Cách xác định từ láy – Tài liệu text

Cách xác định từ láy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.06 KB, 1 trang )

Xem thêm: Bài văn tả khu vui chơi giải trí mà em thích nhất – Văn mẫu lớp 5

CÁCH XÁC ĐỊNH TỪ LÁY
1. Cách xác định từ láy: Từ láy và từ ghép phần lớn là những từ gồm hai
tiếng. Muốn phân biệt từ láy với từ ghép trước hết chúng ta phải chú ý đến
quan hệ về âm và quan hệ về thanh giữa các tiếng tạo nên từ đó. Trường hợp
nếu dựa vào quan hệ âm, thanh nhưng không nhận biết được thì chúng ta
phải dựa vào ý nghĩa, trật tự của các tiếng để nhận biết.
1. Mẹo dựa vào âm (mẹo 1):
“Nếu một từ nào đó mà giữa hai tiếng có phụ âm đầu giống nhau hoặc có
phần vần giống nhau hoặc cả âm đầu và vần đều giống nhau thì đó có thể là
từ láy. Trường hợp cả tiếng được lặp lại, ta khẳng định đó là từ láy”.
Ví dụ: xấu xa, sáng sủa, chăm chỉ, bùi ngùi, vui vui… đều là từ láy.
2. Mẹo dựa vào thanh (mẹo 2):
“Trong một số từ láy, tiếng có thanh hỏi thường đi với tiếng có thanh hỏi
hoặc đi với tiếng có thanh sắc, hoặc đi với tiếng có thanh ngang; tiếng có
thanh ngã thường đi với tiếng có thanh ngã hoặc đi với tiếng có thanh nặng,
hoặc đi với tiếng có thanh huyền. Nếu một từ nào đó mà không có sự hài
hòa về thanh như ở trên thì đó không phải là từ láy”.
Ví dụ: – vui vẻ, mát mẻ, lung tung, …
– đẹp đẽ, lạnh lùng, dễ dãi, … là những từ láy.
* Một số trường hợp (rất ít) có tính chất ngoại lệ không có quan hệ về thanh:
Ví dụ: ngoan ngoãn, bền bỉ, phỉnh phờ,…
* Cách nhớ các thanh điệu cùng nhóm dựa vào hai câu thơ sau:
“Chị Huyền mang nặng, ngã đau
Anh không sắc thuốc, hỏi sao mau lành?”
3. Mẹo dựa vào nghĩa (mẹo 3):
“Nếu một từ nào đó mà cả hai tiếng đều có sự hài hòa về âm và thanh
nhưng cả hai tiếng đều có nghĩa thì từ đó không phải là từ láy”.
Dùng mẹo này, ta sẽ gạt bỏ những từ như: giữ gìn, nghỉ ngơi, hỏi han,… ra
khỏi từ láy.
4. Mẹo đảo trật tự (mẹo 4):
“Nếu một từ nào đó trật tự các tiếng mà đảo ngược được thì đó là từ ghép

tổng hợp chứ không phải là từ láy”.
Dùng mẹo này, chúng ta có thể kết luận những từ như: giữ gìn – gìn giữ, lả
lơi – lơi lả, lơ lửng – lửng lơ, hờ hững – hững hờ,… là từ ghép tổng hợp. Quan
hệ về mặt âm thanh giữa các tiếng trong các từ ghép nói trên là quan hệ có
tính chất ngẫu nhiên.
5. Mẹo tách các tiếng và xen các từ vào giữa (mẹo 5):
“Một từ nào đó nếu tách các tiếng và xen được các từ khác vào giữa thì đó
là từ ghép chứ không phải là từ láy”.
Ví dụ: giữ gìn – gìn vàng giữ ngọc, lả lơi – bướm lả ong lơi,…

tổng hợp chứ không phải là từ láy ”. Dùng mẹo này, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể Tóm lại những từ như : giữ gìn – gìn giữ, lảlơi – lơi lả, lơ lửng – lửng lơ, hờ hững – lạnh nhạt, … là từ ghép tổng hợp. Quanhệ về mặt âm thanh giữa những tiếng trong những từ ghép nói trên là quan hệ cótính chất ngẫu nhiên. 5. Mẹo tách những tiếng và xen những từ vào giữa ( mẹo 5 ) : “ Một từ nào đó nếu tách những tiếng và xen được những từ khác vào giữa thì đólà từ ghép chứ không phải là từ láy ”. Ví dụ : giữ gìn – gìn vàng giữ ngọc, lả lơi – bướm lả ong lơi, …

Source: https://vvc.vn
Category : Giải trí

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay