Thuyết trình: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

OPTADS360
intTypePromotion = 1

AMBIENT


ADSENSE

Trang Chủ

Khoa Học Tự Nhiên

Môi trường

Thuyết trình: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Chia sẻ : Ha Son | Ngày : | Loại File : PPT | Số trang : 35

Thêm vào BST

Báo xấu

1.316

lượt xem

128

tải về

  Download

Vui lòng tải xuống để xem tài liệu khá đầy đủ

Thuyết trình : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới giúp bạn chớp lấy khái niệm, đặc thù tự nhiên, đa dạng sinh thái rừng nhiệt đới, tương tác giữa những quần thể sinh vật, ý nghĩa kinh tế tài chính, phòng hộ và khoa học, thực trạng tài nguyên rừng .
AMBIENT /

Chủ đề :

  • Thuyết trình Hệ sinh thái rừng
  • Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
  • Hệ sinh thái rừng
  • Rừng nhiệt đới
  • Tài nguyên rừng
  • Bảo vệ tài nguyên rừng

Bình luận Đăng nhập để gửi phản hồi !

Lưu

Nội dung Text : Thuyết trình : Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

  1. Hệ Sinh Thái Rừng Nhiệt
    Đới
  2. Khái niệm
    – Rừng nhiệt đới hay rừng mưa nhiệt đới là những quần hệ phụ của
    rừng mưa phân bố ở vùng chí tuyến nóng ẩm, là khu vực rừng có
    diện tích lớn nhất hiện nay và có tác dụng lớn nhất trong duy trì
    môi trường sinh tồn của loài người.
    – Nó phân bố chủ yếu ở các khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi, Nam
    Mỹ, Trung Mỹ và các quần đảo trên Thái Bình Dương thuộc khu
    vực chí tuyến.
  3. Đặc Điểm Tự Nhiên
    • Mặc dù rừng mưa nhiệt đới khá đa dạng nhưng do đều
    phân bố ở giữa hai chí tuyến nên hầu như tất cả các
    rừng nhiệt đới ở mỗi khu vực đều có đặc điểm khá
    tương đồng với nhau về điều kiện : khí hậu, lượng
    mưa, cấu trúc tán, mối quan hệ cộng sinh và tính đa dạng
    của các loài.
  4. Khí hậu
    a) Nhiệt độ:
    – Do năng lượng mặt trời phong phú, rừng mưa nhiệt đới
    thường ấm quanh năm với nhiệt độ từ khoảng 220-340C.
    – Biên độ nhiệt giữa mùa đông từ 10- 60C. Nhiệt độ tháng lạnh
    nhất cũng trên 180C. Nhiệt độ cao nhất ít khi 350 -360C.
    Nhiệt độ trung bình ngày từ 240- 300C.
    • Lượng mưa:
    – Rừng nhiệt đới có thể mưa lớn, ít nhất 80 inch (2.000 mm),
    và trong một số khu vực trên 430 inch (10.920 mm) mưa
    mỗi năm.
    – Ở vùng xích đạo, lượng mưa có thể quanh năm mà không rõ
    ràng “ướt” hoặc “khô” mùa, mặc dù không có nhiều rừng
    mưa theo mùa.
  5. c) Thủy văn

    – Rừng mưa nhiệt đới có
    một số trong những con
    sông lớn nhất thế giới,
    giống như Amazon,
    Madeira, Cửu Long,
    Negro, Orinoco, và Zaire
    (Congo).

    Sông amazon

  6. – Ngoài các con sông mà rừng
    nhiệt đới có thông thường
    thì hồ được hình thành khi
    một con sông thay đổi dòng
    chảy. ứ đọng. Vùng biển
    nhiệt đới, cho dù chúng
    được các con sông lớn,
    suối, hoặc hồ Oxbow, gần
    như là phong phú về các
    loài động vật như là các khu
    rừng nhiệt đới bao quanh
    chúng. Ảnh chụp từ trên cao một hồ nước tự nhiên hình trái tim tại
    lưu vực sông Amazon gần Manaus, tây bắc Brazil.
  7. d) Thổ nhưỡng

    – Đặc điểm của rừng mưa là lượng mưa rất lớn. Điều này làm cho
    đất khô cằn vì nguồn dinh dưỡng hòa tan bị cuốn trôi. Đất đỏ, cằn
    cỗi và dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đã hình thành trên nền địa
    tầng cổ xưa.
    – Tình trạng mục rữa nhanh chóng do vi khuẩn ngăn cản việc tích
    lũy đất mùn. Sự tâp trung ôxit sắt và ôxit đồng gây ra bởi quá trình
    đá ong hóa, tạo nên màu đỏ tươi cho đất và đôi khi tạo ra những
    khoáng thể (như bôxit..).
    – Trên những lớp nền trẻ hơn, đặc biệt là nền đất hình thành từ núi
    lửa, đất nhiệt đới có thể khá màu mỡ, như đất ở những khu rừng
    có lũ lụt theo mùa, được cung cấp thêm phù sa mỗi năm.

  8. Đa Dạng Sinh Thái Rừng Nhiệt Đới
    – Rừng nhiệt đới điển hình đa dạng sinh học, nó
    là mái nhà chung của hơn nửa tổng số loài sinh
    vật trên hành tinh.
    – Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh
    vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa
    nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài
    hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á
    – Là nơi phát sinh loài người, cũng là nơi cung
    cấp lượng lớn nhu cầu cuộc sống của con
    người: Dưỡng khí, luơng thực, thực phẩm,
    dược liệu, vật liệu…
  9. Đặc điểm
    – Rừng nhiệt đới là nơi sinh sống của nhiều loài hơn tất
    cả quần xã sinh vật khác cộng lại. Khoảng 80% đa dạng
    sinh học được biết đến có thể tìm thấy tại rừng nhiệt
    đới.
    – Các rừng rậm nhiệt đới có hơn một nửa số loài của thế
    giới, mặc dù chỉ chiếm 7% bề mặt đất của trái đất.
    -Độ phong phú loài tương đối của quần xã sinh vật rừng
    nhiệt đới thay đổi nhóm loài, và các kiến thức khoa học
    về độ phong phú loài của một số bậc phân loại vẫn còn
    giới hạn.
  10. a.Thực vật

    – Đa dạng thành phần: Rừng nhiệt đới là thảm thực
    vật phát triển đa dạng phong phú nhất trong các
    thảm thực vật trên trái đất, tiêu biểu như: lim, gụ,
    trắc, tếch, lát…Cây phân thành nhiều tầng, tán hẹp,
    che bóng.
    – Đa dạng về cấu trúc: Do thành phần loài ở đây rất
    phong phú nên cấu trúc ở tầng ở đây rất đặc
    biệt.Tầng cây Rừng nhiệt đới được chia làm 5 tầng
    khác nhau với hệ động thực vật khác nhau, thích
    ứng với sự sống trong từng khu vực riêng biệt.
    Chúng bao gồm: tầng cỏ và quyết, tầng cây bụi,
    tầng dưới tán, tầng tán, tầng trội.

  11. Tầng trội

    – Hình thành bởi những loài cây
    gỗ cao đến 40 – 50 m.
    – Trong một số trường hợp, một
    vài mảnh rừng trội có thể đạt
    tới chiều cao 70-80 mét.
    – Những mảnh rừng này có khả
    năng chống chọi với nhiệt độ
    cao và gió mạnh.
    – Phần lớn thuộc họ Dầu
    (Dipterocarpaceae) họ Dâu
    tằm (Moraceae), họ Đậu
    (Leguminosae) v.v…
    Cây bạnh vè, vườn Quốc Gia Cát Tiên, Đồng Nai

  12. Tầng tán(tầng tán chính)

    – Đây còn gọi là tầng lập quần
    bao gồm cây gỗ cao trung bình
    từ 20 – 30 m, thân thẳng, tán lá
    tròn và hẹp.
    – Tầng này là tầng chính cho
    một lượng lớn các lòai động
    vật sinh sống như ếch rừng,
    khỉ, chim, đười ươi, và côn
    trùng. Tầng tán là tầng gồm
    những cây sống ngay dưới
    tầng trội.
    – Phần lớn là những loài cây
    thường xanh thuộc các họ Dẻ
    (Fagaceae), họ Re (Lauraceae),
    họ Vang
    (Caesalpiniaceae).v.v.. Cây họ vang (Caesalpiniaceae)

  13. Tầng dưới tán

    – Cao từ 8 – 15 m, mọc rải
    rác dưới tán rừng, tán
    hình nón hoặc hình tháp
    ngược.
    – Phần lớn thuộc họ Bứa
    (Clusiaceae), họ Du
    (Ulmaceae), họ Máu chó
    (Myristicaceae), họ Na
    (Annonaceae)..v..v…

    Cây họ na (Annonaceae)

  14. Tầng cây bụi

    • Cao từ 2 – 8 m. Tổ
    thành loài cây thuộc
    các họ Cà phê
    (Rubiaceae), họ trúc
    đào (Apocynaceae),
    họ Cam quýt
    (Rutaceae), họ Na
    (Annonaceae), họ
    Mua (Melastomaceae).
    Họ trúc đào (Apocynaceae)

  15. Tầng cỏ quyết

    – Tầng cỏ quyết C: cao
    không quá 2 m. Tổ thành
    loài cây thuộc các họ Ô rô
    (Acanthaceae), họ Gai
    (Urticaceae), họ Môn ráy
    (Araceae), họ Gừng
    (Zingiberaceae), họ Hành
    tỏi (Liliaceae) và những loài
    dương xỉ v.v…
    – Tham gia tầng này còn có
    những cây tái sinh của
    những loài cây gỗ lớn ở
    tầng trội và tầng tán chính.

  16. • Bên cạnh sự đa dạng về các loài cây gỗ, rừng nhiệt đới
    cũng phong phú về các loài cây hoa thảo, dương xỉ,
    nấm….

    • Ngoài 5 tầng trên, còn có nhiều thực vật ngoại tầng,
    chúng tham gia vào tất cả các tầng trong hệ sinh thái
    rừng như dây leo, thực vật phụ sinh, thực vật kí sinh.
    Thực vật ngoại tầng đa dạng phong phú là một đặc
    điểm điển hình của rừng nhiệt đới.

  17. – Dây leo có thể là thân gỗ
    hoặc thân cỏ thuộc các họ
    Đậu (Leguminosae),họ
    Gắm (Gnetaceae) v.v…
    Ngoài ra còn có những loài
    dây leo điển hình của rừng
    nhiệt đới thuộc họ Cọ dừa
    dài hàng trăm mét thuộc các
    chi Calamus, Daemonorops
    đặc hữu của vùng Đông
    Nam Á.
    Dây leo
  18. – Thực vật phụ sinh (loài
    thực vật sống nhờ vào
    những loài cây khác)
    gồm những loài cây
    thuộc họ Phong lan
    (Orchidaceae).v.v.Đặc
    biệt là những loài cây
    sống nhờ cây kí chủ
    như loài đa (Ficus),
    chân chim
    (Schefflera)..v..v.. Thực vật phụ sinh mọc trên cây gỗ
  19. – Thực vật kí sinh bao
    gồm những loài cây
    thuộc chi Loranthus
    trong họ Tầm gửi
    (Loranthaceae), chi
    Balanophora trong họ
    Cu chó
    (Balanophoraceae) sống
    bám trên cành lá và rễ
    cây. Một cây tơ hồng đang ký sinh trên thân cây cà chua

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn :

    Đồng ý

    Thêm vào bộ sưu tập mới :

    *Tên bộ sưu tập

    Mô Tả :

    *Từ Khóa:

    Tạo mới

    Báo xấu

    YOMEDIA

    Đang giải quyết và xử lý …

    Login thành công!

    AMBIENT

    Source: https://vvc.vn
    Category : Bảo Tồn

    BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

    Alternate Text Gọi ngay