Theo bước chân người tình nguyện viên về chùa Bảo Quang

Chùa Bảo Quang một ngôi chùa tọa lạc tại huyện Cam Lâm tỉnh Khánh Hòa. Tuy chùa nhỏ nhưng lại có lịch sử lâu đười trên 30 năm hình thành. Với diện tích khoảng hơn 50m2 được đầu tư khá khang trang. Xung quanh chính điện là vườn cây xanh mát, nhiều loài hoa đẹp đua sắc thay hương theo mùa. Vì địa hình nằm khu vực khuất và sau trong làng xóm nên khá yên tỉnh. Bởi sự tươi xanh ấy, mà không gian chùa luôn râm rang tiếng chim. Không khí vô cùng trong lành, thanh tịnh. Nơi đây không chỉ dành cho những nhà tư tập như các thiền sư, mà còn là nơi chúng phật tử tới lui cúng phật. Các vị trụ chì, thầy cũng được mọi người kính trọng yêu mến. Bởi sự nhẹ nhàng thoát tục và rất hiếu khách.

Hằng ngày các thầy sau khi tụng kinh niệm phật thì dậy học, dạy đao cho các chú tiểu. Nâng cao học đạo cho bản thân, ngoài ra còn trồng cây, trồng rau. Chính vì sự tu tập nghiêm túc, có đức độ nên nhiều nhà thiện nguyện yêu quý đâu tư cho chùa rất nhiều. Các nguồn vốn đầu tư không chỉ để các thầy trang trải cuộc sống cơm rau đạm bạc, mà còn trang hoàn lại cảnh chùa và giúp đời. Nhiều mãnh đời khó khăn đã được chùa thu nhận phật tử giúp việc trong chùa. Ở đây, chủ yếu các em bị cha mẹ ruồng bỏ. Hoặc các cụ lớn tuổi khuyết tật hay không được nương nhờ vào con cái.

Chính vì hiểu và biết được tấm lòng các nhà sư tình nguyện chúng tôi đã có một ngày ghé thăm chùa vào ngày rằm. Ngoài việc xem hoạt động của chùa còn có ít tấm lòng muốn gửi tặng những ngoài cảnh khó khăn.

Ban đầu, đường đi hơi khó khăn vì qua nhiều đoạn đường cua quằn quèo. Vào tận trong đường sau, trải qua hơn 1 giờ 30 phút. Qua nhiều lần dò hỏi đường từ bà con chúng tôi đã lân la đến cổng chùa. Đập vào mắt chúng tôi một ngôi chùa khá khang trang, rực vàng một góc trời xanh. Những họa tiết rồng bay phượng múa vô cùng uốn lượn trên những cột nhà to. Nhưng không thể sánh bằng chính tượng phật tổ. Ngài ngồi to lớn, sáng vàng cả chính điện. Hương khói nhang trần vừa đốt vẫn còn thoang thoảng mùi nhẹ nhàng mà say đắm.

Hôm nay này rằm tháng 4 nên mọi người đệ tử trong chùa phụ các sư đi chợ cúng kiến. Các phật tử xung quanh cũng túm tụm mỗi người một tay. Chúng tôi đến mọi người càng vui hơn. Chưa bao giờ tôi thấy những người xa lạ lại dễ dàng thân thiết hòa nhập với nhau nhanh đến như vậy. Chúng tôi đi chợ mua rất nhiều rau củ và nguyên liệu chuẩn bị cơm. Có đứa buộc miệng hỏi “tầm này người mua nhiều vậy ăn sao hết các cô nhỉ?”. Trong đám người đang nấu bếp, cô bếp trưởng đứng dậy nhón người lấy hủ muối vừa bảo “ Cơm này chùa ăn một ít, phần còn lại đóng hộp phát cho người nghèo con à”. Chúng tôi liếc nhìn nhau, cười nhẹ một cái vì cái sự hiểu biết của mình.

Đồ cúng sau khi chuẩn bị xong được bày biện lên cúng, chúng tôi bắt đầu lọ mọ cho phần còn lại dưới nhà vào hộp mang đem cho bà con. Gần 50 suất được chúng tôi xung phong đi phát. Trên đường đi được một phật tử kể nghe vô vàn câu chuyện nơi đây. Chùa tuy nghèo nhưng tấm lòng chưa bao giờ cạn. Ngoài nguồn hỗ trợ của nhà thiện nguyện thì phần lớn cơm canh của các sưu thầy đều từ nguồn rau các thầy trồng. Tiền cúng bái bà con khuyên góp nhiều khi các thầy cũng từ chối lấy. Những ngày rằm hay mùng một các phật tử tự đi chợ thầy gửi tiền cũng không dám nhận. Có tai nghe mắt thấy mới biết sự cơ cực của các thầy nơi đây. Nghe mà xót xa.

Tới tầm chiều chúng tôi xin phép thầy trụ trì cho chúng tôi phát biểu đôi lời. Kèm theo đó là chút qua mọn từ thành phố giửi thăm các thầy các bà. Các thầy vô cùng xúc động liên tục cảm ơn, nắm chặt lấy tay chúng tôi. Có vài cụ bà trong chùa có vấn đề về sức khỏe, chúng tôi liền lấy xe cho các bà đi khám tại trạm. Nhận được ít thuốc các bà vui lắm.  Bà Huê bảo với cả đám “ Cảm ơn các con, lâu ngày các con lại ghé chơi nhé. Có mớ thuốc này bà thấy người đỡ đau hơn, đêm ngủ hơn các con ạ!”. Bà vốn có bệnh về xương khớp vì không có bảo hiểm lại đi đứng khó khăn nên chỉ uống tạm ít thuốc lá có sẵn trong chùa. Nên bệnh tình khó thuyên giảm.

Nơi đây khóa khăn nhiều thứ, người ta đùm bọc nhau là để người kia có cái mái che nắng che mưa. Chứ đâu nào dư giả để cho cái mặc đẹp hay bữa ăn sang. Chỉ cần nhìn cách các phật tử đối xử với các thầy cũng biết người đã tử tế thế nào với bà con. Đúng là tấm lòng người theo phật, tâm cũng sáng như ánh hào quang.

Chúng tôi đến đây để trao tặng giúp đỡ nhà chùa, nhưng đến rồi mới thấy chùa đã trao tặng lại chúng tôi những hoài niệm khó quên. Một ngôi chùa tình thương rộng lớn. Một mái ấm cho người đơn côi. Có lẻ, nguyện ước của chúng tôi đã hoàn thành trước khi chúng tôi đến. đó là trao yêu thương nhận về nụ cười. Ở nơi ban đầu không thuộc về mình nhưng buổi xế chiều nó lại là nơi mình có thể nương tựa. đáng ngưỡng mộ, đáng trân quý.

 

 

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay