Đề Minh họa Ngữ văn số 7, THPT Nghèn 2019 – Trường THPT Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

Phần Câu Nội dung Điểm I  
1 ĐỌC HIỂU 3.0 Theo tác giả, mình sẽ đi những lúc: vai gầy; nắng tắt qua chiều; biển động; có thể chẳng ai ngoái theo nhìn; mình còn có cả một tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường… 0.5 2 Mục đích và ý nghĩa của những chuyến “mình sẽ đi” mà tác giả đề cập đến trong văn bản: để nhìn thấy cuộc đời còn nhiều lắm những niềm vui; thấy mây trời bình yên qua khoảng rừng vắng; bước chân rời khỏi phố đông cho lòng mình phẳng lặng … 0.5 3 Giá trị của điệp ngữ “Mình sẽ đi”:
– Khẳng định lòng mong muốn tha thiết, quyết tâm lên đường, trải nghiệm… của tác giả.
– Tạo tính nhạc cho thơ… 1.0 4  Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục mối quan hệ giữa cuộc đời, sự trưởng thành và những  khốn khó, không  bình yên 1.0 II 1 LÀM VĂN 7.0 Trình bày suy nghĩ  về ý kiến “tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường” 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự trải nghiệm, dấn thân… đối với tuổi trẻ. Có thể theo hướng sau:
– Tuổi trẻ cần dấn thân, trải nghiệm, cần sống trọn vẹn mọi cung bậc vui buồn… bởi như vậy, họ mới vững bước trên hành trình dài của cuộc sống.
– Việc trải nghiệm sẽ đem lại kinh nghiệm sống, đem lại kiến thức, kĩ năng… Đó là hành trang mà tuổi trẻ cần có trên đường đến thành công.
– Tuổi trẻ cần lấm láp bụi đường nhưng đừng để bụi đường làm mù lối mình đi.
– … 1.0 d. Chính tả, dung từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.25 2 Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở  hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghi luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
  0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích hình ảnh sông Hương trong hai lần miêu tả để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của con sông ở  hai đoạn trích này và nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường 0.5
  c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.   * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường. Và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông 0.5 * Phân tích vẻ đẹp tự nhiên của sông Hương qua hai lần miêu tả
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
* Đoạn miêu tả thứ nhất: “Giữa lòng Trường Sơn… một vùng văn hóa xứ sở.: Sông Hương ở thượng nguồn.
– Ngược dòng sông Hương, cùng tác giả trở về với thượng nguồn Trường Sơn, người đọc ngạc nhiên đến thú vị trước những nét tính cách của sông Hương mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm.
+ Sông Hương đã là một bản trường ca rầm rộ, …mãnh liệt…cuộn xoáy. Đó là sức mạnh hùng vĩ, man dại của dòng sông – nét mới mẻ, thú vị.
+ Chảy giữa dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng – trong cái lạnh lẽo xuất hiện ngọn lửa ấm nóng khiến con sông rực rỡ, tỏa sáng.
+ “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại…Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do trong sáng”–> sánh với cô gái Di gan –> Con sông trở thành một sinh thể có cá tính.
+ “Ra khỏi rừng sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở “. Từ cô gái —> nâng lên người mẹ phù xa -> Sông Hương là cội nguồi bồi đắp nên vẻ đẹp cho nền văn hóa Huế
– Nhận xét: Bằng những hình ảnh đầy ấn tượng kết hợp với việc sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gợi ra tính cách “man dại “, “mãnh liệt” của sông Hương ở thượng nguồn. Chính bởi lẽ đó mà nhà văn nhắc nhở ta ý nghĩ rằng “người ta sẽ không hiểu đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không thấu hiểu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
 * Đoạn miêu tả thứ hai: “Riêng với sông Hương…. chung tình với quê hương xứ sở.”:  Sông Hương rời thành phố Huế
– Xuôi về Cồn Hến “quanh năm mơ màng trong sương khói”, hòa với màu xanh của thôn Vĩ Dạ, sông Hương mang vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng. Và thật bất ngờ, trước khi rời khỏi kinh thành Huế, sông Hương “đột ngột rẽ dòng… để gặp lại thành phố lần cuối”. Nhà văn dùng biện pháp nhân hóa để nội tâm hóa hình dáng của dòng sông: “Đó là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu” -> Biện pháp nhân hóa đã giúp tác giả thổi hồn vào dòng sông và hơn thế nữa là một phương thức để nhà văn kết nối sông Hương với con người và văn hóa của mảnh đất Châu Hóa xưa và Huế ngày nay.
– Nhận xét :Có thể nói đoạn văn trên là một đoạn tuyệt bút của nhà văn. Phải là người có tình yêu với Huế sâu nặng, phải là một cây bút tài hoa thì nhà văn mới có những phát hiện thú vị như vậy. Sông Hương giống như một người tình bịn rịn, lưu luyến khi tạm biệt cố nhân.

  2.0
  * Nhận xét về phong cách bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường.
– Nhận xét:
+Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng sông từ nhiều không gian, thời gian khác nhau. Ở mỗi góc độ nhà văn đều thể hiện cảm nghĩ sâu sắc mới mẻ về non sông. Từ những cái nhìn ấy, ta nhận thấy tình cảm yêu mến thiết tha, niềm tự hào và một thái độ trân trọng gìn giữ đối với vẻ đẹp tự nhiên đậm màu sắc văn hóa của nhà văn với dòng sông quê hương. Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế.
+ Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô này.
+ Thể sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố đô của tác giả HPNT
– Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo.
+ Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
+Nổi bật tài năng trong thể loại tùy bút, kí của tác giả 
+Sự hiểu biết sâu rộng của tác giả 1.0   d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25   e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0.5 TỔNG ĐIỂM: 10.0

Source: https://vvc.vn
Category : Sống trẻ

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay