Biến đổi khí hậu với hiệu ứng nhà kính khiến cho các loài sinh vật trên Trái Đất bị ảnh hưởng môi trường sống. Nguồn thức ăn cùng với sự phát triển của các loài thực vật sẽ bị biến đổi nhanh chóng. Tính đến năm 2019, thế giới chứng kiến những kỉ lục khi nhiệt độ ở Đức lên tới 42.5 độ C và ở Pháp là 46 độ C, thế giới đang trải qua khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm. Băng ở hai cực tan nhanh ảnh hưởng đến những động vật sống tại đây. Đặc biệt là gấu Bắc Cực khó tránh khỏi sự ảnh hưởng này và có nguy cơ tuyệt chủng vào những năm 2100.
Sự tuyệt chủng của loài gấu Bắc Cực
Những loài động vật ăn thịt ở hai cực có thể rơi vào trạng thái tuyệt chủng trong vòng 80 năm tới do diện tích mặt băng bị thu hẹp. Tạp chí Nature Climate Change ngày 20/7 đã công bố nghiên cứu mới nhất về sự cảnh báo nghiêm trọng về sự sinh tồn và phát triển của gấu Bắc Cực. Đây là lời cảnh báo mới nhất của các nhà khoa học và cũng là lời kêu gọi khẩn thiết cắt giảm khí thải nhà kính trên toàn thế giới.
Giảm sút về số lượng gấu trò thời gian qua
Thực trạng số lượng gấu trắng giảm sút nhiều về mặt số lượng và thời gian săn mồi của của gấu trắng ít đi do diện tích mặt băng bị thu hẹp. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng gấu Bắc Cực là loài dễ bị tổn thương nhất trên Trái Đất. Theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao, các nhà nghiên cứu nhận thấy khả năng sống sót của các loài gấu sẽ không thể xảy ra ở phần lớn Bắc Cực vào năm 2100 do băng tan. Nếu gấu Bắc Cực sống trong điều kiện không có băng thì chỉ cầm cự được 5 tháng.
Những nghiên cứu mới nhất
Ông Steven Amstrup – đồng tác giả nghiên cứu về gấu Bắc Cực cho biết: “Băng tan buộc gấu Bắc Cực phải sống trên mặt đất nên chúng phải dựa vào nguồn dự trữ chất béo do thiếu thức ăn. Chúng phải chờ đợi tới khi có băng trở lại vào mùa thu. Nếu thời gian chờ đợi càng kéo dài và băng ngày càng biến mất thì chất béo dự trữ sẽ ngày càng ít đi và cạn kiệt dần”. Một khi trọng lượng cơ thể bị giảm sút đồng nghĩa với khả năng sinh tồn của loài vật bị giảm. Và khả năng chống chịu vào mùa Đông lạnh giá cũng bị giảm khi không kiếm được thức ăn.
Biện pháp kịp thời khắc phục hiệu ứng nhà kính
Cũng theo một kịch bản khác mà các nhà khoa học đã đặt ra: Nếu có một kịch bản phát thải vừa phải thì nhiều quần thể phụ của gấu Bắc Cực sẽ có thể tiếp tục tồn tại trong thế kỉ này. Điều đó đồng nghĩa với việc giảm thiểu rác thải hiệu ứng trong nhà kính sẽ góp phần làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của loài gấu Bắc Cực.
Băng biển là một môi trường quan trọng của gấu Bắc Cực trong quá trình di chuyển quãng đường dài để đến một vùng đất mới tìm kiếm hải cẩu. Chúng săn những con hải cẩu bằng cách dò tìm mật độ của đàn hải cẩu hay tìm đến khoảng cách giữa hai tảng băng rồi chờ con mồi ngoi lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên, hiện tượng Trái Đất nóng lên băng ở hai cực tan ra là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc số lượng gấu bị giảm sút.
Tác động lớn đến số lượng gấu Bắc Cực bị giảm sút
Từ những nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu khiến cho loài gấu giảm mạnh về mặt số lượng. Cũng từ đây, việc khắc phục tình trạng khí thải của các nước trên thế giới cần được chú trọng nhiều hơn. Việc khắc phục này chỉ có thể duy trì được khả năng sinh sống của loài gấu Bắc Cực nhưng cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng tuyệt chủng của các loài này.
Trên thực tế, ngôi nhà Trái Đất của chúng ta đang dần nóng lên, nhiệt độ tăng cao khiến cho việc bảo tồn loài gấu càng trở nên khó khăn. Việc khắc phục lượng khí thải không phải ngày một ngày hai có thể diễn ra. Nhưng đó được coi là giải pháp duy nhất mang tính bền vững để có thể giữ được môi trường sống cho loài vật này. Bằng các biện pháp cụ thể nhất như: chương trình nhân giống nuôi nhốt hoặc sử dụng máy bay để đưa loài gấu đến Nam Cực.