Kể ten các di sản ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được quốc gia công nhận

Em hãy kể tên những di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Di tích bị xâm hại Ðã nhiều năm nay, người dân TP Vũng Tàu bức xúc trước việc di tích Ăng-ten Parabol – Viba trên Núi Lớn, đã được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1993, bị bao chiếm trong Khu du lịch văn hóa sinh thái Hồ Mây cáp treo TP Vũng Tàu. Bởi di tích này nằm trọn trong khu đất của dự án, nên khách du lịch và người dân địa phương, nếu muốn lên thăm, không còn con đường nào khác là phải mua vé… cáp treo với giá 350 nghìn đồng. Chị Nguyễn Thị Phương, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh, lắc đầu: “Tôi đi khắp nơi nhưng chưa thấy ở đâu có tình trạng muốn vào thăm di tích lại phải “xin phép” khu du lịch thế này. Quản lý gì mà kỳ cục vậy”. Hay như di tích trận địa pháo cổ Sao Mai – Núi Lớn, vốn là tuyến phòng thủ do thực dân Pháp xây dựng từ thế kỷ 19, được bố trí ở các cao độ khác nhau, chia làm ba cụm, với hơn 20 khẩu pháo, gồm: Trận địa pháo Cầu Ðá, trận địa pháo Núi Lớn và trận địa pháo Tao Phùng. Mặc dù đều là những di tích đã được xếp hạng, nhưng ngay cả người dân địa phương cũng khó “tiếp cận” được các di tích. Anh Nguyễn Hữu Cường, ở phường Thắng Nhất, TP Vũng Tàu, kể: “Tôi nghe nói về di tích này đã lâu, hè vừa qua có thu xếp cho hai cháu nhỏ trong nhà lên chơi nhưng thật sự là quá thất vọng. Di tích gì mà không có biển bảng giới thiệu. Ðường đi thì nhỏ hẹp, gồ ghề, lại bị người dân hai bên đường lấn chiếm làm nơi sinh hoạt, tắm giặt, phơi tôm, cá…”. Anh Nguyễn Bá Duẩn, cán bộ Phòng Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), cho biết: Trong ba cụm di tích này, thì di tích trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi Núi Lớn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh quản lý, hai di tích trận địa pháo cổ Cầu Ðá và Tao Phùng (Núi Nhỏ) được phân cấp cho UBND thành phố Vũng Tàu quản lý. Các di tích này đều đã được Bộ Văn hóa – Thông tin trước đây xếp hạng. Hiện di tích đang bị xâm hại nghiêm trọng. Ðiển hình như di tích trận địa pháo cổ Cầu Ðá có nguy cơ bị “xóa sổ” bởi toàn bộ bốn khẩu pháo cổ cùng hệ thống giao thông hào đang bị các công trình xây dựng của người dân lấn chiếm. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo UBND thành phố Vũng Tàu lập quy hoạch và đề xuất phương án khắc phục. Và để xử lý tình trạng di tích bị xâm hại này, không thể một sớm, một chiều thực hiện được.

Trùng tu nửa vời

Thực tế là hầu hết các di tích trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đều đang bị xuống cấp. Nhu cầu trùng tu, tôn tạo rất lớn, nhưng rất ít trong số đó được sửa chữa, trùng tu một cách quy củ, toàn diện. Ðược công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1994, đến nay, sau bốn lần được trùng tu, sửa chữa vào các năm 1996, 2001, 2012 và 2014, nhưng Khu Di tích lịch sử địa đạo Kim Long, thuộc thôn Tam Long, xã Kim Long, huyện Châu Ðức, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa đạo này là hậu cứ quan trọng, góp phần rất lớn vào chiến thắng Bình Giã. Ðịa đạo dài 2 km, có đầy đủ các công sự, phòng họp, phòng cứu thương, trạm y tế, kho lương thực, kho vũ khí, giếng nước… Tuy nhiên, hiện địa đạo chỉ còn vỏn vẹn một giao thông hào dài 27 m, ba ụ chiến đấu, cùng địa đạo dài 127 m. Dù được trùng tu, sửa chữa tới bốn lần nhưng chủ yếu là các sửa chữa nhỏ, như: làm đường nội bộ và đường đi trong khu vực địa đạo; xây dựng nhà nghỉ chân cho du khách, phòng dành cho bảo vệ và nhà vệ sinh; sửa chữa giao thông hào… Các phòng cứu thương, phòng họp, kho chứa lương thực, giếng nước, trạm y tế, kho vũ khí… đều đã bị đất đá vùi lấp, vẫn chưa có kế hoạch trùng tu. Dự báo sẽ rất khó khăn, tốn kém, cho nên công việc hiện nay của huyện chỉ là bảo vệ di tích, bổ sung hệ thống điện, hàng rào… Cũng theo Ban quản lý di tích, do chưa được quy hoạch đền bù, giải tỏa, vì thế một số hộ dân vẫn sống ngay trong khu di tích, đi lại và sinh hoạt trong khuôn viên địa đạo, khiến công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Theo phân cấp quản lý, hiện tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ quản lý ba di tích lịch sử – văn hóa là Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà tù Côn Ðảo, di tích lịch sử – văn hóa Bạch Dinh, di tích trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi Núi Lớn, 41 di tích còn lại đều được phân cấp giao cho các địa phương quản lý. Việc phân bổ kinh phí trùng tu, tôn tạo phụ thuộc rất nhiều vào nguồn ngân sách của địa phương. Chủ tịch UBND huyện Ðất Ðỏ Nguyễn Thanh Dũng cho biết: Di tích lịch sử Nhà lưu niệm chị Võ Thị Sáu xuống cấp nhiều năm nay và cũng từng ấy năm địa phương có đề xuất xin kinh phí để trùng tu, tôn tạo lại nhưng đều chưa được bố trí. Do không thể chờ đợi lâu hơn nữa, mới đây, Huyện ủy, UBND huyện đã quyết định tiến hành nâng cấp, sửa chữa bằng nguồn vốn ngân sách của huyện. Nhưng trên thực tế, không phải địa phương nào cũng có những cách làm quyết liệt như của huyện Ðất Ðỏ. Bởi câu chuyện di tích xuống cấp do không được bố trí kinh phí trùng tu vẫn là câu chuyện dài ở rất nhiều huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Không kể di tích lịch sử Nhà tù Côn Ðảo, di tích quốc gia đặc biệt, cũng đang bị xuống cấp theo thời gian, hiện trạng của 43 di tích đã được xếp hạng đang đặt ra cho ngành chức năng và chính quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhiệm vụ nặng nề về việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa trùng tu, tôn tạo, quản lý và phát huy giá trị của những di tích lịch sử – văn hóa với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Bởi, với cách làm hiện nay, rất có thể nhiều di tích sẽ chỉ còn trong ký ức của những người đi trước.

Kể ten các di sản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được quốc gia công nhận

Dịch Vụ Thương Mại kinh doanh thương mại lấn chiếm mặt tiền khu di tích lịch sử ở TP Vũng Tàu.

Bài và ảnh: LÊ ANH TUẤN

Source: https://vvc.vn
Category custom BY HOANGLM with new data process: Bảo Tồn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay