SỰ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI CŨNG NHƯ TẠI VIỆT NAM – CÔNG NGHỆ MET

Nước là một nguồn tài nguyên rất là quý giá nhưng không phải ai cũng nhận thức được điều này. Có tới hơn 1 tỷ người đang bị thiếu khoảng chừng 20-50 lít nước sạch mỗi ngày để phục những nhu yếu cơ bản như nhà hàng và tắm giặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đang tiêu tốn lãng phí nước .

Váng màu xanh lá cây và bọt màu nâu ô nhiễm nổi trên hồ Taihu của tỉnh Giang Tô, Trung Quốc .

Một công nhân nhìn về phía người chụp ảnh từ cửa một nhà máy sản xuất ốc vít, kế bên dòng sông ô nhiễm ở Jiaxing, tỉnh Zhejiang, Trung Quốc.

Người dân tắm trong dòng nước của Vịnh Manila giữa bãi rác ở Manila, Philippines .

I. Thực trạng ô nhiễm trên toàn cầu.
Để đánh giá một cách toàn diện về tình trạng ô nhiễm, đầu tiên ta phải nhìn nhận vấn đề trên quy mô toàn cầu.
1) Thực tạng ô nhiễm trên thế giới.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước lục địa và đại dương đang gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tôc độ phát triển kinh tế của các quốc gia. Xã hội càng phát triển thì xuất hiện càng nhiều nguy cơ. Ta có thế kể ra 1 vài ví dụ.
Ở Mỹ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phía đông, cũng như nhiều vùng khác. Vùng đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.
Như ở Anh, đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch. Đến giữa thế kỉ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bao vệ nghiêm ngặt.
Ở Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công nghiệp thải ra ở các thành phố và thị trấn tăng từ 23,9 tỷ m3 trong năm 1980 lên 73,1 tỷ m3 trong năm 2006. Một lượng lớn chất thải chưa qua xử lí vẫn được thải vào các sông ngòi. Hậu quả là hầu hết nước ở các sông hồ ngày càng trở lên ô nhiễm.
2) Thực trạng ô nhiễm ở Việt Nam.
Nước ta hiện có nền công nghiệp thực sự chưa phát triển, chịu ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa mạnh mẽ, các khu công nghiệp và các đô thị đã xảy ra tình trạng ô nhiễm ở rất nhiều nơi, trên biển, sông suối, trong cả tầng nước ngầm với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Đầu tiên là ô nhiễm biển. Do có đường bờ biển rất dài nên khi ô nhiễm biển xảy ra sẽ cực kì phức tạp. Do sự phát triển kinh tế, hầu hết vùng thềm lục địa đã bị ô nhiễm và dần dần lan ra ngoài khơi. Điển hình như ở Hải phòng, hằng năm có tới hơn 1500 lượt tàu vận tải biển cập cảng Hải Phòng. Lượng dầu cặn qua sử dụng trong quá trình vận tải từ 5-10 m3. Như vậy hàng nghìn m3 dầu cặn qua sử dụng cùng rác thải sinh hoạt của người dân vạn chài và khách du lịch đã tự nhiên theo nhiều cách xả xuống biển.
Tình hình ô nhiễm nước ngọt lại càng trầm trọng hơn. Công nghiệp là nguyên nhân chính gây nên ô nhiễm, trong đố mỗi ngành có một loại chất thải khác nhau. Ví dụ KCN Việt Trì mỗi ngày xả hàng trăm nghìn m3 nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, dệt,… khoảng 168m3/ ngày đêm xuống hạ lưu cùng 1 lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt từ thượng nguồn Trung Quốc đã làm chất lượng nước sông Hồng ngày càng xấu đi theo cả không gian và thời gian. Ở Hà Nội các sông như sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ có màu đen và hôi thối, đặc biệt là khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai và thành phố HCM tạo ra nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn làm nhiễm bản các sông ngòi và vùng phụ cận.
Nước dùng trong sinh hoạt của dân cư càng ngày cang tăng nhanh do dân số và đô thị. Nước thải từ sinh hoạt với nước thải từ các khu tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cư là đặc trưng ô nhiễm của các khu đô thị ở nước ta.
Nước ngầm cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng cùng với sự ô nhiễm nước sông hồ. Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn xảy ra ở những vùng ven biển Thái Bình, sông Cửu Long,…
II. Nguyên nhân gây ô nhiễm.
1) Ô nhiễm do tự nhiên.
Sự ô nhiễm do tự tự nhiên có thể do các quá trình vận động của vỏ trái đất hay các thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần,… gây ra, có thể do các sự cố tràn dầu tự nhiên ngoài biển, do sự phân hủy lượng lớn xác động vật, thực vật. Tuy nhiên những ảnh hưởng này không quá lớn.
2) Ô nhiễm do nhân tạo.
Ô nhiễm do công nghiêp: do sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nền công nghiệp hiện đại với đa dạng ngành nghề đã xả ra môi trường đủ các hợp chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại năng,… vào môi trường. Một nhà máy trung bình làm nhiễm bẩn nước tương đương 1 thành phố 500 ngàn dân.
Ô nhiễm do nông nghiệp: chủ yếu do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón hóa học 1 cách tràn lan, không đúng phương pháp.
Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt: đây cũng là 1 nguồn ô nhiễm nghiêm trọng. Rác và nước thải chưa qua xử lý nước thải 1 cách vô tội vạ xuống các con sông. Dân số thế giới thì đang tăng lên với tốc độ chóng mặt và mới bắt đầu có dấu hiệu chũng lại. Với lượng nước thải xấp xỉ 10 tỉ người đổ ra hàng ngày thực sự quá khả năng tự làm sạch của các nguồn nước.
3) Ô nhiễm do nguyên nhân khác.
Do hoạt động giao thông vận tải trên biển: rò rỉ dầu, các sự cố tràn dầu trên biển. Các tai nạn đắm tàu thuyền đưa vào biển nhiều hàng hóa phương tiện và hóa chất độc hại.
Do rác động của chiến tranh: 1 lượng lớn các chất phóng xạ bị đổ ra biển.
Do hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ.
III. Hậu quả.
1) Ở các khu vực nước đứng.
Sự việc được gọi là phú dưỡng hóa do sự gia tăng độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat làm sinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và các vsv thủy sinh.
2) Độc tố của ô nhiễm hóa học.
Sử dụng nông dược để trừ sịch hại làm ô nhiễm những vùng rộng lớn. Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môi trường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người. Nhiều chất thải hữu cơ như phenol thải vào nước làm chết vi khuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm oxy, khiến vsv yếm khí phát triển tạo ra sản phẩm có mừi và độc hại như CH4,NH3,H2S,…
3) Hydrocacbon.
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật. Tai nạn đắm tàu torrey-canyon và amoco-cadiz la thí dụ tiêu biểu cho kiểu tai họa cho sinh vật biển bởi sản phảm từ dầu.
4) Thủy ngân.
Là chất ít có trong tự nhiên nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ. Thủy ngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Rong biển có thể tích tụ thủy ngân hơn 100 lần trong nước.
IV. Các biện pháp khắc phục.
Đòi hỏi các chính sách hợp lí từ các quốc gia và các tổ chức môi trường.
Nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường.
Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm.
cải thiện chất lượng môi trường.
Thực hiện quy hoạch nước.
Xây dựng hệ thống thông tin chất lượng nước.

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay