Tải Bạn đến chơi nhà – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác – Tài liệu text

Tải Bạn đến chơi nhà – Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm – Tác giả tác phẩm lớp 7 Bạn đến chơi nhà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.31 KB, 5 trang )

(1)

Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà
 Nội dung bài thơ: Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khơn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trị tiếp khách, trầu khơng có,
Bác đến chơi đây ta với ta.

I. Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)
– Tên lúc nhỏ: Thắng

– Quê quán: thôn Vị Hạ (làng Và), xã Yên Đổ, nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình
Lục, tỉnh Hà Nam

– Cuộc đời:

+ Thuở nhỏ nhà nghèo những ông rất thông minh, học giỏi, có chí hướng

+ Thi đỗ cả 3 kì thi: Hương, Hội, Đình, do đó nên được gọi là Tam Ngun Yên
Đỗ

+ Nguyễn Khuyễn làm quan khoảng mười năm, nhưng đến khi thực dân Pháp
đánh chiếm xong Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn

(2)

( 2 )

+ Thơ ca của ông chủ yếu được sáng tác vào gia đoạn sau ngày cáo quan về ở ẩn ở
Yên Đổ.

+ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc, sáng tác ở nhiều thể loại: thơ,
bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…

+ Ông sáng tác trên 2 mảng thơ chính là thơ trào phúng và thơ trữ tình

+ Tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm
Ngữ…

II. Đơi nét về tác phẩm Bạn đến chơi nhà
1. Hồn cảnh ra đời

Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã,
giản dị. Một hơm, có người bạn tri kỉ đã lâu khơng gặp ghé thăm, nhưng ơng lại khơng có
gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh ối oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến
chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lịng mình.

2. Ngơn ngữ

– Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết bằng chữ Nôm
3. Thể thơ

– Bài thơ Bạn đến chơi nhà được viết theo thể thất ngôn bát cú đường luật.
4. Phương thức biểu đạt

– PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
5. Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà
– Gồm 3 phần:

(3)

( 3 )

Phần 1 Câu thơ 1 Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà

Phần 2 Câu thơ 2 đến câu thơ 7 Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhà
Phần 3 Câu thơ cuối Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

Phần 2 Câu thơ 2 đến câu thơ 7 Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi nhàPhần 3 Câu thơ cuối Tình cảm thắm thiết của tác giả với bạn

6. Giá trị nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm
vui dân dã của tác giả

7. Giá trị nghệ thuật bài thơ Bạn đến chơi nhà
– Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

– Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn
hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

– Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
III. Dàn ý phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Khuyễn (những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác…)

– Giới thiệu về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung
và giá trị nghệ thuật…)

2. Thân bài

a. Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà

(4)

( 4 )

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm
– Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở

+ Bác tới nhà : chỉ vấn đề bạn đến thăm – Giọng điệu : vồn vã, chân thành, cởi mở

– Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái
độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn

– Hai vế câu sóng đơi như một lời reo vui, đón khách, thể hiện sự xúc động ngọt ngào.
Qua đó, cho thấy mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa chủ và khách

→ Câu nhập đề tự nhiên như một lời nói mộc mạc, như một tiếng reo vui, thể hiện sự
chân tình, niềm xúc động của tác giả khi bạn đến chơi nhà

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

– Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hồn cảnh rất đặc biệt khi bạn đến chơi nhà:
+ Trẻ con đi vắng – không sai đi mua đồ đãi khách được

+ Chợ ở xa – đi thì mất nhiều thời gian, khơng ai ở nhà đón tiếp khách, khách đến
chơi mà để ngồi chờ một mình thì thật là bất lịch sự.

+ Ao sâu, nước lớn – khó mà bắt được cá để mời bạn
+ Vườn rộng, rào thưa – khó bắt gà được

+ Cải chưa mọc cây, cà vừa ra nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đang nở hoa – đến rau
củ quả trong vườn cũng khơng có gì ăn được

+ Miếng trầu – thứ cơ bản nhất để tiếp khách cũng khơng có

→ Khắc họa một cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn đủ điều về vật chất – được trình bày một
cách hóm hỉnh, vui tươi – thể hiện sự lạc quan với cuộc sống của tác giả.

(5)

( 5 )

+ Nhịp thơ 3/4: tạo âm hưởng nhịp nhàng, chậm rãi, khoan thai

+ Phép đối chặt chẽ, lặp cấu trúc cụm từ, sử dụng tính từ, từ phủ định…

→ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu
thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh
bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả
– Sử dụng 2 từ “ta” liên tục:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ
+ Ta (2): khách – bạn

→ Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường
như khơng cịn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hịa hợp, vui vẻ, trọn vẹn

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của tồn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối
với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua
mọi thử thách tầm thường.

3. Kết bài

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả

+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn bát cú, giọng thơ chất phác, hồn nhiên, tạo tình
huống thú vị, bất ngờ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời

thường…

thường …

– Cảm nhận về bài thơ và liên hệ với tình bạn của bản thân


https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-7
https://vndoc.com/tai-lieu-hoc-tap-lop-7

Source: https://vvc.vn
Category : Từ Thiện

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay