Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 2.17 MB, 73 trang )
b) Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước
Ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra là vấn đề rất đáng quan tâm bởi nó
không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cộng đồng .
Do đó việc nghiên cứu các giải pháp quản lý, xử lí, tái chế là việc rất cần thiết. Ở
nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng như khuyến
khích việc sử dụng lại vật liệu dược áp dụng .
Ở Mỹ, một số bang có luật bắt buộc người dân phải thu nhặt tại nhà những vật
có thể tái chế tại nơi đổ sát bên lề đường, một số bang yêu cầu phải phân loại các
chất thải từ các hộ thành các loại rác khác nhau trước khi thu gom.
Ở Pháp quy định phải dùng các vật liệu, nguyên tố hay nguồn năng lượng
nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục các vật liệu thành phần. Theo
đó đã có các quyết định cấm các cách xử lý các hỗn hợp, các tổ hợp thành phần
cũng như các phương pháp sản xuất nhất định. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà
chế tạo và nhà nhập khẩu sử dụng các loại vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường
hoặc giảm bớt sự thiếu hụt một vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và
thương lượng, nhất trí với các tổ chức, nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này
( Trần Hiếu Nhuệ, 2001) .
Ở Singapo: Đây là nước đô thị hoá 100% và là đô thị sạch nhất trên thế giới.
Để có được như vậy, singapo đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lí rác
thải đồng thời xây dựng một hệ thống pháp luật nghiêm khắc làm tiền đề cho quá
trình xử lí rác thải tôt hơn. Rác thải singapo được thu gom và phân loại bằng túi
nilon. Các chất thải có thể tái chế được đưa vào nhà máy tái chế lại còn các loại chất
thải khác được đưa về nhà máy khác để thiêu huỷ. Ở singapo có hai thành phần
tham gia chính cho thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư và các
công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu gom rác thải công nghiệp và thương
mại. Tất cả các công ty này đều được cấp giấy phép hoạt động và chịu sự giám sát,
kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công nghệ và Môi trường. Ngoài ra, các hộ dân
và các công ty ở singapo được khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho
các hộ dân thu gom rác trực tiếp tại nhà phải trả phí 17 đôla singapo/tháng, thu gom
gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7đôla Singapo/tháng.
17
Đối với các nước Châu Á, chôn lấp chất thải vẫn là phương pháp phổ biến vì
chi phí rẻ. Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90%.. Tuy vậy, các nước đang
phát triển đã có nỗ lực cải thiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ đã
cấm các bãi đổ hở năm 1991 và Ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó
phân huỷ sinh học, chất thải trơ và các loại chất thải có thể tái chế.
Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước phát triển, công tác quản lý môi trường
đã đi vào nề nếp, hàng năm Chính phủ, chính quyền địa phương vẫn rất quan tâm
tới định hướng chiến lược phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Nhà
nước định hướng và quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp môi trường (quy
hoạch định hướng phát triển các nhà máy tái chế, tái sử dụng với sự bảo hộ về phân
vùng lãnh thổ hoạt động, hướng phát triển sản xuất và đầu tư công nghệ).
Nhìn chung, chiến lược xử lý chất thải CTR sinh hoạt của các nước tiên tiến
là ưu tiên phát triển theo hướng tái chế, tái sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế
chôn lấp chất thải. Phát triển công nghiệp tái chế, tái sử dụng chất thải và việc xã
hội hóa vấn đề này là xu thế tất yếu của các quốc gia.
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
a) Tình hình phát sinh chất thải rắn
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR đô thị phát
sinh tại các tỉnh/thành trên cả nước khoảng 19.707.992 tấn, trong đó CTRSH đô
thị khoảng 9.136.117 tấn, CTRCN không nguy hại 8.833.326 tấn, CTRCN nguy hại
1.712.914 tấn, CTRYT nguy hại 25.634 tấn. TP Hồ Chí Minh là địa phương có mức
phát sinh CTR đô thị cao nhất nước (4.603.778 tấn/năm), tiếp đến là thủ đô Hà Nội
(3.353.990 tấn/năm). Chỉ riêng lượng phát sinh CTR đô thị tại hai địa phương này
đã chiếm hơn 40% tổng lượng phát sinh CTR đô thị của cả nước. Địa phương có
mức phát sinh CTR đô thị thấp nhất là tỉnh Bắc Kạn (12.480 tấn/năm) chỉ bằng
0,27% lượng phát sinh của TP Hồ Chí Minh.
Theo Tổng cục BVMT 2009, lượng phát thải theo đầu người ở khu vực đô thị
là 0,7kg/người/ngày, riêng với thành phố lơn như Tp.Hồ Chí Minh là 1,3
kg/người/ngày, Hà Nội là 1,0 kg/người/ngày.
18
Bảng 1.3 Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt năm 2009
Lượng phát thải
Khu vực
Đô thị ( toàn quốc )
– Tp. Hồ Chí Minh
– Hà Nội
– Đà Nẵng
Nông thôn ( toàn quốc )
theo đầu người
(kg/người/ngày)
0,7
1,3
1,0
0,9
0,3
%
%
so với tổng lượng thành phần
chất thải
50
9
6
2
50
hữu cơ
55
60 – 65
Nguồn : Tổng cục BVMT,2009
Bảng 1.4: Tình hình phát sinh chất thải rắn tại các vùng năm 2011
STT
Vùng
1 Đồng bằng sông Hồng
2
3
Trung du và miền núi phía
Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên
hải miền Trung
4 Tây Nguyên
5 Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu
6
Long
Lượng CTR phát sinh (tấn/ngày)
CTRSH CTRCN CTRCNNH CTRYTNH
5930,51
7249,12
1366,68
18,6
1.077,75 1314,57
188,63
11,96
4.146,37 5.447,12
1.137,17
15,0
1.268,66 459,5
8.981,35 7.567,46
165,24
1.583,15
2,48
14,70
3.625,82 2163,12
352,03
7,49
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011
Hình 1.1 Biểu đồ tỷ lệ phát sinh CTRSH đô thị tại 6 vùng trong cả nước
Biểu đồ hình 1.1 cho ta nhận thấy: miền Đông Nam Bộ là khu vực có mức
phát sinh CTRSH đô thị cao nhất, chiếm 36% tổng lượng phát sinh. Xếp thứ 2 là
khu vực đồng bằng sông Hồng với 24%. Khu vực Trung du và miền núi phía Bắc có
lượng phát sinh CTRSH đô thị thấp nhất, chiếm 4% tổng lượng phát sinh.
19
b) Hiện trạng thu gom
Về hình thức thu gom
Có thể nói ở hầu hết các đô thị, chất thải rắn sinh hoạt, CTR được các Công ty
Môi trường đô thị (URENCO) hoặc Công ty Công trình đô thị thực hiện việc thu
gom, vận chuyển từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, còn CTRNH được các tổ chức, đơn
vị được cấp phép thu gom, vận chuyển và xử lý. Tất cả các đô thị của 63 tỉnh thành,
chất thải sinh hoạt từ khu dân cư được thu gom bằng 2 hình thức:
• Người dân tự đổ vào thùng chứa CTR công cộng. Để thuận tiện cho quá
trình thu gom CTR từ các hộ dân, các Công ty Môi trường đô thị đã lắp đặt các
thùng chứa CTR tại những vị trí thuận tiện cho người dân với dung tích từ 240
lít đến 600 lít/thùng. Hàng ngày xe tải sẽ đến thu gom theo thời gian quy định chở
đến các trạm trung chuyển hoặc đến nơi xử lý.
• Những nơi không đặt được thùng CTR công cộng hoặc xe chở CTR không
vào được (các ngõ, hẻm) thì tổ chức thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép rác nhỏ hoặc
công nhân dùng xe đẩy thô sơ để thu gom CTR để tập kết tại những nơi quy định.
Tại đây, CTR được đưa lên xe tải thu gom vận chuyển đến nơi xử lý.
CTR trên các đường phố và chợ được công nhân của Công ty Môi trường đô
thị thực hiện duy trì vệ sinh hàng ngày.
Về mức độ thu gom
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình ở các đô thị có chiều hướng
tăng rõ rệt, nhưng vẫn ở mức thấp, tỷ lệ tăng còn chậm. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh
hoạt trung bình cho cả nước chỉ tăng từ 65% đến 71% trong giai đoạn 2000 đến
2004 (Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 – CHẤT THẢI RẮN). Theo kết
quả thống kê năm 2006 – 2007, tỷ lệ thu gom chất thải rắn ở các đô thị đạt bình
quân tại các đô thị thuộc khu vực Nam Trung Bộ là 78%, các đô thị thuộc khu vực
Tây Nguyên – 67%, thấp nhất là các đô thị khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chỉ
đạt 65,2%.
Bảng 1.5. Hiện trạng thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng năm 2011
Lượng phát Lượng thu
STT
Vùng
sinh
gom
(tấn/ngày) (tấn/ngày)
20
Tỷ lệ
thu gom
(%)
1
2
3
4
5
6
Đồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
5930,51
1077,75
4146,37
1268,66
8981,35
3625,82
5018,41
792,26
3195,89
853,80
7590,91
2362,13
81
71
71
65
81
69
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2011
.
Hình 1.2. Tỉ lệ thu gom CTRSH tại các vùng năm 2011
Biểu đồ hình 1.2 cho thấy: Đông Nam bộ là khu vực có tỷ lệ thu gom CTRSH
cao nhất trong cả nước (81%), Tây Nguyên thấp nhất với 65% lượng CTRSH được
thu gom.
c) Năng lực thu gom, vận chuyển
Việc thu gom, vận chuyển CTR (trừ CTRNH) tại đô thị phần lớn do các Công
ty Môi trường đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố hoặc huyện, thị xã thực hiện.
Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hình thức các đơn vị sự nghiệp có
thu. Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và được Hội đồng
nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định.
Một số đô thị đã kết hợp cả 2 mô hình là: Mô hình do Nhà nước quản lý Công ty Môi trường đô thị thực hiện và mô hình do Doanh nghiệp tư nhân – Hợp tác
xã đảm nhiệm. Tại một số tỉnh, thành phố hiện nay, công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý CTR được thực hiện bởi các tổ chức tư nhân dưới hình thức hợp tác xã và
tổ, nhóm thu gom rác. Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành với hình thức tự
nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý và trả công
cho các thành viên.
Mô hình hợp tác xã và tổ thu gom rác hiện nay đang được phát huy và được
các cấp chính quyền ủng hộ. Tuy nhiên, hình thức này vẫn còn mang tính tự phát và
có quy mô nhỏ lẻ. Theo số liệu tổng hợp, hiện chỉ có 25% đô thị triển khai xã hội
hóa công tác quản lý, thu gom và vận chuyển CTR sinh hoạt, như TP. Hồ Chí Minh,
TP. Biên Hòa, TP. Đà Nẵng… Tỷ lệ này còn thấp, phạm vi hoạt động còn hẹp, chỉ ở
cấp phường, xã và hầu hết các phương tiện thu gom, vận chuyển còn thô sơ.
21
Đội ngũ cán bộ nhân viên
Lực lượng cán bộ công nhân của Công ty Môi trường đô thị thường được
phân thành các Xí nghiệp, tổ, đội với trình độ không đồng đều. Hiện nay, nhiều
Công ty Môi trường đô thị đang rơi vào tình trạng thiếu cán bộ, công nhân có
chuyên môn. Lực lượng cán bộ, công nhân thu gom và vận chuyển chất thải không
ổn định, tỷ lệ nữ cao hơn nam giới, nhiều công nhân không yên tâm công tác với
ngành nghề. Trình độ văn hóa đội ngũ cán bộ công nhân ở mức thấp chiếm tỷ lệ
cao.
Trang thiết bị thu gom, vận chuyển
Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn ở hầu hết các đô thị đều có sự sử
dụng kết hợp thủ công và cơ giới. Bởi vậy, các trang thiết bị sử dụng bao gồm cả
những thiết bị thô sơ lẫn hiện đại. Các xe vận chuyển chuyên dụng mới phần lớn tập
trung ở các đô thị đặc biệt, loại I và loại II; các đô thị còn lại tỷ lệ xe thu gom và
vận chuyển có chất lượng thấp hơn.
Hiện nay, nhiều đô thị thiếu trang thiết bị thu gom, số xe thu gom vận chuyển
không đủ đáp ứng cho vận chuyển lượng chất thải phát sinh. Điều nầy dẫn đến tỷ lệ
thu gom CTR ở các đô thị chưa cao (còn ở mức thấp), ví dụ như:
• Thành phố Biên Hòa có 20 xe cuốn ép rác công suất từ 2,5 – 13 tấn, trong
đó chỉ có 4 xe tốt còn lại 16 xe ở mức độ trung bình và kém (chiếm tỷ lệ 80%);
• Thành phố Cần Thơ, hiện có 213 xe cải tiến thu gom CTR 1.000 lít và có
10 chiếc xe Composite loại 660 lít.
3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Huyện Sơn Dương
•
Vị trí địa lý
Sơn Dương là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên
Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương.
–
Phía Đông Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên;
–
Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ;
–
Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc;
–
Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn- tỉnh Tuyên Quang
22
Tổng diện tích tự nhiên của huyện theo số liệu điều chỉnh kết quả thống đất
đai năm 2001 là 78.783,51 ha, chiếm 13,43% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh,
bao gồm 33 đơn vị hành chính cấp xã (01 thị trấn và 32 xã). Trên địa bàn huyện có
tuyến Quốc lộ 37, Quốc lộ 2C chạy qua (tuyến giao thông chính nối huyện Sơn
Dương với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội của huyện trong những năm tới.
Hình 1.3: Vị trí địa lý huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
•
Địa hình
Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền
núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng
phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía
Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
•
Khí hậu
Chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240c (cao nhất từ 33 – 350c, thấp nhất
từ 12 – 130c).
Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm – 1.800mm.
23