Các giải pháp đảm bảo an toàn máy, thiết bị gồm:
a) Chọn mua máy
thật an toàn:
Cần xem xét cẩn thận:
– Các bộ phận truyền động: trục quay, bánh xe, trục cuốn, ròng rọc, các
bộ phận: cắt, đột dập, xén, uốn cong phải được bao che đầy đủ;
– Các phần nguy hiểm được đặt ở vị trí không ảnh hưởng đến người lao động
làm việc;
– Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng hai tay:
+ Thiết bị tự động dừng (khoá liên động có thể làm dừng hoạt động của máy
nếu bộ phận bảo vệ hoặc nắp được mở ra hoặc tháo ra, chúng còn có thể khoá
không cho hoạt động trước chu kỳ của máy);
+ Tai nạn thường xảy ra khi người lao động thường dùng một tay đưa vật
vào trong lúc máy đang hoạt động. Vì vậy, nhà chế tạo đã chế tạo bộ phận điều
khiển có 2 nút ấn khởi động nối tiếp nhau và được thực hiện cùng một lúc cả hay
tay nếu muốn vận hành máy.
Hình 1. Dùng 2
nút để khởi động máy.
b) Kiểm tra khả
năng sản xuất của máy:
Hàng ngày phải đi lại nhiều lần trong khu vực sản xuất để kiểm tra:
– Có chiếc máy nào bị dừng hay có hiện tượng bị sự cố, gây mất an toàn?
– Có máy nào năng suất thấp do bộ phận nạp nguyên liệu hoặc đưa sản phẩm
ra gây nên?
– Có máy nào bộ phận bảo vệ máy bị thay, bị hư hỏng hoặc tháo
ra không?
c) Sử dụng thiết
bị nạp, thải liệu:
Các thiết bị tự động nạp nguyên
liệu hoặc đưa sản phẩm ra hoạt động an toàn,
không những giảm đáng kể tai nạn lao động mà còn tiết kiệm được chi phí lắp đặt
các bộ phận bảo vệ và phương tiện an toàn cần thiết, đồng thời tăng năng suất
lao động.
Có rất nhiều loại thiết bị nạp nguyên liệu hoặc đưa sản phẩm ra ngoài
khác nhau. Sau đây là một số loại đơn giản:
– Máy điều khiển bằng nút bấm có pít tông nạp nguyên liệu;
– Bàn nạp liệu kéo tay có ngăn chứa;
– Bộ phận tự nạp liệu có bàn trượt;
– Bàn nạp liệu xoay tròn;
– Thiết bị nạp liệu có bàn trượt nghiêng.
Hình 2. Bộ phận
nạp liệu có bàn trượt.
d) Sử dụng đúng
loại che chắn:
–
Che chắn được gắn chắc vào máy và chỉ được tháo lắp khi
cần bảo trì máy;
–
Che phần chuyển động của máy và ngăn được vật từ máy
bắn ra;
– Che chắn không làm cản trở tầm nhìn của người lao động.
đ) Thường xuyên
bảo trì máy:
– Bảo dưỡng máy đúng cách:
+ Sửa hay bảo dưỡng máy được thực hiện bởi người có nhiệm vụ và có khả
năng;
+ Bảo trì luôn cả bộ phận che chắn;
+ Khi máy đang sửa hoặc bảo dưỡng, nên khoá máy và ghi rõ: “Nguy
hiểm, không được vận hành”.
Hình 3. Mặt trước
và mặt sau của một chiếc biển cảnh báo