Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 1.14 MB, 154 trang )
Các kiểu cửa sông
Cửa sông (estuary) là thuỷ vực ven bờ tương
đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp
nhau và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa
mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo
nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học
của các kiểu cửa sông
Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal
plain estuary). Các cửa sông thuộc kiểu này được hình thành
vào cuối kỷ băng hà muộn, khi nước biển dâng lên ngập các
châu thổ sông ven bờ biển.
Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa kín (semi-enclose bay)
hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát song song với
đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi
nước từ biển. Độ muối trong các đầm khác nhau nhiều, phụ
thuộc vào điều kiện khí hậu.
Kiểu cửa sông cuối cùng là vịnh hẹp. Các thung lũng này bị
trũng bởi hoạt động băng hà và sau đó bị ngập bởi nước
biển. Chúng đặc trưng bởi cửa nông làm hạn chế trao đổi
nước trong vịnh với biển.
Các đặc trưng môi trường
Chế độ thuỷ lý hoá ở vùng cửa sông thay đổi trong giới hạn
lớn làm cho môi trường gây ra nhiều áp lực đối với sinh vật.
Sự thay đổi chế độ muối là đặc trưng cơ bản ở cửa sông
và phụ thuộc vào mùa, địa hình, thuỷ triều và lượng nước
ngọt.
Nhiệt độ ở vùng cửa sông thay đổi lớn hơn so với các
thuỷ vực ven bờ lân cận. Biến thiên của giá trị này mang
tính mùa vụ và theo điều kiện khí quyển. Nhiệt độ còn
khác nhau giữa các tầng nước.
Dòng chảy ở cửa sông do triều và nước sông chi phối.
Do có số lượng lớn vật lơ lửng trong nước vùng cửa
sông,
Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăng nhiệt
độ và độ muối.
Quần xã sinh vật
Động vật biển là nhóm lớn nhất ở vùng cửa sông khi xét về
phương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm:
Nhóm động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu
được sự biến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa
sông với độ muối lớn hơn 25ppt .
Nhóm động vật rộng muối (euryhaline) có thể thích nghi
được với độ muối 15 – 18ppt,
Ngoài ra, vùng cửa sông còn có nhóm sinh vật quá độ gồm
những loài như cá di cư. Chúng có thể đi qua cửa sông trên
đường đến bãi đẻ ngoài biển hoặc trong sông. Một số sinh
vật chỉ trải qua một phần cuộc đời trong cửa sông, thường
gặp là giai đoạn ấu trùng
Các quá trình sinh thái
Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông
Mùn bã hữu cơ lắng đọng hình thành nền đáy giàu
vi khuẩn và tảo
Lượng vật chất hữu cơ rất giàu ở cửa sông, có thể
đạt giá trị 110 mg/l cao hơn nhiều so với vùng biển
ngoài khơi (1-3 mg/l).
Nhìn chung, nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít
các vật ăn thịt, cửa sông trở thành nơi nuôi dưỡng
ấu trùng của nhiều loài động vật mà khi trưởng
thành chúng sống ở vùng khác
2. Hệ sinh thái vùng triều
Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian
trong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không
khí chi phối. Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sự
liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ sinh thái vùng
triều
Môi trường vùng triều
Thuỷ triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên
mọi sinh vật vùng triều
Nhiệt độ: vùng triều thường phải chịu chế độ nhiệt
của không khí. Trong thời gian khác nhau, nhiệt độ
có thể vượt quá ngưỡng gây chết hoặc có ảnh
hưởng gián tiếp làm cho sinh vật suy yếu và không
thể duy trì hoạt động bình thườn
Sóng biển ảnh hưởng đến các cá thể và quần thể
sinh vật ở vùng triều nhiều hơn các thuỷ vực khác
Độ muối ở vùng cũng thay đổi lớn