Từ thiện – Wikipedia tiếng Việt

Từ thiện là một hành động trợ giúp người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được. Hoạt động từ thiện có thể thông qua hình thức quyên góp, hiến tặng bằng tiền, vật phẩm,… đến các tổ chức từ thiện nhằm mục đích cứu trợ nhân đạo, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe,… Những hành động như trợ giúp tinh thần an ủi người gặp nạn, dành thời gian, công sức làm việc cho các tổ chức từ thiện cũng được xem là hành động từ thiện. Từ thiện nên được xuất phát từ tấm lòng, theo khả năng của người muốn làm từ thiện và không bị bắt buộc bởi bất kỳ một người hay tổ chức nào.[1]

Tranh vẽ về sự từ thiện, năm 1884. Hiến Tặng với sự trân trọng ( bằng 2 tay )

Từ thiện là một từ Hán Việt. Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, từ thiện (慈善) là kết hợp giữa hai từ Từ (thương yêu, như là nhân từ (thương người), từ tâm (lòng thương)) và Thiện (tốt lành). Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương (người). Những hành vi, việc làm tốt mà không xuất phát từ lòng thương thì không được gọi là ‘Từ Thiện’.

Từ xưa, từ thiện được xem là căn bản của đạo đức và tình nhân đạo cũng như là một đức tính hay là đức hạnh cần thiết trong nhiều tôn giáo. Trong Kitô giáo, Do Thái giáo, Phật giáo và Hồi giáo, các giáo dân được khuyến khích thực hiện việc này.

Vì việc từ thiện thường là một việc tự nguyện, nên không có những nguyên tắc bắt buộc nào. Tuy nhiên, theo quan điểm chung là từ thiện là hành vi giúp người nhưng không phải toàn bộ hành vi giúp người nào cũng được gọi là từ thiện. Từ thiện thường phải đi chung với bất vụ lợi ( làm không vì quyền lợi riêng ) và thiện nguyện ( tự nguyện làm vì điều tốt ). [ 2 ]Các tôn giáo có những luật hay là hướng dẫn đơn cử cho giáo dân về hình thức hiến Tặng Ngay, để đạt tác dụng tốt nhất cho người cho và người nhận ( đọc ở dưới ) .Tại Hoa Kỳ có một mạng lưới hệ thống tăng trưởng cao của những tổ chức triển khai từ thiện. [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ]Quyên góp từ thiện đóng một vai trò quan trọng để trợ giúp người yếu kém và có nhu yếu, cạnh bên mạng lưới hệ thống phúc lợi công cộng do nhà nước tổ chức triển khai. Trong nhiều xã hội, những tổ chức triển khai từ thiện đã và đang là hình thức duy nhất giúp xóa đói giảm nghèo .

Trong tôn giáo[sửa|sửa mã nguồn]

Mẹ Teresa, một nữ tu nhân đạo lập ra Dòng Thừa sai Bác áiTrong Kitô giáo, bác ái là một nguyên tắc quan trọng ( bác ái 博愛 = lòng yêu thương rộng khắp mọi người ). Một trong những giới răn quan trọng nhất mà Chúa Giê Su dạy là : ” Ngươi hãy yêu người thân mật như chính mình “. [ 6 ] Thánh vịnh có câu ” Phước cho người nào chăm sóc đến kẻ yếu đau khốn khổ. Chúa sẽ giải cứu người ấy trong ngày hoạn nạn. ” [ 7 ] Trong bài giảng trên núi, Giê-Su cũng nhắc nhở ” Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót ! ” ( Ma-thi-ơ 5 : 7 ). Dụ ngôn người Samari nhân lành cũng là lời Chúa thí dụ cho việc thiết yếu phải cứu trợ người khác .Kinh Thánh có rất nhiều đoạn nhấn mạnh vấn đề đến nghĩa vụ và trách nhiệm thiết yếu của việc san sẻ và góp phần vì phúc lợi của người nghèo, bị khó khăn vất vả. [ 8 ] Tân Ước có chép những tông đồ tiên phong của Chúa Giê-Su đã san sẻ gia tài của mình cho nhau, [ 9 ] và quyên góp giúp sức người bị thiên tai. [ 8 ] [ 10 ]Theo quan điểm Công giáo, ngoài đặc thù cơ bản thiết yếu, việc hiến Tặng nên được trao với sự chăm sóc chất lượng để thu được tác dụng tốt cho người cho và người nhận. Do đó, hiến Tặng Kèm nên thận trọng, trực tiếp để xứng danh đến tay cá thể hoặc mái ấm gia đình ( Thes salonians 3 : 10 ; Huấn Ca 00 : 04 ) xứng danh ; nhanh gọn, để bảo vệ thuận tiện nhất ( Châm ngôn 03 : 28 ) ; bí hiểm và khiêm nhường ( Mt 06 : 02 ) ; vui tươi ( 2 Cor 9 : 7 ) ; đa dạng và phong phú ( Tobit 4 : 9 ). [ 8 ]
Người dân bố thí những tăng sĩ khất thực tại Lào

Theo Ba-la-mật-đa, trong quá trình tu tập để trở thành bồ tát thì hạnh bố thí đứng đầu. Bố (布) = Phân tán, ban phát cho khắp nơi, cho hết; thí (施) = giúp, cho, nghĩa là đem tiền của và các thứ mình có mà cấp cho người khác. Trong Phật giáo Nguyên thủy, bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỷ và được thực hành để tránh khổ đau của đời sau. Theo Đại thừa, bố thí là biểu hiện của lòng Từ bi và là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ.

Hành động bố thí thức ăn cho các vị Khất sĩ hiện nay vẫn còn phổ biến tại các nước theo Phật pháp Nam truyền. Phật tử tại các nước này cúng tặng tiền bạc và phẩm vật cho chùa chiền và tăng sĩ, ngược lại các vị tỉ-khâu “bố thí” Phật pháp, hướng dẫn tu học. Hành động này cũng được xem là để nuôi dưỡng phúc đức.

Do Thái giáo[sửa|sửa mã nguồn]

Trong Do Thái giáo, việc từ thiện được xem là việc đúng, phải làm. tzedakah – một thuật ngữ tiếng Do Thái, thường được sử dụng để biểu lộ sự từ thiện, nhưng nguyên gốc có nghĩa là sự công bình – đề cập đến nghĩa vụ tôn giáo để làm những gì là đúng và hợp lý.[11] Người Do Thái không thực hành từ thiện, nhân đạo và khái niệm này là hầu như không tồn tại trong truyền thống Do Thái. Thay vào đó, người Do Thái thực hành tzedakah, có nghĩa là “sự công chính” và “công lý”.[12] Người Do Thái khi đóng góp tiền bạc, thời gian và nguồn lực của mình để giúp cho những người nghèo, thì người đó không phải là nhân từ, hào phóng hay “làm từ thiện” mà người đó đang làm “việc đáng làm, phải làm” (công chính) đúng theo như đã chỉ dạy trong Torah (là phần luật của Kinh thánh Hebrew).[12][13] Luật Torah yêu cầu 10% thu nhập của một người Do Thái phải được phân bổ cho “việc công bình”, bất kể người nhận là giàu hay nghèo.

Làm Từ thiện, tranh vẽ bởi Raja Ravi Varma, thế kỷ 19

Nhà thần học Maimonides (thế kỷ 12), liệt kê Tám cấp độ của “sự công bình”, như được viết trong Mishneh Torah, Hilkhot matanot aniyim (“Luật về Ban cho người nghèo”), Chương 10:7-14:

  • Cấp cao nhất: Cung cấp cho những người nghèo đủ khả năng để họ có thể tự sống độc lập (giúp để họ tự giúp mình). Thí dụ như cho vay không lãi suất cho một người có nhu cầu; hình thành một quan hệ đối tác lâu dài với một người có nhu cầu; cho một khoản trợ cấp cho người có nhu cầu; tìm kiếm một công việc cho một người có nhu cầu,…
  • Từ thiện trong một cách mà các nhà tài trợ, người cho và người nhận không biết nhau (nặc danh), thông qua một người (hoặc quỹ đại chúng) nào là đáng tin cậy, uy tín, và có thể thực hiện hành vi tzedakah với tiền của họ một cách hoàn hảo nhất.
  • Các ân nhân biết mình tặng ai, nhưng người nhận không biết danh tính của nhà tài trợ.
  • Người cho không biết danh tính của người nhận, nhưng người được nhận lại biết người nào cho (Cho tzedakah công khai đối với một người không rõ).
  • Tặng, trước khi được yêu cầu.
  • Tặng, sau khi được yêu cầu.
  • Tuy rằng cho không đủ, nhưng tặng với sự vui vẻ, thân thiện.
  • Tặng cho, với sự không vui vẻ (cho miễn cưỡng).[14]

Trong Hồi giáo việc này được gọi là Zakat, và là một trong năm trụ cột chính của Hồi giáo, theo đó, giáo dân được khuyến khích tặng ít nhất 2,5% phần thu nhập mỗi năm của mình cho người khác.[15]

Liên kết ngoài[sửa|sửa mã nguồn]

Source: https://vvc.vn
Category: Từ Thiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay