Theo bạn, như thế nào thì được coi là một người biết lắng nghe? Nếu bạn nghĩ lắng nghe thật đơn giản: chỉ cần lắng (lắng đọng, giữ mình ở trạng thái tĩnh, không gây ồn ào) và nghe (chú ý nghe bằng đôi tai xem đối phương đang diễn đạt điều gì), điều đó đúng nhưng chưa đủ và cũng chưa hàm chứa được hết ý nghĩa của sự lắng nghe. Có khi nào chúng ta tự ngộ nhận rằng mình là một người luôn thấu hiểu người khác bằng cách lắng nghe? Và có khi nào chúng ta cho rằng mình có khả năng chỉ cần lắng nghe những gì người khác nói là có thể thấu hiểu những tâm tư của họ? Điều đó thật không dễ một chút nào. Tôi biết một câu sologan rất hay của Công ty Bảo hiểm
Trong Kinh Thánh Tân Ước, thánh Cả Giuse được mô tả với hình ảnh là một người thợ mộc siêng năng làm việc, cùng một tâm hồn công chính, thánh thiện. Một trong những phẩm tính đáng ngưỡng một nhất của thánh nhân là ngài yêu thích sự thinh lặng, sự thinh lặng của ngài biểu hiện bằng một tâm hồn biết lắng nghe, biết thẩu hiểu và luôn sẵn sàng thi hành thánh ý của Thiên Chúa trong mọi biến cố cuộc đời. Sách Huấn ca có một đoạn rất hay mô tả về một tâm hồn yêu thích sự thinh lặng như sau: “Có kẻ thinh lặng vì chẳng biết nói chi, có kẻ thinh lặng để chờ thời, có kẻ thinh lặng mà lại biết điều, có kẻ thinh lặng mà được kể là khôn ngoan.” (x. Hc 20,6.1.5) Với thánh Giuse, ngài yêu thích sự thinh lặng không phải vì ngài là kẻ chẳng biết nói chi nhưng là vì thinh lặng là biểu hiện của một người khôn ngoan, vì qua thinh lặng ngài có thể lắng nghe được tiếng Thiên Chúa. Bàn về sự thinh lặng của thánh nhân chắc hẳn đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết, bài giảng tuyệt vời đề cao phẩm tính đó của ngài. Qua một vài biến cố trong cuộc đời thánh Giuse được Tin Mừng nhắc đến, người viết xin được mượn câu sologan của Prudential để nói lên một vài cảm nhận nho nhỏ trong phẩm tính nổi bật của thánh Cả Giuse – một tâm hồn luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.
Biến cố truyền tin (x. Mt 1,18-25).
Sau khi Đức Maria đã thành hôn với thánh Giuse, nhưng cả hai chưa về chung sống với nhau. Mẹ Maria lại được sứ thần Gapriel truyền tin rằng mẹ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai do quyền năng của Thánh Thần (x. Lc, 1,26-38). Về phần mình, Giuse nhận thấy Đức Maria đã có thai và ngài biết đó không phải là con của mình, xét về khía cạnh tâm lý của một người đàn ông, chắc hẳn ngài cũng buồn bã và thất vọng về người vợ của mình, một thiếu nữ vốn dĩ nổi tiếng là đạo hạnh và hằng kính sợ Đức Chúa. Thật sự không dễ dàng để đón nhận được chuyện này, như thánh sử Mátthêu viết: “Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.” (Mt 1,19) Sự công chính ở đây chắc hẳn được biểu lộ bằng một tình yêu cao thượng, ngài đã chọn cách “kín đáo” tức là im lặng, không la lối um xùm, nhưng âm thầm lìa bỏ.
Nhưng trong giây phút thất vọng cao trào đó, Giuse được sứ thần Chúa hiện đến qua giấc mộng và báo cho biết tường tận về thai nhi trong lòng Đức Maria là của ai, cũng như những việc mình cần phải làm tiếp theo là gì: là đón vợ về nhà, là đặt tên cho người con sắp sinh ra và dĩ nhiên là phải chăm sóc cho cả mẹ lẫn con… Đến lúc này, những nghi ngờ, những dằn vặt trong tâm hồn Giuse như được tháo cởi và ngài tin vào lời của sứ thần, rằng đó là thánh ý Thiên Chúa.
Sự nhân hậu, hiền từ của một con người được biểu hiện qua việc bình tĩnh suy xét và sẵn sàng lắng nghe để cẩn trọng trước những nghi ngờ hay hiểu lầm. Giả như Giuse là một người đàn ông bộc trực, gia trưởng, nóng tính hay thiếu kiềm chế thì có lẽ khi biết Đức Maria có thai, hẳn sẽ làm lớn chuyện mà chẳng cần suy nghĩ đến hậu quả, cả giận thì mất khôn. Nhưng Giuse đã lựa chọn thinh lặng khi chưa hiểu vấn đề, ngài đã thật sự bản lĩnh để kiềm chế bản thân mặc dù trong lòng đầy mâu thuẫn và thất vọng. Sự thinh lặng đó đã giúp Giuse lắng nghe được thánh ý Chúa và càng thấu hiểu hơn về người bạn đời của mình.
Biến cố trốn sang Ai Cập (x. Mt 2,13-23)
Đấng Emmanuel đã hạ sinh tại một ngôi làng hẻo lánh xa xôi an bình, sống trong một gia đình rất đỗi bình thường, có cha có mẹ là những người lao động cũng rất bình thường… những tưởng sống trong hoàn cảnh như vậy sẽ mang lại một cuộc sống êm đềm và bình an, nhưng không, gia đình nhỏ bé đó lại phải đối diện với những thử thách trăm bề. Trước những sóng gió đó, thánh Giuse trong vai trò là người chồng người cha của gia đình, một lần nữa được sứ thần Chúa báo mộng phải đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập vì vua Hêrôđê đang tìm giết con trẻ. Trong giây phút cấp bách, thánh Giuse lại lắng nghe được tiếng Chúa. Ngài không nghi ngờ, không thắc mắc cũng chẳng than phiền nhưng chỉ một lòng mau mắn thi hành.
Người chồng, người cha luôn được coi là trụ cột nâng đỡ mái ấm gia đình, là bờ vai nương tựa của người vợ, của đàn con thơ… trong những gia đình gặp sóng gió gian truân, vai trò của người làm cha làm chồng càng cần được bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc dấn thân, hy sinh bươn chải để nuôi gia đình nhưng còn nằm ở những điều bình dị như biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi băn khoăn lo âu của người vợ, biết lắng nghe những tâm tình của từng đứa con và giúp đỡ khi chúng cần. Thánh Giuse chắc chắn là một mẫu gương như thế, ngài cũng lao động, cũng miệt mài làm việc để trang trải cuộc sống và hơn nữa ngài luôn đồng hành với Đức Maria và con trẻ Giêsu trong những giây phút thăng trầm của kiếp người.
Biến cố lạc mất con (x. Lc 2,41-50)
Có nỗi đau nào đau bằng việc lạc mất đứa con yêu dấu của mình. Nhiều cha mẹ phải dằn vặt cả đời, phải sống trong đau khổ tột cùng khi để lạc mất con. Thánh Giuse và Đức Maria chắc hẳn đã rất lo lắng và đau khổ khi không tìm thấy con trong đoàn lữ hành, thánh Luca thuật lại lời của Đức Maria nói với trẻ Giêsu rằng: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Tin Mừng không ghi lại bất kỳ một phản ứng hay một lời nào của thánh Giuse về sự kiện này, ngài không nổi giận, không quát mắng cũng chẳng đánh đòn con mình… ngài lo lắng đến tột cùng nhưng cũng yêu thương đến tột cùng. Trong giây phút tìm gặp lại con cùng với niềm hạnh phúc khi thấy con mình bình an đã đủ xóa bỏ hết những giận dữ cùng nỗi cực nhọc khi phải chạy ngược xuôi trong lo âu.
Con cái là hoa trái của tình yêu cha mẹ. Khi đôi vợ chồng biết tin họ sắp có con, họ đón nhận tin đó trong hân hoan vui mừng hay lo âu buồn khổ tùy vào mức độ tình yêu mà họ thực sự dành cho nhau. Nếu đủ yêu thương, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc khôn tả vì tình yêu giữa họ đã nảy mầm. Từ đó, họ cùng nhau chăm sóc, dưỡng nuôi, ngóng chờ sự sống của người con bé nhỏ từng ngày từng tháng với niềm hy vọng sự sống triển nở và đứa con chào đời bình an. Thế nhưng trong thực tế có rất nhiều thai nhi bị phá bỏ chỉ vì cha mẹ không đủ tình yêu dành cho nhau, họ sẵn sàng cắt bỏ đứa con là máu mủ của mình không thương tiếc. Cũng vậy, biết bao những đứa trẻ được sinh ra nhưng lại bị bỏ rơi bên vệ đường, trong thùng rác, dưới cống nước… cũng chỉ vì cha mẹ không đủ tình thương dành cho nhau và cho con của mình. Điều đó thật đáng buồn và đau xót biết bao, nhất là đối với những đôi vợ chồng hiếm muộn, hằng khao khát có được một mụn con để cảm nếm cảm giác làm cha làm mẹ, để cùng yêu thương, dưỡng nuôi và chăm sóc một người con.
Thánh Giuse là đại diện cho mẫu người bình thường nhưng không tâm thường. Những tâm hồn bình thường đó được Thiên Chúa tin tưởng trao phó để làm những việc vĩ đại. Vì ngài yêu thích sự thinh lặng nên đã lắng nghe được thánh ý Thiên Chúa, vì ngài thấu hiểu được thánh ý của Thiên Chúa nên ngài đã làm chính xác những gì Thiên Chúa muốn ngài làm trong từng biến cố đan dệt nên cuộc đời của mình. Ngang qua một vài biến cố trong cuộc đời của thánh Cả Giuse, ta nhận thấy ngài là một người chồng thánh thiện xứng danh Bạn trăm năm của Đức Maria, là người cha mẫu mực và đầy trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình. Mặc dù Tin Mừng không thuật lại bất kỳ chi tiết nào nói về việc thánh Giuse chăm sóc cho mẹ Maria và dưỡng dục cho con trẻ Giêsu như thế nào, nhưng thiết nghĩ với một tâm hồn dịu dàng, khiêm nhu, cùng một con tim biết lắng nghe và thấu hiểu của mình, ngài sẽ dành tất cả tình yêu thương và tâm hồn mình để dưỡng nuôi và chăm sóc cách chu đáo cho gia đình. Dù có thiếu thốn vật chất nhưng dư tràn tình thương. Dù có gian truân vất vả nhưng đầy tràn niềm vui và hạnh phúc.
Theo bạn, như thế nào thì được coi là một người biết lắng nghe? Nếu bạn nghĩ lắng nghe thật đơn giản: chỉ cần lắng (lắng đọng, giữ mình ở trạng thái tĩnh, không gây ồn ào) và nghe (chú ý nghe bằng đôi tai xem đối phương đang diễn đạt điều gì), điều đó đúng nhưng chưa đủ và cũng chưa hàm chứa được hết ý nghĩa của sự lắng nghe. Có khi nào chúng ta tự ngộ nhận rằng mình là một người luôn thấu hiểu người khác bằng cách lắng nghe? Và có khi nào chúng ta cho rằng mình có khả năng chỉ cần lắng nghe những gì người khác nói là có thể thấu hiểu những tâm tư của họ? Điều đó thật không dễ một chút nào. Tôi biết một câu sologan rất hay của Công ty Bảo hiểm Prudential là “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu ” và tôi thấy nó nói lên điều cần thiết tối ưu của việc lắng nghe là phải luôn đi kèm với sự thấu hiểu. Có lắng nghe thì mới thấu hiểu, và có thấu hiểu thì mới có thể hành động.Trong Kinh Thánh Tân Ước, thánh Cả Giuse được mô tả với hình ảnh là một người thợ mộc siêng năng làm việc, cùng một tâm hồn công chính, thánh thiện. Một trong những phẩm tính đáng ngưỡng một nhất của thánh nhân là ngài yêu thích sự thinh lặng, sự thinh lặng của ngài biểu hiện bằng một tâm hồn biết lắng nghe, biết thẩu hiểu và luôn sẵn sàng thi hành thánh ý của Thiên Chúa trong mọi biến cố cuộc đời. Sách Huấn ca có một đoạn rất hay mô tả về một tâm hồn yêu thích sự thinh lặng như sau: “Có kẻ thinh lặng vì chẳng biết nói chi, có kẻ thinh lặng để chờ thời, có kẻ thinh lặng mà lại biết điều, có kẻ thinh lặng mà được kể là khôn ngoan.” (x. Hc 20,6.1.5) Với thánh Giuse, ngài yêu thích sự thinh lặng không phải vì ngài là kẻ chẳng biết nói chi nhưng là vì thinh lặng là biểu hiện của một người khôn ngoan, vì qua thinh lặng ngài có thể lắng nghe được tiếng Thiên Chúa. Bàn về sự thinh lặng của thánh nhân chắc hẳn đã có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết, bài giảng tuyệt vời đề cao phẩm tính đó của ngài. Qua một vài biến cố trong cuộc đời thánh Giuse được Tin Mừng nhắc đến, người viết xin được mượn câu sologan của Prudential để nói lên một vài cảm nhận nho nhỏ trong phẩm tính nổi bật của thánh Cả Giuse – một tâm hồn luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.Biến cố truyền tin (x. Mt 1,18-25).Sau khi Đức Maria đã thành hôn với thánh Giuse, nhưng cả hai chưa về chung sống với nhau. Mẹ Maria lại được sứ thần Gapriel truyền tin rằng mẹ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai do quyền năng của Thánh Thần (x. Lc, 1,26-38). Về phần mình, Giuse nhận thấy Đức Maria đã có thai và ngài biết đó không phải là con của mình, xét về khía cạnh tâm lý của một người đàn ông, chắc hẳn ngài cũng buồn bã và thất vọng về người vợ của mình, một thiếu nữ vốn dĩ nổi tiếng là đạo hạnh và hằng kính sợ Đức Chúa. Thật sự không dễ dàng để đón nhận được chuyện này, như thánh sử Mátthêu viết: “Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo.” (Mt 1,19) Sự công chính ở đây chắc hẳn được biểu lộ bằng một tình yêu cao thượng, ngài đã chọn cách “kín đáo” tức là im lặng, không la lối um xùm, nhưng âm thầm lìa bỏ.Nhưng trong giây phút thất vọng cao trào đó, Giuse được sứ thần Chúa hiện đến qua giấc mộng và báo cho biết tường tận về thai nhi trong lòng Đức Maria là của ai, cũng như những việc mình cần phải làm tiếp theo là gì: là đón vợ về nhà, là đặt tên cho người con sắp sinh ra và dĩ nhiên là phải chăm sóc cho cả mẹ lẫn con… Đến lúc này, những nghi ngờ, những dằn vặt trong tâm hồn Giuse như được tháo cởi và ngài tin vào lời của sứ thần, rằng đó là thánh ý Thiên Chúa.Sự nhân hậu, hiền từ của một con người được biểu hiện qua việc bình tĩnh suy xét và sẵn sàng lắng nghe để cẩn trọng trước những nghi ngờ hay hiểu lầm. Giả như Giuse là một người đàn ông bộc trực, gia trưởng, nóng tính hay thiếu kiềm chế thì có lẽ khi biết Đức Maria có thai, hẳn sẽ làm lớn chuyện mà chẳng cần suy nghĩ đến hậu quả, cả giận thì mất khôn. Nhưng Giuse đã lựa chọn thinh lặng khi chưa hiểu vấn đề, ngài đã thật sự bản lĩnh để kiềm chế bản thân mặc dù trong lòng đầy mâu thuẫn và thất vọng. Sự thinh lặng đó đã giúp Giuse lắng nghe được thánh ý Chúa và càng thấu hiểu hơn về người bạn đời của mình.Đấng Emmanuel đã hạ sinh tại một ngôi làng hẻo lánh xa xôi an bình, sống trong một gia đình rất đỗi bình thường, có cha có mẹ là những người lao động cũng rất bình thường… những tưởng sống trong hoàn cảnh như vậy sẽ mang lại một cuộc sống êm đềm và bình an, nhưng không, gia đình nhỏ bé đó lại phải đối diện với những thử thách trăm bề. Trước những sóng gió đó, thánh Giuse trong vai trò là người chồng người cha của gia đình, một lần nữa được sứ thần Chúa báo mộng phải đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập vì vua Hêrôđê đang tìm giết con trẻ. Trong giây phút cấp bách, thánh Giuse lại lắng nghe được tiếng Chúa. Ngài không nghi ngờ, không thắc mắc cũng chẳng than phiền nhưng chỉ một lòng mau mắn thi hành.Người chồng, người cha luôn được coi là trụ cột nâng đỡ mái ấm gia đình, là bờ vai nương tựa của người vợ, của đàn con thơ… trong những gia đình gặp sóng gió gian truân, vai trò của người làm cha làm chồng càng cần được bộc lộ rõ ràng hơn nữa. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc dấn thân, hy sinh bươn chải để nuôi gia đình nhưng còn nằm ở những điều bình dị như biết lắng nghe và thấu hiểu những nỗi băn khoăn lo âu của người vợ, biết lắng nghe những tâm tình của từng đứa con và giúp đỡ khi chúng cần. Thánh Giuse chắc chắn là một mẫu gương như thế, ngài cũng lao động, cũng miệt mài làm việc để trang trải cuộc sống và hơn nữa ngài luôn đồng hành với Đức Maria và con trẻ Giêsu trong những giây phút thăng trầm của kiếp người.Có nỗi đau nào đau bằng việc lạc mất đứa con yêu dấu của mình. Nhiều cha mẹ phải dằn vặt cả đời, phải sống trong đau khổ tột cùng khi để lạc mất con. Thánh Giuse và Đức Maria chắc hẳn đã rất lo lắng và đau khổ khi không tìm thấy con trong đoàn lữ hành, thánh Luca thuật lại lời của Đức Maria nói với trẻ Giêsu rằng: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!” Tin Mừng không ghi lại bất kỳ một phản ứng hay một lời nào của thánh Giuse về sự kiện này, ngài không nổi giận, không quát mắng cũng chẳng đánh đòn con mình… ngài lo lắng đến tột cùng nhưng cũng yêu thương đến tột cùng. Trong giây phút tìm gặp lại con cùng với niềm hạnh phúc khi thấy con mình bình an đã đủ xóa bỏ hết những giận dữ cùng nỗi cực nhọc khi phải chạy ngược xuôi trong lo âu.Con cái là hoa trái của tình yêu cha mẹ. Khi đôi vợ chồng biết tin họ sắp có con, họ đón nhận tin đó trong hân hoan vui mừng hay lo âu buồn khổ tùy vào mức độ tình yêu mà họ thực sự dành cho nhau. Nếu đủ yêu thương, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc khôn tả vì tình yêu giữa họ đã nảy mầm. Từ đó, họ cùng nhau chăm sóc, dưỡng nuôi, ngóng chờ sự sống của người con bé nhỏ từng ngày từng tháng với niềm hy vọng sự sống triển nở và đứa con chào đời bình an. Thế nhưng trong thực tế có rất nhiều thai nhi bị phá bỏ chỉ vì cha mẹ không đủ tình yêu dành cho nhau, họ sẵn sàng cắt bỏ đứa con là máu mủ của mình không thương tiếc. Cũng vậy, biết bao những đứa trẻ được sinh ra nhưng lại bị bỏ rơi bên vệ đường, trong thùng rác, dưới cống nước… cũng chỉ vì cha mẹ không đủ tình thương dành cho nhau và cho con của mình. Điều đó thật đáng buồn và đau xót biết bao, nhất là đối với những đôi vợ chồng hiếm muộn, hằng khao khát có được một mụn con để cảm nếm cảm giác làm cha làm mẹ, để cùng yêu thương, dưỡng nuôi và chăm sóc một người con.Thánh Giuse là đại diện cho mẫu người bình thường nhưng không tâm thường. Những tâm hồn bình thường đó được Thiên Chúa tin tưởng trao phó để làm những việc vĩ đại. Vì ngài yêu thích sự thinh lặng nên đã lắng nghe được thánh ý Thiên Chúa, vì ngài thấu hiểu được thánh ý của Thiên Chúa nên ngài đã làm chính xác những gì Thiên Chúa muốn ngài làm trong từng biến cố đan dệt nên cuộc đời của mình. Ngang qua một vài biến cố trong cuộc đời của thánh Cả Giuse, ta nhận thấy ngài là một người chồng thánh thiện xứng danh Bạn trăm năm của Đức Maria, là người cha mẫu mực và đầy trách nhiệm trong việc chăm sóc gia đình. Mặc dù Tin Mừng không thuật lại bất kỳ chi tiết nào nói về việc thánh Giuse chăm sóc cho mẹ Maria và dưỡng dục cho con trẻ Giêsu như thế nào, nhưng thiết nghĩ với một tâm hồn dịu dàng, khiêm nhu, cùng một con tim biết lắng nghe và thấu hiểu của mình, ngài sẽ dành tất cả tình yêu thương và tâm hồn mình để dưỡng nuôi và chăm sóc cách chu đáo cho gia đình. Dù có thiếu thốn vật chất nhưng dư tràn tình thương. Dù có gian truân vất vả nhưng đầy tràn niềm vui và hạnh phúc.