Hướng dẫn tra cứu mã ngành nghề kinh doanh 2021 | HCMLAW.VN – Luật sư tư vấn pháp luật

Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên trước khi kinh doanh, doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trước khi đăng ký theo quy định của pháp luật tại :

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

1. Tại sao phải tra cứu mã ngành nghề kinh doanh?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định về cách ghi ngành nghề kinh doanh thì:

Điều 7. Ghi ngành, nghề kinh doanh
1. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, theo như quy định trên thì khi đăng ký ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp lựa chọn ngành nghề kinh doanh cấp 4 theo quy định của pháp luật. Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh được thực hiện theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.

2. Hướng dẫn cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Theo pháp luật của Quyết định 27/2018 / QĐ-TTg thì :

“ 1. Danh mục Hệ thống ngành kinh tế tài chính Nước Ta gồm 5 cấp :
Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng vần âm lần lượt từ A đến U ;
Ngành cấp 2 gồm 88 ngành ; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng ;
Ngành cấp 3 gồm 242 ngành ; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng ;
Ngành cấp 4 gồm 486 ngành ; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng ;
Ngành cấp 5 gồm 734 ngành ; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng. ”

Như vậy, ngành nghề cấp 4 là ngành nghề được mã hóa bằng 4 số theo ngành nghề cấp 3 tương ứng. Cụ thể như sau :

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

Cấp 5

Tên ngành

A NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN
01 Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
011 Trồng cây hàng năm
0111 01110 Trồng lúa
0112 01120 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác
0113 01130 Trồng cây lấy củ có chất bột
0114 01140 Trồng cây mía
0115 01150 Trồng cây thuốc lá, thuốc lào
0116 01160 Trồng cây lấy sợi
0117 01170 Trồng cây có hạt chứa dầu
0118 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa
01181 Trồng rau các loại

Trong đó:

A: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là mã ngành cấp 1

01: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan là mã ngành cấp 2

011: Trồng cây hàng năm là mã ngành cấp 3

0111: Trồng lúa là mã ngành cấp 4

01181: Trồng rau các loại là mã ngành cấp 5

Như vậy, khi lựa chọn những ngành nghề kinh doanh khi ĐK doanh nghiệp hay bổ trợ ngành nghề thì phải sử dụng mã ngành cấp 4 để ĐK .

3. Những lưu ý khi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh

Khi tra cứu mã ngành nghề kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Đối với những mã ngành nghề kinh doanh cấp 4 có nội dung “chưa được phân vào đâu” hoặc “khác” thì khi đăng ký ngành nghề sẽ cần phải ghi thêm chi tiết theo mã ngành nghề kinh doanh cấp 5. Cụ thể:

4669 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
46691 Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp
46692 Bán buôn hóa chất khác (trừ loại sử dụng trong nông nghiệp)
46693 Bán buôn chất dẻo dạng nguyên sinh
46694 Bán buôn cao su
46695 Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt
46696 Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép
46697 Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại
46699 Bán buôn chuyên doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu là mã ngành cấp 4. Tuy nhiên do mã ngành cấp 4 không thể hiện rõ nội chung cụ thể của ngành nghề kinh doanh nên khi đăng ký với cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp phải ghi chi tiết theo mã ngành cấp 5.

Ví dụ: 46691- Bán buôn phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất khác sử dụng trong nông nghiệp.
Đối với một số ngành nghề doanh nghiệp muốn kinh doanh nhưng lại không được quy định chi tiết trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg hoặc là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì khi đăng ký doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của Luật chuyên ngành. Cụ thể:

4632 Bán buôn thực phẩm
46321 Bán buôn thịt và các sản phẩm từ thịt
46322 Bán buôn thủy sản
46323 Bán buôn rau, quả
46324 Bán buôn cà phê
46325 Bán buôn chè
46326 Bán buôn đường, sữa và các sản phẩm sữa, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột
46329 Bán buôn thực phẩm khác

Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần luật sư trợ giúp pháp lý để giải quyết sớm vấn đề này, bạn có thể liên hệ ngay với luật sư chúng tôi qua một trong các cách sau:

0777 056 096» Gọi ngay hotline :ở đây» Yêu cầu luật sư gọi lại

» Gửi câu hỏi cho luật sư ở đây

ở đây

» Đặt lịch hẹn với luật sư

ở đây» Yêu cầu luật sư làm giá __________________________________

Source: https://vvc.vn
Category: Kinh doanh

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay