Đường vào rừng Mã Đà – Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa tỉnh Đồng Nai đầu mùa mưa. Hoa giấy 2 bên đường trải dài ngút ngàn đỏ ối xen lẫn màu hoa sứ trắng điểm xuyết.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng miền Đông Nam bộ, có nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN thế giới.
Với mục tiêu khôi phục sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam Bộ, Khu bảo tồn đã nỗ lực trong công tác khôi phục, bảo vệ thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, tạo ra khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã.
Đàn bò tót quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai
Ngoài ra, Khu bảo tồn cũng phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích nằm tại đây để Khu này không chỉ có sự đa dạng về các hệ sinh thái mà còn là nơi giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng.
Đánh giá về những giá trị văn hóa dân tộc, một trong những tiêu chí của vườn di sản, ông Nguyễn Hồng Ân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai cho rằng, hiện nay các nhà khảo cổ học đã chứng minh Khu bảo tồn là nơi người cổ Đồng Nai đã có quá trình sinh sống và để lại tầng văn hóa dày. Đặc biệt, tại khu vực đồi Phòng Không và địa đạo Suối Linh vẫn còn rất nhiều dấu tích về quá trình cư trú và xưởng chế tác các công cụ đồ đá nổi tiếng. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đang xây dựng hồ sơ để trình UBND tỉnh công nhận 2 điểm trên là di tích.
Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hoá Đồng Nai nhìn từ trên cao
Ngoài ra, theo ông Ân, Khu bảo tồn còn có di tích liên quan đến văn hóa Óc Eo tại xã Phú Lý (huyện Vĩnh Cửu). Tuy di tích không còn nguyên vẹn nhưng vẫn có thể khai quật và bảo tồn để phát triển du lịch.
Đối với tiêu chí ý nghĩa về dân tộc học, trong Khu bảo tồn hiện còn có cộng đồng các dân tộc thiểu số đang sinh sống, trong đó có 2 dân tộc bản địa là Mạ và Chơ Ro đã cư trú rất lâu đời. Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác từ miền Bắc di cư vào Nam đã tạo ra một nền văn hóa phi vật thể khá phong phú.
Hồ Trị An thơ mộng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa tỉnh Đồng Nai
Với những giá trị trên, nếu Khu bảo tồn được ASEAN công nhận là vườn di sản sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư giữa Đồng Nai với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên.
Cơ hội này cũng giúp tỉnh Đồng Nai tiếp tục ghi tên lên bản đồ di sản và du lịchtrong khu vực và thế giới, trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch, các nhà nghiên cứu khoa học nhằm khám phá thiên nhiên, sự đa dạng sinh học cũng như những giá trị văn hóa, lịch sử…
Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai có diện tích quy hoạnh trên 100 ngàn ha. Tại đây có 1.552 loài thực vật và 1.781 loài động vật hoang dã với nhiều loài quý, hiếm, đặc hữu. Nơi đây thuộc tiểu vùng bảo tồn sinh thái xanh khẩn cấp, nằm trong hệ sinh thái Trường Sơn, là một trong 200 vùng sinh thái xanh quan trọng quốc tế. Khu bảo tồn là sinh cảnh ưu tiên được xác lập bởi Quỹ Bảo tồn Nước Ta. Đây là nơi còn lại mảnh rừng mưa nhiệt đới gió mùa sau cuối của miền Nam Nước Ta. Năm 2011, Khu bảo tồn được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển quốc tế Đồng Nai, Khu bảo tồn và Vườn quốc gia Cát Tiên có vai trò là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển .