Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại
Tên giao dịch quốc tế: College of Trade, Economics and Techniques
Bộ chủ quản: Bộ Công Thương
Loại hình đào tạo: Công lập
Địa chỉ: Số 126, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 02433.531.324 – 02433.532.091 – 0984.7171.75
Website: www.ctet.edu.vn
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Ngày 20 tháng 12 năm 1961, Trường Cán bộ vật tư được thành lập theo Quyết định số 1681/TCVT-TC của Tổng cục vật tư nhằm mục đích đào tạo cán bộ trung cấp chuyên nghiệp vụ cho các ngành của Tổng cục; Bổ túc trung cấp nghiệp vụ cho cán bộ sơ cấp có trình độ và có khả năng đảm nhiệm công tác.
Giữa năm 1965, Trường Trung cấp Kỹ thuật Thương nghiệp được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Thương nghiệp Trung ương.
Ngày 24 tháng 11 năm 1990, Trường Trung học Thương mại Trung ương I được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Trung học thương nghiệp Sơn Tây và Trường cán bộ Vật tư theo Quyết định số 1102 TN/QĐ1 của Bộ Thương Nghiệp. Nhiệm vụ của Trường là đào tạo cán bộ bậc trung học về nghề nghiệp quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương nghiệp cho các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Hà Sơn Bình.
Ngày 22 tháng 5 năm 1998, Trường Trung học Thương mại Trung ương I được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, trụ sở tại 126 Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội. Từ đây Trường chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với nhiệm vụ chiến lược là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trình độ cao đẳng về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại.
Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại đã có gần 60 năm lịch sử và phát triển. Tiền thân là Trường chuyên nghiệp Trung cấp của Tổng cục Vật tư thành lập ngày 20 tháng 12 năm 1961. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã không ngừng phát triển, đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp “trồng người” của ngành Công thương và Đất nước. Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà trường gắn liền với những mốc thời gian cụ thể.
1. Năm 1961: Trường chuyên nghiệp trung cấp của Tổng cục Vật tư
Theo Quyết định số 1681/TCVT-TC ngày 20 tháng 12 năm 1961 của Tổng cục vật tư, Trường chuyên nghiệp trung của Tổng cục (sau này là Trường cán bộ Vật tư) được thành lập tại Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội nhằm mục đích: Đào tạo cán bộ trung cấp chuyên nghiệp vụ cho các ngành của Tổng cục; Bổ túc trung cấp nghiệp vụ cho cán bộ sơ cấp có trình độ và có khả năng đảm nhiệm công tác.
2. Năm 1965: Trường Trung cấp Kỹ thuật Thương nghiệp
Giữa năm 1965, Trường Trung cấp Kỹ thuật Thương nghiệp (sau này là Trường Trung học Thương nghiệp Sơn Tây) được thành lập trên cơ sở tách ra từ Trường Thương nghiệp Trung ương.
3. Năm 1990: Trường Trung học Thương mại Trung ương I
Theo Quyết định số 1102 TN/QĐ1 ngày 24 tháng 11 năm 1990 của Bộ Thương Nghiệp, Trường Trung học Thương mại Trung ương I được thành lập trên cơ sở hợp nhất Trường Trung học thương nghiệp Sơn Tây và Trường cán bộ Vật tư, trụ sở đóng tại Thanh Oai, Hà Sơn Bình.
Nhiệm vụ của Trường là đào tạo cán bộ bậc trung học về nghề nghiệp quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương nghiệp cho các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Hưng, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Hà Sơn Bình, gồm các chuyên nghiệp: Kế toán thống kế, kế hoạch thương nghiệp; Nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh, bảo quản hàng hóa công nghiệp thực phẩm và nông sản thực phẩm; Lao động tiền lương.
4. Năm 1998: Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại
Theo Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ, nâng cấp Trường Trung học Thương mại Trung ương I thành Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, trụ sở tại 126 Phú Lãm, Hà Đông, Hà Nội.
Từ đây Trường chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, với nhiệm vụ chiến lược là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trình độ cao đẳng về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực thương mại.
Hiện nay, Trường chịu sự lãnh đạo và quản lý toàn diện, trực tiếp của Bộ Công Thương; Chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục Đào tạo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, các Bộ, ngành có liên quan; Chịu sự quản lý của địa phương nơi Trường đặt trụ sở theo quy định của pháp luật. Trường hoạt động theo điều lệ Trường Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành, quy chế tổ chức và hoạt động của Trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề công lập.
Hiện tại Nhà trường có 175 công chức, viên chức và người lao động. Trong đó có 03 người là công chức Bộ Công Thương; trên 70% công chức, viên chức có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.
SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU
Sứ mệnh
Cung cấp dịch vụ giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ chất lượng cao, nhiều ngành nghề; và một môi trường học tập thuận lợi để mỗi người học có kiến thức, kỹ năng vững vàng, có thể chất khoẻ mạnh, có đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có việc làm hiệu quả, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mục tiêu
Nhà trường là cơ sở đào tạo đa cấp, đa ngành, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và dịch vụ tư vấn có uy tín trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại. Trường phấn đấu đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO
Bậc cao đẳng
STT |
Nghề đào tạo |
STT |
Nghề đào tạo |
1
|
Kế toán
|
10
|
Hướng dẫn Du lịch
|
2
|
Kiểm toán
|
11
|
Marketting
|
3
|
Quản trị kinh doanh thương mại
|
12
|
Marketting thương mại
|
4
|
Thương mại điện tử
|
13
|
Công nghệ thông tin
|
5
|
Kinh doanh thương mại
|
14
|
Tài chính Doanh nghiệp
|
6
|
Quản trị khách sạn
|
15
|
Tài chính – Ngân hàng
|
7
|
Quản trị nhà hàng quán ăn
|
16
|
Tiếng Anh
|
8
|
Quản trị lữ hành
|
17
|
Kỹ thuật xăng dầu
|
9
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
18
|
Công nghệ kỹ thuật hoá học
|
Bậc tầm trung
STT |
Nghề đào tạo |
STT |
Nghề đào tạo |
1
|
Nghiệp vụ lễ tân
|
7
|
Tài chính – Ngân hàng
|
2
|
Hướng dẫn Du lịch
|
8
|
Marketting
|
3
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
9
|
Thương mại điện tử
|
4
|
Kế toán doanh nghiệp
|
10
|
Công nghệ thông tin
|
5
|
Kinh doanh thương mại và dịch vụ
|
11
|
Kỹ thuật xăng dầu
|
6
|
Nghiệp vụ bán hàn
|
|
|
Bậc sơ cấp
STT |
Nghề đào tạo |
STT |
Nghề đào tạo |
1
|
Nghiệp vụ lễ tân
|
4 |
Chăm sóc vẻ đẹp
|
2
|
Bán hàng xăng dầu
|
5 |
Bán hàng ẩm thực ăn uống
|
3
|
Kỹ thuật chế biến món ăn
|
|
|
CƠ SỞ VẬT CHẤT
Khu giảng đường: Gồm 3 tòa nhà 4 tầng, có 50 phòng học lý thuyết với diện tích 5.285 m2 sàn, được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại (âm thanh, máy chiếu…).
Trung tâm thông tin và thư viện: Tòa nhà 5 tầng, với tổng diện tích sử dụng 1.240 m2 /1.770 m2 sàn. Trong đó: 03 phòng đọc; 02 kho sách với tổng số 24.700 đầu sách phục vụ cán bộ – giáo viên và học sinh, sinh viên tra thông tin, tài liệu; 01 phòng hội thảo khoa học rộng 100m2, với sức chứa 70 người được trang bị điều hoà, máy chiếu đa chức năng.
Các phòng thực hành: Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng, nghiệp vụ, tay nghề cao với các bậc đào tạo, các ngành nghề đào tạo của trường, Nhà trường đã hết sức chú trọng đến việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Gồm có:
02 phòng thực hành ngoại ngữ (phòng Lab) với 88 cabin và các thiết bị trình chiếu, âm thanh hiện đại;
05 phòng máy tính với 150 máy phục vụ thực hành tin học và kế toán máy;
04 phòng thí nghiệm xăng dầu, hóa chất với các thiết bị hiện đại đo các chỉ tiêu đánh giá, phân tích hoá, lý các sản phẩm xăng, dầu, mỡ nhờn… có xuất xứ từ Nga, Mỹ, Anh, Thuỵ Sĩ, Trung Quốc…
01 cửa hàng xăng dầu kết hợp thực hành, thực tập và kinh doanh diện tích 500m2;
01 nhà 2 tầng diện tích 350 m2 là khu thực hành quản trị kinh doanh khách sạn, du lịch, lễ tân kết hợp kinh doanh dịch vụ với đầy đủ thiết bị buồng, bàn, bar… .
01 khu thực hành chế biến món ăn khang trang được trang bị với đầy đủ thiết bị phù hợp với thực tế tại các bếp ăn hiện đại …
Khu nhà làm việc: Gồm 45 phòng với diện tích 1.490 m2 được trang bị các trang thiết bị hiện đại
Kí túc xá: có 90 phòng với tổng diện tích xây dựng 2.947m2. Mỗi phòng ở được đến 10 người. Điện, nước sinh hoạt luôn được đảm bảo.
Ngoài ra còn có trạm y tế, bếp ăn tập thể và căng tin, có hệ thống truyền thanh, các sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn phục vụ học sinh, sinh viên KTX.
THÀNH TỰU NHÀ TRƯỜNG ĐẠT ĐƯỢC
Từ năm 1961 đến nay, Trường đã đào tạo cho ngành và xã hội khoảng 70.000 cán bộ, nhân viên, trong đó khoảng 200 lưu học sinh, 400 sĩ quan và chiến sĩ Bộ quốc phòng; đã liên kết đào tạo liên thông và tại chức với các trường đại học trong và ngoài nước gần 4000 kỹ sư và cử nhân. Nhà trường đã và đang liên kết đào tạo với nhiều trường Đại học lớn trong và ngoài nước, đẩy mạnh đào tạo nghề nhằm phát triển Nhà trường theo định hướng mới của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Nhà trường và các đơn vị, cá nhân thuộc Trường đã được Đảng, Nhà nước, cơ quan cấp trên trao tặng những danh hiệu và phần thưởng cao quý:
– Huân chương độc lập hạng Ba (năm 2008);
– 03 Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì, Ba (năm 2001, 1996, 1986);
– Cờ đơn vị thi đua xuất sắc nhiều năm liên tục của Bộ Công Thương;
– Nhiều Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Công đoàn Công Thương Việt Nam;
– 05 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (1986, 1990, 2011, 2017, 2018);
– 05 cán bộ, giảng viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú;
– 01 cán bộ được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba;
– Gần 300 cán bộ, giảng viên được tăng Huy chương, kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” và “Vì sự nghiệp Thương mại”.
Với lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển, một khoảng thời gian không dài so với lịch sử của đất nước nhưng cũng đủ để Nhà trường ổn định và trưởng thành. Thời gian đó đủ để khẳng định một thương hiệu “Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại”, một mái trường không hào nhoáng, chưa lộng lẫy nhưng trong đó lắng đọng, kết tinh một phong cách, một đặc trưng không thể pha trộn. Điều đó được tạo ra từ những tấm lòng nhiệt huyết, trung thực của các thế hệ cán bộ giảng viên, được tạo ra từ những ước mơ cháy bỏng của các thế hệ học sinh, sinh viên say mê học tập, ham hiểu biết và quan trọng hơn, đó là sự đoàn kết, tinh thần làm việc đầy trách nhiệm và tin tưởng lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ./.