Vấn đề bảo tồn di tích bạn lịch sử Thành Điện Hải của TP. Đà Nẵng

Văn hóa phát triển đồng nghĩa với sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Di tích văn hóa là một trong những nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, đưa du lịch về với các vùng đất gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc. Xác định rõ được giá trị của di tích lịch sử văn hóa đem lại mà thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Phát huy được giá trị của di tích lịch sử là phát huy được tiềm năng về con người, du lịch và kinh tế của một vùng đất. 

Đừng để mất giá trị lịch sử

Được biết, Thành Điện Hải ở Đà Nẵng là một công trình kiến trúc có ý nghĩa lịch sử, ghi lại dấu ấn chiến công oanh liệt của quân và nhân dân Đà Nẵng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đây cũng là nơi nổi tiếng được nhiều khách du lịch ghé thăm và tìm hiểu và giá trị lịch sử của nó. Đồng thời ghi nhớ truyền thống đấu tranh của nhân dân trong công cuộc giữ vững nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

Nhắc về vấn đề bảo tồn di tích lịch sử, có lẽ thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố đi đầu trong công tác bảo vệ và tu sửa các di tích lịch sử văn hóa như đề xuất các giải pháp, đưa ra những chủ trương, chính sách cùng với nhân dân bảo tồn di tích theo từng giai đoạn, theo từng thực trạng của Thành Điện Hải. 

Năm 2016 – 2020, Đề án Bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được triển khai, các di tích lịch sử văn hóa không chỉ được chú trọng đầu tư trùng tu mà sự đánh giá về chất lượng, tiêu chuẩn về số lượng các di tích lịch sử quốc gia cũng tăng lên. Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng cũng cần phải chú trọng đến công tác bảo tồn, không nên đặt nặng vấn đề số lượng mà cần phải kiểm tra, đánh giá chất lượng tu sửa và bảo tồn di tích lịch sử đó.

Theo báo cáo của thành phố Đà Nẵng sau khi triển khai Đề án năm 2016 – 2020 đã có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia và 55 di tích cấp thành phố, tất cả đều được quan tâm để trùng tu bảo vệ.

Trùng tu các di tích lịch sử đồng nghĩa với việc sẽ phải kiểm tra và sửa toàn bộ những phần bị hỏng, ảnh hưởng của thời gian và thời tiết vùng miền. Tuy nhiên, điều cốt lõi cần được chú trọng đó là làm thế nào để sửa mà vẫn không mất đi tính truyền thống, giá trị lịch sử mà những di tích đó mang lại. Theo thời gian, Thành Điện Hải đã bị xuống cấp, không còn nguyên vẹn khi cổng phía Nam của thành không còn, phía Bắc bị hư hại nhiều. Nét kiến trúc thành trì thời nhà Nguyễn được giữ lại ở cổng phía Đông và Tây. 

Bảo tồn nét kiến trúc triều Nguyễn

Đây không chỉ là nét đẹp về kiến trúc thượng tầng, hoa văn chạm khắc tinh tế dưới thời Nguyễn mà còn đánh dấu sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương đánh lui hàng chục đợt tấn công của thực dân Pháp.

Với người dân Đà Nẵng, Thành điện Hải không chỉ là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia mà còn là nơi ghi lại thời kì oai hùng, máu lửa của người dân Đà Nẵng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. 

Về phía các cán bộ quản lý: phải lắng nghe, chia sẻ như lắng nghe dân đặc biệt là các vị trưởng lão, những nhân chứng lịch sử của dân tộc. Góp phần vào quá trình tu sửa di tích trở nên dễ dàng và đảm bảo được chất lượng nhiều hơn. Các họa tiết ở cột, kèo; các lễ hội, phong tục lễ nghi cần được kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết.

Có thể nói, Thành Điện Hải đã đem lại một giá trị to lớn về mặt lịch sử dân tộc đồng thời thu hút một lượng lớn khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan. Đây cũng là lúc để người con Việt Nam nhớ về những sự hy sinh oai hùng của ông cha và ghi nhớ truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc. Phát huy được giá trị văn hóa, bản sắc kiến trúc trong từng nét chạm khắc và tinh thần của giá trị lịch sử.

 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay