Sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 85.07 KB, 11 trang )
Nội dung chính
Show
- Sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp
- Vấn đề giới trong nghề nghiệp
- 1. Đôi nét trong vấn đề giới trong chọn nghề
- 1.1. Khái niệm giới
- 1.2. Sự ảnh hưởng của giới trong chọn nghề
- Sự khác biệt khi lựa chọn nghề nghiệp của đàn ông và phụ nữ
- Ngày càng nhiều người Mỹ ủng hộ làm việc tại nhà sau đại dịch
- Phụ nữ toàn cầu mất 800 tỷ USD trong thu nhập năm 2020 vì dịch Covid-19
- Khoa học máy tính – lĩnh vực không chỉ dành riêng cho nam giới
- Số hóa thách thức giáo dục nghề ở Đức và cách tiếp cận
- Anh: Nhiều phụ nữ bị tổn hại khi con học tại nhà vì cách ly do Covid-19
- Việc thiếu phụ nữ có thể đe dọa sự ổn định toàn cầu
- Phụ nữ tuổi trung niên làm gì để tránh nguy cơ thất nghiệp?
- Nam giới “tròn trịa” được yêu thích hơn nam giới “cơ bắp”
- Vấn đề giới trong chọn nghề
- Sự khác biệt khi lựa chọn nghề nghiệp của đàn ông và phụ nữ
- Video liên quan
SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP
I.Tính cấp thiết Nghề nghiệp luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của mỗi cá nhân. Vì thế, việc lựa chọn cho mình một nghề nghiệp được nhiều người đặc biệt quan tâm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của mỗi người như: gia đình, bạn bè, bản thân cá nhân,… Một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp phải kể đến ở đây chính là sự khác biệt về giới. Những sự khác biệt trong 2 giới nam và nữ phần lớn quyết định đến công việc của họ. Sự khác biệt về giới không chỉ quyết định đến việc lựa chọn nghề nghiệp mà từ đó nó còn là nguyên nhân trực tiếp kéo theo hàng loạt những hệ quả của sự bất bình đẳng giới trong xã hội hiện nay. Khảo sát của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, sở dĩ phụ nữ ít chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực khoa học, toán học và kỹ thuật là do họ có nhiều lựa chọn hơn chứ không phải họ có ít khả năng học tập liên quan đến những lĩnh vực đó. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, phụ nữ theo đuổi ngành nghề ít liên quan đến khoa học, toán học và kỹ thuật không phải vì có sự thiếu sót hay khác biệt trong kỹ năng đối với nam giới. Vì vậy, nữ giới có cơ hội định hướng nghề nghiệp rộng rãi hơn nam giới. Nhưng trên thực tế, phụ nữ chiếm số đông trong một số ngành như: Giáo dục, y tế, dịch vụ,.. vì những ngành nghề này nhẹ nhàng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, giao tiếp tốt,… Có 34% phụ nữ tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ trong khi đó nam giới chiếm 66%; Bởi lẽ, nam giới thường có sức khỏe nên thích hợp trong những công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức bền dẻo dai cũng như sự linh hoạt nhạy bén trong các công việc như: kĩ sư, xây dựng, giao thông, quân đội, điện lực, hàng hải,… Phải chăng là do sự khác biệt giới đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn của cả 2 giới nam và nữ?
II. Nội dung 2.1 Khái niệm công cụ Khái niệm giới: Giới là một hệ thống cấu trúc trong các thiết chế xã hội, giới được gắn liền với cơ cấu xã hội. Giới liên quan đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trông đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi con trai hay con gái là yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá trình văn hóa. Giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về địa vị, vai trò, quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ bao gồm việc phân chia lao động, các nguồn và lợi ích. Khái niệm nghề nghiệp: Nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định, có phẩm chất, đạo đức phù hợp với yêu cầu của dạng lao động tương ứng. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu vật chất, tinh thần của cá nhân và xã hội. Hay hoạt động nghề nghiệp được hiểu là hoạt động phục vụ cho cơ sở tồn tại hướng vào việc kiếm sốn, việc này phải làm miệt mài, lâu dài và để hoàn thành cần có kiến thức năng lực và kinh nghiệm(trình độ chuyên môn). 2.2 Lý thuyết áp dụng Các lý thuyết dựa trên đặc điểm nhân cách: bao gồm lý thuyết của Parsons mang tên nhân cách và yếu tố, lý thuyết của Holland, và lý thuyết nhu cầu của Ann Roes. Parsons cho rằng, thông qua việc làm các trắc nghiệm tâm lý sẽ phát hiện ra nhữn đặc điểm nhân cách khác nhau của mỗi con người. Sau khi tìm ra các đặc điểm nhân cách của mỗi cá nhân, giúp những cá nhân đó tìm hiểu về phân loại các công việc đang có trong thị trường lao động. Và việc làm cuối cùng là kết hợp giữa những đặc điểm nhân cách với những việc làm phù hợp. Người phát triển quan điểm của Parsons chính là Williamson. Theo các tác giả của trường phái này, những đặc điểm nhân cách của mỗi con người sẽ được đo đạc một cách hết sức chính xác và việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ tiến hành một lần trong đời. Holland cho rằng đặc điểm nhân cách của một con người cần phải được xem xét trong sự thống nhất với môi trường nghề nghiệp. Theo Holland có 6 kiểu nhân cách cơ bản đó là: kiểu thực tế, kiểu khám phá, kiểu nghệ sĩ, kiểu xã hội, kiểu quyết đoán,
kiểu truyền thống/bảo thủ. Holland cũng cho rằng hầu hết các môi trường làm việc sẽ phù hợp với những kiểu loại nhân cách đã được liệt kê ở trên. Holland đưa ra ý kiến, quá trình phát triển ở tuổi ấu thơ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của con người sau này. Tuy nhiên, lý thuyết của Holland bị chỉ trích là quá đơn giản và mang tính phân biệt giới. Lý thuyết thứ ba trong phân loại lý thuyết nhân cách là lý thuyết của Ann Roe. Nhấn mạnh sự tương tác giữa con người và môi trường trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp. Lý thuyết của Roe bắt nguồn từ phân tâm học, những kinh nghiệm từ thuở ấu thơ sẽ liên quan chặt chẽ đến việc lựa chọn nghề nghiệp sau này. Roe cho rằng vô thức có vai trò quan trọng trong quá trình quyết định nghề nghiệp. Việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ giúp mối cá nhân thỏa mãn nhu cấu của bản thân mình. Lý thuyết của Roe cũng gắn chặt với thang nhu cầu của Maslow. Những nhu cầu cơ bản của con người cần phải được thỏa mãn trước khi thõa mãn những nhu cầu
tiếp theo và việc tìm kiếm nghền nghiệp nhằm thõa mãn nhu cầu cơ bản. Roe đã đưa ra 8 lĩnh vực nghề nghiệp đó là: dịch vụ, kinh doanh, tổ chức, công nghệ, việc ngoài trời, khoa học, văn hóa, nghệ thuật, giải trí. Các lý thuyết dựa trên quá trình phát triển: Tất cả các lý thuyết về quá trình phát triển đều tập trung tìm hiểu các giai đoạn thay đổi trong cuộc sống con người và ảnh hưởng của những thay đổi trong các giai đoạn phát triển của con người đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân. Theo Ginzberg thì việc phát triển nghề nghiệp có 3 giai đoạn chính.(1) Giai đoạn yêu thích, giai đoạn này kéo dài đến 11 tuổi.(2) Giai đoạn chú ý, tập trung, từ 11 tuổi đến 17 tuổi. Đay là giai đoạn khả năng và mối quan tâm của cá nhân cần được kiểm nghiệm.(3) Giai đoạn thực tế, từ 17 tuổi trở lên. Ở giai đoạn này, những lạu chọn được đưa ra dựa trên sự cân nhắc về khả năng, nhu cầu. Lý thuyết của Gottfredson được gọi là lý thuyết điều kiện và thỏa hiệp. Gottfredson lấy khái niệm cái tôi “self-concept” là một thành phần quan trọng trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Có 4 giai đoạn chính trong phát triển nghề nghiệp. (1)
Giai đoạn định hướng về khả năng và giới hạn từ 3 đến 5 tuổi.(2) Giai đoạn định hướng về vai trò giới từ 6 đến 8 tuổi. (3) Giai đoạn định hướng các giá trị xã hội, từ 9-13 tuổi.(4) Giai đoạn định hướng cho bản thân với những đặc điểm và giá trị duy nhất, từ 14 tuổi trở lên. Lý thuyết dựa trên quá trình xử lý thông tin, lựa chọn: những người theo lý thuyết này tập trung vào cách thức mỗi cá nhân ra quyết định trong lựa chọn nghề nghiệp. Lý thuyết của Tiedeman có tên là lý thuyết về mô hình cá nhân hóa. Cá nhân lựa chọn nghề nghiệp như thế nào gắn chặt với việc xác định bản sắc cái tôi của mình. Tiedeman cho rằng, mỗi cá nhân hoàn toàn có năng lực lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân mình.
2.3 Thực trạng và nguyên nhân của sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp. 2.3.1 Nguyên nhân của sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp. Do đặc điểm tâm – sinh lý của nam giới và nữ giới có sự khác nhau nên việc chọn nghề cũng khác nhau. • Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không bị ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nhất là các công việc nặng nhọc, hay di chuyển, có nhiều cơ hội tìm việc làm hơn nữ giới • Nữ giới: trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự nhạy cảm và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp. Phong cách làm việc trong các lĩnh vực mang tính mềm dẻo, ôn hòa, dịu dàng, ân cần… biểu thị sự quan tâm chăm sóc đến người khác, là phong cách làm việc “cộng tác” và hợp tác. Những đặc điểm này giúp cho nữ có ưu thế phát triển kĩ năng thương thuyết, tư vấn, khuyến khích động viên người khác làm việc vì mục đích của cộng đồng. • Do đặc điểm giới tính, có những lĩnh vực số lượng lao động nữ thấp hơn nam giới như công nghiệp nặng, khai thác khoáng sản, xây dựng, ngược lại có lĩnh vực lao động nữ cao hơn năm giới: hơn 60% lao đông nông nghiệp, 70% trong ngành
dệt may, 60% trong chế biến lương thực. Các công việc của phụ nữ được trả lương thấp hơn so với các công việc của nam giới( Theo điều tra lao động và việc làm của Bộ lao động, thương binh và xã hội năm 2000 – 2003) •
Trong công việc phụ nữ khó cạnh tranh so với nam giới là những người có sức
khỏe, trình độ cao hơn, lại rảnh hơn so với các chức năng tái sinh sản: tái sinh sản sinh học và tái sinh sản sức lao động. Nhiều nhà tuyển dụng không muốn tuyển phụ nữ vì ngại thực hiện chính sách xã hội và năng suất bị giảm sút. Tình trạng thất nghiệp của phụ nữ đã khiến họ phải chấp nhận các công việc nặng nhọc, lương thấp và chế độ làm việc không đảm bảo
• Công việc gia đình và thiên chức làm mẹ cũng gây bất lợi cho phụ nữ trong tuyển dụng lao động. Theo Sở lao đông- Thương binh và xã hội Thành Phố Hà Nội, cho biết từ đầu năm đến nay, chỉ có 4 trong số hàng trăm doanh nghiệp ở địa bàn đăng kí sử dụng nhiều lao động nữ. Vì nhận phụ nữ vào làm, sự đóng góp của phụ nữ cho lợi nhuận của doanh nghiệp chưa thấy đâu đã thấy phải trả rất nhiều khoản như: chế độ thai sản, giờ cho con bú… Vì điều này mà ngay cả chủ doanh nghiệp là nữ cũng rất ngại khi nhận lao động nữ. Do quan niệm của xã hội • Theo quan niệm phong kiến, nam giới có quyền tham gia việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, gánh vác trách nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ trông nom việc nhà, con cái. Nam giới có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa hành, phục vụ chồng con. •
Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới, không có bất kỳ quyền định
đoạt gì kể cả đối với bản thân. Đặc biệt đối với các nước Châu Á, có quan niệm trọng nam khinh nữ: nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô, điều đó thể hiện sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn toàn giá trị nữ giới. Do đặc diểm, nhu cầu của nghề nghiệp. •
Trong việc tuyển dụng lao động vào các công ty đăng trên các báo cho thấy,
nhiều công ty chỉ tuyển lao động nam mặc dù công việc cũng phù hợp với lao động nữ, hoặc có những thông báo tuyển dụng cùng một ngành như nhau, ngành học như nhau, nhưng yêu cầu đới với nữ phải có bằng tốt nghiệp loại giỏi, còn nam chỉ cần loại trung bình. Điều này tạo nên những điều kiện khó khăn khiến cho phụ nữ khó tiếp cận với những công việc phù hợp với khả năng của mình. •
Sự lựa chọn nghề nghiệp theo thời gian làm việc.
Trong cuộc sống, người phụ nữ đảm nhận nhiều vai trò khác nhau. Ngoài những vai trò trong xã hội người phụ nữ còn đảm nhận những vai trò nhất định trong gia đình. Do đó quỹ thời gian của người phụ nữ hạn chế hơn nam giới. Dẫn đến người phụ nữ lựa chọn những ngành nghề cần ít thời gian làm việc.
2.3.2. Thực trạng về sự khác biệt giới trong lựa chọn nghề nghiệp Việt Nam là một trong những nước có tỷ lên nữ tham gia hoạt động kinh tế ở mức cao (83% so với nam giới 85%). Phụ nữ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tham gia ngày càng nhiều hơn trong khu vực phi nông nghiệp, đặc biệt là các ngành và lĩnh vực kinh tế có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao. Theo Điều tra lao động – việc làm năm 2007 của tổng cục thống kê, tỷ lệ
lao động nữ từ 15 tuổi trở lên làm công việc khai khoáng chỉ chiếm 31,1%, trong khi đó nam giới chiếm 68,9%; tham gia hoạt động khoa học và công nghệ thì nữ chiếm 34% và nam chiếm 66%; quản lý nhà nước về an ninh, quốc phòng,bảo đảm xã hội thì nữ chiếm 24,7% và nam giới chiếm 75.3%. Phụ nữ chỉ mới chiếm trên 5% tổng số giáo sư, phó giáo sư trong nghề dạy học và nghiên cứu. Tuy vậy, có một số công việc vốn được coi là “truyền thống” của phụ nữ thì tỷ lệ nữ tham gia vẫn còn rất cao. Chẳng hạn, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chiếm 71,6%, trong khi nam giới chỉ chiếm 28,4%; giáo dục đào tạo, nữ chiếm 69,2% và nam chiếm 30,8%; y tế và cứu trợ xã hội, nữ chiếm 59,6%, nam chiếm 40,4%. Nhìn chung, phân bố cơ cấu nam, nữ trong các ngành nghề cho thấy, nam giới vẫn thường chiếm tỷ lệ cao hơn ở những nhóm việc như công nhân, lãnh đạo, công việc chuyên môn kỹ thuật và lực lượng vũ trang. Phụ nữ thường chiếm tỷ lệ cao ở một số nhóm nghề khác như nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng. Mặc dù chưa có số liệu thống kê chính thức, phụ nữ cũng tham gia rất nhiều vào lực lượng lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, ước tính khoảng 70% đến 80%. Về chuyên môn và kỹ năng, tỷ lệ phụ nữ được đào tạo ở tất cả các hình thức đều thấp hơn nam giới, trong khi tỷ lệ phụ nữ tự học lại cao hơn hẳn nam giới. Về vị thế nghề nghiệp, phụ nữ được đề nghị tuyển dụng ở nhóm việc nhân viên, còn nam giới được đề nghị vào vị trí lãnh đạo nhiều hơn hẳn nữ giới. Cũng bàn về việc này nhưng sự khác biệt giới tính trong lựa chọn nghề nghiệp lại diễn ra khá phổ biến trong nhận thức của các bậc phụ huynh khi định hướng nghề nghiệp cho con. Bài viết “Về dự định nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong bối cảnh phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta” của Nguyễn Thị Lan cho biết sự khác biệt trong lựa chọn nghề nghiệp theo giới: Các nhóm nghề 1. 2. 3. 4.
5. 6. 7. 8. 9.
Công chức, viên chức Giảng dạy Công nhân Kinh doanh Cán bộ kỹ thuật Nghiên cứu khoa học Diện viên nghệ thuật Cán bộ y tế Nghề khác
Giới tính Nam 19.6 18.6 1.0 25.3 19.1 10.3 0 2.6 3.6
Nữ 35.5
12.3 1.1 16.8 13.5 8.4 1.9 3.9 6.5
So sánh việc lựa chọn nghề nghiệp cho con khi chúng trưởng thành theo các tiêu chí nhân khẩu. Cho thấy có tới 35.5% phụ nữ chọn nghề công chức, viên chức cho con trong khi chỉ có 19.6% nam giới lựa chọn nghề này cho con. Đối với nghề kinh doanh 25.3% nam giới dự định cho con theo nghề kinh doanh chỉ có 16.8% nữ giới lựa chọn nghề kinh doanh cho con. Lý giải sự khác biệt giữa nam và nữ trong lựa chọn một số nghề là do sự khác biệt giới quy định: phụ nữ vốn bản tính thích sự ổn định và ít mạo hiểm hơn nam giới. Đối với họ nghề công chưc, viên chức không chỉ được xem là một nghề nhàn nhã “Mưa không đến mặt nắng không đến đầu” mà vẫn có thu nhập ổn định đảm bảo được cuộc sống và có nhiều thời gian giành cho gia đình và con cái; trong khi kinh doanh là nghề vất vả không ổn định và đầy mạo hiểm Sự khác biệt giới một phần do sự khác biệt trong cấu tạo não bộ giữa nam và nữ. Đặc điểm đặc trưng của não bộ nam giới khiến cho hoạt động của não bộ phần lớn thiên về lý giải một cách tập trung và xây dựng mọi thứ một cách có hệ thống. Trong khi đó hoạt động não bộ của phụ nữ phần lớn lại thiên về hoạt động cảm xúc. Đối với các công việc mang tính kết hợp nhiều thao tác cần sự tỷ mỷ khéo léo, phụ nữ luôn thực hiện tốt hơn so với nam giới (Nghiên cứu của chuyên gia tâm lý học_K.Laws tại trường ĐH Anh) cho thấy điều đó.
III.Kết luận Giới có liên quan đến tất cả mọi lĩnh vực và mọi cấp độ phát triển. Sự khác biệt giới là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới lựa chọn nghề nghiệp của mỗi cá nhân, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta hiện nay thì việc chọn cho mình một công việc phù hợp thì không phải dễ, nhất là đối với phụ nữ. Phụ nữ do đặc điểm sinh học là phái yếu, khả năng ngôn ngữ, biểu cảm tốt nhưng do vai trò giới quy định phụ nữ phải đảm nhiệm chức năng tái sản xuất sinh học, tái sản xuất sức lao động nên phụ nữ thường có xu hướng lựa chọn những công việc nhẹ nhàng, tốn ít thời gian. Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng mà giới quy định. Ngược lại nam giới là trụ cột trong gia đình, là phái mạnh có sức khỏe tốt, quyết đoán trong giải quyết công việc vì vậy nam giới thường đảm nhiệm chức năng gánh vác gia đình kiếm tiền để nuôi sống gia đình. Chính vì vậy họ có nhiều thời gian đầu tư cho công việc, năng lực của họ ngày càng được nâng cao, hơn nữa cơ hội và điều kiện thăng tiến của nam giới tốt hơn phụ nữ cho nên các vị trí lãnh đạo được nam giới đảm nhiệm nhiều hơn nữ giới. Qua đây cho thấy, phụ nữ hay nam giới lựa chọn nghề nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm giới. Nữ giới chọn ngành nghề như: giáo viên, nông nghiệp, buôn bán nhỏ, nhân viên văn phòng,… những công việc nhẹ nhàng phù hợp với đặc điểm của mình. Còn nam giới thì làm những công việc như: công an, kỹ sư, lãnh đạo, xây dựng,… đòi hỏi phải có sức khỏe và thể lực tốt hơn nữa họ có nhiều thời gian để làm việc.
Tài liệu tham khảo 1. Tạp chí tâm lý học số 3(108), 3-2008, “Về dự định nghề nghiệp cho con của các bậc cha mẹ trong bối cảnh phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta” của Nguyễn Thị Lan 2. Nghiên cứu của chuyên gia tâm lý học_K.Laws tại trường ĐH Anh
3. Theo điều tra lao động – việcc làm năm 2007 của tổng cục thống kê
Vấn đề giới trong nghề nghiệp
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 531.58 KB, 15 trang )
* HOẠT ĐỘNG 1:
GIỚI THIỆU MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC.
– Hãy đối lại bằng những câu ca dao, bài thơ, bài hát có ý nghóa ngược với những câu trên? – Bạn hãy đọc một số câu ca dao, tục ngữ hoặc hát về nghề nghiệp có yêu cầu nghề dành cho phái nam hoặc phái nữ? – Trong chọn nghề có chú ý tới vấn đề nam, nữ hay không? Chủ đề này chúng ta sẽ tìm hiểu về vai trò, ảnh hưởng của giới –giới tính khi chọn nghề.
* HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ“GIỚI TÍNH”,“GIỚI”VÀ VAI TRÒ GIỚI. 1. Khái niệm “giới tính” và “giới”: -Bạn hiểu thế nào về giới và giới tính? a. Khái niệm giới tính: Giới tính chỉ sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học. Mỗi giới có một chức năng sinh học đặc thù và giống nhau không phân biệt màu da, dân tộc. Sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ về mặt sinh học là mang tính đặc trưng và không thể thay đổi được. Giới tính thể hiện tính ổn đònh, bất biến về mối tương quan giữa hai giới về chức năng sinh sản, cụ thể là phụ nữ có thể mang thai, sinh con, còn nam giới thì không có khả năng đó. Chức năng riêng biệt cho mỗi giới tính ở mọi nơi trên Trái Đất đều giống nhau.
b. Khái niệm giới: Giới là mối quan hệ và tương quan giữa nữ giới và nam giới trong một bối
cảnh cụ thể. Giới nói lên vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy đònh cho nam và nữ, bao gồm việc phân công lao động, phân chia các nguồn lợi ích cá nhân. Do được quy đònh bởi các yếu tố xã hội nên giới và các quan hệ của giới không giống nhau và mang tính bất biến. các hoàn cảnh xã hội khác nhau quan hệ giới cũng khác nhau. Vai trò giới có thể thay đổi theo thời gian và các nhân tố kinh tế xã hội khác. Khi được sinh ra, vì chưa tham gia sinh hoạt xã hội nên mỗi người chúng ta không có sẵn những đặc tính về giới, mà chúng được hình thành trong mối quan hệ gia đình, xã hội và nền văn hoá chung của mỗi nước.
2. Vai trò của giới trong xã hội: * Vì sao có phong trào đòi bình đẳng giới? Nam giới và nữ giới đều thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình trong cuộc sống. Đó là: – Tham gia công việc gia đình. – Tham gia công việc sản xuất. – Tham gia công việc cộng đồng. Tuy nhiên, có nhiều điểm khác nhau giữa nữ giới và nam giới trong việc thực hiện ba vai trò trên, đó là: – Nữ giới bò chi phối bởi gánh nặng công việc gia đình, ít được nghỉ ngơi, hưởng thụ những lợi ích về vât chất và tinh thần, ít có cơ hội học tập, tiếp cận thông tin mới. Do vậy, trình độ hạn chế, vò trí xã hội thấp. – Một số nơi, công việc của phụ nữ thường là lao động giản đơn, nặng nhọc, đòi hỏi kó thuật thấp nên thu nhập thấp. Vì vậy, đòa vò kinh tế thấp. – Trong công việc cộng đồng, phụ nữ ít được tham gia quản lí lãnh đạo. Vì vậy vò trí quyền lực thấp. Em hãy liệt kê hết mọi khả năng theo mẫu sau: Vì tôi là con gái, tôi có thể:…………………………………………………………………………………………… Vì tôi là con trai, tôi có thể: …………………………………………………………………………………………..
=>Vai trò giới trong gia đình và xã hội được thể hiện rất rõ ràng.Vậy trong hoạt động nghề nghiệp vai trò giới ảnh hưởng như thế nào?
* HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TRONG VIỆC CHỌN NGHỀ. -Trong thực tế việc chọn nghề giữa nam giới và nữ giới có giống nhau không? Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới? 1. nh hưởng của giới trong chọn nghề. Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, các học sinh nữ tìm hiểu nghề trong phạm vi hẹp hơn các học sinh nam. Điều này xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng vai trò xã hội của giới trong khi tìm hiểu nghề. Do vậy, cần có sự phối hợp của giáo dục, tư vấn và y học để làm giảm đi ấn tượng về vai trò giới trong chọn nghề. Các em thường có một ấn tượng rất sớm về những ngành truyền thống cho giới nam và nữ. Các em gái thường chọn những ngành truyền thống cho phái mình như: Dạy học, bác só, thợ may… và không chọn những nghề đòi hỏi có trình độ quản lí cao. Học sinh nữ thường không chọn những chuyên ngành như bác só phẫu thuật, những ngành thuộc lónh vực khoa học tự nhiên tự nhiên, kó thuật… -Nếu nghề dạy học như THCS,THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì? Cũng sẽ không hay khi phần lớn giáo viên phổ thông là nữ, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc hình thành và phát triển tính cách của học sinh. ==>Giúp học sinh thấy được những môi trường làm việc đa dạng của các nghề, tránh việc hiểu thiên lệch về nghề lao động nặng và nghề lao động nhẹ. Nhất là trong điều kiên khoa học phát triển, điều kiện làm việc đã được cải tiến làm giảm sức lao động của con người.
2. Sự khác nhau của giới trong chọn nghề: Do đặc điểm tâm – sinh lí của nam và nữ có sự khác nhau nên việc chọn nghề cũng khác nhau.
Nữ giới: * Điểm mạnh: Một số phẩm chất tâm lí của nữ giới ưu việt hơn nam giới đó là trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, sự nhảy cảm và tinh tế trong ứng xử, giao tiếp… Do những đặc điểm tâm – sinh lí này mà phong cách làm việc của giới nữ mang tính mềm dẻo, ôn hoà, dòu dàng, ân cần… biểu thò sự quan tâm chăm sóc đến người, là phong cách làm việc “cộng tác” và “ hợp tác”. Những đặc điểm này giúp cho giới nữ có ưu thế phát triển kó năng thương thuyết, tư vấn, khuyến khích động viên người khác làm việc vì mục đích của cộng đồng… là những kó năng của nhóm nghề có đối tượng là con người.
* Một số hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm đó, còn có những yếu tố gây cản trở đến hoạt động lãnh đạo, quản lí của nữ giới như: – Sức khoẻ và đặc điểm tâm – sinh lí: Do cấu tạo của cơ thể nữ như hệ cơ xương nhỏ và yếu hơn nam giới; các chu kì kinh nguyệt; thời kì mang thai, sinh đẻ và nuôi con nhỏ kéo dài… – Nhận thức của bản thân người phụ nữ còn nặng đối với thiên chức “làm mẹ”, “làm vợ”, do đó đã hạn chế khả năng của chính mình. – Nhận thức của nhiều em học sinh nữ còn mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin vào chính bản thân mình trong quá trình chọn nghề. Do vậy, trong quá trình chọn nghề, HS cần phải chú ý tới vấn đề giới. Đối với các em nữ có khả năng về sức khoẻ, có năng lực, mạnh dạn đi vào những nghề được coi là truyền thống của nam giới nếu các em yêu thích nghề đó.
Nam giới:
Do hệ cơ xương lớn hơn phụ nữ, không bò ảnh hưởng của việc sinh con nên phù hợp với hầu hết các công việc nặng nhọc hay di chuyển. -Hạn chế: Khả năng ngôn ngữ, sự nhạy cảm …
3. Mối quan hệ của giới với đặc điểm, yêu cầu nghề nghiệp:
Trong quá trình tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu của nghề em cần phải biết các mức độ phù hợp nghề (Đã học ở chủ đề 1),cần phải chú ý những yếu tố thể hiện giới: : Hs nêu 1 số ví dụ? – Em rất phù hợp với nghề này. Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em? – Em phù hợp với nghề này. Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em? – Em tương đối phù hợp với nghề này. Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em? – Em không phù hợp với nghề này. Tại sao? Những điểm gì là khó khăn đối với em? Ví dụ: Nghề lái xe ở nước ta vẫn được coi là nghề của nam giới.
=> Hs thảo luận, tìm ra những nghề mà tỉ lực lượng lao động nữ cao, những nghề mang tính trung lập về giới và những yêu cầu về giới rõ ràng.
4. Một số nghề phụ nữ nên và không nên làm: -Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ giới không nên làm?Tại Sao?
a. Một số nghề phụ nữ không nên làm: – Những nghề có môi trường độc hại. – Những nghề hay phải di chuyển đòa điểm làm việc. – Một số nghề lao động nặng nhọc. Dưới đây là một số nghề hạn chế tuyển dụng phụ nữ do nội dung, hình thức lao động không phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lí nữ giới.
TT Tên nghề 1 Đo đạc, thăm dò, khai thác và sàng tuyển Trắc đòa Khoan thăm dò Khoan dầu khí Đòa vật lí Khảo sát công trình Thợ lặn Khai thác dầu khí Vận hành máy khai thác hầm lò Khai thac mỏ hầm lò Vận hành máy khoan Cơ giới sản xuất đá
2 Luyện kim, cán, chế biến than Luyện gang Luyện thép
Luyện chì và kẽm Luyện sắt xốp, sắt hạt Luyện thiếc và ăng ti mon Cán thép Cán thép kim loại màu 3 Điện Vận hành thiết bò tua bin hơi Vận hành thiết bò tua bin khí Vân hành thiết bò tua bin nước Vận hành tổ máy phát điện điêzen Vận hành sữa chữa đường dây và trạm
4
Xây dựng Xậy dựng kết cấu chòu lửa Xây dựng đường dây cao áp Xây lắp trạm biến áp Lắp ráp cầu Lắp đặt dàn khoan
5
Vân hành máy thi công Vận hành máy thi công nền Vận hành máy thi công mặt Vận hành tàu cuốc, tàu hút bùn
6
7
Giao thông vận tải Lái tàu hoả đầu máy hơi nước Lái tàu hoả đầu may điêzen Lái tàu sông Vận hành máy tàu sông Vận hành máy tàu biển Thuỷ thủ tàu biển Vận hành cân trục nổi Vận hành cần trục tháp Thông tin bưu điện Kó thuật dây máy Kó thuật cáp thông tin Quản lí lắp đặt ăng ten Cơ cấu báo vụ hàng hải
b. Một số nghề phù hợp với sức khoẻ và điều kiện của phụ nữ: Những nghề thuộc ngành Thương nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Công nghiệp nhẹ, Du lòch, Ngân hàng, Tài chính tín dụng, Bưu điện, Dòch vụ công cộng, Y tế, Nông nghiệp, Công nghiệp chế biến…
Tổng kết: Trên thực tế, đa số các nghề cả nam giới và nữ giới đều làm được Ví dụ:Những việc nội trợ nam giới làm cũng rất tốt. Hiện nay xã hội đang có nhiều thay đổi, có nhiều việc mà trước đây tưởng chừng phụ nữ không thể làm được thì ngày nay nhờ vào tiến bộ khoa học- kó thuật họ cũng đã
làm được. Ví du: Nghề lái xe ô tô, bác só ngoại khoa, các công việc áp dụng công nghệ cao… Tuy vậy, có một số công việc phụ nữ không nên làm vì thường xuyên phải đi xa, quá nặng nhọc hoặc nguy hại đến sức khoẻ và ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con cái Ví dụ: Khảo sát công trình, một số nghề trong ngành luyện kim… Có thể tổ chức một số trò chơi theo chủ đề này./.
1. Đôi nét trong vấn đề giới trong chọn nghề
1.1. Khái niệm giới
Để hiểu rõ hơn về yếu tố giới trong chọn nghề thì thứ nhất các bạn cần phải hiểu giới là gì ? Các bạn hoàn toàn có thể hiểu đơn thuần giới trong giới tính, là từ được sử dụng để chỉ sự khác nhau về mặt sinh học giữa nữ với nam trong xã hội và mỗi giới sẽ chiếm hữu những công dụng đặc trưng. Đương nhiên trong giới tính không có sự phân biệt giữa sắc tố da, dân tộc bản địa hay khu vực địa lý, … Giới là mối quan hệ cũng như sự tương phản giữa nam nữ trong xã hội đơn cử, nó biểu lộ được cả những vai trò, tính năng, nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm và quyền lợi và nghĩa vụ mà xã hội đã pháp luật, gồm có việc phân công lao động, phân loại nguồn quyền lợi cá thể. Tuy nhiên những lao lý hay về những điều trên đều hoàn toàn có thể biến hóa theo thời hạn, đặc biệt quan trọng là vai trò ( tham gia việc làm mái ấm gia đình, tham gia việc làm hội đồng, tham gia việc làm sản xuất ). Đôi nét trong yếu tố giới trong chọn nghề
1.2. Sự ảnh hưởng của giới trong chọn nghề
Thông thường các bạn học viên khi đứng trước ngã qua cuộc sống, phải đưa ra được những quyết định hành động quan trọng, mang tính trọng đại trong tương lai thì thường sẽ lựa chọn theo sở trường thích nghi hoặc sự xu thế của mái ấm gia đình. Có thể sự xuất phát của việc đưa ra quyết định hành động đều dựa trên yếu tố giới tính nam, bởi sở trường thích nghi, năng lực, trí hướng, khát vọng làm giàu … giữa nam với nữ cũng khác nhau. Trên trong thực tiễn thì các bạn nam cũng sẽ có nhiều thời cơ lựa chọn nghề nghiệp hơn, phong phú nghành hơn và phái đẹp khi chọn nghề cũng sẽ có một vài hạn chế nên không ngành nghề cũng có khoanh vùng phạm vi hẹp hơn. Trong nội dung phía dưới tôi sẽ nghiên cứu và phân tích cụ thể hơn về việc hạn chế này.
Sự khác biệt khi lựa chọn nghề nghiệp của đàn ông và phụ nữ
Thứ sáu, 14/07/2017 – 11 : 33Mặc dù xã hội ngày càng biến hóa, phái mạnh và phái yếu có vẻ như vẫn lựa chọn đi những hướng đi ngược chiều nhau .Sự độc lạ khi lựa chọn nghề nghiệp của đàn ông và phụ nữKhoan tường, đục đẽo – những việc nặng vốn được coi là của đàn ông. Trang điểm, dạy học hay chăm nom người khác là việc của phụ nữ. Tuy nhiên, những định kiến này có lẽ rằng đã quá lỗi thời vì giờ đây, quyền bình đẳng giới được bàn tới khi phái mạnh và phái yếu hoàn toàn có thể làm những việc tựa như nhau. Tuy nhiên, trong nhiều ngành nghề đơn cử, sự phân hóa giới tính vẫn còn hằn sâu .Tại Đức, cứ 1 phái mạnh làm nghề giáo hay trang điểm, y tá lại có 9 phái đẹp làm nghề này. Để khám phá yếu tố này, Cục thống kê Đức đã quyết định hành động mở một cuộc tìm hiểu để nhìn nhận về giới tính và ngành nghề trong suốt 20 trở lại đây. Kết quả là một nửa số phái mạnh và 1/3 số phái đẹp hiện vẫn thao tác trong những ngành nghề mà giới tính của họ chiếm hầu hết .Những định kiến vẫn phần nào ăn sâu vào lối tâm lý của nhiều người. Theo thống kê tại Đức, chỉ 10 % phụ nữ thao tác trong những nghề nghiệp được coi là của phái mạnh và nếu có làm trong ngành đó, họ cũng không có nhiều thời cơ bằng phái mạnh. Thêm nữa, cũng sẽ không có gì lạ khi chỉ 10,3 % số thợ cắt tóc tại Đức là phái mạnh hay 8,7 % phái mạnh làm y tá, điều dưỡng viên và chỉ 7,2 % là giáo viên mần nin thiếu nhi .Những số liệu này gần như là không biến hóa trong suốt 40 năm qua. Trong tương lai, kỳ vọng bằng việc giáo dục không phân biệt giới tính, số lượng này sẽ biến hóa đáng kể .
Theo VTV.VN
ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM
Ngày càng nhiều người Mỹ ủng hộ làm việc tại nhà sau đại dịch
Phụ nữ toàn cầu mất 800 tỷ USD trong thu nhập năm 2020 vì dịch Covid-19
Khoa học máy tính – lĩnh vực không chỉ dành riêng cho nam giới
Số hóa thách thức giáo dục nghề ở Đức và cách tiếp cận
Anh: Nhiều phụ nữ bị tổn hại khi con học tại nhà vì cách ly do Covid-19
Việc thiếu phụ nữ có thể đe dọa sự ổn định toàn cầu
Phụ nữ tuổi trung niên làm gì để tránh nguy cơ thất nghiệp?
Nam giới “tròn trịa” được yêu thích hơn nam giới “cơ bắp”
Vấn đề giới trong chọn nghề
Giới tính không những thể hiện tính bất biến và đặc điểm về phương diện sinh học tập Ngoài ra chi phối hận đến việc chọn lựa nghề nghiệp và công việc. Vậy tác động của giới vào vấn đề lựa chọn nghề như vậy nào? Hãy tò mò vấn đề này qua bài xích share tiếp sau đây.
Bạn đang xem: Vấn đề giới trong chọn nghề
Sự khác biệt khi lựa chọn nghề nghiệp của đàn ông và phụ nữ
|