|
|
KHỐI 10
|
|
1
|
Kỹ năng chắm sóc và bảo vệ bản thân
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu biết được các kiến thức về giới tính, kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì
– Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên
– Nhận biết được các cảm xúc giới tính: tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi dậy thì
– Trang bị kiến thức về việc phòng tránh thai và các bệnh lây lan qua đường tình dục
2. Kỹ năng
– Có kỹ năng ứng xử khéo léo trong mối quan hệ với bạn khác giới
– Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần cũng như sức khỏe sinh sản của bản thân
3. Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong các mối quan hệ bạn bè, hay những rung động đầu đời
– Ý thức được vai trò của việc bảo vệ và tự bảo vệ bản thân- Tuyên truyền, giúp đỡ người khác trong việc chú trọng bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên và phòng tránh các bênh lây lan qua đường tình dục.
|
4 tiết
|
2
|
Kỹ năng học tập hiệu quả
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là học tập hiệu quả
– Biết được các cách để học và tự học hiệu quả
2. Kỹ năng
– Biết lập kế hoạch học tập
– Xây dựng được mục tiêu học tập
– Vận dụng được những kỹ năng vào việc tìm kiếm thông tin để hỗ trợ cho việc học
– Có kỹ năng lập kế hoạch học tập và tự học suốt đời
3. Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong học tập
– Thái độ tích cực, tự giác trong việc lên kế hoạch, mục tiêu cho việc học tập
– Yêu thích sự tìm tòi, nghiên cứu trong học tập
|
4 tiết
|
3
|
Quản lý cảm xúc
|
1. Kiến thức
– Học sinh nhận biết được cảm xúc của bản thân mình
– Hiểu được tính chất và giá trị của từng loại cảm xúc khác nhau
– Nhận biết được tầm quan trọng của cảm xúc đối với cuộc sống hàng ngày
2. Kỹ năng
– Có khả năng quản lý được cảm xúc của bản thân
– Biết biểu lộ thái độ, cảm xúc phù hợp với từng hoàn cảnh trong cuộc sống
– Khả năng làm chủ cảm xúc tiêu cực là nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
3. Thái độ
– Có thái độ cư xử hài hòa, đúng mực trong mọi hoàn cảnh
– Trân trọng với những cảm xúc tích cực và hạn chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân
|
4 tiết
|
4
|
Kỹ năng Thể hiện lòng biết ơn
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là lòng biết ơn
– Hiểu được ý nghĩa của sự biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô và những người có công với đất nước
– Học sinh thấu hiều được tấm lòng của cha mẹ, tình yêu thương của thầy cô giáo cùng sự hi sinh cao cả của những người có công với đất nước
2. Kỹ năng
– Biết cách thể hiện thái độ, lòng biết ơn đối với cha mẹ, Thầy cô và những người có công với đất nước
– Rèn luyện thói quen tốt, hình thành nên lòng yêu thương, biết ơn đối với mọi người
3. Thái độ
– Có thái độ kính trọng, yêu thương cha mẹ, thầy cô và những người có công với đất nước
– Có thái độ phê phán đối với những vi vô ơn, không đúng mực với cha mẹ, thầy cô, những người có công với đất nước
|
|
5
|
Kỹ năng thoát hiểm
|
1. Kiến thức
– Nhận biết được các tình huống nguy hiểm với bản thân
– Trình bày được các cách xử lý, ứng phó khi gặp nguy hiểm
2. Kỹ năng
– Có khả năng quan sát, nhận diện các tình huống nguy hiểm
– Học sinh có kiến thức và kỹ năng để xử lý và bảo vệ mình khi xảy ra các tình huống nguy hiểm: đuôi nước, chập điện, cháy nổ…
– Có khả năng tự giúp mình và giúp người khác thoát nạn.
3. Thái độ
– Học sinh có thái độ bình tĩnh khi gặp sự cố
– Chủ động có ý thức trong việc phòng tránh các tai nạn, tình huống nguy hiểm để bảo vệ mình, bảo vệ người khác.
– Tự tin tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày
|
4 tiết
|
6
|
Kỹ năng Thuyết trinh
|
1. Kiến thức
– Hiểu được thế nào là thuyết trình
– Biết được các quá trình để chuẩn bị 1 bài thuyết trình hiệu quả
– Tìm hiểu các phương pháp, biện pháp để thuyết trình hiệu quả
2. Kỹ năng
– Vận dụng được những kiến thức, kỹ năng đã học vào bài thuyết trình
– Trở thành người có khả năng thuyết trình trước đám đông
3. Thái độ
– Có thái độ cố gắng, nỗ lực để rèn luyện khả năng thuyết trình
– Tự tin vào bản thân trong giao tiếp, nói chuyện trước đám đông và trong cuộc sống
|
4 tiết
|
7
|
Kỹ năng Tự lập
|
1. Kiến thức
– Biết được thế nào là tự lập, và vai trò cửa việc tự lập trong cuộc sống
– Hiểu được 1 số yêu cầu của việc thể hiện sự tự lập trong các hoạt động hàng ngày cũng như trong học tập.
2. Kỹ năng
– Vận dụng được những kỹ năng tự lập vào trong cuộc sống hàng ngày
– Tự thực hiện các công việc của cá nhân 1 cách thuần thục, tự giác, không cần nhắc nhở
3. Thái độ
– Học sinh có ý thức tự lập trong các công việc của bản thân và trong cuộc sống hàng ngày
– Giúp đỡ người khác và hình thành niềm yêu thích lao động
– và hình thành niềm yêu thích lao động
|
4 tiết
|
8
|
Kỹ năng Ứng xử học đường
|
1. Kiến thức
– Học sinh biết thế nào là giao tiếp thanh lịch, ứng xử văn minh nơi trường học và nơi công cộng
– Học sinh hiểu được thế nào là bắt nạt và bạo lực học đường
– Học sinh biết những cách thức phòng chống bắt nạt và bạo lực học đường
– Biết cách xây dựng một môi trường thân thiện và văn minh nơi trường học
2. Kỹ năng
– Học sinh có kỹ năng giao tiếp thanh lịch và ứng xử văn minh
– Vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào việc ứng phó với tình trạng bắt nạt và bạo lực học đường
– Hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề, ứng phó với cảm xúc, nhằm phòng ngừa những nguy cơ dẫn đến tình trạng bắt nạt, bạo lực học đường
3. Thái độ
– Hành xử văn minh nơi trường học và nơi công cộng
– Có thái độ kiên quyết bài trừ cái xấu, cái ác. Bênh vực và giúp đỡ kẻ yếu thế
|
4 tiết
|
9
|
Xây dựng sự Kiên đinh
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là sự kiên định
– Biết được vai trò và tầm quan trọng của sự kiên định trong cuộc sống
2. Kỹ năng
– Biết cách vươn lên, vượt qua những khó khăn gặp phải
– Kiên trì với mục tiêu
– Xây dựng được niềm tin và biết cách tạo động lực cho bản thân
– Rèn luyện được sự kiên định trong mọi hoàn cảnh và trong cuộc sống
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực trong việc rèn luyện sự kiên nhẫn, kiên trì với mục tiêu
– Có lòng tin vào bản thân, tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống
– Trân trọng bản thân, trân trọng những cố gắng của chính mình.
|
4 tiết
|
|
|
KHỐI 11
|
|
1
|
Kỹ năng giải quyết vấn đề
|
1. Kiến thức
– Học sinh trình bày được các bước cơ bản trong kỹ năng giải quyết vấn đề
– Hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề
– Biết được khi giải quyết vấn đề phải vận dụng các kỹ năng khác đi kèm
2. Kỹ năng
– Vận dụng được các bước cơ bản của kỹ năng giải quyết vấn đề vào việc giải quyết vấn đề của bản thân
– Vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng điện trong việc giải quyết vấn đề
3. Thái độ
– Có thái độ hợp tác trong việc phân tích để giải quyết vấn đề 1 cách tích cực
– Tránh sự bi quan và thái độ tiêu cực khi giải quyết vấn đề
|
4 tiết
|
2
|
Kỹ năng Giao tiếp và Thương lượng
|
1. Kiến thức
– Học sinh nêu được khái niệm về giao tiếp, thương lượng
– Học sinh biết cách giao tiếp và thương lượng hiệu quả hàng ngày
– Biết được các giá trị của những hành động, cử chỉ trong giao tiếp
– Biết được các cách thức giao tiếp, thương lượng hiệu quả
2. Kề kỹ năng
– Học sinh vận dụng được các kỹ năng thương lượng, từ chối, kỹ năng đặt câu hỏi… trong giao tiếp
– Học sinh có khả năng giao tiếp, cư xử khéo léo trong các mối quan hệ
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực, thiện chí trong giao tiếp
– Có thái độ lễ phép, tế nhị trong giao tiếp
– Tích cực trong việc rèn luyện và hoàn thiện bản thân
|
4 tiết
|
3
|
Kỹ năng Kết bạn và nuôi dưỡng Tình bạn
|
1. Kiến thức
– Biết được một số yêu cầu cơ bản khi đối xử với bạn bè xung quanh trong cuộc sống và học tập
– Nêu được các dấu hiệu của 1 tình bạn tốt và các biểu hiện của 1 tình bạn chưa tốt
– Trình bày được ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống
– Biết được các cách thức để kết bạn và nuôi dưỡng một tình bạn đẹp
2. Kỹ năng
– Phân biệt được bạn tốt và bạn xâu
– Vận dụng được các kỹ năng để giao tiếp trong tình bạn
– Vận dụng được một số yêu cầu, biện pháp để kết bạn và nuôi dưỡng tình bạn
3. Thái độ
– Học sinh có thái độ trân trọng tình bạn
– Có sự nghiệm túc trong việc kết bạn và nuôi dưỡng tình bạn
|
4 tiết
|
4
|
Kỹ năng Nuôi dưỡng ước mơ
|
1. Kiến thức
– Hiểu được ước mơ là gì
– Hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão
– Hiểu được một số yêu cầu cơ bản của việc nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ, hoài bão: Nhận thức bản thân, Xây dựng sự tự tin, rèn luyện tính kiên trì và lòng quyết tâm
2. Kỹ năng
– Vận dụng được những yêu cầu và thói quen tích cực của bản thân vào việc nuôi dưỡng ước mơ
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực hướng tới những ước mơ cao đẹp
– Thái độ cố găng, bền bỉ vượt qua khó khăn để thực hiện ước mơ
|
4 tiết
|
5
|
Phát triển tư duy logic, Tư duy phản biện
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu thế nào là tư duy
– Biết được các yếu tố gây cản trở hạn chế trong quá trình tư duy
– Biết cách rèn luyện cho mình khả năng tư duy nhạy bén
2. Kỹ năng
– Vận dụng được khả năng tư duy tích cực để giải quyết các tình huống trong cuộc sống
– Hình thành thói quen và khả năng tư duy logic, tư duy phản biện khoa học, hiệu quả
3. Thái độ
– Có thái độ yêu thích sự tìm tòi, khám phá
– Nỗ lực phấn đấu rèn luyện để nâng cao tri thức, kỹ năng phát triển tư duy
– Phê phán thói lười biếng, rập khuôn theo lối mòn
|
|
6
|
Kỹ năng Tự quản lý bản thân
|
1. Kiến thức
– Nêu được các dấu hiệu của tự quản lý bản thân
– Nhận biết được vai trò của tự quản lý bản thân trong cuộc sống
– Biết được các cách để quản lý thời gian, quản lý chi tiêu cá nhân
2. Kỹ năng
– Học sinh vận dụng được các kỹ năng vào việc rèn luyện tính tự lập, tính tự giác trong học tập
– Vận dụng được các kiến thức và kỹ năng vào việc tự quản lý thời gian và chi tiêu cá nhân
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực trong việc rèn luyện tính tự lập
– Chủ động trong việc tự học, tự quản lý thời gian và chi tiêu
– Có thái độ lên án, phản đối với các hành vi, thái độ lười biếng, ỉ lại vào người khác
|
4 tiết
|
7
|
Thể hiện tính Trách nhiệm
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu rõ thế nào là trách nhiệm và thể hiện trách nhiệm
– Nêu được những biểu hiện của việc có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội
2. Kỹ năng
– Vận dụng được một số kỹ năng trong việc thể hiện trách nhiệm: Tự chịu trách nhiệm, kỹ năng chia sẻ, kỹ năng tham gia vào các hoạt động…
– Thể hiện được tinh thần chị trách nhiệm đối với mọi hooạt động cá nhân
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực, hợp tác trong mọi hoàn cảnh
– Phê phán, không đồng tình với những thái độ, hành vi trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm
|
4 tiết
|
8
|
Kỹ năng Xây dựng lòng Tự trong và Tư tôn
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là lòng tự trọng và sự tự tôn
– Nêu được vai trò của lòng tự trọng và tự tôn
– Nhận biết được các dấu hiệu của 1 con người có tự trọng và tự tôn
2. Kỹ năng
– Vận dụng được những kỹ năng vào việc xây dựng lòng tự trọng, tự tôn của bản thân
– Có khả năng cảm nhận và thấu hiểu được lòng tự trọng từ người khác
3. Thái độ
– Luôn có thái độ tự trong, tự tôn trong cuộc sống
– Có ý chí phấn đấu vượt lên mọi khó khăn để rèn luyện bản thân
– Có thái độ phê phá, không đồng ý với những tư tưởng sống ỉ lại, lười biếng và yếu đuối
|
4 tiết
|
9
|
Kỹ năng Xử lý khi gặp nguy hiểm
|
1. Kiến thức
– Nhận biết được các tình huống nguy hiểm
– Học sinh trình bày được các biện pháp thoát hiểm trong từng hoàn cảnh
– Biết được các kiến thức về phòng cháy, chữa cháy, phòng tránh đuối nước, thiên tai…
– Biết được 1 số biện pháp sơ cứu đơn giản khi gặp tai nạn
2. Kỹ năng:
– Vận dụng được các kiến thức vào việc ứng phó với các tình huống nguy hiểm
– Có khả năng xử lý khi xảy ra sự cố, cháy nổ, động đất, thiên tai…
– Có khả năng xử lý vết thương và sơ cấp cứu đơn giản
3. Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong việc phòng tránh các tai nạn, thương tích
– Nâng cao tinh thần cảnh giác với tai nạn
|
4 tiết
|
|
|
KHỐI 12
|
|
1
|
Kỹ năng Hướng nghiệp
|
1. Kiến thức
– Biết được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc định hướng nghề nghiệp
– Nhận biết được ưu- nhược điểm của bản thân và một số yêu cầu khác để định hướng nghề nghiệp
– Biết được yêu cầu của một số nghề nghiệp hiện nay
2. Kỹ năng
– Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để định hướng việc học tập cho phù hợp với nghề nghiệp tương lai
3. Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai
– Có sự chủ động trong việc rèn luyện bản thân
|
4 tiết
|
2
|
Kỹ năng Bảo vệ bản thân
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là bảo vệ bản thân
– Biết các cách bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm
– Học sinh nhận biết được các tình huống nguy hiểm
– Có kiến thức về thoát hiểm, kỹ năng sinh tồn trong điều kiện đi lạc
2. Kỹ năng
– Vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để bảo vệ bản thân khỏi những nguy hiểm
– Kỹ năng xử lý vết thương, xử lý khi đi lạc
– Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ
– Kỹ năng từ chối lời rủ rê của kẻ xấu
3. Thái độ
– Có thái độ tích cực, chủ động trong việc phòng ngừa tai nạn
– Cảnh giác trước những nguy cơ bị bắt nạt, bắt cóc, đi lạc…
|
4 tiết
|
3
|
Kỹ năng Hoạch định mục tiêu cuộc đời
|
1. Kiến thức
– Biết được tầm quan trọng của việc đăth ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống
– Nêu được một số yêu cầu và biện pháp xây dựng mục tiêu cuộc đời
2. Kỹ năng
– Vận dụng được các yêu cầu biện pháp vào việc xây dựng mục tiêu cuộc đời
– Phân tích, đánh giá được các biện pháp để hoạch định mục tiêu cuộc đời
3. Thái độ
– Tích cực, chủ động trong việc hoạch định mục tiêu cuộc đời
|
4 tiết
|
4
|
Kỹ năng Làm việc nhóm
|
1. Kiến thức
– Hiểu được tầm quan trọng của làm việc nhóm
– Xác định được tiến trình nhóm.
– Biết được các bí quyết làm việc nhóm hiệu quả
2. Kỹ năng
– Vận dụng kiến thức “tiến trình nhóm” để khắc phục những khó khăn trong từng giai đoạn hoạt động nhóm.
– Vận dụng hệ thống những bí quyết phù hợp với bản thân
3. Thái độ
– Có thái độ nghiêm túc trong nhận thức về tầm quan trọng của làm việc nhóm.
– Tích cực trong hợp tác nhóm.
– Có ý thức chủ động rèn luyện để làm việc nhóm hiệu quả
|
4 tiết
|
5
|
Kỹ năng Lãnh đạo- Quản lý đội nhóm
|
1. Kiến thức
– Học sinh hiểu được thế nào là kỹ năng lãnh đạo và quản lý
– Nêu được các yêu cầu, phẩm chất cần có của một người lãnh đạo
– Hiểu được quá trình hình thành nhóm
– Nêu được các đặc điểm, yêu cầu của nhóm
2. Kỹ năng
– Vận dụng được các kỹ năng: giao tiếp ứng xử, kỹ năng xử lý vấn đề, xử lý mâu thuẫn vào việc lãnh đạo và quản lý nhóm
3. Thái độ
– Có thái độ đúng đắn, phù hợp trong mối quan hệ với các thành viên trong đội nhóm
– Thể hiện thái độ tích cực, thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề xảy ra trong tập thể
|
4 tiết
|
6
|
Kỹ năng Lập kế hoạch và Tổ chức công viên
|
1. Kiến thức
– Biết được các bước để lập 1 kế hoạch cụ thể
– Nêu được ý nghĩa – vai trò của việc lập kế hoạch
– Biết cách quản lý và thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra
2. Kỹ năng
– Vận dụng được kỹ năng để: Lập được kế hoạc cho bản thân, xác định được mục tiêu và tạo được độc lực cho kế hoạch
3. Thái độ
– Chủ động lập kế hoạch cho cuộc sống của mình
|
4 tiết
|
7
|
Kỹ năng thể hiện tình yêu thương
|
1. Kiến thức – Học sinh hiểu được thế nào là tình yêu thương, lòng biết ơn
– Nêu được ý nghĩa của tình yêu thương và lòng biết ơn
– Nêu được các biểu hiện của lòng yêu thương và lòng biết ơn
– Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người.
– Biết được các biện pháp để thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn
2. Kỹ năng
– Vận dụng được kiến thức và kỹ năng để thể hiện tình yêu thương và lòng biết ơn với mọi người xung quanh bằng những việc làm cụ thể
3. Thái độ
– Có thái độ yêu thương người khác
– Thái độ biết ơn với những người có ơn giúp đỡ
– Lên án, không đồng tình với tính vô cảm cùng sự vô cảm, vô ơn trong cuộc sống
|
4 tiết
|
8
|
Kỹ năng Thể hiện thái độ sống tích cực
|
1. Kiến thức
– Nêu được các biểu hiện của việc sống tích cực
– Hiểu được những giá trị mà cuộc sống tích cực trong các mối quan hệ mang lại
– Biết được những quy tắc để ứng phó với cảm xúc căng thẳng, tiêu cực
– Biết được những quy tắc, kỹ năng để duy trì cuộc sống tích cực trong mối quan hệ với bạn bè
2. Kỹ năng
– Vận dụng được các kỹ năng trong việc ứng xử với các mối quan hệ trong cuộc sống: ứng xử với bạn bè, người thân…
– Biết cách hóa giải, xử lý những mâu thuẫn một cách có hiệu quả để mang lại kết quả tích cực cho bản thân
– Vận dụng được các yêu cầu, kỹ năng để xây dựng cho mình một cuộc sống tích cực
3. Thái độ
– Tích cực, chủ động trong việc xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày, nhằm tránh những hệ quả không như ý muốn.
|
4 tiết
|
9
|
Kỹ năng Xây dựng tác phong lịch sự
|
1. Kiến thức
– Học sinh nhận biết được như thế nào là tác phong lịch sự
– Nêu được các yêu cầu và đặc điểm của tác phong lịch sự
– Nhận biết được vai trò của tác phong lịch sự trong cuộc sống hàng ngày
– Biết được cách thức để xây duengj tác phong lịch sự cho bản thân
2. Kỹ năng
– Vận dụng hiệu quả các kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng hợp tác… vào việc rèn luyện tác phong chuyên nghiệp
3. Thái độ
– Có thái độ đúng đắn, ứng xử lịch thiệp nơi công cộng
– Có ý thức rèn luyện vặt rèn luyên để nâng cao giá trị bản thân
|
4 tiết
|