Ô nhiễm môi trường tại tp.hcm

Ngày nay, thuật ngữ này trở nên phổ cập, trở thành một yếu tố nóng của cả quốc tế bởi những hậu quả mà nó gây ra và đáng buồn là nhiều con người trên quốc tế trong đó có cả Nước Ta phải đồng ý sống chung với nó .

Ô nhiễm môi trường tại tp.hcm đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội và gây ra những tác hại không nhỏ đến con người, sinh vật và thiên nhiên.

1.Thực trạng ô nhiễm môi trường tại tphcm

Ô nhiễm nguồn nước:

– Hệ thống kênh rạch trong khu vực nội thành TP.HCM có chiều dài khoảng 76km với 5 tiểu lưu vực chính gồm kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tân Hóa – Lò Gốm, Tàu Hủ – Kênh Đôi, Kênh Tẻ – Bến Nghé, Bến Cát – Vàm Thuật bị ô nhiễm khá nặng.

-Theo tính toán, mật độ kênh rạch khu vực các quận nội thành hiện đang ở mức rất thấp và không có lợi cho việc thoát nước, đáng lưu ý một số kênh do nạo vét quá sâu nhưng bề rộng mặt cắt bị thu hẹp đến 50%. Theo thống kê hiện nay có đến 60%-70% chiều dài của các tuyến kênh trong nội thành bị ô nhiễm nặng, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là ô nhiễm chất hữu cơ và coliform.

– Đặc biệt, Rạch Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh là một trong những con rạch “cơ bản” đã ngập đầy rác. Nước tại rạch Phan Văn Hân đen kịt và có mùi hôi thối nồng nặc, ruồi nhặng nhiều vô kể. Nguyên nhân chủ yếu cở đây là do sự thiếu ý thức của người dân ở 2 bên rạch, bao gồm cả những hộ lấn chiếm rạch để xây nhà tạm bợ, hoặc lấn chiếm để buôn bán.

– Thật khó có thể thống kê được có bao nhiêu rác thải sinh hoạt hữu cơ và rác thải sinh hoạt vô cơ đã bị vứt xuống dòng kênh này nhưng mức độ dày đặc của rác chứng tỏ mức độ ô nhiễm ở đây rất cao.

– Theo thống kê các nguồn thải công nghiệp, trên địa bàn thành phố được thực hiện trên 24 quận/huyện với 826 nguồn thải, chỉ có khoảng 60% nguồn thải có hệ thống xử lý nước thải, các nguồn thải còn lại chỉ xử lý qua sơ bộ (bể tự hoại) trước khi xả thải ra môi trường. Các chất thải công nghiệp làm cho nhiều con sông, kênh rạch tại thành phố đã chết, sức khỏe người dân khu vực lân cận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 
 

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại TP HCM
Thực trạng ô nhiễm tại tp.hcm

> > Xem thêm: Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm không khí:

– Bên cạnh vấn đề ô nhiễm nguồn nước thì vấn đề ô nhiễm không khí càng đáng lo ngại. Ô nhiễm môi trường không khí tại địa bàn thành phố chủ yếu hoạt động giao thông chiếm 70%-80%. 

– Tại các hệ thống đường bộ tại tp.hcm như ngã tư Huỳnh Tấn Phát giao với Nguyễn Văn Linh, ngã tư Hàng Xanh, Phú Lâm, An Sương,… dung lượng xe di chuyển khá đông gây ra ô nhiễm không khí.

– Cùng với sự đô thị hóa, các công trình xây dựng ngày càng tăng, hoạt động tu sửa chữa, làm mới cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… Đặc biệt một số đường sa trên tp.hcm đang xây dựng lại như Huỳnh Tấn Phát, chợ Bến Thành,…

Ô nhiễm khác:

– Bên cạnh, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước tại tp.hcm còn phải đối mặt với nhiều ô nhiễm khác như ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất,….

– Ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu là do hoạt động giao thông như ngã tư hàng xanh, An Sương,… nhứng nơi có dung lượng xe di chuyển đông. Ngoài ra, vào buổi tối tiếng ồn các các cửa hàng, loa di động thường tập trung ở khu đông dân cư như chợ Hạnh Thông Tây, Bùi Văn Ba,.. thì tiếng ồn vượt quá mức cho phép.

– Ô nhiễm ánh sáng cũng vượt quá mức cho phép, hầu như các tuyến đường tại các tp.hcm đều có ánh sáng 24/24 và không có bóng tối khiễn cho con người choáng ngợp với những ánh sáng đủ màu sắc,…

2. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường tại tp.hcm

Nguyên nhân gián tiếp: do số dân tại tp.hcm ngày càng tăng lên không ngừng trong thành phố này, số dân đang sông hiện tại, và trong tương lai vẫn không có chều hướng giảm.

Nguyên nhân trực tiếp: 

– Ngành công nghiệp: Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất do con người gây ra. Là quá trình đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, khí đốt tạo ra các chất khí độc hại (CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi). Nguồn công nghiệp có nồng độ độc hại cao, tập trung ở một không gian nhỏ, và tùy thuộc vào quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.
 

Ô nhiễm môi trường không khí tại TP HCM
Ô nhiễm môi trường không khí tại TPHCM
 

– Các doanh nghiệp này thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ có công nghệ sản xuất còn lạc hậu. Một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi, và hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại,nếu có thì cũng không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu khí thải là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí. 

– Hoạt động giao thông vận tải: Đây cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm trực tiếp lớn nhất đối với không khí, đặc biệt là ở khu đô thị và khu đông dân cư. Quá trình đốt nhiên liệu động cơ tạo ra các chất khí độc hại làm ảnh hưởng đến không khí như CO2, CO, SO2, NOx, Pb, CH4…

– Rác thải do sinh hoạt hằng ngày:Hiện nay vẫn còn 1 số gia đình sử dụng bếp than, bếp củi để đun nấu tạo ra các khí độc hại gây ô nhiễm cục bộ trong hộ gia đình, các hộ xung quanh và đặc biệt là thải trực tiếp ra không khí.

– Tiếng ồn được phát ra từ hoạt động giao thông, từ các khu công nghiệp,.. và dự kiến ngày càng tăng cao.

– Ý thức giữ gìn môi trường chung của người dân còn chưa cao họ có thể tùy tiện vứt rác ở bất kì đâu, vứt xuống sông, hồ, ao,rạch mà không hề nghĩ đến tác hại của nó. 

3. Hậu quả ô nhiêm môi trường

– Các khu vực ao hồ, sông ngòi ở Việt Nam đang bị ô nhiễm trầm trọng, người dân ở các khu vực này không có đủ lượng nước sạch để sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như cho các hoạt động tưới tiêu chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện sống của con người.
 

 Cá chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường nước
Cá chết hàng loạt do ô nhiễm nguồn nước
 

> >Xem thêm: Ô nhiễm không khí trong nhà

–  Khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm sẽ dẫn đến việc phát sinh rất nhiều mầm mống dịch bệnh. Hậu quả nặng của ô nhiễm môi trường là tình trạng này chính là số người mắc bệnh viêm màng kết, ung thư, tiêu chảy ngày càng tăng cao, số lượng người chết tăng cao đặc biệt là đối tượng trẻ em ở các khu vực nguồn nước ô nhiễm.  Không chỉ dừng lại ở đó, ô nhiễm nguồn nước còn còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến những sinh vật sống trong hồ, ao,….

– Ô nhiễm tiếng ồn có thể gây ra ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, dễ gây tai nạn lao động, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, hoa mắt,…, nó còn gây ra giảm thị lực, loạn màu sắc.

4. Làm cách nào để giảm ô nhiễm môi trường tại tp.hcm?

+ Đưa ra các điều luật và nghiêm khắc xử phạt các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

+ Hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải để làm giảm ngập úng mỗi khi trời mưa, tăng cường kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy, xí nghiệp và xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức cá nhân, hộ gia đình xả rác thải trực tiếp ra môi trường.
 

Tuyên truyền giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại tp.hcm
Tuyên truyền giải quyết ô nhiễm môi trường tại tp.hcm

+ Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ.

+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người về việc thu gom rác đúng nơi quy định để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tags: Ô nhiễm môi trường tại TPHCM, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, hậu quả của ô nhiễm môi trường. 

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay