Tác động của ô nhiễm môi trường nông thôn – Sở tài nguyên và môi trường vĩnh phúc

Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sức khoẻ người dân

Môi trường nông thôn đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nông thôn, đồng thời còn chịu tác động từ hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực đô thị lân cận. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh, hàng loạt các bệnh về hô hấp, đường ruột, phụ khoa, truyền nhiễm có nguy cơ tăng cao, trong đó yếu tố môi trường là tác nhân truyền bệnh. Tác động của ô nhiễm đối với sức khoẻ người dân ngày càng trở nên trầm trọng do điều kiện khám chữa bệnh tại vùng nông thôn chưa được đảm bảo và đời sống còn nhiều khó khăn.

Tại các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế thấp, ngoài sử dụng nước ngầm, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước sông suối, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Khi nguồn nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt, cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. Tại những  khu vực bị ô nhiễm, để có nước sử dụng, nhiều hộ dân phải đầu tư xây dựng bể lọc hay mua các thiết bị lọc nước. Hay tại những khu vực bị thiếu nước, nhiều hộ gia đình phải đi xa nhiều km để chở và mua nước sạch. Chính vì không đủ nước sạch để dùng, nhiều nơi người dân vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các bệnh ngoài da, mẩn ngứa ảnh, hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Các chất ô nhiễm trong nước có thể gây ra các bệnh sau: Lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá; kim loại nặng như Titan, Sắt, Chì, Asen, Thủy ngân, Kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu; Kali, Cadimi gây bênh thoái hoá cột sống, đau lưng; Natri gây bệnh cao huyết áp, tim mạch.

Ô nhiễm không khí cũng tác động trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của người dân. Tại không ít vùng nông thôn, mùi hôi thối do nước thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất len lỏi khắp các đường làng, ngõ xóm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Theo số liệu thống kê năm 2014 của WHO, mỗi năm ở khu vực Đông Nam á có khoảng 700 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể tăng nhanh, chức năng của phổi bị suy giảm gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ung thu, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai; mức độ ảnh hưởng đối với từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Do yếu tố kinh tế, nhiều hộ gia đình đã chọn than tổ ong là nhiên liệu để đun nấu thay ga hay dầu nhằm giảm chi phí sinh hoạt. Theo nghiên cứu, tác hại của than tổ ong đối với sức khoẻ con người cũng tương tự như hút thuốc là. Than tổ ong cháy sẽ thải ra nhiều độc tố nguy hiểm như khí CO, NOx gây ngộ độc cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu, để lại những di chứng thần kinh, tâm thần, thậm chí tử vong khi hít phải.

Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và nguồn nước trực tiếp không qua đun nấu cũng để lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Theo số liệu điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, khoảng 4 triệu người có hành vi phóng uế trực tiếp ra môi trường. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu chảy cũng luôn rình rập, đe doạ sức khoẻ trẻ em. Ô nhiễm nước tại các làng nghề cũng làm gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh về tiêu hoá, đau mắt và bệnh ngoài da.

Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng (do việc quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm), thuốc bảo vệ thực vật đều là những tác nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa.

Ô nhiễm không khí phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến  người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sinh sống ở các khu vực lân cận, làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tại khu vực nông thôn, đặc biệt là trẻ em. Một nghiên cứu tiến hành tại làng nghề dệt vải cho thấy, trẻ em sống tại các hộ gia đình làm nghề dệt có một số ảnh hưởng của bụi bông như đau họng ngạt mũi, thở khò khè, ho kéo dài, ngứa mắt, mẩn ngứa. Tại các làng nghề chế biến kim loại, ô nhiễm không khí do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại trong quá trình sản xuất đã gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, thần kinh.

Ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành kinh tế – xã hội

Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Theo số lượng thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt. Nhiều vụ cá bè chết hàng loạt trên các sông tại Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hàng trăm hộ dân, gây không ít bức xúc, hoang mang.

Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Lượng phân bón hoá học từ môi trường đất tích luỹ trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở người lớn. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị chai cứng do dư thừa phân bón hoá học trong đất ngày càng phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV gây nên tình trạng sản phẩm bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị giảm đáng kể.

               Môi trường không khí ở nông thôn bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và khói bụi

Môi trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động canh tác tại các khu vực nông thôn.

Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như CO, SO2  cũng gây thiệt hại tới cây trồng và kinh tế. Đặc biệt việc xây dựng các lò sản xuất gạch ngay tại khu canh tác đã gây ra những tác động tiêu cực đến sản lượng và chất lượng cây trồng.
Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn cũng gây ra những thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.

Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm nghề.

Ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sinh thái

Nếu trước đây nông thôn được coi là khu vực lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi không gian xanh, sạch, đẹp thì ngày nay môi trường cảnh quan một số vùng nông thôn đã bị ảnh hưởng bởi rác thải và bốc mùi khó chịu từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tràn ngập từ khu vực ao làng, sông ngòi đến đường xá, đồng ruộng, từ các khu chợ làng đến bãi đất trống. Môi trường ô nhiễm không những làm xấu đi hình ảnh của vùng nông thôn, mà còn để lại những hệ luỵ lâu dài. Đặc tính của thuốc trừ sâu là tính bền trong môi trường sinh thái và có khả năng làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật và tràn lan đã để lại những hậu quả nặng nề về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, gây độc cho con người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên. Đây cũng chính là nguyên nhân làm hoang hoá tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra mối đe doạ giữa thuốc trừ sâu và hiện tượng biến đổi tế bào gen trên cây trồng và vật nuôi, đồng thời dự báo những thay đổi của chọn lọc tự nhiên, lan truyền bệnh tật, khả năng sinh sản của động vật hoang dã, từ đó gây nên hiệu ứng dây chuyền trên các quần thể, hệ sinh thái và chuỗi thức ăn.

Khi ô nhiễm môi trường nông thôn trở thành vấn đề nhức nhối thì những xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm tại các khu vực làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, những xung đột liên quan đến công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại càng trở lên phổ biến và trở thành những điển hình về xung đột môi trường tại khu vực nông thôn.
Nhận thức được về ảnh hưởng, tác hại của ô nhiễm môi trường, trong thời gian qua, nhiều cố gắng đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường nông thôn. Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại: chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường nông thôn còn một số mảng bị bỏ ngỏ; các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn còn nằm phân tán và thiếu tính đồng bộ; công tác quản lý và xử lý chất thải ở nhiều vùng nông thôn chưa được quan tâm thích đáng; đặc biệt chưa phát huy được các nguôn lực trong quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn. Với những thách thức đặt ra như trên, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp, có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình, kế hoạch để thực thi hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn  .
 

Môi trường nông thôn đang chịu những sức ép ngay từ chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nông thôn, đồng thời còn chịu tác động từ hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực đô thị lân cận. Trong vòng 30 năm qua, có khoảng 40 bệnh mới đã phát sinh, hàng loạt các bệnh về hô hấp, đường ruột, phụ khoa, truyền nhiễm có nguy cơ tăng cao, trong đó yếu tố môi trường là tác nhân truyền bệnh. Tác động của ô nhiễm đối với sức khoẻ người dân ngày càng trở nên trầm trọng do điều kiện khám chữa bệnh tại vùng nông thôn chưa được đảm bảo và đời sống còn nhiều khó khăn.Tại các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế thấp, ngoài sử dụng nước ngầm, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước sông suối, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Khi nguồn nước này bị ô nhiễm, suy giảm hay cạn kiệt, cuộc sống của người dân cũng bị ảnh hưởng. Tại những khu vực bị ô nhiễm, để có nước sử dụng, nhiều hộ dân phải đầu tư xây dựng bể lọc hay mua các thiết bị lọc nước. Hay tại những khu vực bị thiếu nước, nhiều hộ gia đình phải đi xa nhiều km để chở và mua nước sạch. Chính vì không đủ nước sạch để dùng, nhiều nơi người dân vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm, gây ra các bệnh ngoài da, mẩn ngứa ảnh, hưởng không nhỏ đến sức khoẻ. Các chất ô nhiễm trong nước có thể gây ra các bệnh sau: Lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá; kim loại nặng như Titan, Sắt, Chì, Asen, Thủy ngân, Kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu; Kali, Cadimi gây bênh thoái hoá cột sống, đau lưng; Natri gây bệnh cao huyết áp, tim mạch.Ô nhiễm không khí cũng tác động trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày của người dân. Tại không ít vùng nông thôn, mùi hôi thối do nước thải, chất thải từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; bụi bẩn và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất len lỏi khắp các đường làng, ngõ xóm khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Theo số liệu thống kê năm 2014 của WHO, mỗi năm ở khu vực Đông Nam á có khoảng 700 người chết sớm vì ô nhiễm không khí. Khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hoá trong cơ thể tăng nhanh, chức năng của phổi bị suy giảm gây bệnh hen suyễn, viêm phế quản, ung thu, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm người nhạy cảm nhất với sự ô nhiễm không khí là những người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai; mức độ ảnh hưởng đối với từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Do yếu tố kinh tế, nhiều hộ gia đình đã chọn than tổ ong là nhiên liệu để đun nấu thay ga hay dầu nhằm giảm chi phí sinh hoạt. Theo nghiên cứu, tác hại của than tổ ong đối với sức khoẻ con người cũng tương tự như hút thuốc là. Than tổ ong cháy sẽ thải ra nhiều độc tố nguy hiểm như khí CO, NOx gây ngộ độc cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu, để lại những di chứng thần kinh, tâm thần, thậm chí tử vong khi hít phải.Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và nguồn nước trực tiếp không qua đun nấu cũng để lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân. Theo số liệu điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, khoảng 4 triệu người có hành vi phóng uế trực tiếp ra môi trường. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu chảy cũng luôn rình rập, đe doạ sức khoẻ trẻ em. Ô nhiễm nước tại các làng nghề cũng làm gia tăng tỷ lệ người mắc các bệnh về tiêu hoá, đau mắt và bệnh ngoài da.Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng (do việc quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm), thuốc bảo vệ thực vật đều là những tác nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa.Ô nhiễm không khí phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến người lao động mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư sinh sống ở các khu vực lân cận, làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh tại khu vực nông thôn, đặc biệt là trẻ em. Một nghiên cứu tiến hành tại làng nghề dệt vải cho thấy, trẻ em sống tại các hộ gia đình làm nghề dệt có một số ảnh hưởng của bụi bông như đau họng ngạt mũi, thở khò khè, ho kéo dài, ngứa mắt, mẩn ngứa. Tại các làng nghề chế biến kim loại, ô nhiễm không khí do sự phát thải khí độc, nguồn nhiệt cao và bụi kim loại trong quá trình sản xuất đã gây ra các bệnh về hô hấp, tiêu hoá, thần kinh.Ô nhiễm môi trường gây ra những thiệt hại không nhỏ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng như hoạt động phát triển du lịch. Những vấn đề này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân mà còn gây ra những tổn thất lớn tới vấn đề phát triển kinh tế khu vực nông thôn.Theo số lượng thống kê, sản lượng nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè trên sông) đã bị giảm sút nhiều do vấn đề ô nhiễm nước mặt. Nhiều vụ cá bè chết hàng loạt trên các sông tại Vũng Tàu, Quảng Ngãi, Đà Nẵng đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của hàng trăm hộ dân, gây không ít bức xúc, hoang mang.Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng chịu nhiều tác động tiêu cực do ô nhiễm môi trường đất. ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khoẻ còn người thể hiện rõ nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích luỹ vào nông sản, thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Lượng phân bón hoá học từ môi trường đất tích luỹ trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến các bệnh hiểm nghèo như làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, ung thư vòm họng ở người lớn. Hiện nay, hiện tượng đất nông nghiệp bị chai cứng do dư thừa phân bón hoá học trong đất ngày càng phổ biến dẫn đến năng suất cây trồng bị giảm sút. Sử dụng thuốc BVTV gây nên tình trạng sản phẩm bị nhiễm độc, ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm, từ đó thu nhập của người nông dân cũng bị giảm đáng kể.Môi trường không khí ở nông thôn bị ô nhiễm nặng bởi rác thải và khói bụiMôi trường nước mặt (sông, hồ, kênh, mương) là nguồn tưới tiêu chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khi chất lượng nước của hệ thống này bị ô nhiễm dẫn tới những thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động canh tác tại các khu vực nông thôn.Khí thải tại các khu vực sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở công nghiệp nhỏ, làng nghề ở khu vực nông thôn chưa qua xử lý có nồng độ cao các chất độc hại như CO, SO2 cũng gây thiệt hại tới cây trồng và kinh tế. Đặc biệt việc xây dựng các lò sản xuất gạch ngay tại khu canh tác đã gây ra những tác động tiêu cực đến sản lượng và chất lượng cây trồng.Biến đổi khí hậu, thiên tai như hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn cũng gây ra những thiệt hại đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nhiều diện tích lúa, hoa màu bị mất trắng do thiên tai làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.Ô nhiễm môi trường như khói, bụi, tiếng ồn cũng là yếu tố gây cản trở lớn tới các họat động phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch làng nghề. Ô nhiễm môi trường khiến lượng khách đến thăm quan và mua sắm tại các làng nghề giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cộng đồng làm nghề.Nếu trước đây nông thôn được coi là khu vực lý tưởng để nghỉ dưỡng bởi không gian xanh, sạch, đẹp thì ngày nay môi trường cảnh quan một số vùng nông thôn đã bị ảnh hưởng bởi rác thải và bốc mùi khó chịu từ các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm. Lượng rác thải sinh hoạt, rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp tràn ngập từ khu vực ao làng, sông ngòi đến đường xá, đồng ruộng, từ các khu chợ làng đến bãi đất trống. Môi trường ô nhiễm không những làm xấu đi hình ảnh của vùng nông thôn, mà còn để lại những hệ luỵ lâu dài. Đặc tính của thuốc trừ sâu là tính bền trong môi trường sinh thái và có khả năng làm đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp. Sử dụng thuốc BVTV không đúng kỹ thuật và tràn lan đã để lại những hậu quả nặng nề về ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, gây độc cho con người và các loại động vật, làm mất cân bằng tự nhiên. Đây cũng chính là nguyên nhân làm hoang hoá tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà khoa học cũng chỉ ra mối đe doạ giữa thuốc trừ sâu và hiện tượng biến đổi tế bào gen trên cây trồng và vật nuôi, đồng thời dự báo những thay đổi của chọn lọc tự nhiên, lan truyền bệnh tật, khả năng sinh sản của động vật hoang dã, từ đó gây nên hiệu ứng dây chuyền trên các quần thể, hệ sinh thái và chuỗi thức ăn.Khi ô nhiễm môi trường nông thôn trở thành vấn đề nhức nhối thì những xung đột phát sinh giữa nhóm gây ô nhiễm và cộng đồng bị ô nhiễm tại các khu vực làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp, những xung đột liên quan đến công tác quy hoạch bãi rác tập trung lại càng trở lên phổ biến và trở thành những điển hình về xung đột môi trường tại khu vực nông thôn.Nhận thức được về ảnh hưởng, tác hại của ô nhiễm môi trường, trong thời gian qua, nhiều cố gắng đã được triển khai ở các cấp, các ngành; nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng, đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nhiễm môi trường nông thôn. Tuy nhiên, công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại: chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường nông thôn còn một số mảng bị bỏ ngỏ; các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nông thôn còn nằm phân tán và thiếu tính đồng bộ; công tác quản lý và xử lý chất thải ở nhiều vùng nông thôn chưa được quan tâm thích đáng; đặc biệt chưa phát huy được các nguôn lực trong quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn. Với những thách thức đặt ra như trên, các nhà quản lý, hoạch định chính sách cần xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp, có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình, kế hoạch để thực thi hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường nông thôn .

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay