lẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI – Tài liệu text

lẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.86 KB, 45 trang )

ĐỀ TÀI: lẬP KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN
TẢI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN
1.1 TỔNG QUÁT VỀ KẾ HOẠCH BDSC.
1.1.1 Khái quát về kế hoạch.
a. Khái niệm
Kế hoạch là một bản dự kiến về mục đích, nội dung cũng như phương thức và
các điều kiện để thực hiện một hoạt động nào đó của con người.
Kế hoạch hóa là sự vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào thực tế
SXKD của doanh nghiệp để dự kiến các chương trình mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp trong tương lai. Thực chất của kế hoạch hóa là quá trình dự báo diễn biến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp theo các quy luật phát triển của nó. Muốn xây
dựng kế hoạch đòi hỏi phải nghiên cứu một cách đầy đủ quy luật phát triển của hiện
tượng trong quá khứ, đánh giá đúng đắn hiện tượng tại thời điểm hiện tại để từ đó tiên
đoán đúng quy luật vận động của hiện tượng trong tương lai.
b. Vai trò của kế hoạch
Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kế hoạch là một trong những
công cụ điều tiết của nhà nước. Còn trong phạm vi một doanh nghiệp hay một tổ chức
thì lập kê hoạch là khâu đầu tiên, là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và là
cơ sở để thúc đẩy hoạt động SXKD có hiệu quả cao, đạt được mục tiêu đề ra.
Các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch bởi vì lập kế hoạch cho biết phương
hướng hoạt động trong tương lai,làm giảm sự tác động từ những thay đổi từ môi
trường, tránh được sự lãng phí và dư thừa nguồn lực… và thiết lập nên những tiêu
chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Hiện nay trong cơ chế thị trường có thể thấy
lập kế hoạch có các vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp bao gồm:
Kế hoạch là một trong những công cụ có vai trò trong việc phối hợp nỗ lực của
các thành viên trong một doanh nghiệp. Lập kế hoạch cho biết mục tiêu, và cách thức
đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Khi tất cả nhân viên trong cùng một doanh
nghiệp biết được doanh nghiệp mình sẽ đi đâu và họ cần phải đóng góp để đạt được
mục tiêu đó, thì chắc chắn họ sẽ cùng nhau phối hợp, hợp tác và làm việc một cách có

tổ chức. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới mục tiêu của doanh nghiệp sẽ là đường
ziczăc phi hiệu quả.
Lập kế hoạch có tác dụng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổ
chức. Sự bất ổn định và thay đổi của môi trường làm cho công tác lập kế hoạch trở
thành tất yếu và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, với nhà quản lý. Lập kế hoạch
Page 1

buộc những nhà quản lý phải nhìn về phía trước, dự đoán được những thay đổi trong
nội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường bên ngoài và cân nhắc các ảnh hưởng của
chúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp.
Lập kế hoạch là giảm được sự ảnh hưởng chồng chéo và những hoạt động làm
lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì các mục tiêu đã được xác
định, những phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu đã được lựa chọn nên sẽ sử
dụng nguồn lực một cách hiệu quả, cực tiểu hóa chi phí bởi vì nó chủ động vào các
hoạt động hiệu quả và phù hợp.
Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác
kiểm tra đạt hiệu quả cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức nếu không có kế hoạch thì
giống như một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông. Một khi doanh nghiệp không xác định
là mình phải đạt tới cái gì và đạt bằng cách nào thì đương nhiên sẽ không thể xác định
được liệu mình có thực hiện được mục tiêu hay chưa và cũng không thể có những biện
pháp điều chỉnh kịp thời khi có những lệch lạc xảy ra. Do vậy, có thể nói nếu không có
kế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra.
c. Nguyên tắc xây dựng kế hoạch
– Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch: Theo nguyên tắc này một kế
hoạch đề ra cần phải đảm bảo có đầy đủ căn cứ khoa học cũng như thực tiễn và phải
phù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao. Tính khả thi được xem xét
trên các phương diện chủ yếu như: công nghệ và kỹ thuật, nhân lực, tài chính.
– Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng kế hoạch cần phải xem
xét đầy đủ các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và tận dụng tối đa

các tiềm năng nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả kinh doanh cao nhất.
– Đảm bảo tính toàn diện, cân đối và mang tính hệ thống cao: Khi xây dựng kế hoạch
của một doanh nghiệp cần phải xem nó như là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế
bởi vậy nó phải phù hợp với chiến lược chung của ngành và định hướng phát triển của
toàn nền kinh tế quốc dân. Trong kế hoạch phải đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các
mặt kế hoạch và giữa các kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần phải cân đối giữa nhu cầu
thị trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp, cân đối giữa thị phần và
khả năng các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp.
d. Các phương pháp xây dựng kế hoạch
Phương pháp lập kế hoạch là tập hợp các cách thức dự báo, tính toán được sử
dụng trong quá trình lập kế hoạch.
• Phương pháp cân đối
Thực chất của cân đối là so sánh giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp về
một hoạt động kinh doanh nào đó cũng như một loại nguồn lực nào đó.

Page 2

Về mặt chỉ tiêu trong kế hoạch có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉ
tiêu giá trị. Thông thường các mối cân đối chủ yếu trong kế hoạch là:
– Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về nguồn các yếu tố đầu vào cho quá trình SXKD
vận tải ( đầu vào: nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng vật tư, phương tiện vận tải…)
– Cân đối giữa năng lực SXKD của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ sản phẩm vận tải
trên thị trường. Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho các mối cân đối khác.
– Cân đối về mặt thời gian và không gian: về mặt thời gian cân đối giữa các mục tiêu lâu
dài, trung, ngắn hạn. Về mặt không gian vận tải cân đối giữa năng lực sản xuất và nhu
cầu tối đa.
• Phương pháp phân tích tính toán
Được sử dụng trong xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn bởi vì nó đi sâu vào
phân tích tính toán các chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch.

Thông thường khi sử dụng phương pháp này, người ta dùng các chỉ tiêu như chỉ
số tăng bình quân, tốc độ tăng trưởng bình quân để tính toán các chỉ tiêu. Để tính toán
cần xác định các nhân tố ảnh hưởng trong kỳ kế hoạch và lượng hóa các mức độ ảnh
hưởng của nó đến các chỉ tiêu tính toán bằng phương pháp tính toán để xác định mức
độ đạt được của từng chỉ tiêu kế hoạch.
Phương pháp toán thống kê
Thường được dùng để xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, thực chất là sử dụng
các mô hình toán kinh tế được xây dựng trên cơ sở thu thập, xử lý số liệu thống kê qua
nhiều năm. Có hai dạng mô hình sử dụng phổ biến là:
– Hàm xu thế: đây là mô hình đơn giản với nhân tố ảnh hưởng là thời gian.
– Phân tích tương quan nhiều yếu tố ( mô hình hồi quy đa nhân tố): trong mô hình này
người ta thường chọn các nhân tố có ảnh hưởng chính đến chỉ tiêu cần lập kế hoạch để
đưa vào mô hình.
Ưu điểm : phương pháp này lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng nên cho kết
quả khá chính xác.
Nhược điểm: các nhân tố tiêu cực cũng như xu thế tiêu cực đều được ngoại suy
trong tương lai.
• Phương pháp tương tự
Bản chất của phương pháp tương tự là phát triển các hiện tượng đã xuất hiện
vào các địa điểm và thời gian khác nhưng với điều kiện là bản chất của hai hiện tượng
là giống nhau hay chính là sự vận dụng các hiện tượng hoặc quá trình diễn ra ở không
gian, thời gian khác với thời gian, không gian mà ta cần nghiên cứu. Phương pháp này
có 3 dạng:
– Tương tự về hình thức biểu hiện của hiện tượng.
– Tương tự về bản chất của hiện tượng.
– Tương tự về quy luật vận động của hiện tượng.

Page 3

Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong xây dựng kế hoạch trung và dài hạn
như là một phương pháp để kiểm tra các phương pháp khác.
Ưu điểm: Phương pháp này có thể giải quyết vấn đề thiếu kinh nghiệm thực tế
cũng như thiếu thông tin.
Nhược điểm: Trong thực tế khó có thể tìm được hiện tượng có mức độ tương tự
về bản chất cũng như quy luật vận động giống như hiện tượng ta cần nghiên cứu.
1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA .
1.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa.
Trong quá trình sử dụng, các chi tiết, tổng thành và cả ô tô đều bị biến xấu trạng
thái kỹ thuật. Muốn duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô trong quá trình khai thác cần
phải có các biện pháp kỹ thuật với các chi tiết và tổng thành.
– Bảo dưỡng ô tô: là công việc dự phòng được tiến hành bắt buộc sau một chu kỳ vận
hành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung công việc đã quy định nhằm duy trì
trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô.
– Sửa chữa ô tô: là công việc khôi phục khả năng hoạt động của ô tô bằng cách phục
hồi hoặc thay thế các chi tiết, cụm, tổng thành, hệ thống đã bị hư hỏng.
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác BDSC.
a. Mục đích
Công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện được tiến hành nhằm mục đích :
– Duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ thuật tối ưu.
– Hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng.
– Phục hồi tính năng khai thác kỹ thuật PTVT.
Mục đích của BDKT là duy trì tình trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừa
các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa, đảm bảo cho
ô tô vận hành với độ tin cậy cao.
Mục đích của sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, tổng
thành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm khôi phục lại khả năng làm việc của chúng.

Page 4

b. Ý nghĩa

Công tác quản lý kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng
phương tiện. Làm tốt công tác này sẽ đảm bảo duy trì phương tiện trong tình trạng kỹ
thuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quá trình khai thác sử dụng, tối
thiểu hoá chi phí sửa chữa phương tiện. Chính điều này góp phần làm nâng cao hiệu
quả khai thác kỹ thuật phương tiện và thông qua đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm
vận tải cũng như hiệu quả SXKD chung toàn doanh nghiệp.
Ngoài ra, chất lượng công tác quản lý kĩ thuật phương tiện còn có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo toàn và sử dụng có hiệu quả vốn SXKD của doanh nghiệp được
đầu tư cho việc mua sắm và đổi mới đoàn phương tiện trong doanh nghiệp.
c. Tính chất của BDSC
Bảo dưỡng kỹ thuật mang tính cưỡng bức, dự phòng có kế hoạch nhằm phòng
ngừa những hư hỏng có thể xảy ra trong quá trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phải
hoàn thành các công việc theo từng định ngạch mà Bộ Giao thông vận tải đã ban hành.
Sửa chữa nhỏ được thực hiện theo yêu cầu do kết quả kiểm tra của bảo dưỡng
các cấp. Sửa chữa lớn được thực hiện theo định ngạch km xe chạy do nhà sản xuất
hoặc nhà nước ban hành. Ngoài ra, sửa chữa là công việc mang tính đột suất, không
được báo trước các hư hỏng xảy ra khi nào và hư hỏng như thế nào.
1.2.3 Nội dung của chế độ BDSC.
Chế độ BDSC phương tiện vận tải là các văn bản quy định khung của Nhà
nước, bộ GTVT và các ban ngành có liên quan về công tác BDKT và sửa chữa các loại
phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn vận hành và nâng cao hiệu quả sử dụng
tính năng khai thác kỹ thuật phương tiện
Quy chế BDSC phương tiện vận tải bao gồm 5 nội dung chủ yếu sau:
a. Các hình thức bảo dưỡng sửa chữa
• Bảo dưỡng kỹ thuật
Căn cứ vào chu kỳ bảo dưỡng và nội dung công việc. Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô

được chia làm hai cấp:
– Bảo dưỡng hàng ngày: Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trong
trạm bảo dưỡng chịu trách nhiệm và được thực hiện trước hoặc sau khi xe đi hoạt động
hàng ngày, cũng như trong thời gian vận hành.
– Bảo dưỡng định kỳ: Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu trách
nhiệm và được thực hiện sau một kỳ hoạt động của ô tô được xác định bằng quãng
đường xe chạy hoặc thời gian khai thác.
• Sửa chữa
Căn cứ vào tính chất và nội dung công việc, sửa chữa ô tô được chia làm 2 loại:

Page 5

Sửa chữa nhỏ: là những lẫn sửa chữa các chi tiết không phải là chi tiết cơ bản trong
tổng thành, hệ thống nhằm loại trừ hoặc khắc phục các hư hỏng, sai lệch đã xảy ra
trong quá trình sử dụng ô tô. Các công việc đó được thực hiện ở trạm hoặc xưởng bảo
dưỡng kỹ thuật, sửa chữa ô tô.

Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại:
+ Sửa chữa lớn tổng thành: là sửa chữa phục hồi các chi tiết cơ bản, chi tiết
chính của tổng thành đó.
+ Sửa chữa lớn ô tô: là sửa chữa, phục hồi từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữa
đồng thời động cơ và khung ô tô.

b. Quy định về định ngạch chu kỳ BDSC
• Bảo dưỡng kỹ thuật

Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời gian khai thác
của ô tô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước.
Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện như sau:
Đối với những ô tô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ bảo
dưỡng định kỳ phải tính theo quy định của nhà chế tạo.
Đối với những ô tô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ bảo dưỡng định
kỳ phải tính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời gian khai thác của ô tô được
quy định trong bảng 1.
Bảng 1.1: Chu kỳ bảo dưỡng phương tiện
Loại ô tô

Trạng thái kỹ thuật

Ô tô con

Chạy rà
Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn
Chạy rà
Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn

Ô tô khách

Ô tô tải, Moóc,
Sơmi rơmoóc

Chu kỳ bảo dưỡng
Thời gian
Quãng đường (km)
(tháng)
1.500
10.000
6
5.000
3
1.000
8.000
6
4.000
3

Chạy rà

1000

Sau chạy rà
Sau sửa chữa lớn

8000
4000

6
3

Page 6

Đối với ô tô hoạt động ở điều kiện khó khăn (miền núi, miền biển, công
trường ….) cần sử dụng hệ số 0,8 cho chu kỳ quy định tại khoản 2 điều này
Đối với ô tô mới hoặc ô tô sau sửa chữa lớn phải thực hiện bảo dưỡng trong
thời kỳ chạy rà trơn nhằm nâng cao chất lượng đôi bề mặt ma sát của các chi tiết tiếp
xúc động, giảm khả năng hao mòn và hư hỏng của các chi tiết, để nâng cao tuổi thọ
tổng thành, hệ thống của ô tô.
Đối với ô tô mới, phải thực hiện đúng hướng dẫn kỹ thuật và quy trình bảo
dưỡng của nhà sản xuất.
Đối với ô tô sau sửa chữa lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là 1500km đầu
tiên. Trong đó phải tiến hành bảo dưỡng ở giai đoạn 500km và 1500km.
Nội dung các công việc trong thời kỳ này được quy định tại phụ lục số 3.
Khi ô tô đến chu kỳ quy định của bảo dưỡng kỹ thuật, phải tiến hành bảo
dưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5% so với chu kỳ đã ấn định.
• Sửa chữa
Chu kỳ sửa chữa lớn là khoảng thời gian ô tô hoạt động được tính bằng số ngày
hoặc số km ô tô đã đi được.
Chu kỳ sửa chữa lớn thông thường được nhà chế tạo quy định sau khi ô tô chạy
được số km nhất định. Được xác định dựa trên biểu đồ hao mòn của các chi tiết, khi
các chi tiết bị mòn đến giới hạn cho phép.
Chu kỳ sửa chữa có thể thay đổi theo điều kiện khai thác, khi ô tô hoạt động ở
điều kiện khai thác khắc nghiệt thì chu kỳ sửa chữa sẽ phải rút ngắn hơn so với quy
định.
Sửa chữa lớn áp dụng cho ô tô đã hoạt động hết thời gian ( hoặc quãng đường)
làm việc cho phép giữa hai kỳ đại tu. Khoảng thời gian hay quãng đường này được cụ
thể cho từng loại xe, loại máy khác nhau do nhà chế tạo quy định, có thể từ 100.000 –
200.000 km lăn bánh của ô tô, tương ứng với 4.000- 8.000 giờ hoạt động của động cơ.
Đối với các phương tiện làm việc trong điều kiện khắc nghiệm ở miền rừng núi, vùng

khai thác mỏ…) thường rút ngắn từ 10- 15% thời gian định mức.
c. Quy định về nội dung thao tác của các cấp bảo dưỡng sửa chữa.
• Bảo dưỡng
Bảo dưỡng gồm các công việc: Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, điều chỉnh, xiết
chặt, thay dầu, mỡ, bổ sung nước làm mát, dung dịch ắc quy.
Sửa chữa
Sửa chữa ô tô bao gồm các công việc: Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnh
và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành của ô tô.

Page 7

d. Định mức giờ công, ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa.

Tùy từng chủng loại xe, tình trạng kỹ thuật của xe cũng như điều kiện cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ công tác BDSC của doanh nghiệp mà áp dụng các hệ số điều
chỉnh giờ công cho phù hợp.
Các hệ số điều chỉnh giờ công BDSC:
– Hệ số điều chỉnh theo mác kiểu xe ( xe thông dụng, xe chuyên dụng, xe đặc biệt, loại
động cơ lắp trên xe…)
– Hệ số điều chỉnh thời hạn sử dụng xe
– Hệ số điều chỉnh theo quy mô đoàn xe, trình độ trang trang thiết bị của xưởng BDSC,
trình độ tay nghề của đội ngũ thợ BDSC.
e. Định mức nhu cầu vật tư bảo dưỡng sửa chữa
1.2.3 Các phương pháp tổ chức BDSC
a. Phương pháp BDKT
• BDKT trên trạm tổng hợp.
Theo hình thức này, người ta tổ chức các trạm BDSC vạn năng có thể thực hiện
đồng thời các loại công việc BDSC khác nhau và với các mác kiểu xe khác nhau. Tuy

vậy, tính tổng hợp cũng chỉ ở một mức độ nhất định.
– Ưu điểm: phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tránh được sự đơn điệu
cho thợ BDSC.
– Nhược điểm: năng suất lao động thấp và chất lượng BDSC chỉ có thể đạt được ở một
mức độ nhất định.
• BDKT theo trạm chuyên môn hóa.
Việc chuyên môn hóa có thể tiến hành theo cấp BDSC, theo mác kiểu xe hoặc
theo loại công việc. Điều kiện để áp dụng phương pháp này là quy mô BDSC phải
tương đối lớn.
– Ưu điểm: năng suất lao động và chất lượng BDSC cao do có điều kiện áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ tay nghề cho thợ.
– Nhược điểm: sự đơn điệu trong sản xuất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp, phức tạp việc
điều phối, điều hành giữa các khâu.
BDKT theo trạm chuyên môn hóa có 2 loại: BDKT theo phương pháp dây
chuyền và theo phương pháp nguyên công.
+ BDKT theo tuyến dây chuyền.
Theo phương pháp này, toàn bộ khối lượng công việc BDSC được tiến hành
trên một số cầu, mỗi cầu thực hiện một số công việc nhất định. Các xe vào BDSC theo
phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng.
Các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải đảm
bảo quá trình sản xuất được liên tục và có nhịp điệu, tức là: thời gian tiến hành công
việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi.
– Ưu điểm: năng suất lao động cao, phù hợp với quy mô lớn.
Page 8

Nhược điểm: không thích hợp với xưởng BDSC có quy mô nhỏ, việc tiến hành công
việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi khó có thể thực hiện được, khoảng
thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, vì nó phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật
của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa. Theo đó, quá tình BDSC được tiến hành

không liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trạm.
+ BDKT theo trạm nguyên công.
Tất cả công việc BDSC được tiến hành trên một cầu, không có sự di chuyển các
xe trong suốt thời gian BDSC. Tất cả phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố trí
xung quanh cầu.
Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một trình tự nhất
định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc.
b. Phương pháp sửa chữa phương tiện.
• Phương pháp sửa chữa từng xe.
– Khái niệm
Phương pháp sửa chữa từng xe là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành nào thì tháo
chi tiết tổng thành đó ra sửa chữa, khôi phục rồi lắp lên đúng xe mang vào sửa chứa đó

Đặc điểm.
Sau khi xe sửa chữa xong thì toàn bộ các tổng thành trên xe đều là các tổng
thành của xe cũ (trừ các tổng thành không phục hồi được phải thay thế).
Khó đồng bộ hóa các khâu trong quá trình sửa chữa nên thời gian sửa chữa
thường dài, dễ sinh ra hiện tượng khung xe chờ tổng thành, tổng thành chờ phụ tùng,
chi tiết.
– Ưu điểm: Quản lý theo dõi chất lượng phương tiện tốt.
– Nhược điểm:
+ Thời gian xe nằm chờ sửa chữa dài.
+ Nâng suất sửa chữa phương tiện không cao.
+ Khó áp dụng phương pháp sửa chữa theo chuyên môn hóa và cơ giới hóa trong quy
trình sản xuất.
– Phạm vi áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản
và có nhiều mác kiểu xe.
• Phương pháp sửa chữa bằng thay thế tổng thành.
– Khái niệm

Phương pháp sửa chữa thay thế tổng thành là khi xe hư hỏng chi tiết tổng thành
nào thì tháo chi tiết tổng thành đó ra và thay thế bằng chi tiết tổng thành đã được sửa
chữa rồi lấy trong kho dự trữ của xe khác.
– Đặc điểm.
Sau khi ô tô sửa chữa xong toàn bộ các tổng thành trên xe không phải là tổng
thành của xe cũ trừ khung xe.

Page 9

+
+
+

+
+

1.3.2

Thời gian sửa chữa chỉ phụ thuộc vào thời gian tháo lắp tổng thành lên, xuống

xe và thời gian sửa chữa khung xe (thời gian này chỉ chiếm 12% – 15% thời gian sửa
chữa xe) nên rút ngắn thời gian sửa chữa xe, tăng thời gian sử dụng xe.
Ưu điểm.
Rút ngắn thời gian xe nằm chờ sửa chữa.
Dễ dàng đồng bộ trong các khâu sản xuất.
Có thể chuyên môn hóa cao các khâu trong sản xuất và thực hiện lắp ráp các tổng
thành theo dây chuyền. Do đó có thể áp dụng việc chuyên môn hóa cao trong sửa chữa
nên nâng cao được chất lượng sửa chữa.
Nhược điểm.
Khó khăn trong việc quản lý phụ tùng của phương tiện.
Vốn dự trữ vật tư phụ tùng tăng lên.
Điều kiện án dụng: các doanh nghiệp có quy mô lớn và ít mác kiểu xe.
1.2.4 Hình thức tổ chức lao động của công nhân BDSC.
Đối với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thường xuyên phương tiện vận tải,
thông thường người ta có thể sử dụng các hình thức tổ chức lao động của đội công
nhân như sau:
Đội chuyên môn hóa theo cấp BDSC.
Đội chuyên môn hóa theo tổng thành.
Đội tổng hợp
1.3 Khái quát về kế hoạch bdsc phương tiện vận tải.
1.3.1 Căn cứ để lập kế hoạch BDSC.
Căn cứ vào chế độ quy định của Nhà Nước về công tác BDSC phương tiện.
Điều kiện khai thác phương tiện của công ty bao gồm: điều kiện thời tiết khí hậu, điều
kiện nhiệt độ, điều kiện đường sá, điều kiện vận tải, điều kiện tổ chức và kỹ thuật.
Kết quả phân tích công tác lập kế hoạch BDSC của công ty kỳ trước.
Căn cứ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phương pháp lập kế hoạch bdsc
 Căn cứ để xác định nhu cầu BDSC phương tiện
Nhu cầu BDSC phương tiện của doanh nghiệp được xác định dựa trên các căn
cứ chủ yếu sau :

Chế độ BDSC theo quy định.
Các định mức tiêu hao vật tư, kỹ thuật và giờ công cho BDSC các cấp.
Kế hoạch khai thác phương tiện bao gồm: điều kiện khai thác phương tiện và tổng
quãng đường xe chạy theo kế hoạch.
Kết quả phân tích tình hình thực hiện công tác BDSC ở doanh nghiệp kỳ trước.
Các kết quả điều tra, khảo sát và các định mức có liên quan ở doanh nghiệp.
 Phương pháp lập kế hoạch bdsc :
1. Phương pháp xác định nhu cầu bdsc
Phương pháp biểu đồ: căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện và biểu đồ đưa xe ra
vận doanh để xác định thời gian đưa xe vào từng cấp của từng xe sau đó tổng hợp lại.
Phương pháp này thường được dùng để theo dõi, đưa xe vào BDSC theo kế hoạch cụ
thể.
Page 10

Phương pháp phân tích tính toán: Thực chất của phương pháp này là kết hợp giữa
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định ngạch và định mức BDSC kết hợp với các
cách thức tính toán. Phương pháp này có các dạng:
a. Tính toán theo số km xe chạy trong năm
 Xác định số lần BDSC các cấp.
NBDSCi =
Trong đó:
NBDSCi
: Số lần BDSC của cấp i trong năm
: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1
LBDSCi
: Định ngạch BDSC cấp i
Xác định số lần BDSC các cấp bằng phương pháp tính theo số km xe chạy
trong năm đơn giản hơn phương pháp tính toán theo chu kỳ SCL. Tuy nhiên phương
pháp này khi tính số lần SCL sẽ không thật chính xác khi doanh nghiệp có nhiều

phương tiện mới hoặc xe đưa ra hoạt động không đồng đều nhau.
b. Tính toán theo chu kỳ sửa chữa lớn
 Xác định số lần SCL tính toán trong kỳ kế hoạch
NSCL = .
Trong đó:
: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1
LSCL : Định ngạch sửa chữa lớn
Số lần SCL có thể tính chung toàn doanh nghiệp hoặc tính riêng của từng loại
xe sau đó tổng hợp lại.
 Xác định số BDĐK trong 1 chu kỳ SCL:
nBDĐK = – 1
Trong đó: nBDĐK là số lần BDĐK trong 1 chu kỳ SCL.
 Xác định tổng số lần BDĐK các cấp trong kỳ kế hoạch:
NBDĐK = nBDĐK x NSCL.
Trong đó:
NSCL : Số lần sửa chữa lớn trong năm
NBDĐK : Số lần BDĐK trong năm
Ưu điểm: Phục vụ cho công tác khoán theo chu kỳ SCL.
Nhược điểm: phức tạp hơn phương pháp tính theo số km xe chạy trong năm vì
phải xác định hệ số chuyển đổi từ chu kỳ sang năm.
1. Xác định giờ công BDSC các cấp
∑TBDSC = ∑ NBDSCij × tBDSCij
Trong đó:
: Tổng giờ công bảo dưỡng thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.

Page 11

tBDSCij: Định mức giờ công cho 1 lần BDSC của cấp i mác xe j.

NBDSCij: Số lần BDSC của cấp i mác xe j.
Tổng giờ công sửa chữa thường xuyên được xác định trên cơ sở định mức SCTX
tính bình quân cho 1000 Km xe chạy.
= x tSCTX
Trong đó :
tSCTX là định ngạch giờ công sửa chữa thường xuyên tính bình quân cho 1000 km
xe chạy.
2. Xác định ngày xe nằm BDSC các cấp
= x dBDSCij
= x dSCTX
Trong đó
, : Tổng số ngày xe nằm BDSC và SCTX.
dBDSCij, dSCTX: Định mức ngày xe nằm BDSC của cấp i mác xe j, và định mức ngày
xe nằm SCTX.
3. Xác định nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDCS các cấp
= x VTBDSCij + x VTSCTX
Trong đó:
: Tổng nhu cầu vật tư, phụ tùng cho BDSC các cấp.
VTBDSCij,VTSCTX: Định mức vật tư phụ tùng cho 1 lần BDSC cấp i mác xe j, và định
mức vật tư phụ tùng cho 1 lần SCTX.
4. Xác định hệ số ngày xe tốt

=
Trong đó:
∑ADC
: Tổng số ngày xe có
∑ADBDSC
: Tổng số ngày xe nằm BDSC
∑ ADT
: Tổng số ngày xe tốt

Page 12

Page 13

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÔNG
TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ
2.1 Khái quát tình hình chung của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành phát triển, chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ
phần môi trường Tây Đô
a, Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty cổ phần môi trường Tây Đô là Xí nghiệp Môi trường đô
thị số 5 được thành lập theo quyết định số 280/QĐ-UB ngày 22/01/1997 của UBND
Thành phố Hà Nội – là đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô Thị Hà Nội nay là
Công ty TNHH NN MTV môi trường đô thị. Từ 02/11/2005 Xí nghiệp MTĐT số 5
chuyển thành Công ty Cổ Phần Môi trường Tây Đô.
Từ 1997-2005 Xí nghiệp môi trường đô thị số 5 thực hiện nhiệm vụ duy trì vệ
sinh môi trường trên địa bàn quận Tây Hồ với chất lượng luôn được đảm bảo. Từ
tháng 11/1997 đến 6/1/2005 Xí nghiệp liên tiếp được UBND Quận Tây Hồ khen
thưởng với thành tích ‘‘Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động sản
xuất ’’.
Từ 2010 đến nay, Công ty đã trúng gói thầu duy trì vệ sinh môi trường trên địa
bàn 04 Phường Quận Cầu Giấy (giai đoạn 2011-2015), duy trì VSMT tuyến Đại Lộ
Thăng Long, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo đáp ứng sự tin
tưởng của lãnh đạo Thành phố và nhân dân trên địa bàn 2 Quận Tây Hồ, Cầu Giấy.
b, Tên gọi, trụ sở
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ

Tên tiếng Anh: TAYDO ENVIRONMENT CORPORATION
Tên giao dịch: URENCO5
Logo công ty:

Trụ sở chính: Số 2 – Tổ 45 – Phú Thượng – Tây Hồ – Hà Nội.
Điện thoại: 04-37582579
Fax: 04-37582421
Email: [email protected]
Giấy CNĐKKD: Số 0103008724 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
cấp lần đầu: Ngày 02 tháng 11 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 25 tháng 05
năm 2009.
Vốn điều lệ: 9.000.000.000 đồng (Chín tỷ đồng Việt Nam)
Tổng số nhân lực: 531 người
Page 14

c, Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của công ty
– Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bao gồm: (Chất thải sinh hoạt đô thị,
chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng).
– Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
– Thi công, trồng mới, duy trì và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh đường
phố và cây xanh cho các công trình dân dụng và công nghiệp.
– Duy trì, cải tạo và làm vệ sinh môi trường mặt hồ nước.
2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô kết cấu đoàn phương tiện
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá đầy đủ, tổng diện tích khoảng 2500 ,
trong đó các phòng ban, đội quản lý điều hành sản xuất là khoảng hơn 2000, khu
xưởng bảo dưỡng sửa chữa và kỹ thuật là khoảng 300 – 400 với các thiết bị phục vụ
bảo dưỡng sửa chữa cấp 1 và 2 cho phương tiện như máy hàn hơi, máy tiện, … ngoài
ra còn có bãi để xe chuyên dụng.
Quy mô đoàn phương tiện: nhằm phục vụ cho việc vận chuyển thu gom rác và

các chất thải công nghiệp, xây dựng nên công ty đã đầu tư được 1 đoàn phương tiện
khá đầy đủ về số lượng cũng như chủng loại để phục vụ công tác sản xuất kinh doanh,
tổng số là 33 xe bao gồm các xe chuyên dụng (xe vận chuyển rác, rửa đường, quét
hút…), ngoài ra còn có thêm một số xe phục vụ công nhân viên công ty:
Về phạm vi hoạt động: công ty hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, chủ
yếu là khu vực các quân Cầu Giấy, Tây Hồ, đại lộ Thăng Long
Bảng2.1: Cơ cấu đoàn phương tiện
STT

Công dụng
1 Xe vận chuyển rác thải

Số
lượng
18

Tỷ trọng
(%)
54,54

2 Xe vận chuyển đất, phế
thải xây dựng

03

3 Xe quét hút

02

4 Xe tưới nước rửa đường

09

5 Xe ủi xúc

1

9,09
6,06
27,27
3,04
6
Tổng số xe

33

Page 15

100

 Xe vận chuyển rác: (tổng 18 xe)

STT
1
2
3
4

Mácxe

Sốlượng

ISUZU
DAEWOO
MITSUBISHI
HINO

3
4
2
9

Nướcsảnxuất

TrọngTải(Tấn)

Nhật
HànQuốc
Nhật
Nhật

10,1
9,75
6,2
9

Xe vận chuyển đất, vật liệu xây dựng: (tổng 3 xe)
STT

1
2

Mácxe
HINO (Xe container)
ISUZU(Xe Container)

Sốlượng
1
2

NướcSảnXuất
Nhật
Nhật

Trọngtải(Tấn)
7
7

 Xe Rửa đường ( Tổng 9 xe )

Số lượng

Trọng tải(m3)

STT

Mác Xe

Nước Sản Xuất

1

FAW

2

Trung Quốc

15,5

2

DONGFENG

5

Trung Quốc

16

3
4

KAMAT
HUYNDAI

1
1

Nga
Hàn Quốc

10,5
16

 Xe Quét hút ( Tổng 2 xe )

Mác Xe
Số lượng
Nước Sản Xuất
Trọng tải(m3)
DEAWOO
2
Hàn Quốc
5
Ngoài ra còn có nhóm phương tiện phục vụ công trình, các xe gom rác
Phương tiện phục vụ công trình
Chủng loại
1
Xúc lật cát

Số lượng
1

Nước Sản Xuất

Nhật Bản

Công suất

Xe Gom ( Tổng 510 xe )
Mác Xe
Xe gom rác XG97

Số lượng

Nước Sản Xuất

510

Việt Nam

Trọng tải(m3)
0.40

Do tính chất, địa bàn hoạt động của các điểm cẩu là khác nhau nên tại mỗi điểm
cẩu, số lượng xe gom cũng khác nhau. Có những điểm cẩu nhỏ chỉ cần khoảng 3 – 5 xe
gom, nhưng có những điểm cẩu lớn lại cần đến 10 – 20 xe gom. (mỗi xe gom có trọng
tải trung bình từ 0,3 – 0,44 tấn )
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp
Công ty tổ chức quản lý theo phương thức, cấp trên trực tiếp chỉ đạo ra lệnh cho
cấp dưới thực hiện nhiệm vụ (hội đồng quản trị chỉ đạo xuống giám đốc rồi xuống các
Page 16

ban ngành). Ngoài ra còn áp dụng quản lý theo mối quan hệ chức năng (giữa các

phòng ban, các đội sản xuất có trách nhiệm tương đương hỗ trợ lẫn nhau).
Mỗi một bộ phận chịu sự quản lý trực tiếp từ lãnh đạo cấp cao hơn. Ban giám
đốc quản lý các phòng, đội. Phòng, đội quản lý các tổ sản xuất. Đây là mô hình điều
hành trực tuyến mà Công ty đang áp dụng. (cơ cấu bộ máy công ty được thể hiện ở sơ
đồ 2.1)
Phương pháp tổ chức bộ máy quản lý công ty:
Hiện nay, Công ty đang thực hiện quản lý trực tuyến, nghĩa là cấp trên trực tiếp
chỉ đạo cấp dưới. Các phòng đội trong Công ty có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho
Giám đốc và thực hiện các công việc khác khi được Giám đốc giao, các tổ sản xuất
thuộc quyền quản lý của các đội. Các phòng ban làm công tác phối kết hợp trong công
tác điều hành và tổ chức sản xuất.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban, đội sản xuất:
Công ty Cổ phần môi trường Tây Đô có bộ máy quản lý tổ chức theo mô hình
Công ty cổ phần bao gồm: Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc, các đơn
vị chức năng.
Ban Giám đốc:Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 2 Phó Giám
đốc (Phó Giám đốc phụ trách sản xuất Kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách nội
chính).
Các đơn vị chức năng: Là những bộ phận trực tiếp điều hành công việc của
Công ty theo chức năng chuyên môn và nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.
Công ty có các đơn vị chức năng sau: Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính-Kế toán,
Phòng kỹ thuật – Vật tư, Phòng Tổ chức – Hành chính và các Đội, tổ sản xuất.

Page 17

hòng Kế Hoạch

Sơ đồ 2.1: cơ cấu bộ máy quản lý của công ty

Page 18

1- Phòng Kế hoạch:
– Xây dựng định mức, lập dự toán và hợp đồng trong công tác duy trì vệ sinh môi
trường trên địa bàn Công ty quản lý với các chủ đầu tư, các liên danh nhà thầu, các đơn vị
thực hiện nội bộ trong công ty.
– Thực hiện công tác nghiệm thu AB.
– Xây dựng và triển khai, giám sát nghiệm thu việc thực hiện các kế hoạch, phương
án sản xuất
– Xây dựng kế hoạch, lịch trình hoạt động và tổ chức sản xuất hạng mục rửa
đường, quét hút bụi.
2- Phòng kỹ thuật – vật tư:
a/ Chức năng:
Phòng Kỹ thuật vật tư là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc
Công ty trong công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa, tư vấn mua sắm trong lĩnh vực xe
máy, vật tư, trang thiệt bị phục vụ sản xuất; quy trình công nghệ thu gom vận chuyển.
b/ Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất về công tác quản lý kỹ thuật công nghệ môi
trường trong công tác thu gom, vận chuyển và các công tác khác.
– Quản lý kỹ thuật xe máy thiết bị chuyên dùng, dụng cụ thu chứa chuyên dùng có
hồ sơ lý lịch theo dõi, nghiệm thu công tác BDSC thiết bị phương tiện.
– Quản lý kỹ thuật, nhà xưởng, kho tàng, và các cơ sở kỹ thuật hạ tầng khác.
– Quản lý vật tư, lập kế hoạch và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch vật tư.
– Xây dựng định mức kỹ thuật vật tư, tiêu hao vật tư nhiên liệu. Giám sát việc sử
dụng vật tư nhiên liệu.
– Xây dựng và kiểm tra các quy chế quản lý vật tư: mua sắm cung ứng bảo quản
cấp phát, thanh quyết toán vật tư.
3- Phòng Tổ chức – Hành chính:
– Tham mưu đề xuất xây dựng triển khai các chế độ chính sách của Nhà nước liên

quan đến người lao động trong nội bộ Công ty.
– Tổ chức công tác quản lý lao động
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động, ATLĐ – ATGT.
4 – Phòng Tài chính – Kế toán
– Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty.
Page 19

5. Đội vệ sinh môi trường Cầu Giấy – Tây Hồ:
Tổ chức triển khai các phương án sản xuất để thực hiện tốt các chỉ tiêu duy trì vệ sinh môi
trường đã được giao.
Triển khai công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng duy trì vệ sinh môi trường
hàng ngày, đột xuất theo đúng quy trình công nghệ, quy định của chủ đầu tư và định mức
công ty ban hành,
6. Đội xe rửa đường và quét hút bụi:
– Đội xe rửa đường và quét hút bụi chịu sự quản lý của Phòng Kế hoạch .Đội xe có
chức năng giúp việc và tham mưu cho phòng kế hoạch – Ban Giám đốc Công ty trong các
công việc sau:
– Xây dựng định mức, lịch trình và tổ chức duy trì hạng mục rửa đường và quét
hút bụi trên địa bàn của Công ty quản lý .
– Công tác quản lý, điều hành hoạt động rửa đường và quét hút bụi;.
7. Đội xe vận chuyển rác
– Thực hiện nghiêm chỉnh lệnh vận chuyển hàng ngày hoặc lệnh vận chuyển đột
xuất của đội xe giao.
– Ra địa điểm sản xuất đúng giờ theo lệnh vận chuyển, làm việc theo sự hướng dẫn
của cán bộ chuyên quản được công ty ủy quyền.
8. Đội Dịch vụ:

– Sử dụng phương tiện xe máy và lao động của đơn vị để tổ chức sản xuất liên tục
thực hiện đầy đủ các kế hoạch sản xuất của Công ty giao đúng tiến độ đạt chất lượng.
– Thực hiện tốt kế hoạch chăm sóc kỹ thuật xe máy theo đúng nội quy, quy trình
chăm sóc bảo dưỡng để đảm bảo công tác tổ chức sản xuất theo đúng các định mức lao
động, định mức vật liệu Công ty giao.
9. Xưởng cơ khí – sửa chữa phương tiện
– Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị tại xưởng sửa chữa của Công ty.
– Kết hợp với phòng Kỹ thuật vật tư xây dựng quy trình tiểu tu, trung tu, đại tu,
quy trình sửa chữa, bảo dưỡng… thiết bị trong Công ty.
– Thực hiện tốt công tác an toàn VSLĐ, VSCN, VSMT…
– Quản lý tài sản, phương tiện, thiết bị, vật tư do công ty trang bị phục vụ công tác
sửa chữa.

Page 20

10. Đội thu phí vệ sinh:
– Thu phí vệ sinh trên địa bàn được phân công, tuyên truyền, vận động người dân
đóng phí đúng hạn và đầy đủ.
11. Các tổ sản xuất :
– Bố trí nhân lực của tổ, đảm bảo VSMT trên toàn bộ phường theo các hạng mục
VSMT của đội giao cho
– Thực hiện duy trì VSMT và tuyên truyền nhân dân trên địa bàn không vứt rác
bừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định
2.1.4

Điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty

a Điều kiện khai thác

Điều kiện kinh tế – xã hội trong vùng hoặt động của công ty

Quận Tây Hồ có diện tích 24 Km 2, số dân: 130.632.163 người và mật độ: 5.443
người/km² được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch – văn hóa của Hà Nội. Do vậy
công tác vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị ở quận Tây Hồ được công ty đặc
biệt chú trọng.
Quận Cầu Giấy với diện tích: 12.04 km², số dân: 236.981 người và mật độ dân số
là: 19.683 người/km², là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cơ sở đào tạo và nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ chính bởi vậy nơi đây có rất nhiều nhà trọ sinh
viên, chợ,.. Khối lượng rác thải sinh hoạt cần thu gom cao hơn rất nhiều so với quân Tây
Hồ.
Công ty cổ phần môi trường Tây Đô hoạt động chủ yếu trên địa bàn của 2 quận
Tây Hồ và Cầu Giấy, trong những năm gần đây 2 quận này phát triển mạnh về các dự án
nhà ở, các khu chung cư. Kinh tế tăng cao đi kèm với lượng rác thải sinh hoạt, rác thải
xây dựng tăng cao, tạo điều kiện phát triển cho công ty hoạt động.
• Điều kiện thời tiết khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới
ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn về
nửa cuối mùa. Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớnCùng với hai thời kỳ chuyển tiếp
vào tháng 4 (mùa xuân) và tháng 10 (mùa thu).
Page 21

Những năm trở lại đây sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã khiến cho thời tiết ở
Hà Nội có nhiều thay đổi. Vào mua mưa có những đoạn đường gây ngập lụt khiến cho
công nhân vệ sinh không làm việc dược, các đoạn đường lên bãi rác Nam Sơn xấu ảnh
hưởng lớn bởi đường xá kém chất lượng, gây khó khăn cho việc thu gom và tập kết rác
thải…ảnh hưởng tới tốc độ di chuyển của phương tiện.
• Mạng lưới đường

Mạng lưới đường trên địa bàn hoạt động của công ty (Quận Tây Hồ, Quận Cầu
Giấy) là đường nội đô có cấu trúc hỗn hợp, lòng đường hẹp, chiều rộng của đường chủ
yếu là 7-11m. Khu vực dân cư ở nhiều trong ngõ và đông người đi lại, hay tắc nghẽn vào
các giờ cao điểm, gây khó khăn cho việc thu gom và vận chuyển rác, hạn chế sự vận
chuyển của xe rác lớn, chủ yếu phải thu gom từ các xe nhỏ rồi tập kết chuyển ra xe lớn.
Bên cạnh đó do đặc điểm là đường nội đô nên có nhiều đường cấm, hạn chế giờ hoạt
động của các phương tiện chuyên chở của công ty.
• Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật
Đó là chế độ làm việc của phương tiện, chế độ bảo dưỡng sửa chữa phương tiện,
trình độ trang thiết bị phục vụ công tác bảo quản cũng như BDSC phương tiên.
– Chế độ bảo quản phương tiện:
Hiện nay hầu hết phương tiện phương tiện của Công ty đều được bảo quản theo
phương pháp lộ thiên, mặc dù phương pháp bảo quản này có một số nhược điểm nhưng
đây là phương pháp được áp dụng rộng rãi đối với các xe ô tô trong tất cả các trường hợp
khi bị hạn chế về vốn đầu tư cơ bản, hoặc sự cần thiết tạm thời tổ chức khai thác, hoặc
việc khai thác theo giai đoạn.
2.1.5 Kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
a, Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm,các loại hàng và khối lượng của
từng hàng
– Loại hàng vận chuyển chủ yếu là rác sinh hoạt trong các ngõ xóm, trên đường
phố. Ngoài ra còn có loại hàng đất, phế thải xây dựng, các công tác vệ sinh như rửa
đường, hút bụi.. cũng được Công ty thực hiện
– Khối lượng vận chuyển : Trung bình 250 tấn rác thải / ngày đêm.
– Lượng luân chuyển
: 28750 Tấn.Km / ngày đêm.
– Cự ly vận chuyển bình quân : LM = 115 Km
– Tuyến vận chuyển rác chủ yếu : Hà Nội – Bãi rác Nam Sơn ( huyện Sóc Sơn, Xã
Nam Sơn)
Page 22

– Ngoài ra còn tuyến: Hà Nội –Bãi Vĩnh Quỳnh ( ở Thanh Trì) và Bãi Vân Nội. Ở
đây chuyên đổ đất.
Khối lượng hàng hóa trên từng tuyến không cố định do căn cứ vào địa hình thực tế
của các Quận phân chia các điểm cẩu rác phù hợp với dân cư trong vùng, mỹ quan đô thị.
b Khối lượng hàng hóa vận chuyển
Bảng 2.2 Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua các năm
Đơn vị: tấn
S

Khối lượng
TT
vận chuyển
1 Khối lượng
Rác sinh hoạt
2 Khối lượng
đất,phế thải
xây dựng

2012

2013

2014

97.012,31

98235,05

103792

21.385,55

21.362,46

25500

Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động và kết quả SXKD của doanh nghiệp
5 năm gần đây
Đơn vị tính: triệu đồng
STT

Chỉtiêu

1
2

Tổng tài sản
Doanh thu

3

4
5

2010

2011

2012

2013

2014

44.032
89.195

46.466
108.708

48.800
127.000

44.345
125.560

47.200
139.934

Chi phí

86.640

106.159

124.500

123.000

137.334

Lợi nhuận trước
thuế
Lợi nhuận sau
thuế

2.555

2.549

2.500

2.560

2.600

2.390

2.370

2.250

2.100

2.270

Page 23

Hình 2.1 : Biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty năm 2010 –
2014.
Nhận xét: trong giai đoạn năm 2010 – năm 2014
Doanh thu năm 2010 là 89,195 tỷ đồng, năm 2014 là 139,934 tỷ đồng, tăng 50,739
tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 56,89 % so với năm 2010.
Chi phí năm 2010 là 86,640 tỷ đồng, năm 2014 là 137,334 tỷ đồng tăng 50,694 tỷ
đồng, tương ứng tăng thêm 58,51% so với năm 2010
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2,390tỷ đồng, năm 2013 là 2,270 tỷ đồng giảm
120 triệu đồng, tương ứng giảm đi 5,02% so với năm 2010 .
Qua các số liệu trên ,doanh thu tăng nhưng đồng thời chi phí cũng tăng do vậy lợi
nhuận trước thuế của công ty tăng chậm và lợi nhuận sau thuế có phần giảm đi so với
những quãng thời gian trước đó.
Doanh thu từ 2010-2012 tăng khá mạnh do Thành phố điều chỉnh đơn giá các hạng
mục duy trì vệ sinh và Công ty mở rộng thêm dịch vụ vận chuyển chất thải công nghiệp
nguy hại. Tuy nhiên với đặc thù là đơn vị phục vụ công ích và áp dụng công nghệ thu
gom chủ yếu là thủ công nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh không cao và
tăng trưởng chậm. Kết quả kinh doanh của Công ty 2010-2013 nhìn chung có xu hướng
giảm từ 2.390 triệu xuống còn 2.100 triệu đồng. Mặc dù doanh thu từ năm 2010- 2013
tăng 36,365 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí năm 2010- 2013 tăng 36,36 tốc độ tăng của chi
phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh
giảm 290 triệu đồng.
………………………………
Hiện nay thì công ty đang có xu hướng thanh lý dần xe cũ nát, sắp hết thời gian
hoạt động và đầu tư thêm xe mới để vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất.
Kết quả sản xuất năm 2014 đã có xu hướng tăng trở lại
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
BDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY
2.2.1 Phân tích tình hình xây dựng kế hoạch BDSC

a Căn cứ xây dựng kế hoạch BDSC của công ty
Trước khi đi xây dựng kế hoạch BDSC công ty đã căn cứ vào các văn bản, quy
định của nhà nước, tình hình đoàn phương tiện, điều kiện khai thác, cụ thể:
Quy định về chế độ bảo dưỡng.
Page 24

Các chế độ bảo dưỡng sửa chữa được thực hiện theo QĐ 694/QĐ/KT4 của Bộ
GTVT ban hành năm 1981. Các nội dung BDTX và SCTX được công ty giao khoán cho
lái xe thực hiện còn SCL và bảo dưỡng định kỳ các cấp thì bắt buộc phải về xưởng của
công ty.
Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 : 4500 km
Chu kỳ bảo dưỡng cấp 2 : 13500 km
Thông tư 21 về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10
năm 2009 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô
tô chở người
Thông tư này hướng dẫn cụ thể các loại xe ô tô chở hàng và ô tô chở người thuộc
phạm vi điều chỉnh về niên hạn sử dụng, cách thức xác định niên hạn sử dụng của các loại
ô tô quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ.
Tình hình khai thác phương tiện của công ty:
Chất lượng của phương tiện: phương tiện của công ty đa phần có chất lượng khá và
tốt.Gần 50% phương tiện của công ty được đưa vào hoạt động dưới 5 năm, số phương
tiện còn lại được công ty đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 5-10 năm trở lại
đây.Mỗi năm Công ty lại mua thêm xe mới để phục vụ, đáp ứng nhu cầu vận chuyển được
nhanh chóng và kịp thời. Cũng như thanh lý xe cũ nát không còn khả năng hoạt động.

Page 25

tổ chức triển khai. Nếu thiếu kế hoạch thì quỹ đạo đi tới tiềm năng của doanh nghiệp sẽ là đườngziczăc phi hiệu suất cao. Lập kế hoạch có tính năng làm giảm tính bất ổn định của doanh nghiệp hay tổchức. Sự bất ổn định và biến hóa của thiên nhiên và môi trường làm cho công tác làm việc lập kế hoạch trởthành tất yếu và rất thiết yếu so với mỗi doanh nghiệp, với nhà quản trị. Lập kế hoạchPage 1 buộc những nhà quản trị phải nhìn về phía trước, Dự kiến được những biến hóa trongnội bộ doanh nghiệp cũng như môi trường tự nhiên bên ngoài và xem xét những tác động ảnh hưởng củachúng để đưa ra những giải pháp ứng phó thích hợp. Lập kế hoạch là giảm được sự ảnh hưởng tác động chồng chéo và những hoạt động giải trí làmlãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch thì những tiềm năng đã được xácđịnh, những phương pháp tốt nhất để đạt được tiềm năng đã được lựa chọn nên sẽ sửdụng nguồn lực một cách hiệu suất cao, cực tiểu hóa ngân sách do tại nó dữ thế chủ động vào cáchoạt động hiệu suất cao và tương thích. Lập kế hoạch sẽ thiết lập được những tiêu chuẩn tạo điều kiện kèm theo cho công táckiểm tra đạt hiệu suất cao cao. Một doanh nghiệp hay tổ chức triển khai nếu không có kế hoạch thìgiống như một khúc gỗ trôi nổi trên dòng sông. Một khi doanh nghiệp không xác địnhlà mình phải đạt tới cái gì và đạt bằng cách nào thì đương nhiên sẽ không thể xác địnhđược liệu mình có thực thi được tiềm năng hay chưa và cũng không hề có những biệnpháp kiểm soát và điều chỉnh kịp thời khi có những xô lệch xảy ra. Do vậy, hoàn toàn có thể nói nếu không cókế hoạch thì cũng không có cả kiểm tra. c. Nguyên tắc thiết kế xây dựng kế hoạch – Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của kế hoạch : Theo nguyên tắc này một kếhoạch đề ra cần phải bảo vệ có vừa đủ địa thế căn cứ khoa học cũng như thực tiễn và phảiphù hợp với quy luật khách quan, mang tính khả thi cao. Tính khả thi được xem xéttrên những phương diện đa phần như : công nghệ tiên tiến và kỹ thuật, nhân lực, kinh tế tài chính. – Đảm bảo tính hiệu suất cao : Nguyên tắc này yên cầu khi thiết kế xây dựng kế hoạch cần phải xemxét vừa đủ những giải pháp nhằm mục đích sử dụng có hiệu suất cao những nguồn lực và tận dụng tối đacác tiềm năng nhằm mục đích đạt được chất lượng và hiệu suất cao kinh doanh thương mại cao nhất. – Đảm bảo tính tổng lực, cân đối và mang tính mạng lưới hệ thống cao : Khi kiến thiết xây dựng kế hoạchcủa một doanh nghiệp cần phải xem nó như thể một bộ phận cấu thành của nền kinh tếbởi vậy nó phải tương thích với kế hoạch chung của ngành và khuynh hướng tăng trưởng củatoàn nền kinh tế tài chính quốc dân. Trong kế hoạch phải bảo vệ mối quan hệ hài hòa giữa cácmặt kế hoạch và giữa những kế hoạch với nhau. Ngoài ra cần phải cân đối giữa nhu cầuthị trường và năng lực sở hữu thị trường của doanh nghiệp, cân đối giữa thị trường vàkhả năng những nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. d. Các chiêu thức kiến thiết xây dựng kế hoạchPhương pháp lập kế hoạch là tập hợp những phương pháp dự báo, giám sát được sửdụng trong quy trình lập kế hoạch. • Phương pháp cân đốiThực chất của cân đối là so sánh giữa nhu yếu và năng lực của doanh nghiệp vềmột hoạt động giải trí kinh doanh thương mại nào đó cũng như một loại nguồn lực nào đó. Page 2V ề mặt chỉ tiêu trong kế hoạch hoàn toàn có thể cân đối theo chỉ tiêu hiện vật hoặc chỉtiêu giá trị. Thông thường những mối cân đối hầu hết trong kế hoạch là : – Cân đối giữa nhu yếu và năng lực về nguồn những yếu tố nguồn vào cho quy trình SXKDvận tải ( nguồn vào : nguyên, nhiên vật tư, phụ tùng vật tư, phương tiện đi lại vận tải đường bộ … ) – Cân đối giữa năng lượng SXKD của doanh nghiệp và năng lực tiêu thụ mẫu sản phẩm vận tảitrên thị trường. Đây là mối cân đối quan trọng nhất là cơ sở cho những mối cân đối khác. – Cân đối về mặt thời hạn và khoảng trống : về mặt thời hạn cân đối giữa những tiềm năng lâudài, trung, thời gian ngắn. Về mặt khoảng trống vận tải đường bộ cân đối giữa năng lượng sản xuất và nhucầu tối đa. • Phương pháp nghiên cứu và phân tích tính toánĐược sử dụng trong thiết kế xây dựng kế hoạch trung và thời gian ngắn chính bới nó đi sâu vàophân tích giám sát những chỉ tiêu đơn cử của kế hoạch. Thông thường khi sử dụng giải pháp này, người ta dùng những chỉ tiêu như chỉsố tăng trung bình, vận tốc tăng trưởng trung bình để giám sát những chỉ tiêu. Để tính toáncần xác lập những tác nhân ảnh hưởng tác động trong kỳ kế hoạch và lượng hóa những mức độ ảnhhưởng của nó đến những chỉ tiêu giám sát bằng chiêu thức thống kê giám sát để xác lập mứcđộ đạt được của từng chỉ tiêu kế hoạch. Phương pháp toán thống kêThường được dùng để thiết kế xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, thực ra là sử dụngcác quy mô toán kinh tế được thiết kế xây dựng trên cơ sở tích lũy, xử lý số liệu thống kê quanhiều năm. Có hai dạng quy mô sử dụng phổ cập là : – Hàm xu thế : đây là quy mô đơn thuần với tác nhân ảnh hưởng tác động là thời hạn. – Phân tích đối sánh tương quan nhiều yếu tố ( quy mô hồi quy đa tác nhân ) : trong quy mô nàyngười ta thường chọn những tác nhân có ảnh hưởng tác động chính đến chỉ tiêu cần lập kế hoạch đểđưa vào quy mô. Ưu điểm : chiêu thức này lượng hóa được những tác nhân ảnh hưởng tác động nên cho kếtquả khá đúng mực. Nhược điểm : những tác nhân xấu đi cũng như xu thế xấu đi đều được ngoại suytrong tương lai. • Phương pháp tương tựBản chất của chiêu thức tựa như là tăng trưởng những hiện tượng kỳ lạ đã xuất hiệnvào những khu vực và thời hạn khác nhưng với điều kiện kèm theo là thực chất của hai hiện tượnglà giống nhau hay chính là sự vận dụng những hiện tượng kỳ lạ hoặc quy trình diễn ra ở khônggian, thời hạn khác với thời hạn, khoảng trống mà ta cần điều tra và nghiên cứu. Phương pháp nàycó 3 dạng : – Tương tự về hình thức bộc lộ của hiện tượng kỳ lạ. – Tương tự về thực chất của hiện tượng kỳ lạ. – Tương tự về quy luật hoạt động của hiện tượng kỳ lạ. Page 3P hương pháp này sử dụng đa phần trong thiết kế xây dựng kế hoạch trung và dài hạnnhư là một giải pháp để kiểm tra những chiêu thức khác. Ưu điểm : Phương pháp này hoàn toàn có thể xử lý yếu tố thiếu kinh nghiệm thực tếcũng như thiếu thông tin. Nhược điểm : Trong thực tiễn khó hoàn toàn có thể tìm được hiện tượng kỳ lạ có mức độ tương tựvề thực chất cũng như quy luật hoạt động giống như hiện tượng kỳ lạ ta cần nghiên cứu và điều tra. 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA. 1.2.1 Khái niệm về bảo dưỡng, sửa chữa thay thế. Trong quy trình sử dụng, những chi tiết cụ thể, tổng thành và cả ô tô đều bị biến xấu trạngthái kỹ thuật. Muốn duy trì thực trạng kỹ thuật tốt của ô tô trong quy trình khai thác cầnphải có những giải pháp kỹ thuật với những chi tiết cụ thể và tổng thành. – Bảo dưỡng ô tô : là việc làm dự trữ được triển khai bắt buộc sau một chu kỳ luân hồi vậnhành nhất định trong khai thác ô tô theo nội dung việc làm đã pháp luật nhằm mục đích duy trìtrạng thái kỹ thuật tốt của ô tô. – Sửa chữa ô tô : là việc làm Phục hồi năng lực hoạt động giải trí của ô tô bằng cách phụchồi hoặc sửa chữa thay thế những cụ thể, cụm, tổng thành, mạng lưới hệ thống đã bị hư hỏng. 1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, đặc thù của công tác làm việc BDSC.a. Mục đíchCông tác bảo dưỡng thay thế sửa chữa phương tiện đi lại được triển khai nhằm mục đích mục tiêu : – Duy trì phương tiện đi lại trong thực trạng kỹ thuật tối ưu. – Hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quy trình khai thác sử dụng. – Phục hồi tính năng khai thác kỹ thuật PTVT.Mục đích của BDKT là duy trì tình trạng thái kỹ thuật tốt của ô tô, ngăn ngừacác hư hỏng hoàn toàn có thể xảy ra, thấy trước những hư hỏng để kịp thời sửa chữa thay thế, bảo vệ choô tô quản lý và vận hành với độ an toàn và đáng tin cậy cao. Mục đích của thay thế sửa chữa nhằm mục đích Phục hồi năng lực thao tác của những chi tiết cụ thể, tổngthành của ô tô đã bị hư hỏng nhằm mục đích Phục hồi lại năng lực thao tác của chúng. Page 4 b. Ý nghĩaCông tác quản trị kỹ thuật PTVT có ý nghĩa quyết định hành động đến hiệu suất cao sử dụngphương tiện. Làm tốt công tác làm việc này sẽ bảo vệ duy trì phương tiện đi lại trong thực trạng kỹthuật tối ưu, hạn chế mức độ hao mòn PTVT trong quy trình khai thác sử dụng, tốithiểu hoá ngân sách sửa chữa thay thế phương tiện đi lại. Chính điều này góp thêm phần làm nâng cao hiệuquả khai thác kỹ thuật phương tiện đi lại và trải qua đó sẽ nâng cao chất lượng sản phẩmvận tải cũng như hiệu suất cao SXKD chung toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chất lượng công tác làm việc quản trị kĩ thuật phương tiện đi lại còn có ý nghĩa quantrọng trong việc bảo toàn và sử dụng có hiệu suất cao vốn SXKD của doanh nghiệp đượcđầu tư cho việc shopping và thay đổi đoàn phương tiện đi lại trong doanh nghiệp. c. Tính chất của BDSCBảo dưỡng kỹ thuật mang tính cưỡng bức, dự trữ có kế hoạch nhằm mục đích phòngngừa những hư hỏng hoàn toàn có thể xảy ra trong quy trình sử dụng. Bảo dưỡng kỹ thuật phảihoàn thành những việc làm theo từng định ngạch mà Bộ Giao thông vận tải đường bộ đã phát hành. Sửa chữa nhỏ được triển khai theo nhu yếu do hiệu quả kiểm tra của bảo dưỡngcác cấp. Sửa chữa lớn được thực thi theo định ngạch km xe chạy do nhà sản xuấthoặc nhà nước phát hành. Ngoài ra, sửa chữa thay thế là việc làm mang tính đột suất, khôngđược báo trước những hư hỏng xảy ra khi nào và hư hỏng như thế nào. 1.2.3 Nội dung của chính sách BDSC.Chế độ BDSC phương tiện đi lại vận tải đường bộ là những văn bản pháp luật khung của Nhànước, bộ GTVT và những ban ngành có tương quan về công tác làm việc BDKT và thay thế sửa chữa những loạiphương tiện vận tải đường bộ nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn quản lý và vận hành và nâng cao hiệu suất cao sử dụngtính năng khai thác kỹ thuật phương tiệnQuy chế BDSC phương tiện đi lại vận tải đường bộ gồm có 5 nội dung đa phần sau : a. Các hình thức bảo dưỡng thay thế sửa chữa • Bảo dưỡng kỹ thuậtCăn cứ vào chu kỳ luân hồi bảo dưỡng và nội dung việc làm. Bảo dưỡng kỹ thuật ô tôđược chia làm hai cấp : – Bảo dưỡng hàng ngày : Bảo dưỡng hàng ngày do lái xe, phụ xe hoặc công nhân trongtrạm bảo dưỡng chịu nghĩa vụ và trách nhiệm và được triển khai trước hoặc sau khi xe đi hoạt độnghàng ngày, cũng như trong thời hạn quản lý và vận hành. – Bảo dưỡng định kỳ : Bảo dưỡng định kỳ do công nhân trong trạm bảo dưỡng chịu tráchnhiệm và được thực thi sau một kỳ hoạt động giải trí của ô tô được xác lập bằng quãngđường xe chạy hoặc thời hạn khai thác. • Sửa chữaCăn cứ vào đặc thù và nội dung việc làm, sửa chữa thay thế ô tô được chia làm 2 loại : Page 5S ửa chữa nhỏ : là những lẫn sửa chữa thay thế những chi tiết cụ thể không phải là chi tiết cụ thể cơ bản trongtổng thành, mạng lưới hệ thống nhằm mục đích loại trừ hoặc khắc phục những hư hỏng, rơi lệch đã xảy ratrong quy trình sử dụng ô tô. Các việc làm đó được triển khai ở trạm hoặc xưởng bảodưỡng kỹ thuật, thay thế sửa chữa ô tô. Sửa chữa lớn được chia thành 02 loại : + Sửa chữa lớn tổng thành : là thay thế sửa chữa phục sinh những chi tiết cụ thể cơ bản, chi tiếtchính của tổng thành đó. + Sửa chữa lớn ô tô : là sửa chữa thay thế, hồi sinh từ 5 tổng thành trở lên hoặc sửa chữađồng thời động cơ và khung ô tô. b. Quy định về định ngạch chu kỳ luân hồi BDSC • Bảo dưỡng kỹ thuậtChu kỳ bảo dưỡng định kỳ được tính theo quãng đường hoặc thời hạn khai tháccủa ô tô, tuỳ theo định ngạch nào đến trước. Bảo dưỡng định kỳ được triển khai như sau : Đối với những ô tô có hướng dẫn khai thác sử dụng của hãng sản xuất thì chu kỳ luân hồi bảodưỡng định kỳ phải tính theo pháp luật của nhà sản xuất. Đối với những ô tô không có hướng dẫn khai thác sử dụng thì chu kỳ luân hồi bảo dưỡng địnhkỳ phải tính theo quãng đường ô tô chạy hoặc theo thời hạn khai thác của ô tô đượcquy định trong bảng 1. Bảng 1.1 : Chu kỳ bảo dưỡng phương tiệnLoại ô tôTrạng thái kỹ thuậtÔ tô conChạy ràSau chạy ràSau thay thế sửa chữa lớnChạy ràSau chạy ràSau thay thế sửa chữa lớnÔ tô kháchÔ tô tải, Moóc, Sơmi rơmoócChu kỳ bảo dưỡngThời gianQuãng đường ( km ) ( tháng ) 1.50010.0005.0001.0008.0004.000 Chạy rà1000Sau chạy ràSau sửa chữa thay thế lớn80004000Page 6 Đối với ô tô hoạt động giải trí ở điều kiện kèm theo khó khăn vất vả ( miền núi, miền biển, côngtrường …. ) cần sử dụng thông số 0,8 cho chu kỳ luân hồi lao lý tại khoản 2 điều nàyĐối với ô tô mới hoặc ô tô sau thay thế sửa chữa lớn phải thực thi bảo dưỡng trongthời kỳ chạy rà trơn nhằm mục đích nâng cao chất lượng đôi mặt phẳng ma sát của những chi tiết cụ thể tiếpxúc động, giảm năng lực hao mòn và hư hỏng của những cụ thể, để nâng cao tuổi thọtổng thành, mạng lưới hệ thống của ô tô. Đối với ô tô mới, phải thực thi đúng hướng dẫn kỹ thuật và tiến trình bảodưỡng của đơn vị sản xuất. Đối với ô tô sau sửa chữa thay thế lớn thời kỳ chạy rà trơn được qui định là 1500 km đầutiên. Trong đó phải triển khai bảo dưỡng ở quy trình tiến độ 500 km và 1500 km. Nội dung những việc làm trong thời kỳ này được lao lý tại phụ lục số 3. Khi ô tô đến chu kỳ luân hồi pháp luật của bảo dưỡng kỹ thuật, phải thực thi bảodưỡng. Phạm vi sai lệch không được vượt quá 5 % so với chu kỳ luân hồi đã ấn định. • Sửa chữaChu kỳ sửa chữa thay thế lớn là khoảng chừng thời hạn ô tô hoạt động giải trí được tính bằng số ngàyhoặc số km ô tô đã đi được. Chu kỳ thay thế sửa chữa lớn thường thì được nhà sản xuất lao lý sau khi ô tô chạyđược số km nhất định. Được xác lập dựa trên biểu đồ hao mòn của những cụ thể, khicác cụ thể bị mòn đến số lượng giới hạn được cho phép. Chu kỳ thay thế sửa chữa hoàn toàn có thể biến hóa theo điều kiện kèm theo khai thác, khi ô tô hoạt động giải trí ởđiều kiện khai thác khắc nghiệt thì chu kỳ luân hồi thay thế sửa chữa sẽ phải rút ngắn hơn so với quyđịnh. Sửa chữa lớn vận dụng cho ô tô đã hoạt động giải trí hết thời hạn ( hoặc quãng đường ) thao tác được cho phép giữa hai kỳ đại tu. Khoảng thời hạn hay quãng đường này được cụthể cho từng loại xe, loại máy khác nhau do nhà sản xuất lao lý, hoàn toàn có thể từ 100.000 – 200.000 km lăn bánh của ô tô, tương ứng với 4.000 – 8.000 giờ hoạt động giải trí của động cơ. Đối với những phương tiện đi lại thao tác trong điều kiện kèm theo khắc nghiệm ở miền rừng núi, vùngkhai thác mỏ … ) thường rút ngắn từ 10 – 15 % thời hạn định mức. c. Quy định về nội dung thao tác của những cấp bảo dưỡng thay thế sửa chữa. • Bảo dưỡngBảo dưỡng gồm những việc làm : Làm sạch, chẩn đoán, kiểm tra, kiểm soát và điều chỉnh, xiếtchặt, thay dầu, mỡ, bổ trợ nước làm mát, dung dịch ắc quy. Sửa chữaSửa chữa ô tô gồm có những việc làm : Kiểm tra, chẩn đoán, tháo lắp điều chỉnhvà phục sinh cụ thể, sửa chữa thay thế cụm chi tiết cụ thể, tổng thành của ô tô. Page 7 d. Định mức giờ công, ngày xe nằm bảo dưỡng sửa chữa thay thế. Tùy từng chủng loại xe, thực trạng kỹ thuật của xe cũng như điều kiện kèm theo cơ sở vậtchất kỹ thuật Giao hàng công tác làm việc BDSC của doanh nghiệp mà vận dụng những thông số điềuchỉnh giờ công cho tương thích. Các thông số kiểm soát và điều chỉnh giờ công BDSC : – Hệ số kiểm soát và điều chỉnh theo mác kiểu xe ( xe thông dụng, xe chuyên được dùng, xe đặc biệt quan trọng, loạiđộng cơ lắp trên xe … ) – Hệ số kiểm soát và điều chỉnh thời hạn sử dụng xe – Hệ số kiểm soát và điều chỉnh theo quy mô đoàn xe, trình độ trang trang thiết bị của xưởng BDSC, trình độ kinh nghiệm tay nghề của đội ngũ thợ BDSC.e. Định mức nhu yếu vật tư bảo dưỡng sửa chữa1. 2.3 Các chiêu thức tổ chức triển khai BDSCa. Phương pháp BDKT • BDKT trên trạm tổng hợp. Theo hình thức này, người ta tổ chức triển khai những trạm BDSC vạn năng hoàn toàn có thể thực hiệnđồng thời những loại việc làm BDSC khác nhau và với những mác kiểu xe khác nhau. Tuyvậy, tính tổng hợp cũng chỉ ở một mức độ nhất định. – Ưu điểm : tương thích với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, tránh được sự đơn điệucho thợ BDSC. – Nhược điểm : hiệu suất lao động thấp và chất lượng BDSC chỉ hoàn toàn có thể đạt được ở mộtmức độ nhất định. • BDKT theo trạm chuyên môn hóa. Việc chuyên môn hóa hoàn toàn có thể thực thi theo cấp BDSC, theo mác kiểu xe hoặctheo loại việc làm. Điều kiện để vận dụng chiêu thức này là quy mô BDSC phảitương đối lớn. – Ưu điểm : hiệu suất lao động và chất lượng BDSC cao do có điều kiện kèm theo vận dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ kinh nghiệm tay nghề cho thợ. – Nhược điểm : sự đơn điệu trong sản xuất dễ dẫn đến bệnh nghề nghiệp, phức tạp việcđiều phối, điều hành quản lý giữa những khâu. BDKT theo trạm chuyên môn hóa có 2 loại : BDKT theo chiêu thức dâychuyền và theo chiêu thức nguyên công. + BDKT theo tuyến dây chuyền sản xuất. Theo chiêu thức này, hàng loạt khối lượng việc làm BDSC được tiến hànhtrên 1 số ít cầu, mỗi cầu thực thi một số ít việc làm nhất định. Các xe vào BDSC theophương án này nhất thiết phải vận động và di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu sau cuối. Các việc làm thực thi ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải đảmbảo quy trình sản xuất được liên tục và có nhịp điệu, tức là : thời hạn triển khai côngviệc trên mỗi cầu theo một chu kỳ luân hồi không đổi khác. – Ưu điểm : hiệu suất lao động cao, tương thích với quy mô lớn. Page 8N hược điểm : không thích hợp với xưởng BDSC có quy mô nhỏ, việc triển khai côngviệc trên mỗi cầu theo một chu kỳ luân hồi không đổi khác khó hoàn toàn có thể triển khai được, khoảngthời gian đó luôn xê dịch trong khoanh vùng phạm vi lớn, vì nó phụ thuộc vào vào thực trạng kỹ thuậtcủa xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa thay thế. Theo đó, quá tình BDSC được tiến hànhkhông liên tục, mất thời hạn dừng xe lâu trong trạm. + BDKT theo trạm nguyên công. Tất cả việc làm BDSC được triển khai trên một cầu, không có sự vận động và di chuyển cácxe trong suốt thời hạn BDSC. Tất cả phương tiện đi lại, trang thiết bị, dụng cụ được bố tríxung quanh cầu. Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một trình tự nhấtđịnh, tương thích với đặc thù và nhu yếu việc làm. b. Phương pháp sửa chữa thay thế phương tiện đi lại. • Phương pháp sửa chữa thay thế từng xe. – Khái niệmPhương pháp sửa chữa thay thế từng xe là khi xe hư hỏng chi tiết cụ thể tổng thành nào thì tháochi tiết tổng thành đó ra thay thế sửa chữa, Phục hồi rồi lắp lên đúng xe mang vào sửa chứa đóĐặc điểm. Sau khi xe thay thế sửa chữa xong thì hàng loạt những tổng thành trên xe đều là những tổngthành của xe cũ ( trừ những tổng thành không hồi sinh được phải sửa chữa thay thế ). Khó đồng điệu hóa những khâu trong quy trình sửa chữa thay thế nên thời hạn sửa chữathường dài, dễ sinh ra hiện tượng kỳ lạ khung xe chờ tổng thành, tổng thành chờ phụ tùng, chi tiết cụ thể. – Ưu điểm : Quản lý theo dõi chất lượng phương tiện đi lại tốt. – Nhược điểm : + Thời gian xe nằm chờ thay thế sửa chữa dài. + Nâng suất sửa chữa thay thế phương tiện đi lại không cao. + Khó vận dụng giải pháp thay thế sửa chữa theo chuyên môn hóa và cơ giới hóa trong quytrình sản xuất. – Phạm vi vận dụng : Phù hợp với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giảnvà có nhiều mác kiểu xe. • Phương pháp thay thế sửa chữa bằng thay thế sửa chữa tổng thành. – Khái niệmPhương pháp thay thế sửa chữa thay thế sửa chữa tổng thành là khi xe hư hỏng chi tiết cụ thể tổng thànhnào thì tháo cụ thể tổng thành đó ra và sửa chữa thay thế bằng cụ thể tổng thành đã được sửachữa rồi lấy trong kho dự trữ của xe khác. – Đặc điểm. Sau khi ô tô thay thế sửa chữa xong hàng loạt những tổng thành trên xe không phải là tổngthành của xe cũ trừ khung xe. Page 91.3.2 Thời gian sửa chữa thay thế chỉ nhờ vào vào thời hạn tháo lắp tổng thành lên, xuốngxe và thời hạn thay thế sửa chữa khung xe ( thời hạn này chỉ chiếm 12 % – 15 % thời hạn sửachữa xe ) nên rút ngắn thời hạn thay thế sửa chữa xe, tăng thời hạn sử dụng xe. Ưu điểm. Rút ngắn thời hạn xe nằm chờ thay thế sửa chữa. Dễ dàng đồng điệu trong những khâu sản xuất. Có thể chuyên môn hóa cao những khâu trong sản xuất và thực thi lắp ráp những tổngthành theo dây chuyền sản xuất. Do đó hoàn toàn có thể vận dụng việc chuyên môn hóa cao trong sửa chữanên nâng cao được chất lượng sửa chữa thay thế. Nhược điểm. Khó khăn trong việc quản trị phụ tùng của phương tiện đi lại. Vốn dự trữ vật tư phụ tùng tăng lên. Điều kiện án dụng : những doanh nghiệp có quy mô lớn và ít mác kiểu xe. 1.2.4 Hình thức tổ chức triển khai lao động của công nhân BDSC.Đối với bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa thay thế tiếp tục phương tiện đi lại vận tải đường bộ, thường thì người ta hoàn toàn có thể sử dụng những hình thức tổ chức triển khai lao động của đội côngnhân như sau : Đội chuyên môn hóa theo cấp BDSC.Đội chuyên môn hóa theo tổng thành. Đội tổng hợp1. 3 Khái quát về kế hoạch bdsc phương tiện đi lại vận tải đường bộ. 1.3.1 Căn cứ để lập kế hoạch BDSC.Căn cứ vào chính sách lao lý của Nhà Nước về công tác làm việc BDSC phương tiện đi lại. Điều kiện khai thác phương tiện đi lại của công ty gồm có : điều kiện kèm theo thời tiết khí hậu, điềukiện nhiệt độ, điều kiện kèm theo đường sá, điều kiện kèm theo vận tải đường bộ, điều kiện kèm theo tổ chức triển khai và kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu và phân tích công tác làm việc lập kế hoạch BDSC của công ty kỳ trước. Căn cứ trách nhiệm sản xuất kinh doanh thương mại của công ty. Các chiêu thức lập kế hoạch bdsc  Căn cứ để xác lập nhu yếu BDSC phương tiệnNhu cầu BDSC phương tiện đi lại của doanh nghiệp được xác lập dựa trên những căncứ đa phần sau : Chế độ BDSC theo pháp luật. Các định mức tiêu tốn vật tư, kỹ thuật và giờ công cho BDSC những cấp. Kế hoạch khai thác phương tiện đi lại gồm có : điều kiện kèm theo khai thác phương tiện đi lại và tổngquãng đường xe chạy theo kế hoạch. Kết quả nghiên cứu và phân tích tình hình thực thi công tác làm việc BDSC ở doanh nghiệp kỳ trước. Các tác dụng tìm hiểu, khảo sát và những định mức có tương quan ở doanh nghiệp.  Phương pháp lập kế hoạch bdsc : 1. Phương pháp xác lập nhu yếu bdscPhương pháp biểu đồ : địa thế căn cứ vào kế hoạch khai thác phương tiện đi lại và biểu đồ đưa xe ravận doanh để xác lập thời hạn đưa xe vào từng cấp của từng xe sau đó tổng hợp lại. Phương pháp này thường được dùng để theo dõi, đưa xe vào BDSC theo kế hoạch cụthể. Page 10P hương pháp nghiên cứu và phân tích giám sát : Thực chất của giải pháp này là phối hợp giữaphân tích những yếu tố tác động ảnh hưởng đến định ngạch và định mức BDSC tích hợp với cáccách thức đo lường và thống kê. Phương pháp này có những dạng : a. Tính toán theo số km xe chạy trong năm  Xác định số lần BDSC những cấp. NBDSCi = Trong đó : NBDSCi : Số lần BDSC của cấp i trong năm : Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1LBDSC i : Định ngạch BDSC cấp iXác định số lần BDSC những cấp bằng chiêu thức tính theo số km xe chạytrong năm đơn thuần hơn giải pháp giám sát theo chu kỳ luân hồi SCL. Tuy nhiên phươngpháp này khi tính số lần SCL sẽ không thật đúng mực khi doanh nghiệp có nhiềuphương tiện mới hoặc xe đưa ra hoạt động giải trí không đồng đều nhau. b. Tính toán theo chu kỳ luân hồi thay thế sửa chữa lớn  Xác định số lần SCL đo lường và thống kê trong kỳ kế hoạchNSCL =. Trong đó :: Tổng quãng đường xe chạy quy ra đường loại 1LSCL : Định ngạch thay thế sửa chữa lớnSố lần SCL hoàn toàn có thể tính chung toàn doanh nghiệp hoặc tính riêng của từng loạixe sau đó tổng hợp lại.  Xác định số BDĐK trong 1 chu kỳ luân hồi SCL : nBDĐK = – 1T rong đó : nBDĐK là số lần BDĐK trong 1 chu kỳ luân hồi SCL.  Xác định tổng số lần BDĐK những cấp trong kỳ kế hoạch : NBDĐK = nBDĐK x NSCL.Trong đó : NSCL : Số lần thay thế sửa chữa lớn trong nămNBDĐK : Số lần BDĐK trong nămƯu điểm : Phục vụ cho công tác làm việc khoán theo chu kỳ luân hồi SCL.Nhược điểm : phức tạp hơn giải pháp tính theo số km xe chạy trong năm vìphải xác lập thông số quy đổi từ chu kỳ luân hồi sang năm. 1. Xác định giờ công BDSC những cấp ∑ TBDSC = ∑ NBDSCij × tBDSCijTrong đó :: Tổng giờ công bảo dưỡng tiếp tục và bảo dưỡng định kỳ. Page 11 tBDSCij : Định mức giờ công cho 1 lần BDSC của cấp i mác xe j. NBDSCij : Số lần BDSC của cấp i mác xe j. Tổng giờ công thay thế sửa chữa tiếp tục được xác lập trên cơ sở định mức SCTXtính trung bình cho 1000 Km xe chạy. = x tSCTXTrong đó : tSCTX là định ngạch giờ công sửa chữa thay thế liên tục tính trung bình cho 1000 kmxe chạy. 2. Xác định ngày xe nằm BDSC những cấp = x dBDSCij = x dSCTXTrong đó, : Tổng số ngày xe nằm BDSC và SCTX.dBDSCij, dSCTX : Định mức ngày xe nằm BDSC của cấp i mác xe j, và định mức ngàyxe nằm SCTX. 3. Xác định nhu yếu vật tư, phụ tùng cho BDCS những cấp = x VTBDSCij + x VTSCTXTrong đó :: Tổng nhu yếu vật tư, phụ tùng cho BDSC những cấp. VTBDSCij, VTSCTX : Định mức vật tư phụ tùng cho 1 lần BDSC cấp i mác xe j, và địnhmức vật tư phụ tùng cho 1 lần SCTX. 4. Xác định thông số ngày xe tốtTrong đó : ∑ ADC : Tổng số ngày xe có ∑ ADBDSC : Tổng số ngày xe nằm BDSC ∑ ADT : Tổng số ngày xe tốtPage 12P age 13CH ƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÔNGTÁC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔ2. 1 Khái quát tình hình chung của công ty2. 1.1 Quá trình hình thành tăng trưởng, công dụng, trách nhiệm của công ty cổphần môi trường tự nhiên Tây Đôa, Quá trình hình thành và phát triểnTiền thân của Công ty CP môi trường tự nhiên Tây Đô là Xí nghiệp Môi trường đôthị số 5 được xây dựng theo quyết định hành động số 280 / QĐ-UB ngày 22/01/1997 của UBNDThành phố TP. Hà Nội – là đơn vị chức năng thường trực Công ty Môi trường Đô Thị Hà Nội nay làCông ty Trách Nhiệm Hữu Hạn NN MTV thiên nhiên và môi trường đô thị. Từ 02/11/2005 Xí nghiệp MTĐT số 5 chuyển thành Công ty Cổ Phần Môi trường Tây Đô. Từ 1997 – 2005 Xí nghiệp thiên nhiên và môi trường đô thị số 5 triển khai trách nhiệm duy trì vệsinh thiên nhiên và môi trường trên địa phận Q. Tây Hồ với chất lượng luôn được bảo vệ. Từtháng 11/1997 đến 6/1/2005 Xí nghiệp liên tục được Ủy Ban Nhân Dân Quận Tây Hồ khenthưởng với thành tích ‘ ‘ Đã có thành tích xuất sắc trong trào lưu thi đua lao động sảnxuất ’ ’. Từ 2010 đến nay, Công ty đã trúng gói thầu duy trì vệ sinh thiên nhiên và môi trường trên địabàn 04 P. Quận CG cầu giấy ( quá trình 2011 – năm ngoái ), duy trì VSMT tuyến Đại LộThăng Long, chất lượng duy trì vệ sinh môi trường tự nhiên luôn được bảo vệ cung ứng sự tintưởng của chỉ huy Thành phố và nhân dân trên địa phận 2 Quận Tây Hồ, CG cầu giấy. b, Tên gọi, trụ sởTên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG TÂY ĐÔTên tiếng Anh : TAYDO ENVIRONMENT CORPORATIONTên thanh toán giao dịch : URENCO5Logo công ty : Trụ sở chính : Số 2 – Tổ 45 – Phú Thượng – Tây Hồ – TP.HN. Điện thoại : 04-3758 2579F ax : 04-3758 2421E mail : [email protected] ấy CNĐKKD : Số 0103008724 do Sở kế hoạch và góp vốn đầu tư thành phố Hà Nộicấp lần đầu : Ngày 02 tháng 11 năm 2005. Đăng ký biến hóa lần thứ 3 ngày 25 tháng 05 năm 2009. Vốn điều lệ : 9.000.000.000 đồng ( Chín tỷ đồng Nước Ta ) Tổng số nhân lực : 531 ngườiPage 14 c, Chức năng, trách nhiệm, ngành nghề kinh doanh thương mại của công ty – Thu gom, luân chuyển và giải quyết và xử lý chất thải gồm có : ( Chất thải hoạt động và sinh hoạt đô thị, chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải thiết kế xây dựng ). – Xây dựng những khu công trình gia dụng và công nghiệp. – Thi công, trồng mới, duy trì và chăm nom vườn hoa, hoa lá cây cảnh, cây xanh đườngphố và cây xanh cho những khu công trình gia dụng và công nghiệp. – Duy trì, tái tạo và làm vệ sinh thiên nhiên và môi trường mặt hồ nước. 2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô cấu trúc đoàn phương tiệnCơ sở vật chất kỹ thuật của công ty khá không thiếu, tổng diện tích quy hoạnh khoảng chừng 2500, trong đó những phòng ban, đội quản trị quản lý và điều hành sản xuất là khoảng chừng hơn 2000, khuxưởng bảo dưỡng sửa chữa thay thế và kỹ thuật là khoảng chừng 300 – 400 với những thiết bị phục vụbảo dưỡng sửa chữa thay thế cấp 1 và 2 cho phương tiện đi lại như máy hàn hơi, máy tiện, … ngoàira còn có bãi để xe chuyên được dùng. Quy mô đoàn phương tiện đi lại : nhằm mục đích Giao hàng cho việc luân chuyển thu gom rác vàcác chất thải công nghiệp, thiết kế xây dựng nên công ty đã góp vốn đầu tư được 1 đoàn phương tiệnkhá rất đầy đủ về số lượng cũng như chủng loại để Giao hàng công tác làm việc sản xuất kinh doanh thương mại, tổng số là 33 xe gồm có những xe chuyên sử dụng ( xe luân chuyển rác, rửa đường, quéthút … ), ngoài những còn có thêm 1 số ít xe Giao hàng công nhân viên công ty : Về khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí : công ty hoạt động giải trí trên địa phận thành phố TP.HN, chủyếu là khu vực những quân CG cầu giấy, Tây Hồ, quốc lộ Thăng LongBảng2. 1 : Cơ cấu đoàn phương tiệnSTTCông dụng1 Xe luân chuyển rác thảiSốlượng18Tỷ trọng ( % ) 54,542 Xe luân chuyển đất, phếthải xây dựng033 Xe quét hút024 Xe tưới nước rửa đường095 Xe ủi xúc9, 096,0627,273,04 Tổng số xe33Page 15100  Xe luân chuyển rác : ( tổng 18 xe ) STTMácxeSốlượngISUZUDAEWOOMITSUBISHIHINONướcsảnxuấtTrọngTải ( Tấn ) NhậtHànQuốcNhậtNhật10, 19,756,2 Xe luân chuyển đất, vật tư kiến thiết xây dựng : ( tổng 3 xe ) STTMácxeHINO ( Xe container ) ISUZU ( Xe Container ) SốlượngNướcSảnXuấtNhậtNhậtTrọngtải ( Tấn )  Xe Rửa đường ( Tổng 9 xe ) Số lượngTrọng tải ( m3 ) STTMác XeNước Sản XuấtFAWTrung Quốc15, 5DONGFENGT rung Quốc16KAMATHUYNDAINgaHàn Quốc10, 516  Xe Quét hút ( Tổng 2 xe ) Mác XeSố lượngNước Sản XuấtTrọng tải ( m3 ) DEAWOOHàn QuốcNgoài ra còn có nhóm phương tiện đi lại ship hàng khu công trình, những xe gom rácPhương tiện Giao hàng công trìnhChủng loạiXúc lật cátSố lượngNước Sản XuấtNhật BảnCông suấtXe Gom ( Tổng 510 xe ) Mác XeXe gom rác XG97Số lượngNước Sản Xuất510Việt NamTrọng tải ( m3 ) 0.40 Do đặc thù, địa phận hoạt động giải trí của những điểm cẩu là khác nhau nên tại mỗi điểmcẩu, số lượng xe gom cũng khác nhau. Có những điểm cẩu nhỏ chỉ cần khoảng chừng 3 – 5 xegom, nhưng có những điểm cẩu lớn lại cần đến 10 – 20 xe gom. ( mỗi xe gom có trọngtải trung bình từ 0,3 – 0,44 tấn ) 2.1.3 Cơ cấu tổ chức triển khai quản trị doanh nghiệpCông ty tổ chức triển khai quản trị theo phương pháp, cấp trên trực tiếp chỉ huy ra lệnh chocấp dưới triển khai trách nhiệm ( hội đồng quản trị chỉ huy xuống giám đốc rồi xuống cácPage 16 ban ngành ). Ngoài ra còn vận dụng quản trị theo mối quan hệ tính năng ( giữa cácphòng ban, những đội sản xuất có nghĩa vụ và trách nhiệm tương tự tương hỗ lẫn nhau ). Mỗi một bộ phận chịu sự quản trị trực tiếp từ chỉ huy cấp cao hơn. Ban giámđốc quản trị những phòng, đội. Phòng, đội quản trị những tổ sản xuất. Đây là quy mô điềuhành trực tuyến mà Công ty đang vận dụng. ( cơ cấu tổ chức cỗ máy công ty được biểu lộ ở sơđồ 2.1 ) Phương pháp tổ chức triển khai cỗ máy quản trị công ty : Hiện nay, Công ty đang triển khai quản trị trực tuyến, nghĩa là cấp trên trực tiếpchỉ đạo cấp dưới. Các phòng đội trong Công ty có trách nhiệm tham mưu, giúp việc choGiám đốc và thực thi những việc làm khác khi được Giám đốc giao, những tổ sản xuấtthuộc quyền quản trị của những đội. Các phòng ban làm công tác làm việc phối tích hợp trong côngtác điều hành quản lý và tổ chức triển khai sản xuất. Cơ cấu tổ chức triển khai, trách nhiệm, công dụng những phòng ban, đội sản xuất : Công ty Cổ phần thiên nhiên và môi trường Tây Đô có cỗ máy quản trị tổ chức triển khai theo mô hìnhCông ty CP gồm có : Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc, những đơnvị công dụng. Ban Giám đốc : Ban Giám đốc của Công ty gồm có Giám đốc và 2 Phó Giámđốc ( Phó Giám đốc đảm nhiệm sản xuất Kinh doanh, Phó Giám đốc đảm nhiệm nộichính ). Các đơn vị chức năng công dụng : Là những bộ phận trực tiếp điều hành quản lý việc làm củaCông ty theo tính năng trình độ và nhận sự chỉ huy trực tiếp của Ban Giám đốc. Công ty có những đơn vị chức năng công dụng sau : Phòng Kế hoạch, Phòng Tài chính-Kế toán, Phòng kỹ thuật – Vật tư, Phòng Tổ chức – Hành chính và những Đội, tổ sản xuất. Page 17 hòng Kế HoạchSơ đồ 2.1 : cơ cấu tổ chức cỗ máy quản trị của công tyPage 181 – Phòng Kế hoạch : – Xây dựng định mức, lập dự trù và hợp đồng trong công tác làm việc duy trì vệ sinh môitrường trên địa phận Công ty quản trị với những chủ góp vốn đầu tư, những liên danh nhà thầu, những đơn vịthực hiện nội bộ trong công ty. – Thực hiện công tác làm việc nghiệm thu sát hoạch AB. – Xây dựng và tiến hành, giám sát nghiệm thu việc triển khai những kế hoạch, phươngán sản xuất – Xây dựng kế hoạch, lịch trình hoạt động giải trí và tổ chức triển khai sản xuất khuôn khổ rửađường, quét hút bụi. 2 – Phòng kỹ thuật – vật tư : a / Chức năng : Phòng Kỹ thuật vật tư là phòng trình độ nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốcCông ty trong công tác làm việc quản trị bảo dưỡng, sửa chữa thay thế, tư vấn shopping trong nghành xemáy, vật tư, trang thiệt bị Giao hàng sản xuất ; quá trình công nghệ tiên tiến thu gom luân chuyển. b / Nhiệm vụ : – Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất kiến nghị về công tác làm việc quản trị kỹ thuật công nghệ tiên tiến môitrường trong công tác làm việc thu gom, luân chuyển và những công tác làm việc khác. – Quản lý kỹ thuật xe máy thiết bị chuyên dùng, dụng cụ thu chứa chuyên dùng cóhồ sơ lý lịch theo dõi, nghiệm thu sát hoạch công tác làm việc BDSC thiết bị phương tiện đi lại. – Quản lý kỹ thuật, nhà xưởng, kho tàng, và những cơ sở kỹ thuật hạ tầng khác. – Quản lý vật tư, lập kế hoạch và kiểm tra đôn đốc việc thực thi kế hoạch vật tư. – Xây dựng định mức kỹ thuật vật tư, tiêu tốn vật tư nguyên vật liệu. Giám sát việc sửdụng vật tư nguyên vật liệu. – Xây dựng và kiểm tra những quy định quản trị vật tư : shopping đáp ứng bảo quảncấp phát, thanh quyết toán vật tư. 3 – Phòng Tổ chức – Hành chính : – Tham mưu đề xuất kiến nghị thiết kế xây dựng tiến hành những chính sách chủ trương của Nhà nước liênquan đến người lao động trong nội bộ Công ty. – Tổ chức công tác làm việc quản trị lao động + Tổ chức thực thi công tác làm việc bảo lãnh lao động, ATLĐ – ATGT. 4 – Phòng Tài chính – Kế toán – Lập và triển khai kế hoạch kinh tế tài chính theo niên độ tương thích với kế hoạch sản xuấtkinh doanh của Công ty. Page 195. Đội vệ sinh môi trường tự nhiên CG cầu giấy – Tây Hồ : Tổ chức tiến hành những giải pháp sản xuất để triển khai tốt những chỉ tiêu duy trì vệ sinh môitrường đã được giao. Triển khai công tác làm việc kiểm tra, giám sát bảo vệ chất lượng duy trì vệ sinh môi trườnghàng ngày, đột xuất theo đúng quá trình công nghệ tiên tiến, lao lý của chủ góp vốn đầu tư và định mứccông ty phát hành, 6. Đội xe rửa đường và quét hút bụi : – Đội xe rửa đường và quét hút bụi chịu sự quản trị của Phòng Kế hoạch. Đội xe cóchức năng giúp việc và tham mưu cho phòng kế hoạch – Ban Giám đốc Công ty trong cáccông việc sau : – Xây dựng định mức, lịch trình và tổ chức triển khai duy trì khuôn khổ rửa đường và quéthút bụi trên địa phận của Công ty quản trị. – Công tác quản trị, quản lý hoạt động giải trí rửa đường và quét hút bụi ;. 7. Đội xe luân chuyển rác – Thực hiện nghiêm chỉnh lệnh luân chuyển hàng ngày hoặc lệnh luân chuyển độtxuất của đội xe giao. – Ra khu vực sản xuất đúng giờ theo lệnh luân chuyển, thao tác theo sự hướng dẫncủa cán bộ chuyên quản được công ty ủy quyền. 8. Đội Dịch Vụ Thương Mại : – Sử dụng phương tiện đi lại xe máy và lao động của đơn vị chức năng để tổ chức triển khai sản xuất liên tụcthực hiện vừa đủ những kế hoạch sản xuất của Công ty giao đúng quá trình đạt chất lượng. – Thực hiện tốt kế hoạch chăm nom kỹ thuật xe máy theo đúng nội quy, quy trìnhchăm sóc bảo dưỡng để bảo vệ công tác làm việc tổ chức triển khai sản xuất theo đúng những định mức laođộng, định mức vật tư Công ty giao. 9. Xưởng cơ khí – sửa chữa thay thế phương tiện đi lại – Lắp đặt, sửa chữa thay thế, bảo dưỡng những thiết bị tại xưởng thay thế sửa chữa của Công ty. – Kết hợp với phòng Kỹ thuật vật tư kiến thiết xây dựng tiến trình tiểu tu, trung tu, đại tu, quy trình tiến độ thay thế sửa chữa, bảo dưỡng … thiết bị trong Công ty. – Thực hiện tốt công tác làm việc bảo đảm an toàn VSLĐ, VSCN, VSMT … – Quản lý tài sản, phương tiện đi lại, thiết bị, vật tư do công ty trang bị Giao hàng công tácsửa chữa. Page 2010. Đội thu phí vệ sinh : – Thu phí vệ sinh trên địa phận được phân công, tuyên truyền, hoạt động người dânđóng phí đúng hạn và khá đầy đủ. 11. Các tổ sản xuất : – Bố trí nhân lực của tổ, bảo vệ VSMT trên hàng loạt phường theo những hạng mụcVSMT của đội giao cho – Thực hiện duy trì VSMT và tuyên truyền nhân dân trên địa phận không vứt rácbừa bãi, đổ rác đúng nơi quy định2. 1.4 Điều kiện sản xuất kinh doanh thương mại của công tya Điều kiện khai thácĐiều kiện kinh tế tài chính – xã hội trong vùng hoặt động của công tyQuận Tây Hồ có diện tích quy hoạnh 24 Km 2, số dân : 130.632.163 người và tỷ lệ : 5.443 người / km² được xác lập là TT dịch vụ – du lịch – văn hóa truyền thống của Thành Phố Hà Nội. Do vậycông tác vệ sinh môi trường tự nhiên, giữ gìn cảnh sắc đô thị ở Q. Tây Hồ được công ty đặcbiệt chú trọng. Quận CG cầu giấy với diện tích quy hoạnh : 12.04 km², số dân : 236.981 người và tỷ lệ dân sốlà : 19.683 người / km², là nơi tập trung chuyên sâu nhiều những trường ĐH, cơ sở huấn luyện và đào tạo và nghiêncứu khoa học cấp Nhà nước và cấp Bộ chính vì thế nơi đây có rất nhiều nhà trọ sinhviên, chợ, .. Khối lượng rác thải hoạt động và sinh hoạt cần thu gom cao hơn rất nhiều so với quân TâyHồ. Công ty CP môi trường tự nhiên Tây Đô hoạt động giải trí đa phần trên địa phận của 2 quậnTây Hồ và CG cầu giấy, trong những năm gần đây 2 Q. này tăng trưởng mạnh về những dự ánnhà ở, những khu căn hộ chung cư cao cấp. Kinh tế tăng cao đi kèm với lượng rác thải hoạt động và sinh hoạt, rác thảixây dựng tăng cao, tạo điều kiện kèm theo tăng trưởng cho công ty hoạt động giải trí. • Điều kiện thời tiết khí hậuKhí hậu TP. Hà Nội tiêu biểu vượt trội cho vùng Bắc Bộ với đặc thù của khí hậu cận nhiệt đớiẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa phùn vềnửa cuối mùa. TP. Hà Nội có nhiệt độ và lượng mưa khá lớnCùng với hai thời kỳ chuyển tiếpvào tháng 4 ( mùa xuân ) và tháng 10 ( mùa thu ). Page 21N hững năm trở lại đây sự tác động ảnh hưởng của biến hóa khí hậu đã khiến cho thời tiết ởHà Nội có nhiều đổi khác. Vào mua mưa có những đoạn đường gây ngập lụt khiến chocông nhân vệ sinh không thao tác dược, những đoạn đường lên bãi rác Nam Sơn xấu ảnhhưởng lớn bởi đường xá kém chất lượng, gây khó khăn vất vả cho việc thu gom và tập trung rácthải … tác động ảnh hưởng tới vận tốc chuyển dời của phương tiện đi lại. • Mạng lưới đườngMạng lưới đường trên địa phận hoạt động giải trí của công ty ( Quận Tây Hồ, Quận CầuGiấy ) là đường nội đô có cấu trúc hỗn hợp, lòng đường hẹp, chiều rộng của đường chủyếu là 7-11 m. Khu vực dân cư ở nhiều trong ngõ và đông người đi lại, hay ùn tắc vàocác giờ cao điểm, gây khó khăn vất vả cho việc thu gom và luân chuyển rác, hạn chế sự vậnchuyển của xe rác lớn, đa phần phải thu gom từ những xe nhỏ rồi tập trung chuyển ra xe lớn. Bên cạnh đó do đặc thù là đường nội đô nên có nhiều đường cấm, hạn chế giờ hoạtđộng của những phương tiện đi lại chuyên chở của công ty. • Điều kiện về tổ chức triển khai và kỹ thuậtĐó là chính sách thao tác của phương tiện đi lại, chính sách bảo dưỡng thay thế sửa chữa phương tiện đi lại, trình độ trang thiết bị Giao hàng công tác làm việc dữ gìn và bảo vệ cũng như BDSC phương tiên. – Chế độ dữ gìn và bảo vệ phương tiện đi lại : Hiện nay hầu hết phương tiện đi lại phương tiện đi lại của Công ty đều được dữ gìn và bảo vệ theophương pháp lộ thiên, mặc dầu chiêu thức dữ gìn và bảo vệ này có một số ít điểm yếu kém nhưngđây là chiêu thức được vận dụng thoáng đãng so với những xe ô tô trong tổng thể những trường hợpkhi bị hạn chế về vốn góp vốn đầu tư cơ bản, hoặc sự thiết yếu trong thời điểm tạm thời tổ chức triển khai khai thác, hoặcviệc khai thác theo quy trình tiến độ. 2.1.5 Kết quả triển khai trách nhiệm sản xuất kinh doanh thương mại của công tya, Khối lượng sản phẩm & hàng hóa luân chuyển qua những năm, những loại hàng và khối lượng củatừng hàng – Loại hàng luân chuyển đa phần là rác hoạt động và sinh hoạt trong những ngõ xóm, trên đườngphố. Ngoài ra còn có loại hàng đất, phế thải kiến thiết xây dựng, những công tác làm việc vệ sinh như rửađường, hút bụi .. cũng được Công ty triển khai – Khối lượng luân chuyển : Trung bình 250 tấn rác thải / ngày đêm. – Lượng luân chuyển : 28750 Tấn. Km / ngày đêm. – Cự ly luân chuyển trung bình : LM = 115 Km – Tuyến luân chuyển rác hầu hết : TP. Hà Nội – Bãi rác Nam Sơn ( huyện Sóc Sơn, XãNam Sơn ) Page 22 – Ngoài ra còn tuyến : TP. Hà Nội – Bãi Vĩnh Quỳnh ( ở Thanh Trì ) và Bãi Vân Nội. Ởđây chuyên đổ đất. Khối lượng sản phẩm & hàng hóa trên từng tuyến không cố định và thắt chặt do địa thế căn cứ vào địa hình thực tếcủa những Quận phân loại những điểm cẩu rác tương thích với dân cư trong vùng, mỹ quan đô thị. b Khối lượng sản phẩm & hàng hóa vận chuyểnBảng 2.2 Khối lượng sản phẩm & hàng hóa luân chuyển qua những nămĐơn vị : tấnKhối lượngTTvận chuyển1 Khối lượngRác sinh hoạt2 Khối lượngđất, phế thảixây dựng20122013201497. 012,3198235,0510379221. 385,5521. 362,4625500 Bảng 2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động giải trí và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp5 năm gần đâyĐơn vị tính : triệu đồngSTTChỉtiêuTổng tài sảnDoanh thu2010201120122013201444. 03289.19546.466108.70848.800127.00044.345125.56047.200139.934 Chi phí86. 640106.159124.500123.000137.334 Lợi nhuận trướcthuếLợi nhuận sauthuế2. 5552.5492.5002.5602.6002.3902.3702.2502.1002.270 Page 23H ình 2.1 : Biểu đồ bộc lộ lệch giá, ngân sách và doanh thu của công ty năm 2010 – năm trước. Nhận xét : trong tiến trình năm 2010 – năm 2014D oanh thu năm 2010 là 89,195 tỷ đồng, năm năm trước là 139,934 tỷ đồng, tăng 50,739 tỷ đồng, tương ứng tăng thêm 56,89 % so với năm 2010. Chi tiêu năm 2010 là 86,640 tỷ đồng, năm năm trước là 137,334 tỷ đồng tăng 50,694 tỷđồng, tương ứng tăng thêm 58,51 % so với năm 2010L ợi nhuận sau thuế năm 2010 là 2,390 tỷ đồng, năm 2013 là 2,270 tỷ đồng giảm120 triệu đồng, tương ứng giảm đi 5,02 % so với năm 2010. Qua những số liệu trên, lệch giá tăng nhưng đồng thời ngân sách cũng tăng do vậy lợinhuận trước thuế của công ty tăng chậm và doanh thu sau thuế có phần giảm đi so vớinhững quãng thời hạn trước đó. Doanh thu từ 2010 – 2012 tăng khá mạnh do Thành phố kiểm soát và điều chỉnh đơn giá những hạngmục duy trì vệ sinh và Công ty lan rộng ra thêm dịch vụ luân chuyển chất thải công nghiệpnguy hại. Tuy nhiên với đặc trưng là đơn vị chức năng ship hàng công ích và vận dụng công nghệ tiên tiến thugom hầu hết là bằng tay thủ công nên doanh thu từ hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại không cao vàtăng trưởng chậm. Kết quả kinh doanh thương mại của Công ty 2010 – 2013 nhìn chung có xu hướnggiảm từ 2.390 triệu xuống còn 2.100 triệu đồng. Mặc dù lệch giá từ năm 2010 – 2013 tăng 36,365 triệu đồng. Tuy nhiên ngân sách năm 2010 – 2013 tăng 36,36 vận tốc tăng của chiphí tăng nhanh hơn vận tốc tăng của lệch giá đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanhgiảm 290 triệu đồng. … … … … … … … … … … … … Hiện nay thì công ty đang có khuynh hướng thanh lý dần xe cũ nát, sắp hết thời gianhoạt động và góp vốn đầu tư thêm xe mới để vẫn bảo vệ được hoạt động giải trí sản xuất. Kết quả sản xuất năm năm trước đã có xu thế tăng trở lại2. 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCHBDSC PHƯƠNG TIỆN CỦA CÔNG TY2. 2.1 Phân tích tình hình thiết kế xây dựng kế hoạch BDSCa Căn cứ kiến thiết xây dựng kế hoạch BDSC của công tyTrước khi đi thiết kế xây dựng kế hoạch BDSC công ty đã địa thế căn cứ vào những văn bản, quyđịnh của nhà nước, tình hình đoàn phương tiện đi lại, điều kiện kèm theo khai thác, đơn cử : Quy định về chính sách bảo dưỡng. Page 24C ác chính sách bảo dưỡng thay thế sửa chữa được thực thi theo QĐ 694 / QĐ / KT4 của BộGTVT phát hành năm 1981. Các nội dung BDTX và SCTX được công ty giao khoán cholái xe thực thi còn SCL và bảo dưỡng định kỳ những cấp thì bắt buộc phải về xưởng củacông ty. Chu kỳ bảo dưỡng cấp 1 : 4500 kmChu kỳ bảo dưỡng cấp 2 : 13500 kmThông tư 21 về việc hướng dẫn triển khai nghị định số 95/2009 / NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của nhà nước về pháp luật niên hạn sử dụng so với xe ô tô chở hàng và xe ôtô chở ngườiThông tư này hướng dẫn đơn cử những loại xe ô tô chở hàng và ô tô chở người thuộcphạm vi kiểm soát và điều chỉnh về niên hạn sử dụng, phương pháp xác lập niên hạn sử dụng của những loạiô tô lao lý tại Nghị định số 95/2009 / NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chínhphủ. Tình hình khai thác phương tiện đi lại của công ty : Chất lượng của phương tiện đi lại : phương tiện đi lại của công ty phần lớn có chất lượng khá vàtốt. Gần 50 % phương tiện đi lại của công ty được đưa vào hoạt động giải trí dưới 5 năm, số phươngtiện còn lại được công ty đưa vào hoạt động giải trí trong khoảng chừng thời hạn từ 5-10 năm trở lạiđây. Mỗi năm Công ty lại mua thêm xe mới để ship hàng, cung ứng nhu yếu luân chuyển đượcnhanh chóng và kịp thời. Cũng như thanh lý xe cũ nát không còn năng lực hoạt động giải trí. Page 25

Source: https://vvc.vn
Category: Bảo Dưỡng

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay