Tải Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm – Tác giả tác phẩm lớp 8 Tức cảnh Pác Bó
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.05 KB, 4 trang )
(1)
Thư viện Đề thi – Trắc nghiệm – Tài liệu học tập miễn phí
Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó – Nội dung bài thơ, Hồn cảnh sáng tác, Dàn ý
phân tích tác phẩm
Bài thơ: Tức cảnh Pác Bó (Hồ Chí Minh)
Nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
– Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An.
– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
+ Sau 30 năm bơn ba nước ngồi, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách
mạng trong nước
+ Khơng chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học
quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
– Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu
tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn.
tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng, bay bổng lãng mạn .
II. Đôi nét về bài thơ Tức cảnh Pác Bó
1. Hồn cảnh sáng tác
– Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ
trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó,
Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn
vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người
sáng tác trong thời gian này.
2. Thể thơ
(2)
( 2 )
Thư viện Đề thi – Trắc nghiệm – Tài liệu học tập miễn phí
– Thất ngơn tứ tuyệt Đường luật
3. Giá trị nội dung
– Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc
sống cách mạng gian khổ
4. Giá trị nghệ thuật
– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn
– Ngơn từ sử dụng giản dị, đời thường.
III. Dàn ý phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó
I/ Mở bài
– Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, chúng ta nhắc đến Người
không phải chỉ với tư cách của một người đem đến ánh sáng độc lập, mà còn
ngưỡng vọng Người trong vai trò là một nhà thơ, một người nghệ sĩ
– Tức cảnh Pác Bó là bài thơ khắc họa bức chân dung lạc quan của người nghệ
sĩ ấy
II/ Thân bài
1. Câu thơ đầu (câu khai)
– Câu thơ 7 chữ khắc họa rõ cuộc sống sinh hoạt thường nhật của vị lãnh tụ:
+ Nơi ở: trong hang
+ Nơi làm việc: suối
+ Thời gian: sáng- tối
+ Hoạt động: ra- vào
⇒ Sử dụng các cặp từ trái nghĩa, nhịp thơ linh hoạt, diễm tả lối sống đều đặn,
quy củ của Bác, sự hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng
2. Câu tiếp (câu thừa)
(3)
( 3 )
Thư viện Đề thi – Trắc nghiệm – Tài liệu học tập miễn phí
– Câu thơ làm ta hiểu rõ hơn về cách ăn uống của Bác với những đồ ăn giản dị,
đặc trưng của núi rừng: cháo bẹ, rau măng
+ Cháo nấu từ ngô, rau măng thì lấy từ cây măng rừng, của trúc tre trên rừng
+ Những thức ăn giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã sự gian nan⇒
vất vả
+ Những thức ăn đơn giản và giản dị hằng ngày, mộc mạc, đơn sơ, dân dã sự gian truân ⇒ khó khăn vất vả
⇒ Bác vẫn trong tư thế sẵn sàng, bất chấp khó khăn, gian khổ để đạt được mục
đích là giải phóng dân tộc
3. Câu thứ ba (câu chuyển)
– Điều kiện làm việc: bàn đá chơng chênh Khó khăn, thiếu thốn⇒
– Công việc Bác làm: dịch sử Đảng Công việc vĩ đại, quan trọng⇒
⇒ Phép đối làm nổi bật lên sự khó khăn, Bác yêu thiên nhiên, yêu công việc
Cách mạng, luôn làm chủ được cuộc sống dù trong bất kì hồn cảnh nào
4. Câu cuối (câu hợp)
– Cuộc đời cách mạng được nhấn mạnh, Bác hoạt động cách mạng, một công
việc không hề dễ dàng và đơn giản, đặc biệt trong hoàn cảnh gian khổ như vậy,
thế mà người nghệ sĩ, chiến sĩ vẫn cảm thấy “sang”:
+ “Sang”- sống trong hồn cảnh khó khăn nhưng Bác ln cảm thấy thoải mái,
sang trong và vui thích
+ Chữ “sang” thể hiện niềm vui, niềm tự hào khi thực hiện được lí tưởng của
Bác
⇒ Người có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn
yêu cuộc sống đây chính là nhãn tự của bài thơ (từ quan trọng thể hiện, nổi⇒
bật chủ đề cả bài) và cũng chính là của cuộc đời Bác
III/ Kết bài
– Khái quát những giá trị nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của văn bản
– Bài học về tinh thần lạc quan của Bác đối với mỗi người
(4)
( 4 )
Thư viện Đề thi – Trắc nghiệm – Tài liệu học tập miễn phí
Mời các bạn xem tiếp tài liệu tại:
https://vndoc.com/
024 2242 6188