Các vấn đề về ô nhiễm môi trường rừng

Rừng là một hệ sinh thái với nhiều loài động thực vật phong phú đa dạng, nó giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Có vai trò quan trọng đối với con người như: cung cấp các nguyên liệu gỗ, điều hòa khí hậu, điều hòa nước, tạo ra oxi, giảm các vấn đề về ô nhiễm môi trường không khí, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống sói mòn và sụt lở đất,… Với những vai trò quan trọng như thế, đáng lẽ ra chúng ta cần có những biện pháp bảo vệ rừng phù hợp thế nhưng vì những lợi ích trước mắt của bản thân con người chúng ta đã hủy hoại môi trường mà không nhận thức được rằng làm như vậy sẽ hủy hoại sự cân bằng hệ sinh thái và làm mất đi một tài nguyên quý báu của chính mình và ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này.

Những yếu tố đáng báo động về tình hình thiên nhiên và môi trường lúc bấy giờ

Tình hình diện tích rừng ở nước ta có sự suy giảm về độ che phủ từ 43% xuống còn 28.2%, từ năm 1943 đến năm 1995. Trong những năm gần đây diện tích rừng đã có sự tăng trở lại tuy nhiên độ che phủ rừng vẫn khá thấp, năm 2006 độ che phủ rừng đạt 38%. Nước ta với địa hình rất đa dạng, nên hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, bên cạnh đó lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, chính vì thế đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Một số hệ sinh thái rừng bao gồm nhiều loại rừng như rừng lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt.
 

Ô nhiễm môi trường rừng do nạn chặt phá rừng
Ô nhiễm môi trường rừng do nạn chặt phá rừng 

Tình hình giảm sút độ bao trùm và chất lượng của rừng

Sau 30 năm chiến tranh kết thúc, diện tích rừng Việt Nam bị thu hẹp nhanh chóng, một phần là do những hậu quả của cuộc chiến tranh còn sót lại, một phần là do những hành động thiếu ý thức của con người. Ở nhiều tỉnh trong cả nước diện tích rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp, ví dụ như Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,955 và Lào Cai 5,38%. Sự suy giảm về độ che phủ rừng ở các khu vực này là do mức tăng dân số đã tạo ra nhu cầu lớn về lâm sản và đất trồng trọt. Kết quả đã dẫn tới việc chặt phá rừng làm nương rẫy. Bên cạnh đó, những khu rừng còn lại ở vùng núi phía Bắc đã xuống cấp, chất lượng các khu rừng không cao, trữ lượng gỗ thấp và bị chia cắt thành những đám rừng nhỏ phân tán.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính đến tháng 12 năm 2008 diện tích rừng trên cả nước là 13,1 triệu ha (chiếm 38,7% tổng diện tích tự nhiên) trong đó bao gồm: 10,3 triệu ha rừng tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng trồng. Nếu phân chi theo 3 loại rừng năm 2008 như sau: rừng đặc dụng: 2,1 triệu ha (tương đương với 15,7% tổng diện tích rừng), rừng phòng hộ: 4,7 triệu ha (36,1% tổng diện tích rừng) và rừng sản xuất: 6,2 triệu ha (47,3% tổng diện tích rừng) và rừng ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp là 118,568 ha (0,9% tổng diện tích rừng). Mặc dù diện tích rừng tăng từ 7,8 triệu ha (năm 1981) lên 13,1 triệu ha (năm 2008) tuy nhiên hiện tượng chặt phá rừng vẫn tiếp diễn phức tạp tại nhiều nơi, từ các vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung đến khu vực Đông Nam bộ. 
 

Ô nhiễm môi trường rừng
Các hoạt động của con người tàn phá rừng làm diện tích đất rừng bị thu hẹp

> > Xem thêm: Thông bồn cầu bằng cách sử dụng bột thông bồn cầu

Diện tích rừng phòng hộ bị xóa trắng bởi các đối tượng người dân có các hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép hoặc chặt phá rừng làm rẫy không thương tiếc ví dụ như: rừng phòng hộ Sông Hinh tỉnh Phú Yên hàng loạt cây gỗ to bị lâm tặc đốn hạ với gần 300m3, nhiều cây chưa kịp khô mủ. Tại tỉnh Cà Mau diện tích bị phá khoảng 6.000 m2, mức độ chặt phá khoảng 35%. Diện tích đất rừng phòng hộ Long Đại tỉnh Quảng Bình cũng bị phá để làm đường…còn nhiều khu vực khác cũng trong tình trạng tương tự.

Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

Việc tài nguyên rừng bị suy giảm để lại hậu quả vô cùng to lớn. Đầu tiên là làm giảm sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái. Khi rừng bị chặt phá, các loài động vật sinh sống tại đây cũng mất nơi ở phải rời đi nơi khác, các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. Việc phá rừng làm giảm nguồn thức ăn của nhiều sinh vật, đặc biệt tại các vùng rừng ngập mặn, việc phá rừng làm giảm sản lượng của các loài thủy hải sản tại khu vực này, ảnh hưởng nền kinh tế đất nước.
 

Các vấn đề ô nhiễm môi trường rừng
Mất rừng khiến cho ô nhiễm môi trường nặng nề hơn

> > Xem thêm: Con người bị đe dọa bởi ô nhiễm do nước thải

Suy thoái rừng cộng với dân số tăng nhanh lượng khí thải thải ra ngoài môi trường tăng lên đáng kể gây ra các hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Các loại khí thải từ các nhà máy xí nghiệp, từ các loạt động sản xuất của con người khi thải vào không khí dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng với thành phần khí thải CO2, SO2,NO,… tuy nhiên sẽ được giảm bớt qua quá trình hô hấp của các cây xanh góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Hay nói cách khác rừng là máy lọc khí của người dân, mất rừng người dân phải hít không khí ô nhiễm.

Nước ta có đường bờ biển dài tiếp giáp với biển Đông là một phần của Thái Bình Dương, nên bị ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng bởi các thiên tai, bão lũ. Việc diện tích đất rừng bị suy giảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác phòng chống bão lũ của nước ta, bão lũ sẽ càn quét trên diện rộng và con số thiệt hại sau mỗi trận bão là không thể đo lường được. 

Mất rừng làm cho diện tích phủ xanh bị giảm bớt, nhiệt độ trái đất nóng lên với nồng độ các khí độc hại lớn, thúc đẩy hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra nhanh hơn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Mất rừng hay suy thoái rừng đều gây ra hiện tượng sa mạc hóa làm nghèo đói các nguồn đất ở nhiều nơi, ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp.
 

Ô nhiễm môi trường gây hại đến các loài động vật quý hiếm
Ô nhiễm môi trường gây hại đến các loài động vật quý hiếm

Rừng có tác dụng cân bằng ổn định dòng nước ngầm vì thế việc mất rừng đồng nghĩa với việc tài nguyên nước bị ảnh hường, các mạch nước ngầm bị tác động tiêu cực. Hiện nay có những hiện tượng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa tại nhiều khu vực có diện tích đất rừng giảm.

Nói tóm lại mất rừng gây ra bao nhiêu hậu quả: xảy ra nhiều thiên tai, lũ lụt, ô nhiễm môi trường sinh sống, hiện tưởng trái đất nóng dần lên, nạn đói kém, động vật trong rừng không có nơi sinh sống bỏ rừng vào buôn làng giết hại người dân, phá hoại tài sản, hủy hoại lâm sản cũng như gây mất cân bằng sinh thái trầm trọng, không có nguồn cây xanh để làm sạch không khí làm lượng CO2 thải vào môi trường lên tới con số hang tỷ tấn mỗi năm.

Trước những nhu cầu cấp cấp thiết của việc bảo vệ môi trường nói chung và việc bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn sinh thái nói riêng để góp phần hạn chế các hậu quả của việc tàn phá, hủy hoại môi trường rừng và nguy cơ dẫn đến biến đổi khí hậu. Đây là nhiệm vụ không phải chỉ riêng nhà nước mà nó là trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dân. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

Tags: Ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường, nguyên nhân ô nhiễm không khí, hình ảnh ô nhiễm môi trường

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay