Mỗi người một hành động sẽ góp phần tạo nên một Hà Nội xanh và sạch

Mỗi người một hành động sẽ góp phần tạo nên một Hà Nội xanh và sạch

Hà Nội là một trong 2 thành phố lớn của cả nước có mật độ dân cư dày đặc. Bởi vậy, yếu tố môi trường đang là hồi chuông báo động đến những con người sống trong môi trường đó. Bởi vậy, Hà Nội đã thực hiện kế hoạch vì một môi trường xanh và sạch nhất. Mỗi người một hành động sẽ góp phần tạo nên một Hà Nội xanh và sạch bằng những hoạt động thiết thực nhất.

Hơn 70% bếp than tổ ong được thay thế

Theo bà Lê Thị Bích Thuỷ, Trưởng phòng Dự án Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở TN&MT Hà Nội), thành phố đã giảm từ 56.670 bếp than tổ ong tháng (1/2017) xuống còn 15.418 bếp, giảm 72,8% tính đến tháng 6/2020. Kết quả trên làm giảm tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí từ nấu ăn cho 160.000 người ở Hà Nội.

Hơn nữa, việc giảm hơn 70% bếp than tổ ong giúp chỉ số PM 2.5 giảm từ 2317 tấn năm 2017 xuống còn 1619 tấn năm 2020, giảm 698 tấn; Khí monocacboxit CO, khí độc trong thành phần bếp than tổ ong giảm từ 26784 tấn xuống còn 8073 tấn;  Lượng khí thải CO2 từ việc sử dụng bếp than tổ ong giảm hơn 382.444 tấn/năm, từ 550.814 tấn năm 2017 xuống còn 168370 tấn năm 2020.

“Nếu Hà Nội thành công vào năm 2021 trong việc chuyển đổi tất cả các bếp than tổ ong thành bếp gas LPG, mức giảm phát thải CO2 ước tính sẽ là 500.000 tấn/năm so với năm 2017. Điều này góp phần giảm tổng 7,5% lượng khí thải CO2 từ khu vực dân cư trên toàn Việt Nam”, bà Lê Thị Bích Thuỷ cho biết thêm.

Trong số các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận duy nhất loại bỏ hoàn toàn được việc sử dụng bếp than tổ ong, huyện Sóc Sơn giảm 99%, huyện Ứng Hòa giảm 98% và quận Long Biên giảm 91%. Trong khi đó, các quận Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai còn tồn tại lượng bếp than tổ ong lớn nhất (hơn 1500 bếp), chiếm 46% lượng khí thải PM2.5 do bếp than tổ ong của toàn thành phố.

Chính thức khởi động Trang web “Hành động vì Hà Nội xanh” 

Theo ông Lê Tuấn Định, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội, cùng với quá trình đô thị hóa và mở rộng thành phố, Hà Nội đã trở thành một trong 17 đô thị lớn nhất thế giới. Tốc độ phát triển nhanh chóng đã khiến Thành phố đang phải chịu những tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường, đặc biệt là sự suy giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống.

Trước thực trạng đó, Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã ban hành và triển khai nhiều chính sách, giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện môi trường nói chung và chất lượng không khí nói riêng. Trong đó có việc ban hành Chỉ thị số 15/CT- UBND ngày 30/10/2019 về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trên địa bàn Thành phố và Chỉ thị số 19/CT-UBNDngày 25/12/2019 về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm, cải thiện chỉ số chất lượng không khí (AQI) trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị nhằm Ra mắt trang web cam kết của công dân mang tên  “Hành động vì Hà Nội Xanh”.

“Trang web “Hành động vì Hà Nội xanh” là trang web đầu tiên trên cổng thông tin của Sở Tài nguyên và Môi trường, kêu gọi công dân đang sinh sống và làm việc tại Thủ đô tiến hành cam kết thực hiện các giải pháp cụ thể theo 5 lĩnh vực: Không khí, chất thải, năng lượng, qui hoạch đô thị, Giao thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố Hà Nội”, Phó Giám đốc Sở TN&MT ông Lê Tuấn Định khẳng định.

Cũng theo ông Định, trong 6 tháng còn lại của năm 2020, thành phố sẽ triển khai nhiều phương án để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bếp than tổ ong, hạn chế tình trạng đốt rơm rạ… để cải thiện chất lượng không khí Thủ đô.

Hệ thống cây xanh đa tầng tán

Để tăng độ phủ xanh cho thành phố, năm 2016, Hà Nội đề ra chương trình trồng một triệu cây xanh đến năm 2020. Thành phố đã đôn đốc các ban, ngành, quận, huyện tích cực tham gia với nhiều hoạt động khác nhau. Nhờ đó, chỉ đến hết năm 2018, thành phố đã hoàn thành mục tiêu này, vượt thời hạn đề ra hai năm. Trong giai đoạn 2019 – 2020, Hà Nội phấn đấu trồng mới 600 nghìn cây xanh. Nhiều khả năng, thành phố lại “về đích” trước thời hạn, bởi đến cuối năm 2019, thành phố đã trồng thêm 320 nghìn cây xanh. Với tốc độ gia tăng nhanh chóng của các phương tiện cơ giới, việc có thêm những hàng cây càng trở nên đáng quý, khi cây xanh góp phần lọc bụi, tăng cường không khí trong lành cũng như tạo bóng mát. Trong việc cải tạo cây xanh đô thị, hệ thống cây xanh đa tầng tán được xem là bước chuyển lớn trong tư duy thiết kế cảnh quan bằng cây xanh. Trước đây, việc phủ xanh được thực hiện một cách cơ học, thì hiện nay, chủng loại cây xanh được nghiên cứu kỹ càng để phù hợp điều kiện đô thị, giảm công chăm sóc, đồng thời tạo dựng những cảnh quan đẹp, xanh, sạch, bảo vệ cho môi trường.

Nguồn: VVC.VN

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay