GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG – GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG GV: Lê Minh Thúy – StuDocu

GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA

VĂN BẢN CÔNG CHỨNG

GV: Lê Minh Thúy

Công chứng là hoạt động mang tính chất pháp lý được thực hiện phổ biến

trong đời sống xã hội. Các văn bản công chứng được sử dụng thường xuyên,

liên tục giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Vì vậy việc tìm hiểu

về giá trị của văn bản công chứng là điều hết sức cần thiết.

1. Khái niệm về công chứng

Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công

chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp

của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp,

không trái đạo đức xã hội của bản dịch mà theo quy định của pháp luật phải công

chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Hợp đồng, giao dịch

bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật Công chứng 2014 gọi là

văn bản công chứng .

Như vậy ta có thể hiểu theo một cách đơn giản thì công chứng là việc công

chứng viên chứng thực cho các chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự để giao kết

hợp đồng hoặc thực hiện việc ủy quyền công việc theo nội dung đã được thỏa

thuận và việc công chứng của công chứng viên giống như một

bên thứ ba đứng ra

làm chứng về nội dung giao dịch giữa các chủ thể tham gia tại thời điểm công

chứng

2. Quy định pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng

2.1. Quy định chung về giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Theo Luật Công chứng 2014 thì giá trị pháp lý của văn bản công chứng

được lao lý như sau :

“Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng

dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

2. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên

quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì

bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ

trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

3. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự

kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ

trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

4. Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch”

Như vậy có thể thấy văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên

quan và có giá trị chứng cứ. Đối chiếu quy định luật có thể thấy rằng giá

trị thi

1

Source: https://vvc.vn
Category : Pháp luật

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay