Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự xuất hiện của hóa chất xenobiotic ( mẫu sản phẩm của con người ) hoặc do các sự đổi khác trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động giải trí công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi lao lý .
Ô nhiễm môi trường đất có ảnh hưởng vô cùng lớn đến chất lượnng cuộc sống của người dân.Thế nên với bất kì một thực trạng nào thì củng cần có cách giải quyết. Các mối nguy cơ được mang đến từ vấn đề ô nhiễm đất hiện nay đang rất đáng quan ngại.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất.
Đất ô nhiễm được gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic(Sản phẩm của con người) hoặc do sự thay đổi của môi trường. Nó được gây ra bởi các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt trong đời sống của người dân, các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp hoặc là do vức rác bừa bãi… Mật dộ ô nhiễm có mối tương quan với sự phát triển của nền phát triển công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.
Các mối quan tâm nhất hiện nay là về vấn đề sức khỏe, sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường đất ô nhiễm, hơi từ các chất gây ô nhiễm, từ các nguồn thực phẩm được cung cấp từ đất. Chúng ta cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, chúng ta cần biết được nguyên nhân gây ô nhiễm đất để trách tình trạng môi trường ô nhiễm ngày thêm nặng.
Ô nhiễm môi trường đất do đâu
Ở Việt Nam tổng diện tích đất hơn 33 triệu hecta, tổng diện tích đất bình quân đầu người là 0,6 hecta, đứng thứ 159 thế giới, bao gồm: Đất feralit khoảng hơn 16triệu hecta, đất phù sa ( Alluvial soil ) khoảng hơn 3triệu hecta, đất sám bạc màu ( Grey exhausted soil ) hơn 3triệu hecta, đất mùn vàng đỏ hơn 3triệu hecta, đất mặn ( saline soil ) khoảng 1,9 triệu hecta, đất phèn ( acid sulphate soil ) khoảng 1,7 triệu hecta.
Tổng số có hơn 13 triệu hecta đất trống đồi trọc.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 – 11 triệu hecta, trong đó gần 7triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại là dùng để trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Việt nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới cùng đứng trước thách thức lớn về vấn đề ô nhiễm đất va những ảnh hường to lớn do ô nhiễm môi trường đất đem lại.
Thông thống kê của công ty vệ sinh môi trường Lộc Phát thì đất nước ta có những dấu hiệu ô nhiễm trong những năm gần đây và tình trạng này ngày càng nghiêm trọng khi có nhiều vụ việc về ô nhiễm tại các khu vực khác nhau. Ví dụ như trường hợp ô nhiễm đất ở Thái Nguyên và Lâm Đồng.
Tại Thái Nguyên, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần 3 triệu m3 đất đá thải/năm), mỏ than Phấn Mễ (hơn 1 triệu m3 đất đá thải/năm)…Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trong khu vực.
Còn tại tỉnh Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc năm 2009, xác định thành phần và tính chất của đất chủ yếu là thành phần cơ giới, tỉ trọng, pH, EC, P2O5, K2O, tổng Nitơ, tổng hữu cơ, K+, Na+, Asen v.v.. Kết quả thu được là độ pH đều có giá trị từ 3,8 – 7,6; do đó môi trường đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm. Giá trih pH ở đây chủ yếu bị ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp, hầu hết các thành phần cơ giới đất trên địa bàn tỉnh là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao. Các thành phần còn gồm: 19,5 – 35,4% (hạt sét), 10,9 – 21,9% (hạt bụi), 3,3 – 19,4% (hạt cát) và 0 – 8,6% (hạt sạn sỏi), tại vị trí quan trắc như khu vực đồng bằng huyện Cát Tiên có tỷ trọng cao nhất trung bình 2,7g/cm3. Những vị trí quan trắc đất còn lại là những khu vực đất dốc đồi núi có giá trị tỉ trọng thấp chủ yếu là đất trong KCN và các vị trí quan trắc thuộc khu trồng cây công nghiệp như chè, cà phê.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất được xem là do con người là tự nhiên gây ra. Ô nhiễm môi trường đất được xem là các hiện tượng làm hàm lượng các chất tự nhiên trong đất gây nên, hoặc các chất độc lạ, gây hại cho tự nhiên, cây cối, nông sản, động vật và đặt biệt là con người.
Phân loại ô nhiễm: có 2 thực trang, có thể phân loại đất do ô nhiễm phát sinh hoặc là các tác nhân gây ô nhiễm cho nguồn đất.
Ô nhiễm do phát sinh: Có thể do các chất thải của các khu nhà máy xí nghiệp khi thải chất thải không được xử lí ra môi trường, do các sinh hoạt hăng ngày của người dân hoặc là do sản xuất nông nghiệp.
Ô nhiễm do tác nhân: Có thể do các chất hóa học được người dân sản xuất nông nghiệp sử dụng không đúng cách, các tác nhân vật lí hoặc là sinh học.
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất
Do các nguyên nhân tự nhiên.
Đất nhiễm mặn: Do muối của nước biển, thủy triều tăng hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…
Đất nhiễm phèn: Do nước phèn từ các con sông đưa đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.
Mưa axit có tác động đến ô nhiễm nguồn đất ở nước ta. Bình thường nước mưa có độ pH khoảng 5,6 do sự có mặt của co, tạo thành H1CO3 trong khí quyển. Trong phân định thực tế, các cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (ERA) đã sử dụng tiêu chuẩn nước mưa có độ pH nằm trong giới hạn từ 5 đến 6,5 là nước mưa trung tính. Nước mưa có độ pH nhỏ hơn 5 là mưa axít. Hoạt động công nông nghiệp làm cho không khí bị ô nhiễm S02, NOx, HC1, HF… Quá trình yếm khí trong đất ngập nước là điều kiện để hình thành H2S – khí này bay vào không trung rồi cũng bị oxy hóa thành H2S04. Tan trong nước mưa, tất cả các khí đó làm chua nước mưa và cũng làm chua đất.
Do các nguyên nhân nhân tạo
Ô nhiễm do chất thải công nghiệp: Các hoạt động công nghiệp khi xả nước thải ra môi trường không qua xử lý. các chất thải đó, đặc biệt là các chất thải nguy hiểm sẽ trực tiếng đi xuống lòng đất. Chúng làm ô nhiễm môi trường đất và phá hủy hệ cân bằng sinh thái.
Các quá trình khai thác các mỏ khoáng sản. Các chất thải này thường xuyên cứa các chất nguy hại ở dạng dung dịch và dạng rắn. Khoảng 50% chất thải công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ xí quặng…) và trong đó 15% có khả năng gây độc nguy hiểm. Độ pH của đất giảm do mưa axít và chất thải công nghiệp. Tương ứng sự giảm đi 50% độ no bazơ nghĩa là 1/2 cation bazơ đã được thay thê bằng H+ và Al3+ (theo TAMM 1988, ANDERSON 1988).
Các chất thải rắn trong công nghiệp được tạo nên từ các khâu công nghệ sản xuất hay trong quá trình sử dụng sản phẩm. Các phế phẩm này sẽ được đưa đi ra ngoài bằng cách nào đó và cuối cùng nó cũng trở về với môi trường đất. Các chất thải vô cơ từ cơ sở công nghiệp như mạ điện, thủy tinh, công nghiệp giấy, cặn xỉ,… Các phế thải dễ cháy từ các nhà máy lọc dầu, sửa chữa ô tô – xe máy, sản xuất máy lạnh,… Các phế tải độc hại như phế thải chứa đồng vị phóng xạ, các phế thải hóa học,…
Đặc điểm của phế thải công nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất là đa dạng về thành phần và kích thước, không tập trung và đa nguồn gốc, vì vậy việc lựa chọn phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường đất cũng rất phức tạp.
Ô nhiễm do chất thải nông nghiệp: Do nhu cầu dân số ngày một tăng, nên việc sản xuất do vậy củng tăng lên một cách đáng kể, đòi hỏi phải tăng cường hoạt động sản xuất, thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp. Các biện pháp mà người nông dân sử dụng đó là tăng cường sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, các loại thuốc tăng trưởng với liều lượng lớn làm cho những vùng đất đó ô nhiễm nghiệp trọng.
Ô nhiễm do sinh hoạt của người dân: Hằng ngày từ hoạt động sinh hoạt, chúng ta đã ta vào môi trường một lượng nước thải đáng kể chất thải lỏng và chất thải rắn. Về chất thải lỏng, hằng ngày người dân thành phố sử dụng trung bình từ 100-150 lít nước cấp và củng thải ra một mố lượng chất thải lỏng tương dương như vậy. Lượng chất thải lỏng đó sẽ tồn tại trong môi trường đất và nước. Về chất thải rắn, trung bình một người mỗi ngày sẽ thải ra từ 0.4 đến 1.8kg chất thải rắn, khối lượng sẽ tùy thuộc vào đối tượng sử dụng. Nếu không được sử lý tốt sẽ nó sẽ tồn tại trên môi trường đất và nước, đó là nơi sinh sống của các loài vi khuẩn. Nó sẽ pát triển và gây nên nhiều bệnh phát sinh.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do con người
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
Đầu tiên, chúng ta nên đặt vấn đề bảo vệ nông nghiệp lên hàng đầu, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân, hạn chế ô nhiễm đất nông nghiệp là cách duy nhất để phát triển nông nghiệp một cách lâu dài.
Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người dân. Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
Khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất
Thứ hai chúng ta lên tăng năng suất sản lượng bằng cách sử dụng gen tăng năng suất, chống chịu sâu bệnh hại để hạn chế dùng thuốc trừ sâu. Đồng thời cho cây trồng chống chọi tốt với thời tiết xấu, duy trì độ phì nhiêu cho đất, trồng thay phiên các loại cây ngắn hạn và dài hạn.
Thứ ba chúng ta nên hạn chế thải các chất thải ra môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xây dựng các hệ thống kênh mương với hệ thống thoát nước tốt. Tiếp theo các nhà máy xí nghiệp cần xử lý tốt các chất thải trước khi cho ra môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên quan trọng hơn cả vẫn là ý thức của người dân cần được nâng cao, vì thế cần phải thực hiện các công tác truyền thông đại chúng, tuyên truyền và phổ biến cho người dân những kiến thức căn bản về môi trường đất để trên cơ sở đó họ có trách nhiệm hơn về hành động của mình trong việc bảo vệ môi trường đất.
Tuyên truyền, hướng dẫn người dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Đưa ra các biện pháp bảo vệ rừng chặt chẽ hơn nữa.
Nghiêm cấm xả rác, xả nước thải, nước hút bể phốt, … và một số chất hóa học độc hại ra môi trường đất.
Trồng cây đầu nguồn.
Thường xuyên cải tạo đất.
Tags: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường đất, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, hậu quả ô nhiễm môi trường đất, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường.