Du lịch là một trong những ngành dịch vụ góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam. Hệ sinh thái biển, văn hóa, di tích lịch sử và hàng ngàn các ngôi chùa là tiềm năng phát triển ngành du lịch. Chúng ta không thể khai thác quá nhiều mà không quan tâm đến chất lượng và công tác bảo tồn nguồn lực đó. Và du lịch biển là một trong những vấn đề cần được quan tâm khi lượng khách trong nước và quốc tế ngày một tăng.
Hệ sinh thái biển Phú Quốc
Chính vì vậy, chính quyền địa phương đang tìm giải pháp hiệu quả để cùng một lúc làm tốt được hai việc: bảo tồn hệ sinh thái biển và phát triển thu hút khách du lịch ghé thăm. Thực hiện song song 2 nhiệm vụ thành công sẽ góp phần trong việc tăng trưởng kinh tế trong nước, chú trọng đến phát triển du lịch biển của Việt Nam khi tận dụng tối đa nguồn lợi của biển. Khu sinh thái của biển Phú Quốc (Kiên Giang) là 1 trong 11 khu bảo tồn biển nổi tiếng của nước ta hiện nay bên cạnh Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Bà ( Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa),…
Địa điểm du lịch lý tưởng
Phú Quốc được biết đến là một địa điểm du lịch lý tưởng của nhiều khách tham quan. Vì vậy mà sự khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm khiến cho chính quyền địa phương vào cuộc trong việc đưa ra các giải pháp cấp thiết nhất cho hệ sinh thái biển nơi đây. Khu bảo tồn biến Phú Quốc có tổng diện tích lên tới 26.863 ha bao gồm: rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và các loài động, thực vật biển quý hiếm.
Trong đó, diện tích bảo vệ rạn san hô ở đảo Hòn Thơm là 9.720ha, xã Bãi Thơm đến xã Hàm Ninh bảo tồn 6.825ha diện tích thảm cỏ biển và vùng phát triển trên 10.000ha. Khu bảo tồn hệ sinh thái biển Phú Quốc được biết đến với hàng ngàn loài động, thực vật quý hiếm và được các tổ chức quốc tế liệt kê vào sách đỏ như Rùa biển, Bò biển, Cá heo. Gần đây, do sử dụng các giải pháp có tính bảo tồn như: chất lượng môi trường biển tốt nên số lượng và chất lượng của các loài này cũng tăng lên.
Ngoài ra, khu du lịch Phú Quốc cũng chính là nơi tập trung nguồn giống, bãi nuôi con non, ấu trùng biển của các ngư dân tạo ra nguồn lợi về thủy, hải sản dồi dào. Đồng thời tạo ra công ăn việc làm chủ yếu cho người dân sinh sống nơi đây. Sự đa dạng về các nguồn lợi của biển là nguyên nhân chính khiến cho Phú Quốc trở thành bãi biển nổi tiếng và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Cảnh báo vấn đề khai thác hệ sinh thái biển
Bên cạnh việc khai thác du lịch biển: ngắm rạn san hô, kinh doanh thủy hải sản thì các nhà khoa học cũng đưa ra những cảnh báo về việc nguồn lợi thủy hải sản có xu hướng giảm. Hệ sinh thái thảm cỏ biển bị xáo trộn, ô nhiễm môi trường biển, khai thác quá đà, theo phương pháp lạ hậu là những nguyên nhân tác động lớn đến giảm số lượng thủy hải sản.
Giải pháp cụ thể khác phục hệ sinh thái
Thực hiện chủ trương “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của tỉnh Kiên Giang. Tạo điều kiện cho các hộ dân sinh sống bám biển duy trì các hoạt động nuôi trồng, ươm con non tạo ra số lượng cho giai đoạn tiếp cận. Đồng thời các doanh nghiệp có quyền được tham gia vào quá trình bảo tồn hệ sinh thái biển hiện nay. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thực hiện đúng chức năng quản lí, giám sát trong lĩnh vực thủy hải sản tại khu bảo tồn biển Phú Quốc.
Vườn Quốc gia Phú Quốc cũng cần tuyên truyền vận động đến khách tham quan du lịch trong việc bảo vệ môi trường biển, phổ biến các quy định pháp luật về bảo tồn, bảo vệ và tái tạo các hệ sinh thái biển. Thẩm định các dự án khai thác du lịch biển và các dự án về bảo tồn hệ sinh thái biển của các doanh nghiệp một cách kĩ lưỡng và có sự giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương.
Sự quan tâm kịp thời của chính quyền địa phương đến với công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh hệ sinh thái biển Phú Quốc giúp cho số lượng các loài không những giảm mà còn tăng cả về mặt số lượng và chất lượng. Góp phần tạo lên môi trường, cảnh quan thiên nhiên, thu hút khách du lịch đến với vùng đất đẹp đẽ của Việt Nam.