang màu nâu, tím đen hay tái xanh và có mùi thì đừng mua.
– Cá: Vạch mang ra xem, nếu đỏ hồng là cá tươi. Nếu mang trắng bệch, dập đầu, bể bụng, ấn ngón tay thấy lõm xuống thì đừng mua.
– Gà: Chọn gà mái tơ gần đẻ, hậu môn nhỏ, sạch, màu hồng; chân vàng, lườn to. Không nên mua những con hậu môn ướt, bầu diều phồng to, miệng chảy dãi, mồng tím, ít phản ứng khi bắt, đó là gà bệnh.
– Vịt: Chọn những con vịt đực, mỏ to, mềm, ức tròn, da cổ da bụng dày, lông cánh đầy đủ.
– Cua: Lật ngửa cua ra, nhấn vào mép mai ở hai bên hông, cứng là cua chắc, mềm là cua ốp.
– Trứng: Khi mua trứng, đừng cầm lắc lắc, bạn có thể bị rầy. Bạn chỉ cần giơ trứng ra ánh sáng (hay ngọn đèn). Nếu khoảng trống trên đầu không có hay rất nhỏ là trứng tươi, nếu lớn thì trứng đã để lâu. Có thể bỏ vào nước, chìm ngay là tươi, nổi là trứng cũ.
– Đồ hộp: Không nên chọn những hộp móp méo nhất là phồng dộp hai đầu, ăn sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cũng cần phải lưu ý đến ngày tháng bảo hành ghi ở vỏ hộp.
Bảo quản thực phẩm:
Khi cần để dành thực phẩm cho những ngày hôm sau. Người đầu bếp phải biết cách giữ gìn và bảo quản. Những thực phẩm để qua đêm phải bỏ vào bao, dùng dây (có bôi thuốc chống muỗi) treo lên cây để khỏi bị kiến và thú rừng làm hỏng (nhất là những vùng đất hoang dã).
Dưới đây là những phương pháp giữ gìn và bảo quản thực phẩm:
Thịt sống:
– Nhúng vào nước phèn chua pha loãng (10gr phèn với 1 lít nước sôi để nguội) ngâm độ 1 giờ, vớt ra xát muối bọt, treo nơi thoáng mát. Khi dùng, rửa sạch lại. Cách này giữ được 3-4 ngày.
– Ngâm trong mật mía, mật ong, có thể để lâu 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.
– Người dân tộc họ giã sơ thịt với muối, đoạn treo nơi thoáng mát, lồng gió, cũng giữ được cả tuần lễ.
Thịt chín: Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, rồi đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm vào nước mắm, nước tương hay nước muối, cách này để lâu được 1 đến 2 tháng.
Thịt khô: Thịt nạt xắt mỏng, dùng dao to bản đập dẹp. Ướp nước mắm (hay muối), đường, nước cốt củ riềng – xong sấy hay phơi khô để dành.
Cá tươi: Phải đập đầu cho nó chết ngay (không để chết từ từ). Mổ bụng cá, lấy hết ruột, rửa sạch, xát muối vào mang cá và đều khắp trong ngoài mình cá. Xong bạn lấy chén giấm pha một muỗng đường. Dùng miếng vải nhúng ướt hợp chất này gói cá lại. Cách này có thể để được 3-4 ngày.
Cá chín: Kho cá cho đến khi thấm mặn. Cho thêm vào một ít rau câu hay thạch đen. Tiếp tục kho thêm một lúc nữa. Trút toàn bộ ra một cái thố sạch, để nguội. Rải một lớp muối lên trên, đậy nắp. Cách này có thể bảo quản được vài tuần.
Các loại nút dây cơ bản:
1. Nút thuyền chài (clovehitch) là một loại nút dây thường dùng để buộc dây thuyền vào cọc trênbờ hay dùng để buộc đầu lều (cắm trại). Nó cũng được dùng như nút khởiđầu cho các nút ráp (tháp) cây.
Cách tạo nút thuyền chài
Trước tiên quấn một vòng quanh cột hay cọc với đầu dây ngắn nằm bêntrên vòng dây vừa tạo. Quấn đầu dây ngắn quanh cột thêm một vòng vàluồn đầu dây ngắn bên dưới vòng quấn. Kéo đầu dây xiết chặt.
2. Nút dẹt hay nút kép (reef knot/square knot) là một nútdây đơn giản và thông dụng, được dùng để thắt hai đầu của một sợi dâyđể giử chặt một vật. Nút này giống như nút ăn trộm hay còn gọi là nútđầu bò, trừ hai đầu dây ngắn ở ngay chổ thắt nằm cùng một phía (Xemhình để thấy rỏ sự khác nhau).
Công dụng
Thường thường được dùng để băng vết thương bằng vải hay là dùng để buộcdây giày. Đây là một trong các nút dây đơn giản được sử dụng thườngxuyên trong Hướng đạo.
Cách thắt nút dẹt
Mỗi tay nắm giữ một đầu của sợi dây. Ðưa đầu dây trái lên trên đầu dây phải rồi luồn xuống dưới.
Ðầu dây phải đưa lên trên đầu dây trái rồi luồn xuống dưới.
Kéo 2 đầu dây chặt lại tạo thành nút dẹt.
Click vào ảnh để xem đúng kích thước thật
3. Nút ghế đơn(bowline) là một nút dây khi tạo ra sẽ cho một vòng tròn cố định (xemhình), thường dùng khi buộc dây thừng quanh vào người hay vật mà khôngsợ vòng dây tuột và xiết chặt vào.
Sử dụng
Làm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuống
Dùng để kéo người từ dưới thấp lên.
Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vào
Làm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao
4. Nút thợ dệt (sheet bend, becket bend, weaver’s knot vàweaver’s hitch) là một loại nút dây có liên hệ cấu trúc với nút ghếđơn. Nó được thắt nhanh chóng và hữu dụng để nối hai dây thừng kháctiết diện.
Cách thắt
Để thắt nút thợ dệt, trước tiên nắm sợi dây lớn hơn ở gần một đầu dây,rồi tạo một vòng nhỏ ở đầu dây bằng cách nắm lấy đầu dây uống congngược vào và giữ đầu dây trong tay. Tiếp theo là nắm sợi dây nhỏ hơnrồi luồn từ dưới vòng nhỏ lên. Sau đó quấn sợi dây nhỏ quanh vòng nhỏcủa sợi dây lớn hơn, bắt đầu từ phía đầu dây của sợi dây lớn. Rồi xỏ nóxuyên qua bên dưới chổ mà sợi dây nhỏ từ dưới vòng tròn chui lên. Cuốicùng, kéo dây nhỏ hơn để xiết chặt nút dây.
Phải coi chừng hai sợi dây sau khi thắt nằm cùng phía với nhau; bằngkhông thì chúng ta có một nút thợ dệt tay trái – là nút có độ chắc bịgiảm xúc rất nhiều. Nếu hai sợi dây cần buộc lại mà có tiết diện khácnhau, nút thợ dệt kép nên dùng tốt hơn.
5. Nút kéo gỗ (timber hitch) là một nút dây dùng để buộc một sợi dây thừng vào một khúc gỗ. Nút dây này rất dễ tháo sau khi dùng.
Công dụng
Dùng để kéo vật dài và nặng (thí dụ như một khúc gỗ) hay dùng để giăng võng. Nó cũng là nút khởi đầu của nút tháp cây dấu nhân.
Cách tạo nút
Để tạo nút, quấn dây thừng hết một vòng quanh khúc gỗ hay thân cây. Đầudây ngắn quấn quanh phần dây dài (nhìn hình trái), rồi xâu đầu dây ngắnqua vòng tròn vừa tạo quanh khúc gỗ. Sau đó quấn đầu dây ngắn ba vòngquanh vòng tròn vừa tạo và kéo phần dây dài để xiết chặt. Lưu ý là cầnquấn ba vòng đối với các loại dây thừng thiên nhiên trong khi cần phảiquấn 5 vòng đối với loại dây thừng bằng nylon
6. Nút số 8 (figure-of-eight knot) là một loại nút dây. Nórất là quan trọng và có công dụng như một phương pháp chặn dây thừngkhông bị tuột khỏi các dụng cụ thiết bị cột dây trong đi thuyền buồm vàleo núi
7. Nút nối dây câu (Fisherman’s knot) là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau.
Cách thắt
Nó đơn giản là hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải vànút kia giữ quanh sợi dây bên trái. Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn. Sauđó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gầnlại với nhau.
Sử dụng
Nó đòi hỏi một chút khéo léo để thắt và vì vậy nó thường được dùng vớicác loại dây vật liệu chắc chắn. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầumút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào.Những tính chất này làm nó rất hữu dụng để nối dây câu. Nó cũng có thểdùng để nối hai sợi dây trơn láng, có tiết diện không bằng nhau hoặcbằng nhau.
8. Nút ghế kép (Bowline on a bight) là một nút dây tạo ramột cặp vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng. Lợi ích là hai vòngtròn không bị tuột và có thể nói rằng nó dễ tháo ra.
Cách thắt
Trước tiên gấp hai phần dây thừng lại với nhau.
Tạo một vòng tròn bằng cách chồng phần đầu gấp lên trên phần dây dài.
Xâu đầu gấp qua vòng tròn vừa tạo từ dưới lên trên.
Nắm đầu gấp và kéo về phía bạn và chồng phần vòng tròn của đầu gấp từ dưới lên xuyên qua vòng tròn đã tạo lúc đầu.
Nắm phần vòng tròn đã tạo lúc đầu xiết chặt
Sử dụng
Nút dây này có thể được dùng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng.
Làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dể chịu hơn nút ghế đơn.Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực đểgiữ an toàn.
– Lều có nhiều công dụng trong hoạt động dã ngoại của thanh niên chúng ta, nhất là phải sinh hoạt qua đêm, vừa là nhà vừa là nơi hội họp, sinh hoạt. Do đó hội thi dựng lều nhanh, trang trí lều đẹp… cũng là một trong những nội dung lớn và không kém phần hấp dẫn khi đi trại.- Lều có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Cách dựng cũng đa dạng tùy thời gian và tính chất sử dụng, tạm chia thành hai dạng sau đây :+ Lều đặc dụng: gồm có các loại lều dùng cho chữ thập đỏ, cho các đoàn thám hiểm, các đoàn khảo sát địa chất các loại lều này cách dụng của nó phải theo qui trình của người thiết kế.+ Lều bạt: thường có 2 mái, 2 cửa ra vào, thời gian sử dụng ít ngày, là nơi trú tạm cho nên cần phải thực hiện nhanh, mang vác gọn nhẹ, dễ tháo gỡ.- Chất liệu : thường là tấm nhựa, vải, ny-lon.- Hình dáng : hình chữ nhật hoặc hình vuông.- Kích thước : lớn hay nhỏ lệ thuộc vào số người ở trong đó. Thí dụ: 3m x 4m có thể ở từ 5-7 người, 4m x 6m có thể ở 8-10 người.- Công dụng : tạo thành hai mái che cho lều để che nắng, gió, mưa …- Chất liệu : nhựa, vải, nylon, chiếu, đệm, giấy.- Hình dáng : tương đương với tấm lều.- Công dụng : dùng để trải dưới tấm lều.- Vật liệu : có thể bằng sắt, nhôm, thép… nhưng để tiện cho việc di chuyển nên thường sử dụng bằng tầm vông vừa nhẹ vừa bền. Mỗi lều bạt phải có từ 2 cột chính trở lên. Nếu vùng đất trại có nhiều cây thì ta có thể tận dụng cây rừng ở đó thay cho cột lều cũng được.- Kích thước : chiều cao của cột lệ thuộc vào kích thước của tấm lều, nếu tấm lều là 3m x 4m thì chiều cao của cột phải từ 1,6m -1,8m; nếu tấm lều là 4m x 6m thì cột phải 1,8m-2,0m.- Công dụng : cùng với tấm lều tạo không gian cần thiết cho việc trú ngụ và sinh hoạt trong lều.- Vật liệu : sắt, thép, nhôm, gỗ… Lệ thuộc vào địa hình nơi dựng lều. Cũng có thể là một gốc cây, 1 cục đá, 1 rễ cây… mỗi lều bạt phải có từ 6-8 cọc.- Hình dáng và kích thước : có một đầu nhọn để đóng xuống đất, 1 đầu bằng để làm điểm tựa cho búa đóng, nếu đất có độ rắn cao thì mỗi cọc phải từ 20 – 30cm, nếu độ rắn ít thì 30 – 40cm, nếu là nền xi-măng thì có thể dùng cọc bằng đinh 10- 15cm, nếu là nơi bãi biển thì nên dùng cọc gỗ dài hơn 40cm hoặc có thể sử dụng cọc chùm.- Công dụng : giữ cho lều được cố định mái, trên các đầu cột chính thông qua các dây lều.- Vật liệu : dây nylon, nhựa, bố thông thường hay sử dụng dây dù, nhưng dây phải có đủ độ bền, độ chịu lực cần thiết trong suốt thời gian sử dụng lều. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: Dây dù dẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon… tuyệt đối không dùng dây kẽm hay dây loại nhỏ khó nhìn thấy, trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.- Số lượng dây bằng số lượng cọc. Dây chính dài khoảng 14m, dây phụ dài khoảng 1,8m – 2m.- Vât liệu: có thể dung búa gỗ nhưng nên dung búa sắt có 1 đầu bằng để đóng, 1 đầu bền dùng để chặt, phát quang, tạo cọc…- Rất thiết thực khi đi trại như dọn đất trại, đào hố xí, hố nước, rãnh thoát nước, đắp nền trại… nên sử dụng cuốc đa dụng.Để dựng được lều nhanh, gọn các bạn nên tuân thủ các bước sau đây:- Nếu đất trại do ban tổ chức qui định thì phải tự khắc phục những hạn chế đã có như: vệ sinh, phát quang, nhặt sỏi đá trước khi dựng lều.- Nếu đất trại do tự chọn thì nên chọn đất có các điều kiện sau:+ Bằng phẳng, cao ráo.+ Không kiến, sỏi, mảnh vụn.+ Không quá gần cây cao.+ Phải thoáng gió nếu mùa hè và kín gió nếu mùa đông.+ Gần nguồn nước sạch (tiện nấu ăn và sinh hoạt khác).+ Gần lều ban tổ chức, các lều bạn, sân sinh hoạt.+ Phải có nơi tiện lợi cho bố trí hố xí, hố rác, nhà bếp…- Mỗi lều bạt có 2 cửa, tuần tự hướng lều phải bố trí theo các hướng dẫn sau đây:+ Hướng do ban tổ chức quy định.+ Hướng về cột cờ trại (nếu có).+ Hướng về lều ở của ban tổ chức.+ Hướng về sân tập trung, sinh hoạt.- Nếu ban tổ chức không qui định, cho tự chọn thì nên:+ Nên tránh gió ( nếu mùa lạnh), đón gió ( nếu mùa hè).+ Nên tránh nắng ( nếu mùa nóng), đón nắng ( nếu mùa lạnh).Trải bạt -> trải lều -> sắp xếp cột chính -> cọc phụ -> dây cột -> đóng cọc.1. Trải tấm bạt.2. Căng dây chính thẳng theo hướng đã chọn.3. Trải tấm lều.4. Đặt 2 cột chính trùng dây chính, vị trí 1 và 2 cột cứng bằng nút thuyền chài vào đầu gậy chính; bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đồng thời cột nút thuyền chài vào bốn góc lều và làm nút tăng đưa.5. Vị trí 1, 2, A1, A2 cùng với bốn vị trí B1, B2, B3, B4 đánh dấu và đóng cọc. A1 và A2 phải thẳng hàng nhau. (như hình 4)6. Vị trí 1 và 2 dựng gậy chính thẳng góc với mặt đất, Vị trí A1, A2 kéo căng dây chính sao cho lều thẳng sau đó khoá lại.7. Bốn vị trí B1, B2, B3, B4 kéo căng dây. Vị trí 1 và 2 canh chỉnh lều cho cân đối không bị chùng, sau đó tất cả các vị trí khóa lại.8. Đào rãnh thoát nước9. Trang trí.Với hai trại sinh X và Y, chúng ta lần lượt thao tác:1. Trại sinh X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.2. Trại sinh Y đóng cọc A1 và kéo dây chính buộc vào.3. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc B1, B2 (hai bên cột số 1) và kéo dây buộc vào.4. Trại sinh X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.5. Trại sinh Y đóng cọc A2 và kéo dây chính buộc vào.6. Trại sinh Y lần lượt đóng các cọc góc B3, B4 (hai bên cột số 2) và kéo dây góc lều buộc vào.7. Trại sinh X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng một cái lều trong vòng 10 phút.- Các cọc phải đóng nghiêng 450 so với mặt đất và phải hướng vào tâm lều. Nếu gặp cọc lớn, ngắn và gặp đất cứng, ta có thể đóng vuông góc với mặt đất. Nếu đất quá mềm ta có thể đóng thêm cọc phụ để khóa lại.- Các cọc phải được đóng sát đất và lấp lại (nếu cọc sắt) để tránh thương tích.- Vị trí A1, A2, 1, 2 phải thẳng hàng với nhau.- Các cọc B1, B2, B3, B4 tạo thành hình chữ nhật quanh lều.- Hai cột lều phải thẳng góc với mặt đất.- Nên để thừa khoảng 1/3 dây so với dự kiến khi dưng lều xong vì lúc này chỉ mới cột dây tạm.- Chỉ dùng dây phụ và cọc phụ chỉnh cho đứng cột chính.- Khi lều thẳng xong thì các cọc phụ phải đóng sâu xuống đất (tránh va vấp), các dây cột xong phải thâu lại cho gọn đẹp.- Thao tác nhanh chóng; dễ dựng, dễ sửa, dễ dọn.- Buộc đúng nút dây.- Có mỗi dây căng cho một cọc lều.- Mái lều căng thẳng, không bị chùng, không nếp nhăn.- Các vị trí cọc phải ngay hàng thẳng lối.- Cân đối, đẹp mắt.- Có rãnh thoát nước.- Khi đã dựng lều xong, chúng ta phải đào mương thoát nước ngay, và xin đừng làm lấy có mà phải đào thành một con mương đàng hoàng, sâu khoảng 10 – 15cm, rộng 20cm.+ Tâm của con mương ngay dưới mép lều (chỗ giọt nước nhỏ xuống). Bao nhiêu đất đào lên, nên đắp thành một con đê chắn phía bên trong lều.+ Mương và đê nên đào và đắp thật thẳng để tăng thêm phần thẩm mỹ của lều.+ Nếu đất bằng phẳng, thì chúng ta phải đào mương đủ bốn phía của lều và ít nhất là một mương tháo, dẫn nước ra xa lều. Cuối mương tháo là một hố chứa nước.+ Nếu đất dốc, thì chỉ cần đào 3 phía của lều. Phía trên dốc đào hơi sâu hơn, phía hai bên hông thì đào dài ra khỏi lều một tí.* Lưu ý : Đừng bao giờ thấy trời đang nắng mà không đào mương, vì nếu trời đổ mưa bất ngờ (nhất là về đêm) thì không thể nào trở tay kịp.- Vệ sinh: cần phải làm vệ sinh trong và ngoài lều khi dựng lều xong, phát quang cây cỏ xung quanh lều tránh rắn, rết, chặt bỏ các cành cây thòng xuống mái lều để tránh rắn vào ban đêm, tránh sét…- Trang trí: ngoài dựng lều, phần thủ công trại còn tính đến việc trang trí trại như: phải làm cổng vào, vòng rào, bếp trại và các vật dụng khác… nó có nhiều tác dụng vừa thể hiện sự khéo léo của tập thể đồng thời cũng phân định nơi ở, tránh người lạ tự ý vào…Cũng giống như khi dựng lều, khi gấp lều chúng ta cũng phải thao tác theo thứ tự để được nhanh chóng và gọn gàng.+ Dọn sạch sẽ đồ đạc trong lều và chung quanh.+ Tháo dây và nhổ hết cọc hai bên hông lều (không nhổ hai cọc ở hai đầu lều)+ Đóng cửa lều (nếu lều có cửa)+ Chập hai mái lều lại và cho nghiêng về một bên.+ Tháo dây chính và nhổ hai cọc đầu lều.+ Xếp hai cửa lều vào giữa, gấp các riềm vào trong.+ Xếp gọn lại sao cho vừa túi đựng lều (nếu có).+ Dùng dây bó chặt lều lại.Đừng gấp lều khi còn ướt. Nếu tình thế bắt buộc thì về nhà phải đem phơi lại. Nếu không lều sẽ dậy mùi, ẩm mục. Khi đem cất, nên tháo tất cả các dây cột cũng như đồ trang trí.- Mái lều của chúng ta lúc mới dựng, trông nó thẳng thóm và đẹp biết bao, thế nhưng sau vài cơn gió, một trận mưa hay một đêm ngủ lăn lộn… trông nó thảm hại làm sao. Nếu tháo ra làm lại thì rất mất công. Vậy khi cột lều vào cọc, ta hãy sử dụng nút căng dây hoặc dùng một cái tăng-đưa bằng gỗ.- Trong trường hợp thời tiết không ổn định, mưa gió nhiều, chúng ta có thể dùng những vòng dây thun như hình bên để căng lều, mái lều sẽ chịu được sức gió mà không bị xé rách hay chùng.- Trường hợp gặp đất mềm, cọc hay bị nhổ bật lên khi ta căng dây, ta hãy chèn thêm đá.- Khi cắm trại ở bờ biển, ta không tìm ra đá, thì hãy đóng thêm các cọc phụ hoặc hàng cọc neo.- Xác định vị trí của chân gậy, ta cắm một vỏ chai hay ống tre có mắt ở giữa. Nếu cột bị lún, ta đập vỡ 1/2 nửa trên của chai rồi úp ngược xuống, hoặc úp một cái tô xuống đất để làm chân đế.- Khi ta nằm võng dưới lều, nước mưa thường chảy theo hai đầu dây treo võng làm ướt lưng. Nếu muốn khắc phục, bạn chỉ cần mua hai khoen sắt (cỡ vòng đeo tay), cột ở hai đầu võng. Nước chảy đến khoen sắt sẽ tự nhỏ hết xuống đất.- Khi chúng ta sử dụng hai gốc cây thay thế hai gậy để căng lều, nếu trời mưa, chắc chắn nước sẽ theo dây rồi chảy vào lều, các bạn dùng một sợi dây ngắn, cột trên sợi dây căng lều (gần phía lều) nước sẽ nhỏ theo dây ngắn đó mà không chảy vào lều.- Mái lều của bạn làm bằng vải thấm nước, nếu mưa lớn sẽ bị dột. Để khỏi bị ướt đồ đạc, các bạn đính vào chỗ dột một sợi dây, đầu dây cột một cục đá nhỏ, bỏ vào trong một cái tô hay một vật chứa nước. Nước dột sẽ theo sợi dây chảy vào trong tô.- Khi chúng ta sử dụng những tấm bạt hoặc drap để làm lều, thì ở góc không có khuy đồng để xỏ dây, ta có thể làm như sau: túm góc bạt quanh một viên sỏi tròn (không dùng đá sắc cạnh sẽ làm sờn rách vải) dùng dây làm nút thòng lọng để buộc góc bạt.- Trước khi ra về, chúng ta phải nhổ tất cả các cọc lều để khỏi gây tai nạn cho người đến sau. Trường hợp đất cứng hay cọc đóng quá sâu không nhổ lên được, chúng ta dùng phương pháp đòn bẩy như hình 14.- Phải dựng lều đúng trình tự như trên, vì như thế dựng lều sẽ được nhanh, đúng kĩ thuật, lều sẽ chắc chắn… và cũng thật nhanh khi tháo gỡ.- Nếu lều bị chùng do quá cũ nên khắc phục bằng cách làm gậy phụ.Khi cột nút dây nên cột nút “sống” để dễ tháo, dây chỉ nên rút gọn lại, cọc phải luôn đóng sâu dưới đất, khi hết sử dụng phải nhổ lên tránh va vấp cho người khác.- Nên bố trí đồ dùng cá nhân trong lều đúng nơi qui định. Thí dụ: giỏ xách thì để xung quanh lều, dép giày để bên ngoài cửa lều, khoảng giữa lều để sinh hoạt, nghỉ ngơi.MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỔNG TRẠI THAM KHẢO:Muốn may lều ,trước hết ta chọn mẫu rồi làm bằng bìa cứng với tỷ lệ 1/10.Phóng đại 10 lần lên vải rồi mới cắt.Gọn và nhẹ nhất là dùng vải nylong dầu, không thấm nước và rất mau khô. Hoặc dùng vải kaki, katê, bạt nylon có sọc,…Muốn không thấm nước, ta dùng dung dịch Acetated’alumine (mua ở các cửa hàng hóa chất) pha thêm 3-4 lần nước. Nhúng vào vải rồi đem phơi nắng thật khô. Hóa chất này không làm vải đổi màu, không làm vải nặng hơn, vẫn thông khí nhưng lại không thấm nước.Về kiểu dáng, thì tùy chúng ta chọn. Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn cách may và kích thước loại lều hai mái thông thường mà chúng ta hay sử dụng nhất.Loại này về mùa lạnh hay mưa thì hai mái xuôi xuống. Nếu là mùa nắng nóng bức, ta căng một mái lên thì lều sẽ thoáng mát.Khi may loại lều này, chúng ta vừa tiết kiệm tiền bạc, vừa tiện dùng và cũng phù hợp với nhu cầu của chúng ta. Chúng ta chọn loại vải không thấm nước. Màu sắc thì nhạt và sáng để không hấp thụ sức nóng của mặt trời. Ở giữa nón, chúng ta nên dằn thêm một lằn dây dù dẹp. Các góc và đầu dây trên lều chúng ta hay đắp thêm vải hay da để tăng sức chịu đựng của lều.Về kích thước thì tùy theo nhu cầu của chúng ta là: lều dành cho bao nhiêu người. Dưới đây là kích thước lều dành cho từ 6 đến 8 người: loại này kích thước tương ứng với cột lều 1,60m. Click this bar to view the full image. Hai bên hông lều, nên có hai tấm riềm chắn gấp vào trong được, để chống mưa hắt và côn trùng.Nếu có điều kiện, ta nên may những tấm chắn tam giác ở 2 đầu lều dùng cho ban đêm và mùa mưa.- Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.- Chọn nơi đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.- Tránh hướng gió thốc vào lều.- Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.- Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về sẽ trở tay không kịp.- Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các Đội độc lập. Click this bar to view the full image. Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, các bạn phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, nên các bạn phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng.- Hai trại sinh cầm hai cột lều, đặt vào vị trí 1 và 2 trên nóc lều. Cột cứng bằng nút quai chèo. Giữ cho cột thẳng. Nóc lều quay đúng hướng quy định.- Hai trại sinh khác, đang đứng ở vị trí A1 và A2, đóng hai cọc để căng nóc lều. Hai cọc này đóng cách chân cột lều 1m60 (tương ứng với chiều cao của lều). Kéo thật căng dây lều và cột bằng nút quai chèo (hay nút căng lều, nút một vòng hai khóa),…- Bốn trại sinh đang đứng ở 4 vị trí B1, B2, B3, B4 cùng một lúc kéo bốn góc lều ra, đóng cọc và cột bằng nút căng lều (tendeur) (hoặc nút quai chèo hay một vòng 2 khóa). Phải kéo góc 45* cho mái chèo thật căng.- Bốn trại sinh đứng ở vị trí 1, 2, A1, A2 rời vị trí đến các đầu dây C đóng cọc và cột vào.- Các cọc phải đóng 45* nghiêng ra phía ngoài.- Các cọc B và C thẳng hàng với nhau tạo thành một hình chữ nhật tưởng tượng chung quanh lều.- Hai cột lều 1, 2 và hai cọc căng dây lèo A1 và A2 cùng nằm trên một đường thẳng.- Các cọc B1, B2, B3, B4 cắt góc lều thành hai phần, mỗi phần 45*.- Tiêu chuẩn đặt ra là dựng mỗi cái lều không quá 5 phút.Với 2 trại sinh X và Y ta lần lượt thao thác:- X phải giữ thật chặt và thẳng cột lều số 1.- Y đóng cọc A1 và kéo dây lèo buộc vào.- Y lần lượt đóng các cọc B1 và B3 kéo dây buộc vào.- X rời vị trí, qua giữ cột lều số 2.- Y đóng cọc A2 và kéo dây buộc vào.- Y lần lượt đóng các cọc góc B2 và B4 kéo dây buộc vào.- X và Y rời vị trí, đến đóng các cọc còn lại và điều chỉnh mái lều.Nếu làm quen với hai người, chúng ta có thể dựng cái lều trong vòng 10 phút.- Thao tác nhanh chóng.- Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn.- Buộc đúng nút dây.- Cân đối, đẹp mắt.- Có rãnh thoát nước. Click this bar to view the full image. Để hoàn thành một cái lều nhanh chóng và dễ dàng, chúng ta phải có một số dụng cụ và vật liệu cần thiết, tương xứng với kích cỡ lều đang sử dụng.Dây: thường thì lều may sẵn lúc nào cũng có đủ bộ dây, lèo,… nếu không chúng ta phải mang theo. Nên chọn những loại dây mềm, dễ thao tác, tương xứng với kích cỡ và màu sắc của lều như: dây dù đẹp, dây dù tròn, dây thừng nylon,… tuyệt đối không dùng dây kẽm hoặc dây loại nhỏ khó nhìn thấy vì trại sinh rất dễ vấp ngã, gây tai nạn, thương tích.Cọc: Tùy theo thế đất cứng hay mềm mà ta sử dụng cọc ngắn hay dài, bằng hợp kim có bán trên thị trường hay bằng tre, gỗ, sắt théo tự chế,… Dễ dàng nhất là sử dụng một khúc tre tầm vông chẻ đôi, chuốt bớt hai cạnh, vạt nhọn một đầu là có một bộ cọc tốt Click this bar to view the full image. Gậy (cột lều): Phải tương xứng với kích cỡ lều để không hở chân lều lên vì gậy cao quá hoặc phải kéo mái bẹt ra (rất dễ bị đọng nước và dột) vì gậy thấp quá. Thường thì chúng ta sử dụng gậy 1m60 cho lều đội.Dùi cui (vồ): đây là một vật dụng mà cái trại sinh ít lưu ý nhất và cũng hay quên mang theo nhất. Nhưng nếu muốn dựng một cái lều nhanh mà thiếu dùi cui, hoặc chỉ có một cái rồi chuyền tay hết người này đến người khác thì khó mà hoàn thành nhanh được.Dùi cui có thể làm bằng gốc tầm vông hoặc những thanh gỗ nặng, đẻo cán cho vừa tay cầm.Ngoài ra chúng ta còn sử dụng cuốc, xẻng hay cuốc chim để đào rảnh thoát nước.Những trại sinh nào nhận trách nhiệm làm bếp, phải hiểu giá trị dinh dưỡng của những thức ăn thông thường và nhớ kỹ hai phương châm: Tiết kiệm và vệ sinh. Trại là cơ hội tốt nhất để các trại sinh thực tập và thể hiện tài năng bếp núc của mình. Đây là một trách nhiệm nặng nhọc, âm thầm nhưng không kém phần lý thú. Chúng ta đừng vội vã khui đồ hộp ra ăn khi thức ăn bị nấu hỏng. Hãy để cho trại sinh tự xoay sở, cho các em phát huy óc tháo vát, lòng tự tin… Đồ hộp chỉ nên dùng trong các kỳ trại dài ngày hoặc trường hợp bất khả kháng, không thể mua được thực phẩm tươi sống. Ở trại, chúng ta nên nấu những món ăn đơn giản nhưng ngon và giàu dinh dưỡng. Không nên làm những món cầu kỳ, tỉa bông, tỉa hoa… xào nấu linh đình.: Những người nhận trách nhiệm làm bếp, phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:1. Biết thảo thực đơn cho tổ, đội trong 3 ngày trại2. Biết đi chợ3. Biết chọn lựa và bảo quản thực phẩm4. Chế tạo được các kiểu bếp thông thường5. Biết nhóm lửa và bảo quản củi6. Biết khử trùng nước7. Biết nấu cơm và một số món ăn thông thường ở trại8. Biết vệ sinh khu vực bếpTrước tiên chúng ta phải nắm rõ: chúng ta có bao nhiêu tiền, cho bao nhiêu người ăn, trong bao nhiêu ngày. Sau đó chúng ta mới dự kiến những thực phẩm cần phải mua. Nếu cắm trại nhiều ngày mà ở xa chợ, hai ba ngày mới có thể đi một lần, người làm bếp phải biết những thức ăn nào để lâu mà không cần chế biến (trứng, lạp xưởng, cá khô, đồ hộp…), những thức ăn có thể để lâu nhưng phải chế biến (tôm rim, mắm chưng, ruốc xào, chà bông…), những thứ nào phải ăn ngay (thịt cá, rau cải…). Dựa vào đó ta thảo một thực đơn cho đội thật dễ dàng. Nếu tài chính rộng rãi, ta có thể mua gà vịt mang theo, vừa để được lâu, vừa có thức ăn tươi ngon, bổ dưỡng.Ít có trại sinh nào “hân hạnh” được mẹ sai đi chợ hàng ngày, mà nắm được giá cả và không lúng túng trong khi đi chợ. Hầu hết chúng ta năm thì mười họa mới đặt chân đến chợ một lần. Cho nên trước khi đi chợ, chúng ta phải nhờ những người đi chợ thường xuyên chỉ cho chúng ta biết rõ giá cả của từng loại thực phẩm, khu vực phân bố trong chợ. Vì nếu không biết rõ loại nào bán ở khu vực nào, thì chúng ta sẽ đi vòng vo, vừa mất thì giờ, vừa mệt… Ghi vào giấy, chúng ta cũng chia thành từng nhóm: Nhóm thực phẩm tươi sống, nhóm đồ khô hay thực phẩm chế biến sẵn, nhóm rau cải, nhóm gia vị và tạp hóa. Như vậy chúng ta chỉ đi một vòng chợ là có thể mua đầy đủ.Người làm bếp cũng phải biết ước lượng thực phẩm vừa đủ cho tổ, đội. Không mua quá thừa hoặc quá thiếu, và cũng đừng mua những thực phẩm sang trọng, giá cao (bào ngư, nấm đông cô…).Khi đi trại dài ngày mà chợ thì ở xa, chúng ta phải biết cách chọn lựa và bảo quản một số thực phẩm trong môi trường tự nhiên để vừa có thức ăn tươi nhiều ngày, vừa bảo đảm vệ sinh sức khỏe… Thông thường, để cho các trại sinh thực tập nấu nướng bằng thực phẩm tươi sống giúp các em phát huy óc sáng kiến, tháo vát, linh động… người ta không cho mang theo đồ hộp hay thực phẩm chế biến sẵn. Nhưng nếu tổ chức trại dài ngày (ở vùng sâu, vùng xa) đồ hộp dành cho những ngày cuối trại thì thật tiện lợi và hợp vệ sinh.Trước tiên ta nên biết cách chọn thực phẩm tươi, ngon, thì mới có thể bảo quản lâu được.: Phải có màu đỏ hồng, sớ thịt săn, da mỏng, miếng thịt còn ươn ướt. Nếu ngả sang màu nâu, tím đen hay tái xanh và có mùi thì đừng mua.: Vạch mang ra xem, nếu đỏ hồng là cá tươi. Nếu mang trắng bệch, dập đầu, bể bụng, ấn ngón tay thấy lõm xuống thì đừng mua.: Chọn gà mái tơ gần đẻ, hậu môn nhỏ, sạch, màu hồng; chân vàng, lườn to. Không nên mua những con hậu môn ướt, bầu diều phồng to, miệng chảy dãi, mồng tím, ít phản ứng khi bắt, đó là gà bệnh.: Chọn những con vịt đực, mỏ to, mềm, ức tròn, da cổ da bụng dày, lông cánh đầy đủ.: Lật ngửa cua ra, nhấn vào mép mai ở hai bên hông, cứng là cua chắc, mềm là cua ốp.: Khi mua trứng, đừng cầm lắc lắc, bạn có thể bị rầy. Bạn chỉ cần giơ trứng ra ánh sáng (hay ngọn đèn). Nếu khoảng trống trên đầu không có hay rất nhỏ là trứng tươi, nếu lớn thì trứng đã để lâu. Có thể bỏ vào nước, chìm ngay là tươi, nổi là trứng cũ.: Không nên chọn những hộp móp méo nhất là phồng dộp hai đầu, ăn sẽ bị ngộ độc. Chúng ta cũng cần phải lưu ý đến ngày tháng bảo hành ghi ở vỏ hộp.Khi cần để dành thực phẩm cho những ngày hôm sau. Người đầu bếp phải biết cách giữ gìn và bảo quản. Những thực phẩm để qua đêm phải bỏ vào bao, dùng dây (có bôi thuốc chống muỗi) treo lên cây để khỏi bị kiến và thú rừng làm hỏng (nhất là những vùng đất hoang dã).- Nhúng vào nước phèn chua pha loãng (10gr phèn với 1 lít nước sôi để nguội) ngâm độ 1 giờ, vớt ra xát muối bọt, treo nơi thoáng mát. Khi dùng, rửa sạch lại. Cách này giữ được 3-4 ngày.- Ngâm trong mật mía, mật ong, có thể để lâu 4-5 tháng mà vẫn tươi ngon.- Người dân tộc họ giã sơ thịt với muối, đoạn treo nơi thoáng mát, lồng gió, cũng giữ được cả tuần lễ.: Cắt thịt sống thành từng miếng bằng bàn tay, rồi đem ram hoặc luộc chín. Xong đem ngâm vào nước mắm, nước tương hay nước muối, cách này để lâu được 1 đến 2 tháng.: Thịt nạt xắt mỏng, dùng dao to bản đập dẹp. Ướp nước mắm (hay muối), đường, nước cốt củ riềng – xong sấy hay phơi khô để dành.: Phải đập đầu cho nó chết ngay (không để chết từ từ). Mổ bụng cá, lấy hết ruột, rửa sạch, xát muối vào mang cá và đều khắp trong ngoài mình cá. Xong bạn lấy chén giấm pha một muỗng đường. Dùng miếng vải nhúng ướt hợp chất này gói cá lại. Cách này có thể để được 3-4 ngày.: Kho cá cho đến khi thấm mặn. Cho thêm vào một ít rau câu hay thạch đen. Tiếp tục kho thêm một lúc nữa. Trút toàn bộ ra một cái thố sạch, để nguội. Rải một lớp muối lên trên, đậy nắp. Cách này có thể bảo quản được vài tuần.1.(clovehitch) là một loại nút dây thường dùng để buộc dây thuyền vào cọc trênbờ hay dùng để buộc đầu lều (cắm trại). Nó cũng được dùng như nút khởiđầu cho các nút ráp (tháp) cây.Cách tạo nút thuyền chàiTrước tiên quấn một vòng quanh cột hay cọc với đầu dây ngắn nằm bêntrên vòng dây vừa tạo. Quấn đầu dây ngắn quanh cột thêm một vòng vàluồn đầu dây ngắn bên dưới vòng quấn. Kéo đầu dây xiết chặt.2.(reef knot/square knot) là một nútdây đơn giản và thông dụng, được dùng để thắt hai đầu của một sợi dâyđể giử chặt một vật. Nút này giống như nút ăn trộm hay còn gọi là nútđầu bò, trừ hai đầu dây ngắn ở ngay chổ thắt nằm cùng một phía (Xemhình để thấy rỏ sự khác nhau). Công dụngThường thường được dùng để băng vết thương bằng vải hay là dùng để buộcdây giày. Đây là một trong các nút dây đơn giản được sử dụng thườngxuyên trong Hướng đạo.Cách thắt nút dẹtMỗi tay nắm giữ một đầu của sợi dây. Ðưa đầu dây trái lên trên đầu dây phải rồi luồn xuống dưới.Ðầu dây phải đưa lên trên đầu dây trái rồi luồn xuống dưới.Kéo 2 đầu dây chặt lại tạo thành nút dẹt.Click vào ảnh để xem đúng kích thước thật3. Nút ghế đơn(bowline) là một nút dây khi tạo ra sẽ cho một vòng tròn cố định (xemhình), thường dùng khi buộc dây thừng quanh vào người hay vật mà khôngsợ vòng dây tuột và xiết chặt vào.Sử dụngLàm một vòng tròn cố định ở đầu một sợi dây mà không sợ vòng dây bị chạy tuột lên hay xuốngDùng để kéo người từ dưới thấp lên.Ném cho người sắp chìm dưới nước để kéo họ vàoLàm dây an toàn khi leo núi hay làm việc trên cao4.(sheet bend, becket bend, weaver’s knot vàweaver’s hitch) là một loại nút dây có liên hệ cấu trúc với nút ghếđơn. Nó được thắt nhanh chóng và hữu dụng để nối hai dây thừng kháctiết diện.Cách thắtĐể thắt nút thợ dệt, trước tiên nắm sợi dây lớn hơn ở gần một đầu dây,rồi tạo một vòng nhỏ ở đầu dây bằng cách nắm lấy đầu dây uống congngược vào và giữ đầu dây trong tay. Tiếp theo là nắm sợi dây nhỏ hơnrồi luồn từ dưới vòng nhỏ lên. Sau đó quấn sợi dây nhỏ quanh vòng nhỏcủa sợi dây lớn hơn, bắt đầu từ phía đầu dây của sợi dây lớn. Rồi xỏ nóxuyên qua bên dưới chổ mà sợi dây nhỏ từ dưới vòng tròn chui lên. Cuốicùng, kéo dây nhỏ hơn để xiết chặt nút dây.Phải coi chừng hai sợi dây sau khi thắt nằm cùng phía với nhau; bằngkhông thì chúng ta có một nút thợ dệt tay trái – là nút có độ chắc bịgiảm xúc rất nhiều. Nếu hai sợi dây cần buộc lại mà có tiết diện khácnhau, nút thợ dệt kép nên dùng tốt hơn. 5. Nút kéo gỗ (timber hitch) là một nút dây dùng để buộc một sợi dây thừng vào một khúc gỗ. Nút dây này rất dễ tháo sau khi dùng.Công dụngDùng để kéo vật dài và nặng (thí dụ như một khúc gỗ) hay dùng để giăng võng. Nó cũng là nút khởi đầu của nút tháp cây dấu nhân.Cách tạo nútĐể tạo nút, quấn dây thừng hết một vòng quanh khúc gỗ hay thân cây. Đầudây ngắn quấn quanh phần dây dài (nhìn hình trái), rồi xâu đầu dây ngắnqua vòng tròn vừa tạo quanh khúc gỗ. Sau đó quấn đầu dây ngắn ba vòngquanh vòng tròn vừa tạo và kéo phần dây dài để xiết chặt. Lưu ý là cầnquấn ba vòng đối với các loại dây thừng thiên nhiên trong khi cần phảiquấn 5 vòng đối với loại dây thừng bằng nylon6. Nút số 8 (figure-of-eight knot) là một loại nút dây. Nórất là quan trọng và có công dụng như một phương pháp chặn dây thừngkhông bị tuột khỏi các dụng cụ thiết bị cột dây trong đi thuyền buồm vàleo núi7. Nút nối dây câu (Fisherman’s knot) là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau.Cách thắtNó đơn giản là hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải vànút kia giữ quanh sợi dây bên trái. Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn. Sauđó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gầnlại với nhau.Sử dụngNó đòi hỏi một chút khéo léo để thắt và vì vậy nó thường được dùng vớicác loại dây vật liệu chắc chắn. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầumút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào.Những tính chất này làm nó rất hữu dụng để nối dây câu. Nó cũng có thểdùng để nối hai sợi dây trơn láng, có tiết diện không bằng nhau hoặcbằng nhau.8. Nút ghế kép (Bowline on a bight) là một nút dây tạo ramột cặp vòng tròn cố định ở khoảng giữa dây thừng. Lợi ích là hai vòngtròn không bị tuột và có thể nói rằng nó dễ tháo ra.Cách thắtTrước tiên gấp hai phần dây thừng lại với nhau.Tạo một vòng tròn bằng cách chồng phần đầu gấp lên trên phần dây dài.Xâu đầu gấp qua vòng tròn vừa tạo từ dưới lên trên.Nắm đầu gấp và kéo về phía bạn và chồng phần vòng tròn của đầu gấp từ dưới lên xuyên qua vòng tròn đã tạo lúc đầu.Nắm phần vòng tròn đã tạo lúc đầu xiết chặt Sử dụngNút dây này có thể được dùng để tạo vòng bám chân (toe hold) ở giữa dây thừng.Làm vòng ghế an toàn trong cứu hộ, tiện lợi và dể chịu hơn nút ghế đơn.Mỗi vòng có thể dùng cho mỗi đùi chân và phần trên choàng qua ngực đểgiữ an toàn.