Trước tiên tôi muốn nói một chút về ấn tượng đầu tiên về tác giả: anh là người từng trải và có một chút gì dó buồn toát lên từ con người này. Con người mà anh thể hiện trong cuốn sách vừa cởi mở, lại vừa sâu sắc.
Văn phong của cuốn sách này khiến tôi có cảm giác như đó là lời tâm sự của người đàn anh, đàn chị đi trước: đơn giản, lại có chút đời thường; khiến lòng tôi dấy lên một loại cảm giác tin tưởng khó diễn tả thành lời. Xuyên suốt cuốn sách là những quan điểm, cách nhìn nhận của anh với nh
Trước tiên tôi muốn nói một chút về ấn tượng đầu tiên về tác giả: anh là người từng trải và có một chút gì dó buồn toát lên từ con người này. Con người mà anh thể hiện trong cuốn sách vừa cởi mở, lại vừa sâu sắc.
Văn phong của cuốn sách này khiến tôi có cảm giác như đó là lời tâm sự của người đàn anh, đàn chị đi trước: đơn giản, lại có chút đời thường; khiến lòng tôi dấy lên một loại cảm giác tin tưởng khó diễn tả thành lời. Xuyên suốt cuốn sách là những quan điểm, cách nhìn nhận của anh với những vấn đề khiến người trẻ còn băn khoăn, chưa có cái nhìn rõ ràng. Đồng thời là những nguyên tắc, kinh nghiệm sống anh có được trong suốt bao năm lăn lộn ở bên ngoài. Đọc sách, ta có thể thu về được một vài “bí kíp sinh tồn” khi mới ra trường, cách đối nhân xử thế hoặc là một vài lời gợi ý khi đứng trước một lựa chọn quan trọng của đời người: đại học. Khác với nhiều cuốn sách self-help dành cho tuổi trẻ khác, “Tuổi trẻ hoang dại” không tập trung quá nhiều vào việc khơi gợi cảm hứng và động lực để cải thiện bản thân mà thiêng về việc chia sẻ những kiến thức, tam quan được anh hình thành trong những năm tháng cuộc đời để từ đó bạn đọc có thể rút ra bài học hữu ích cho chính mình.
Cá nhân mà nói, tôi cảm thấy Nguyên Ngọc Thạch có nhiều góc nhìn khá mới mẻ và thú vị về cuộc đời; ví dụ như khi nêu ra lý do cho thói quen thích so sánh với “con nhà người ta”, anh đã cho rằng 1 phần là vì hình thức sinh hoạt làng xã đã ăn sâu vào lối sống của người dân Việt Nam, cách nghĩ này thực sự rất đặc biệt vì thường ta hay hướng vào những lý do mang tính cá nhân như bố mệ muốn con cái biết phấn đấu vươn lên… mà bỏ qua các yếu tố xã hội, hay khi anh đề cập đến những điều mình đã nghiệm ra từ bộ phim kinh điển “Tây Du Kí”(mặc dù đoạn này hơi khó hiểu với tôi vì nó có hơi hướng đi sâu vào Phật giáo).
Tuy nhiên, có lẽ là vì anh cũng đã hơi xa dần với thời tuổi trẻ rồi cộng thêm việc đã trải qua nhiều thăng trầm cuộc sống, nên cách anh nghĩ và cách nhìn nhận cuộc đời sẽ theo hướng chậm rãi, chiệm nghiệm sâu sắc và tìm kiếm sự bình an trong tâm hồn nhiều hơn. Điều này đối lập với tuổi trẻ nhiệt tình, tràn đầy hoài bão, hi vọng vào cuộc sống và khát khao được thể hiện mình, được làm và được ghi nhận; nên cuốn sách có hơi khó tiếp nhận với nhiều bạn trẻ.
Anyway, tôi nghĩ đây là một cuốn sách đáng đọc và cũng rất biết ơn vì mình đã gặp được đúng người đúng thời điểm.
…more