Ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục

16/12/2021TN&MTT ổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đã gọi thực trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên không khí là “ kẻ giết người thầm lặng ”, khi mà 92 % dân số quốc tế đang sống trong thiên nhiên và môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu chuẩn của WHO. Đâu là giải pháp khắc khắc phục thực trạng ô nhiễm thiên nhiên và môi trường không khí lúc bấy giờ ?

Ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục

Bụi mịn từ các công trình xây dựng làm ô nhiễm đường phố.

Thực trạng ô nhiễm hiện nay
Ô nhiễm môi trường không khí (ONMTKK) là sự xuất hiện của các loại bụi, bụi mịn, bụi siêu mịn hoặc các khí như CO, SO¬2, NO2. Các hạt bụi tồn tại trong không khí có vai trò quan trọng quyết định chất lượng bầu không khí. Các loại bụi mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy hay cảm nhận được là các hạt bụi có kích thước lớn. Bên cạnh đó còn có các hạt bụi mịn (nhỏ hơn 1/30 đường kính sợi tóc) thì mắt thường không thể nhìn thấy hay cảm nhận lại là tác nhân gây ra các vấn đề bệnh đường hô hấp nghiêm trọng như: Viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, tấn công sau vào mạch máu và tim. ONMTKK đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 
Theo Báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học Washington và Đại học British Columbia thực hiện, tình trạng ONMTKK trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước, tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ONMTKK. Việt Nam là một trong 10 nước ONMTKK hàng đầu châu Á. Tiêu biểu là ô nhiễm bụi (PM 10, PM 2.5). TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi bị ONKK nặng nhất của cả nước, có nhiều thời điểm bụi mịn (PM 2.5) bao phủ cả bầu trời làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.
Theo số liệu thống kê, số người hơn 65 tuổi chết do các đợt nắng nóng tăng hơn 50% trong 20 năm qua, trong khi ngày càng nhiều trẻ nhỏ mắc hen suyễn do chất lượng không khí kém. Trái đất nóng lên khiến các loài côn trùng mang mầm bệnh vốn trước kia chỉ sống ở các khu vực nhiệt đới, nay di cư và đem theo nguy cơ dịch bệnh đi xa hơn. Các nhà khoa học cho rằng, các nước đã dành ngân sách lớn chưa từng thấy để ngăn chặn Covid-19 thì cũng cần có nỗ lực tương tự để ứng phó BĐKH và bảo vệ môi trường. 
Thực tế cho thấy, các nước hiện chưa ưu tiên đủ nguồn lực cần thiết để ứng phó BĐKH và cải thiện môi trường sống. Theo Quỹ từ thiện Clean Air Fund, khoản đầu tư cho các dự án nhiên liệu hóa thạch trên thế giới vẫn lớn hơn kinh phí cho các dự án làm sạch không khí. Mức chi dưới 1% trong quỹ phát triển của các nước cho các dự án làm sạch không khí là còn quá khiêm tốn, nếu so với hậu quả từ ONKK do sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Nguyên nhân gây ONMTKK đến từ rất nhiều nguồn, cơ bản có hai nguyên nhân chính là từ con người và tự nhiên. Con người là nạn nhân của việc ONMT, tuy nhiên con người cũng chính là những tác nhân chính gây ONMT. Rất nhiều các hoạt động hằng ngày của con người như: Khí thải của các xe cơ giới, hoạt động công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiệt điện, lọc dầu, đốt rác thải công nghiệp, nông nghiệp, các hoạt động nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu góp phần gia tăng ONMTKK. Nguyên nhân từ tự nhiên, do phun trào núi lửa, lượng lớn khí: Metan, clo, lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào núi lửa khiến không khí bị ô nhiễm. Cháy rừng sản sinh ra một lượng Nito oxit khổng lồ; khói bụi và tàn tro làm ONKK.

Ô nhiễm môi trường không khí và giải pháp khắc phục

Khói bụi từ những xí nghiệp sản xuất sản xuất .

Cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ sức khoẻ 
Hậu quả của ONMTKK đối với con người rất nghiêm trọng, ONMTKK là tác nhân chính khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh về hô hấp, ung thư,… ngày càng tăng. Theo WHO, ONMTKK gây ra 7 triệu ca tử vong mỗi năm, trong đó châu Á – Thái Bình Dương chiếm khoảng 4 triệu ca; thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỷ USD mỗi năm; tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: Tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.
 Trước tình hình ONMTKK ngày càng trầm trọng, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt. Thay thế các nhiên liệu đốt từ than, củi, gas sang các thiết bị điện hiện đại, vừa an toàn vừa khắc phục được ONKK. Sử dụng phương tiện công cộng cho việc di chuyển để giảm khí thải từ phương tiện giao thông. Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định về xử lý và đưa chất thải ra môi trường. Thay thế những loại máy móc lạc hậu bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại và tiên tiến, hạn chế gây ONKK nói riêng và ONMT nói chung. Dùng hệ thống máy móc, công nghệ hiện đại và công nghệ sinh học để lọc và làm sạch không khí, không khí sau khi được lọc sạch chất thải sẽ được thải ra môi trường. Trồng và phát triển những khu rừng nhân tạo, cây xanh góp phần lọc không khí và ngăn ngừa những thiên tai tự nhiên. Khoản 1, Điều 12 Luật BVMT đã quy định rõ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường phải có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bụi mịn giảm 20 – 70 μg/m3, tỷ lệ người có nguy cơ tử vong do các bệnh liên quan đến ONKK cũng giảm 15%. Để bảo vệ sức khoẻ của chính mình, mọi người cần đeo khẩu trang mỗi khi đi ra đường. Khẩu trang giúp ngăn chặn khoảng 30% các hạt bụi trong không khí, ngăn ngừa covid-19. Trong gia đình cần tránh khói từ bếp than, bếp củi, từ người hút thuốc lá, thuốc lào trong phòng kín, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của các thành viên.
Đối với xã hội, thực hiện nghiêm chỉnh Luật BVMT, quản lý là kiểm soát ONKK hay những nguồn tác nhân gây ONMT. Khoản 2, Điều 14 Luật BVMT quy định, Bộ TN&MT có trách nhiệm: Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng MTKK và tổ chức thực hiện; hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng MTKK cấp tỉnh, phương pháp đánh giá chất lượng MTKK. Khoản 3 Điều này cũng quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm Ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng MTKK cấp tỉnh; đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng MTKK; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng MTKKON gây tác động đến sức khỏe cộng đồng; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng MTKK ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn.

PHƯƠNG ĐÔNG

Source: https://vvc.vn
Category : Môi trường

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Alternate Text Gọi ngay